Môn gì cũng cần giải lao huống hồ triết học! Xin bạn đọc tham dự giờ ra chơi của “người kể chuyện” Bùi Văn Nam Sơn, nhân tiện ông sẽ có đôi lời trao đổi cùng “người hâm mộ” về những ý kiến đã nhận được.
Thưa bạn đọc quý mến,
Mục Chuyện xưa chuyện nay mới chập chững đã được khá nhiều bạn đọc quan tâm, khuyến khích, góp ý, trao đổi. Một sự an ủi cho người viết, nhưng cũng buộc người viết có trách nhiệm thưa rõ hơn nữa mục đích để không lạm dụng thì giờ và sự rộng lượng của bạn đọc.
Thật thích thú và biết ơn bạn Nguyễn Văn Hà đã làm hộ cho điều ấy: “Tôi nghĩ đây là một mục hay một “món nhậu” mới (…) Công chúng bây giờ đâu chỉ cần “biết” mà họ cần “nghĩ” nữa”. Vâng, “biết” thì không cùng, và không rõ ta phải sống bao nhiêu kiếp nữa để học hết chữ nghĩa trong thiên hạ? “Biết” là bữa cơm hằng ngày. Nhưng, “nhậu” làm đời vui hơn! Ta không sống để triết lý mà triết lý để sống, hay ít ra, để sống vui hơn, có hương vị hơn. Bữa cơm và món nhậu, đời sống và triết học đều là… những phần tất yếu của cuộc sống: làm sao để triết học vui sống với cuộc đời, và cuộc đời cũng ngẫm nghĩ, ưu tư cùng với triết học?
“Nghĩ” để nhận ra rằng mọi việc không đơn giản như mới thoạt nhìn. Và “nghĩ” sẽ buộc ta tìm ra con đường mới, cách đặt vấn đề khác, hy vọng đến gần cái “biết” hơn chăng. Ở phương Tây, bài học vỡ lòng triết học là mấy “Đối thoại” của Platon, được viết theo phong cách của Socrates mà ta mới làm quen. Toàn những câu hỏi tưởng như giản dị: Dũng cảm là gì? Tình bạn là gì? v.v.. Những câu hỏi “là gì” này càng “nghĩ”, càng rối!
Laches, một tướng quân (vì thế, đối thoại mang tên ông), trả lời: dũng cảm là xông lên trong chiến trận. Hẹp quá! Rút lui có khi cũng dũng cảm chứ? Thử nhớ đến cuộc “hồi binh Tam Điệp” của Ngô Thì Nhậm và “kéo pháo ra” ở trận Điện Biên Phủ! Vả lại, đâu phải chỉ trong chiến trận mới có sự dũng cảm?
Vậy, vấn đề không phải là kể ra những hình thức biểu hiện của nó mà phải định nghĩa bản thân sự dũng cảm! Thử xem nào: dũng cảm là sự kiên định trong tinh thần chăng? Chưa chắc, vì hay ho gì sự kiên định trong mê muội và bảo thủ! Là kiên định trong sự sáng suốt chăng? Ít ai gọi một thầy thuốc tuân theo phác đồ điều trị là “dũng cảm” cả! Là sự sáng suốt khi lường trước được nguy cơ chăng? Nguy cơ là chuyện nhất thời, trong khi cái biết đích thực phải vượt thời gian chứ? Vậy nó là sự tường minh về điều thiện và điều ác?
Nếu thế, lấy gì để phân biệt nó với những đức tính khác? Cuộc đối thoại lâm vào bế tắc. Hoạ chăng, phải tìm cho được một cách đặt vấn đề kiểu khác: không thể hiểu được sự dũng cảm nếu xét nó như một đức tính cô lập, và trước khi đặt được câu hỏi mới, rắc rối hơn nữa: đức hạnh là gì?
Đối thoại Lysis cũng thú vị không kém. Trong một giai thoại, cụ Khổng từng phải than “hậu sinh khả uý!” khi bị cậu bé Hạng Thác bắt bẻ. Ở đây, Socrates lại chịu khó đối thoại rất dài và rất sòng phẳng với hai bạn trẻ mới mười hai tuổi: Menesenos và Lysis. Ba ông cháu xoay quanh câu hỏi: “Làm sao để gọi ai đó là một người bạn?”.
Theo định nghĩa, Socrates chỉ thấy có ba khả năng: thứ nhất, “bạn” là kẻ yêu thích một ai hay một điều gì đó (ví dụ: yêu bóng đá thì gọi là bạn của bóng đá). Thứ hai, “bạn” là người yêu và được yêu, ta gọi đó là tình bạn hay tình yêu giữa hai con người. Thứ ba, “bạn” là kẻ được yêu. Nhưng rồi Socrates tìm mọi cách chứng minh rằng cả ba trường hợp đều không ổn.
Rút cục, Menesenos đành đồng ý với kết luận của Socrates: không thể có cái gì được gọi là “người bạn” hay “tình bạn” cả! Bấy giờ Lysis mới can thiệp vào cuộc đối thoại. Cậu phản đối: Làm sao có thể vô lý thế được khi bảo rằng không có tình bạn? Rõ ràng có sai lầm gì đây ở trong lập luận. Socrates khen ngợi Lysis có năng khiếu triết học và biểu đồng tình với Lysis.
Nhưng, đối thoại kết thúc ở đó, và ông lẫn Lysis không cho ta biết sai lầm nằm ở đâu. Vui nhất là khi ông bảo: Thôi, tụi mình bàn chuyện khác chơi đi, làm việc ấy mệt quá! Ông đùn công việc ấy lại cho người đọc chúng ta: phân tích lập luận và phát hiện sai lầm không phải dễ, nhưng ai đảm nhận việc ấy là tự mình thực sự làm triết học!
Chính sự bế tắc và nan đề khiêu khích và thách thức người đọc để tự họ đi tìm giải pháp. Bạn TT Nha (Hà Nội) “bực mình” trước sự lằng nhằng của “cha con ông chủ quán phở” (SGTT, 2.6.2010) và lại thấy người tường thuật cứ bỏ lửng, không đưa ra “một kết luận rốt ráo và rõ nghĩa” nào cả, bạn đã tự đặt lại vấn đề để thử tìm lấy một cách giải quyết cho mình. Thưa bạn, bạn đã “triết lý” đúng theo tinh thần và sự chờ đợi của Socrates!
“Một kết luận rốt ráo và rõ nghĩa” là lý do tồn tại của triết học. Nhưng, nó cũng là một chân trời, càng đến gần, càng lùi xa. Thần thánh thì không thế. Họ không làm nghệ thuật, vì họ đâu biết cái xấu là gì để thấy cần thiết tạo nên cái đẹp? Họ càng không cần đến triết học, vì bản thân họ không thấy “có vấn đề” gì cả! Chỉ có chúng ta, con người hữu hạn và bất toàn, mới làm triết học, đúng theo nghĩa… yêu sự minh triết (philo-sophia). Yêu, vì ta không có sẵn nó nơi mình.
Thưa bạn thân mến,
Loạt bài này sẽ lần lượt xoay quanh mấy vấn đề thiết thực đã nêu lần trước: hiểu hậu cảnh, quyết định có cơ sở, hành động có trách nhiệm, truyền thông rõ ràng, sống thanh thản, hạnh phúc. Trong khả năng và khuôn khổ cho phép, chúng ta cũng sẽ chỉ cố tiếp cận chúng như một… người yêu, hơn là một kẻ biết. Tại sao yêu? Yêu thế nào? Xin dành cho mấy bài kế tiếp, vào tuần sau.
Còn về khuyết điểm trong cách trình bày, đôi khi “có phần cứng nhắc và nhồi nhét” như bạn Lê Thanh Toàn lưu ý, thì quả là một cố tật khó sửa, bởi “quen mất nết đi rồi”. Chỉ xin bắt chước cô Kiều và hứa:
Lời vàng vâng lĩnh ý cao Hoạ dần dần bớt chút nào được không!
02/10/2019PGS.TS. Huỳnh Như PhươngĐể chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam những năm 1954-1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ nghĩa hiện sinh. Ảnh hưởng đó thể hiện ở chỗ đây là trào lưu, tuy lúc đậm lúc nhạt, nhưng đã hiện diện gần như trọn cả một giai đoạn lịch sử đen tối và phức tạp.
04/08/2019Lương Mỹ VânLudwig Josef Johann Wittgenstein - nhà triết học người Áo sau đổi sang quốc tịch Anh, là một trong những triết gia đã để lại dấu ấn riêng trong thế kỷ XX, người đặt nền móng cho "bước ngoặt ngôn ngữ" trong lịch sử triết học phương Tây hiện đại và giữ vai trò đặc biệt trong triết học phân tích và triết học ngôn ngữ...
19/03/2019Thân Thị HạnhTheo J.Dewey, do giáo dục chính là bản thân cuộc sống nên nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài. Cũng do vậy, không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh. Giáo dục phải là quá trình của người học, chứ không phải của người dạy. Giáo dục là quá trình mà người học là trung tâm. Nói cách khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc
25/12/2017Hồ Sĩ QuýTriết học Châu Á hay là triết lý Châu Á không phải là một khái niệm triết học. Đây chỉ là một cách gọi tương đối. Nó khá mơ hồ, không đủ rõ ràng, không có nội hàm xác định, càng không được hiểu như nhau trong mọi văn cảnh. Nếu coi là một khái niệm triết học, thì triết học Châu Á còn mơ hồ hơn cả khái niệm triết học phương Đông...
31/07/2017Nguyễn Hữu ĐễTrao đổi xoay quanh vấn đề đánh giá tính triết học của một bài viết. Tác giả đã luận giải để làm rõ ràng, một bài viết được coi là có tính triết học phải thể hiện được ít nhất một trong những nội dung: 1) Đề cập đến những vấn đề triết học chung, 2) Nêu lên những vấn đề triết học cuộc sống, 3) Đề cập đến những vấn đề của các khoa học khác từ góc độ triết học...
24/06/2016GS. TS. Lê Hữu Tầng...đề cập đến hai thái cực trái ngược nhau khi đánh giá vai trò của triết học trong cuộc sống: Thái cực coi thường vai rò của triết học và thái cực ngược lại, lại tuyệt đối hoá vai trò của triết học, cho rằng chỉ cần nắm được triết học thì sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của cuộc sống... <
08/01/2016Nguyễn Văn TrungTrong lớp triết, chỉ tìm hiểu với một thái độ như thái độ ở lớp khoa học, không thể thực sự hiểu được triết lý. Chỉ có thể hiểu được triết lý từ thái độ sống đó mà thôi...
03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
05/05/2015Võ Trần Bình PhươngQuanh năm quay cuồng với chuyện làm ăn, bàn chuyện kinh tế, chính trị, thời sự; cuối năm có lẽ là dịp để mỗi chúng ta chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời... Thử một lần không bàn về chuyện kinh tế, TBKTSG đã “trà dư tửu hậu” với nhà nghiên cứu triết học phương Tây Bùi Văn Nam Sơn...
11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
08/11/2014Henri Bergson - Phạm Quỳnh dịchCái tính hiếu triết học đó thực là tiêu biểu cho tính tình cao thượng của người Pháp, chỉ ưa những nghĩa lý công minh chính đại ở đời. Như vậy thì hồn nước Pháp với hồn triết học tất có thanh khí với nhau, không phải không.
12/04/2014Nguyễn Bá DươngLịch sử triết học bắt đầu từ đâu? Ai là người sáng lập ra lịch sử triết học? Vấn đề này đã và đang thu hút tự quan tâm nghiên cứu và tranh luận của nhiều nhà triết học. V.Gátpi - nhà nghiên cứu lịch sử triết học cổ đại nổi tiếng đã khẳng định Arixtốt là nhà triết học lớn nhất, có bộ óc bách khoa của triết học Hy Lạp cổ đại, là người đầu tiên không chỉ đặt nền móng vững chắc cho lâu đài triết học, logic học và khoa học hiện đại, mà còn là người đầu tiên đặt nền móng cho lịch sử triết học...
28/04/2010“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.
28/04/2010Hình như triết học không có một chủ đề xác định nào như trong các khoa học và các nghiên cứu kinh viện. Phải chăng triết học bao gồm mọi lĩnh vực tri thức? Hay nó chỉ đơn thuần là tư tưởng, không có một đối tượng riêng biệt nào? Triết học có phải là một khoa học mang đến cho ta tri thức chắc chắn và chính xác, hay chỉ là nghệ thuật suy nghĩ?
14/12/2009Lý Chấn AnhTập sách mang hai công năng: giới thiệu những nguyên lí triết học, đồng thời phát triển tư tưởng triết học nhân bản toàn diện mà Lý Chấn Anh chủ trương (...) về công năng của triết học chính là công việc hoàn thiện, thăng tiến con người: một con người toàn diện gồm trí năng, đức năng, mĩ cảm và thánh năng.
17/11/2009Nguyễn Thúy Vân... chính nội dung của những tri thức triết học và chỉ có nó mới làm sản sinh trong năng lực nhận thức của con người cách suy nghĩ và hành động phù hợp với hiện thực được phản ánh. Đó là lý do người ta cần đến triết học.
12/11/2009Yao JiehouNgày nay, thế giới đang bộc lộ khuynh hướng đa dạng hoá các nền văn hoá và phát triển được xem như là sự gia tăng trong giao lưu toàn cầu một cách chặt chẽ. Những nghiên cứu liên văn hoá cũng như nghiên cứu về các nền văn minh thế giới đã trở thành một ngành nghiên cứu ngày càng phát triển với tính cách một khoa học liên ngành được giới học thuật quốc tế rất quan tâm.
23/09/2009Nhận lời mời của Hoàng Ngọc Hiến, chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu Minh Triết Việt, trong 3 ngày 7, 8, 9 nhà triết học François Jullien, giáo sư Đại học Tổng hợp Paris- Diderot, Viện trưởng Viện Tư tưởng đương đại, đã đến thăm và làm việc với Trung tâm.. Dưới đây là bài nói chuyện của ông về 3 chủ đề: Đấu tranh…và quản lý cái tiêu cực, Cái phổ quát, Minh triết và Thời hiện đại.
10/09/2009Hoàng Ngọc HiếnMinh triết trong vốn trí tuệ và tâm linh của chúng ta không tách rời minh triết nhân loại bao gồm minh triết của nhiều nền văn minh, nhiều khu vực văn hóa, tôn giáo…. Ngay trong bản thân minh triết lưu hành ở Việt Nam có thể tìm thấy nhiều vết tích vang vọng của minh triết những nền văn hoá, văn minh khác. Người Việt không thể không tìm hiểu minh triết của những nền văn hoá khác. Công việc này giúp chúng ta thấy được rõ hơn, tinh tế hơn bản sắc riêng của mình. Đồng thời thấy được tính phổ quát của minh triết, thấy dược cái chung giữa ta và người, cũng có thể xem đây là một sự chuẩn bị tinh thần đi vào con đường hội nhập.
25/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchTrong cuộc đời, một số triết gia danh tiếng đã thay đổi quan điểm triết học, chuyển từ trường phái này sang trường phái khác; một số còn có khả năng đại diện cho nhiều trường phái triết học khác nhau...
22/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchThuật ngữ siêu hình học (metaphysics) vốn xuất phát từ cụm từ Hy Lạp "meta ta Phusika" (hàm nghĩa phía sau, hay vượt ra khỏi, giới vật chất tự nhiên). Siêu hình học là bộ môn nghiên cứu Thực Tại Tối Hậu, về những gì vượt lên trên hiện tượng vật chất....
15/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchCông việc của các triết gia là đánh giá mọi sự kiện kinh nghiệm. Theo đó, triết lý tôn giáo quan tâm đánh giá mọi sự kiện liên quan đến kinh nghiệm tín ngưỡng, trong đó chủ yếu phải kể đến các vấn đề về : Thượng Đế, linh hồn, sự bất tử và bản chất của Thiện và Ác...
12/06/2009TS. Hồ Bá ThâmĐể hiểu vấn đề tồn tại và phát triển của xã hội và con người thì có nhiều khoa học tiếp cận về nhu cầu và họat động, họat động và nhu cầu trong quá trình thỏa mãn của con người, thường thấy như tâm lý học, kinh tế học . Nhưng thực ra ở chiều sâu và trước hết là thuộc về cách tiếp cận triết học...
04/06/2009Phạm QuỳnhNói triết học, ai cũng nghĩ đến một môn học nghiêm trang, cao kỳ, huyền bí, bàn những nghĩa cao xa, xét những lẽ thâm thúy, người thường không thể hiểu được. Có người nghe đến tên triết học mà sợ, tưởng như cái yêu thuật của một phái cuồng nho dùng để huyễn diệu người đời. Bởi nhiều người hiểu lầm về triết học như thế, nên triết học đã hầu coi như một món không đàm, không có quan hệ gì đến sự thực, đến việc đời, mà nhà triết học thành nhà thuyết lý suông, chỉ biết mơ màng trong cõi lý tưởng.
01/04/2009Đặng Hữu ToànTrong bài viết này, sau khi trình bày một cách ngắn gọn về cuộc đời hoạt động cách mạng và sự nghiệp sáng tạo lý luận của C.Mác, về học thuyết Mác và vận mệnh lịch sử của nó, bản chất cách mạng và tính khoa học của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng, tác giả đã tập trung luận giải: Phép biện chứng duy vật với tư cách một khoa học, linh hồn sống của triết học Mác, Quan niệm duy vật về lịch sử với tư cách phát kiến vĩ đại của tư tưởng khoa học, Học thuyết Mác về con người và giải phóng con người, giải phóng nhân loại với tư cách mục đích cuối cùng, tối cao của triết học Mác...
28/02/2009TS. Hồ Bá ThâmVấn đề con người luôn luôn là sự quan tâm phân tích, luận bàn trực tiếp hay gián tiếp của các trường phái triết học xưa nay. Tuy nhiên, tùy theo mỗi thời kỳ lịch sử mà sự phát hiện và nghiên cứu về con người có góc độ và khía cạnh khác nhau. Chủ đề này không mới nhưng lại luôn luôn mang tính thời sự và chưa bao giờ cũ. Chúng ta khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh thì nhiều nhưng khám phá, tìm hiểu về con người, bản thân mình, như nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận, thì vẫn còn ít...
15/02/2009Nguyễn Huy HoàngTác giả đã đưa ra và phân tích quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của Schelling về nghệ thuật qua các giai đoạn: triết học tự nhiên, triết học tiên nghiệm, triết học đồng nhất, triết học tự do và mặc khải. Trên bình diện triết học nghệ thuật, Schelling không chỉ là một mắt xích, một vòng khâu trong tiên trình phát triển của triết học cổ điển Đức...
13/02/2009TS. Hồ Bá ThâmĐây là một quan niệm mới của tác giả về lĩnh vực triết học nhân văn. Chungta. com cũng đã giới thiệu nội dung khái quát 2 cuốn sách của tác giả về chủ đề này. Để giúp bạn đọc rõ hơn, chúng tôi giới thiệu bài viết trực tiếp về nội dung chủ yếu của chủ nghĩa duy vật nhân văn và phương pháp luận của nó.
12/01/2009Nguyễn Văn TrungChưa có nhà khoa học nào khẳng định được lúc nào, giai đoạn nào trong đó đã xẩy ra sự chuyển hoá quyết định khiên con vật kể trên kia thành con người. Vấn đề không cần đặt ra ở đây và ta chỉ cần xác định yếu tố quyết định sự biến đổi về phần này - yếu tố làm cho con người khác con vật đó là sự đột khởi của tự do, của ý thức. Tự do, ý thức như vậy là hai đặc tính của con người với tư cách là người.
11/12/2008Lương Việt HảiBài viết góp phần luận giải mối quan hệ giữa văn hóa, triết lý và triết học. Văn hóa là nguồn nuôi dưỡng các triết lý, các tư tưởng và hệ thống triết học, là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển các hệ thống triết học. Các triết lý, các hệ thống triết học lại là những bộ phận cốt lõi nhất trong nền văn hóa của một dân tộc...
04/12/2008V.V.XocolopTriết học là một thành tố rất cổ của văn hóa tinh thần, là trí tuệ là trí tuệ của loài người và không dễ gì nhận thức được nó. Cái khó trong việc nắm bắt kết học trước hết bị quy định bởi diện rộng tới mức tối đa các khái niệm triết học.
15/10/2008Nhiệm BìnhViệc đặt ra "vấn đề trong nghiên cứu triết học hiện nay" là nhằm tới một lập trường và chuẩn thức về "tầm nhìn vấn đề”, nó sẽ giúp chúng ta hiểu sâu "tầm nhìn vấn đề trong phản tư" mà Marx đề ra trong cách mạng triết học và ý nghĩa đương đại của nó. Xuất phát từ thực tiễn "cải tạo thế giới", tiến hành phê phán không thương tiếc mọi thứ trong quá trình toàn cầu hoá tư bản là con đường cơ bản để Marx đặt vấn đề và làm cho tư tưởng của mình xuất hiện trên vũ đài. Ngày nay, phản tư và giải đáp những vấn đề quan trọng của thời đại toàn cầu hoá mới lại trở thành phương thức chủ yếu để triết học mácxit hiện diện trên vũ đài đương đại.
21/09/2008Tô Duy HợpVấn đề được đặt ra dưới dạng song đề. Toàn cầu hoá đang tạo ra tình thế hai mặt: vừa mở rộng cơ hội vừa thách thức to lớn đối với văn hoá dân gian nói chung và triết lý dân gian nói riêng. Điều này liên quan tới bản chất, đặc điểm của triết lý dân gian. Do đó cần làm rõ ưu điểm và nhược điểm của nó. Sức sống, giá trị bền vững của triết lý dân gian phụ thuộc vào việc duy trì phát huy ưu điểm và đồng thời khắc phục nhược điểm để có thể lợi dụng được cơ hội và vượt qua được thách thức của toàn cầu hoá...
09/09/2008Nguyễn Thế NghĩaBản chất khoa học và cách mạng của triết học Mác được thể hiện trước hết ở thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác là kim chỉ nam cho hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội. Thứ hai là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc nền tảng của triết học Mác. Thứ ba, triết học Mác là sự thống nhất giữa tính mở, tính phát triển của hệ thống lý luận và tính ổn định của lập trường duy vật biện chứng và những phương pháp luận cơ bản của nó. Đó là những giá trị vĩnh hằng của triết học Mác...
08/09/2008TS. Hồ Bá ThâmVấn đề chủ nghĩa duy vật nhân văn là một hướng nghiên cứu lớn mà chúng tôi đã nhiều năm tìm tòi, suy ngẫm và đã được công bố trong một số công trình, làm rõ các góc độ khác nhau của vấn đề cả mặt khoa học cơ bản và mặt ứng dụng thực tế, cả mặt triết học và khoa học nhân văn, cả mặt lịch sử và mặt đương đại. Các kết quả nghiên cứu của hơn mười năm được nâng cao, hệ thống hóa và sắp xếp tập trung vào 2 cuốn sách...
07/08/2008Hồ Sĩ QuýTháng 5/2006, tạp chí Trung Quốc KHXH thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) cùng tạp chí Giới học thuật, một tạp chí có uy tín ở Trung Quốc tổ chức Hội thảo “Những vấn đề mũi nhọn trong nghiên cứu triết học đương đại”. Mục đích của hội thảo đặt ra là: Những vấn đề mà triết học Trung Quốc đương đại cần hướng tới - những vấn đề của thời đại, những vấn đề của đất nước Trung Quốc và những vấn đề của bản thân triết học...
19/06/2008TS. Hồ Bá ThâmKhoa học phát triển ngày nay không thể không bao hàm triết học phát triển, hay nói đúng hơn là dựa vào triết học phát triển. Với ý nghĩa đó trong bài này chung tôi bàn về sự cần thiết xây dựng môn triết học phát triển ở Việt Nam như một chuyên ngành để làm rõ chiều sâu của quá trình phát triển ở nước ta ngày nay...
29/04/2008TS. Đỗ Minh Hợp, Viện Triết họcTrên cơ sở làm rõ tự do và trách nhiệm với tư cách những phạm trù đạo đức cơ bản trong triết học hiện sinh qua việc làm rõ quan niệm của các nhà triết học hiện sinh tiêu biểu về những phạm trù này, tác giả bài biết bước đầu đưa ra những ý kiến đánh giá để đóng góp của triết học hiện sinh trong đạo đức học...
14/12/2007Thạc sĩ Phạm HùngCuốn sách này là tập hợp các báo cáo khoa học của các học giả đã tham gia Hội thảo quốc tế “Nhận thức lại vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu” do Viện Triết học phối hợp với Liên đoàn quốc tế các hội triết học tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2006. Mặc dù đây không phải là cuốn chuyên khảo, nhưng toàn bộ nội dung cuốn sách này đều tập trung bàn về một chủ đề đang được giới triết học trong nước và thế giới quan tâm - "Nhận thức lại triết học ngày nay”...
22/08/2007GS, PTS Nguyễn Trọng ChuẩnKhông chỉ là đại biểu tiêu biểu của nền triết học cổ điển Đức, Hêgen đã đem lại cho triết học địa vị vốn có và sứ mệnh cao cả của nó trong đời sống tinh thần nhân loại. Với những luận cứ sâu sắc và có cơ sở khoa học, Hêgen đã làm sáng tỏ đối tượng, chức năng và phương pháp của triết học, mối quan hệ của triết học với các khoa học khác và qua đó, trình bày một cách khúc chiết, đúng đắn bản chất của triết học...
28/07/2007Lê Tân thực hiệnMai Sơn vừa ra mắt cuốn sách "101 triết gia". Quyển sách này cung cấp rất nhiều tài liệu tham khảo bổ ích cho độc giả. eVăn có cuộc trao đổi với ông về công việc biên soạn, dịch thuật về đề tài triết học ở Việt Nam hiện nay...
23/07/2007Hồ Sĩ QuýTác giảđã đưa ra những suy tư của mình về diện mạo của triết học trongkỷ nguyêntoàn cầu này.Đó là: Tại sao triếthọc, trong khi vẫncó đầyđủ uy tín của mình trên diễn đànquốc tế, lại kémđi vàocuộc sống đến thế. Một khi các nhà triết học không biết cách ngăn chặn cái ác, cái xấu thì khiđó, tiếngnói nhânđạo, những định hướng giá trị sángsuốt sẽ ra sao. Liệu triết học trongkỷ nguyên toàn cầucó đủ khôn khéo để nhắc nhởloài người tôn trọng những giá trị quýbáu của những bài họcđã từng phải trả giá cho quá khứ...
29/06/2007Phạm Văn ĐứcBài viết đề cập đến hai nội dung cơ bản: một số thành quả và vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu chủ nghĩaduy vật biện chứngở Việt Nam. Trêncơ sở luận giải, làmrõ các kết quả trong nghiên cứu nguyênlý vềsự phát triển, về các quyluật và các phạmtrù cơ bản... của phép biện chứngduy vật...
18/04/2007Dương Phú HiệpViệc nghiên cứu và giảng dạy triết học vẫn còn yếu kém, bất cập. Nhiều vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra chưa được các nhà triết học nghiên cứu đầy đủ và do đó, chưa có sự trả lời thoả đáng. Công tác giảng dạy triết học chưa khắc phục được tình trạng "thầy không thích dạy, trò không thích học". Cần làmgì để khắc phục những yếu kém trong nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta?
16/03/2007Đặng Phùng QuânKhi thông tin sự cáo chung, triết học cũng mang ý nghĩa đặt định nhiệm vụ của tư tưởng của thời đại mới. Có thật sự một thời đại đã chấm dứt và một thời đại mới bắt đầu?
22/01/2007Lê Cộng SựTiếp thu những giá trị tư tưởng trong nhân bản học của Kant, đồng thời dựa trên những thành tựu mới của khoa học tự nhiên đương thời, L. Feuerbach (1804-1872) có tham vọng vươn tới việc thiết lập một nền triết học mới - triết học tương lai, lấy con người và đời sống tâm - sinh lý của nó làm đối tượng nghiên cứu cơ bản...
15/01/2007Trần Nguyên ViệtNhững quan điểm triết học trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đang ngày càng đòi hỏi phải vận dụng những phương pháp khoa học để minh chứng cho một điều là ông đã đặt và giải quyết một số vấn đề triết học không kém phần bác học so với các bậc hiền triết trên thế giới cùng thời, tức là những vấn đề quan trọng của khoa học lịch sử triết học...
01/11/2006Đặng Hữu Toàn...giờđây, khi nhânloại đã thực sựbước vàokỷ nguyên mới- kỷ nguyên toàncầu, nhiều vấnđề trongsong vẫn tiếp tục phát triển với mứcđộ ngày càng gay gắt hơn. Trongbối cảnhđó, vai trò định hướngcủa triếthọc đối với sự nhận thức và giải quyết những vấnđề toàn cầu của thời đại càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Triết học với các chức năng vốncó chuẩn mực, phê phán, định hướng, tiên đoánkhoa học và tổng hợp tri thức không chỉđem lại cách tiếp cận phứchợp, liên ngành trong việc nhận thứcbản chất,xu hướng vậnđộng và phát triển của những vấnđề toàncầu,
31/10/2006Đỗ Minh HợpTriết học với một nghĩa nào đó là sự phản tư đối với văn hoá thời đại, Triết học tôn giáo không phải là một ngoại lệ, nó là sự phản tư đối với tôn giáo với tư cách một bộ phận, một hình thức của văn hoá. Cùng với chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa phi duy lý, triết học tôn giáo tạo thành một trong ba khuynh hướng cơ bản của triết học phương Tây hiện đại. Chính vì vậy mà chúng tôi cố gắng giới thiệu những nét cơ bản của triết học tôn giáo hiện đại...
07/11/2006Lê Thanh SinhMuốn hiểu rõ giá trị của triết học Đêcáctơ không gì bằng đem học thuyết ấy đặt vào trong tiến trình chung của lịch sử triết học. Khi so sánh nó với những hệ thống triết học khác trong sự phát triển của tư tưởng nhân loại, chúng ta sẽ thấy rõ những đóng góp và hạn chế của nó.
07/10/2006Vũ TìnhGiải quyết vấnđề cơ bản của triết họclà một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của việc tìm hiểu triết học nói chung và tìm hiểu một học thuyết triết học nào đó nói riêng...
05/10/2006Đinh Ngọc ThạchPhoiơbắc là đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức, người đã đem đến sự kết thúc đầy ý nghĩa toàn bộ nền triết học phương Tây cổ điển nói chung, triết học cổ điển Đức nói riêng. Tư tưởng cải cách triết học ở Phoiơbắc được hình thành từ năm 1829, khi ông vừa hoàn thành Luận án Tiến sĩ và bắt đầu giảng môn logic học và siêu hình học tại Erlangen...
18/09/2006Đỗ Minh HợpBản thể luận Huxéc cho thấy mối liên hệ khăng khít nhất của triết học Cantơ nói chung và chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm Cantơ nói riêng với triết học phương Tây hiện đại, đồng thời nó cũng làm bộc lộ rõ vai trò và đóng góp thực sự của triết học Cantơ đối với "cuộc cách mạng bản thể luận" trong triết học phương Tây hiện đại. Đây thực chất là vấn đề "tái chú giải" triết học Cantơ trong văn cảnh cần phải xác định lại đối tượng và phương pháp của triết học trong sự khác biệt của nó so với khoa học tự nhiên...
11/08/2006Võ Minh TâmXã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là một xã hội đầy biến động. Từ chỗ là quốc gia phong kiến tự chủ, Việt Nam lúc này trở thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến...
16/07/2006Nguyên NgọcVấn đề của F. Jullien có thể tóm gọn thế này: ông muốn suynghĩ lại về tư duy phương Tây. Làm thế nào để có thể suy nghĩ lại về nền triết học đã có mấy nghìn năm lịch sử vĩ đại ấy? Chỉ có một cách: phải đi ra bên ngoài nó, suy nghĩ về nó từ một cái bên ngoài...
02/07/2006Lưu Phóng Đồng (dịch giả: Lê Khánh Trường)Đây là quyển giáo trình triết học hướng đến thế kỷ 21 trên cơ sở lấy thái độ thực sự cầu thị của chủ nghĩa Marx mà đánh giá lại toàn bộ triết học phương Tây hiện đại và mối quan hệ của nó với triết học Mácxít. Tác giả sẽ lần lượt trình bày với bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này một dòng triết học với nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa gắn với nhiều triết gia nổi tiếng của triết học phương Tây hiện đại. Chính sự phong phú và đa dạng đó đã tạo cho triết học học phương Tây hiện đại một bức tranh nhiều màu sắc...
05/05/2006PTS. Phạm Văn ĐứcCũng như mọi lí luận, triết học không chỉ làm nhiệm vụ lý giải những vấn đề của thế giới nói chung và của xã hội loài người nói riêng, mà còn trên cơ sở của sự lí giải ấy, nó trở thành cái định hướng đúng đắn cho con người trong hành động...
12/04/2006Hồ Sĩ Quý...đến giai đoạn triết học phê phán, I. Kant mới xuất hiện như là một nhân vật "khổng lồ". Với ba tác phẩm có tựa đề "phê phán"... ("Phê phán lý tính thuần tuý", "Phê phán lý tính thực tiễn" và "phê phán năng lực phán đoán"), triết học I. Kant - một kiểu triết học có tư duy độc đáo trong văn hoá Tây Âu, đã trở thành điểm khởi đầu của một dòng triết học ảnh hưởng to lớn đến lịch sử văn hoá nhân loại - triết học cổ điển Đức...
31/03/2006Phó TS Nguyễn Văn HuyênTiếp cận triết học không thể là cứng nhắc một chiều mà là tiếp cận hệ thống, đa chiều với toàn bộ văn minh mọi thời đại, mọi nền văn hóa theo tinh thần các cấp độ phát triển như vũ bão của khoa học- công nghệ của thế giới hiện nay. Chỉ như vậy, triết học mới thực sự trở thành công cụ sắc bén nhất cho những mục đích cao cả của con người...
20/03/2006Nhận thức luận và đạo đức là những vấn đề cốt lõi trong triết học cổ điển Đức. Các nhà triết học cổ điển Đức đã có đóng góp to lớn vào việc nghiên cứu những vấn đề vốn đã được nhân loại quan tâm trong nhiều thế kỷ và rút ra những kết luận quyết định đến sự phát triển triết học sau này. Đặc biệt triết học cổ điển Đức có ảnh hưởng lớn và là một trong ba tiền đề lý luận cho việc ra đời của triết học Mác...
20/03/2006Phạm Văn ĐứcKế thừa và phát triển là quy luật chung của cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Quy luật đó cùng tồn tại một cách khách quan trong lịch sử triết học. Nhưng cũng như mọi quy luật không phải ngay từ đầu mà phải đến một giai đoạn nhất định của lịch sử quy luật đó mới được phát hiện.
13/03/2006GS. Trần NhâmĐổi mới hoạt động lý luận, trước tiên là đổi mới tư duy triết học, đổi mới phương pháp học tập, giảng dạy và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin với ba bộ phận cấu thành của nó...
20/01/2006Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Trọng ChuẩnTriết học luôn luôn phải hướng tới tương lai bởi vì như C. Mác nói: triết học không chỉ giải thích thế giới mà còn phải góp phần cải tạo thế giới. Đặc biệt. triết học mácxít khi thực hiện chức nàng thế giới quan và chức năng phương pháp luận của mình. không thể không hướng tới tương lai. Song, để hướng tới tương lai và phục vụ tốt cho tương lai thì triết học nói chung đồng thời cũng không ngừng hướng về quá khứ, lịch sử về cội nguồn của mình.
22/12/2005Nguyễn Văn TrungTrước khi học một môn gì tôi hỏi: Môn đó là gì? Chẳng hạn Vật lý học là gì? Vậy trước khi học triết lý, tôi cũng hỏi triết lý là gì? Và tôi coi việc hỏi như vậy là sẽ tự nhiên đã hẳn là thế, chẳng khác gì tôi hỏi về một vật gì, một việc gì chẳng hạn, cái bàn là gì?
13/12/2005Cam Lu - Trương Hiệu - Minh Nguyệt (thực hiện)Thực tế ở Việt Nam, việc giảng dạy môn triết học cũng như đội ngũ cán bộ nghiên cứu giảng dạy môn học này hiện ra sao?
28/10/2005TS. Trần Văn KhánhMặc dù một số tài liệu cả trong nước và ở nước ngoài đã nói về triết học Việt Nam(1), song một câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có sự trả lời thống nhất trong giới lý luận - đó là: Việt Nam có triết học không? Nếu có thì đó là triết học gì? Nguồn gốc ra đời, sự tồn tại và phát triển cũng như vai trò của nó đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của dân tộc ta như thế nào?
22/10/2005Đỗ Thị Hoà HớiPhan Bội Châu là người có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông được coi như chiêc cầu nối giữa truyền thông và hiện đại. Trong tác phẩm Nhân sinh Triết học, về nền học vấn của phương Đông, trên cơ sở những giá trị dân tộc, Phan Bội Châu đã biết cách tiếp nhận những giá trị hiện đại của triết học phương Tây, đặc biệt là vấn đề phương pháp để làm mới quan niệm về con người. Trong tác phẩm này, nghiên cứu về con người của ông được sử dụng qua các khái niệm nhân thể, nhân tính, nhân dục, nhân cách, nhân sự. Qua đó, ông khẳng định những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, đồng thời, kêu gọi nhân dân biết cách giữ lấy giá trị truyền thông cũng như tiếp nhận những giá trị mới phù hợp của thời đại để đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người...
24/08/2005Nguyễn Tiến DũngSự đối chiếu lịch sử triết học với lịch sử khoa học tự nhiên cho phép khắng định rằng triết học có những khả năng dự báo trong nghiên cứu khoa học bởi vì nó có thể đưa ra trước những cấu trúc phạm trù sẽ là cần thiết cho sự phát triển không ngừng của khoa học...
19/07/2005Đỗ HuyCon người và thế giới con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học khác nhau, như tâm lý học, xã hội học, lịch sử, văn hoá học…Song, theo chúng tôi, chỉ có triết học và triết học Mácxít chư không phải triết học Cantơ, Hêgen, Phoiơbắc hay những trào lưu triết học sau này như chủ nghĩa Tômát mới, chủ nghĩa hiện sinh mới có cách giải quyết đúng đắn vấn đề này. Làm được điều này, các nhà triết học Mácxít đã dựa trên quan điểm thực tiễn vật chất - tinh thần, trong đó, tâm điểm của nó là lao động của con người.
24/05/2005Sầu ĐôngTriết học là môn học đòi hỏi người học phải “lao tâm khổ trí”. Ðối với một số người, nó là môn học hấp dẫn, dẫn ta tới kho tàng bất tận của những túi khôn của nhân loại...
27/04/2003Thế giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát (bức tranh) đối với thế giới bao gồm cả thế giới bên ngòai, cả con người và cả mối quan hệ của người – thế giới (tức là mối quan hệ của người đối với thế giới). Nó quy định thái độ của con người đối với thế giới và là kim chỉ nan cho hành động của con người...