43 nhà tư tưởng tiêu biểu trong lịch sử nhân loại
Xin giới thiệu với các bạn 43 nhà tư tưởng tiêu biểu trong lịch sử tư tưởng nhân loại...
1.SOCRATES(469-399 TR. CN)
Triết gia Hy Lạp. Triết học của ông còn lưu giữ được thông qua trước tác của các học trò ông, đặc biệt là Plato. Ông sử dụng một phương pháp sau này trở nên nổi tiếng là “phương pháp Socrates” để tra vấn những tin tưởng truyền thống về đạo đức, công bằng, và những ý niệm xã hội khác. Bị buộc tội vô thần và làm suy đồi giới trẻ, ông phải nhận bản án tử hình.
Plato đã tôn vinh bậc thầy của mình bằng cách thể hiện qua văn chương và sự kế tục công trình khó khăn của Socrates trong một loạt bài đối thoại triết học, mà trong đó Socrates hiếm khi phù hợp với ông.
2. PLATO(428 tr. CN? - 347 tr. CN)
Triết gia Hy Lạp. Học trò của socrates, và là thầy dạy của Aristotle, ông sáng lập Hàn Lâm Viện Athens. Các tác phẩm của ông, được viết dưới hình thức đối thoại, có thể kể Phaedo, Symposium, và Republic.Tượng của Plato được coi như cha đẻ của nền triết học phương Tây không chỉ vì chúng ta may mắn giữ lại được toàn bộ tác phẩmcủa ông (thường đối với một triết gia cổ đại) nhưng còn do sự phong phú, sự tinh tế, sự phóng khoáng, và vẻ đẹp biệt lệ trong các tác phẩm của ông
3. ARISTOTLE(384BC- 322BC BC)
Triết gia và nhà khoa học Hy Lạp. Ông là một trong những triết gia có ảnh hưởng nhất đến triết học Tây phương.
Aristotle lần đầu đến thụ giáo Plato lúc còn là một cậu thiếu niên, và ba mươi năm sau đã khai sinh một trường phái mới ở Athene, Lyceum, ở đó ông dạy và viết về mọi đề tài: triết học, lôgic, chính trị, tu từ học, văn chương, và các khoa học. Ông còn được coi là người có thẩm quyền về các chủ đề này 1.500 năm sau.
Giáo sĩ và nhà thần học La Mã. Kiệt tác của ông, Vương quốc của Chúa,ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Thiên Chúa giáo.
Augustine là nhân vật hàng đầu của giáo hội Bắc Phi đầu thế kỷ V. Ông triển khai triết học Kitô giáo theo học thuyết của Plato theo cách suy tư riêng.
5. SAINT THOMAS AQUINAS (1225? - 1274)
Triết gia kinh viện Ý. Nhà thần học chính yếu của Cơ Đốc giáo La Mã.
6. MIGUEL DE CARVANTES(1547 - 1616)
Tiểu thuyết gia và kịch tác gia người Tây Ban Nha. Tiểu thuyết Don Quixote(1605 - 1615) của ông ảnh hưởng rất to lớn đến sự phát triển của tiểu thuyết
7. GALILEO(1564 - 1642)
Nhà vật lý và nhà thiên văn người Ý. Là một trong những người đặt nền tảng cho cuộc cách mạng khoa học ở châu Âu, những đóng góp chủ yếu của ông bao gồm việc áp dụng kính viễn vọng vào ngành thiên văn và việc khám phá ra quy luật của các vật thể rơi và những chuyển động của đạn.
8. WILLIAM SHAKESPEARE(1564 - 1616)
Nhà thơ và nhà soạn kịch người Anh. Ông được thừa nhận rộng rãi là một trong những nhà soạn bi kịch vĩ đại nhất trong khối nói tiếng Anh. Các tác phẩm chính: Romeo và Juliet (1592), Hamlet (1601?), Macbeth (1606), Vua Lear (1607)
9. RENẾ DESCARTES(1596-1650)
Triết gia và nhà toán học Pháp. Ông thường được coi là cha đẻ của triết học hiện đại. Tác phẩm nổi tiếng Phương pháp luận (1637)của ông giới thiệu kỹ thuật truy tầm triết lý. Công trình về hình học giải tích của ông dẫn đến hệ thống tọa độ mang tên Descartes.
Hope đã tôn vinh ông “nếu chỉ chuyên tâm về hình học thì ông đã là một nhà hình học giỏi nhất thế giới rồi”. Tuy nhiên quan điểm thống nhất toán học và các ngành khoa học khác của Descartes đã gợi hứng cho kế hoạch triết học của ông.
Nhà thơ Anh. Thơ của ông được xếp vào loại tài sản quí báu nhất của văn học Anh, trong đó có kiệt tác Thiên đàng đã mất (1667)thuật lại câu chuyện Adam và Eve bị đuổi khỏi vườn địa đàng
11. BARUCH SPINOZA(1632 - 1677)
Triết gia Hà Lan. Chống lại Do Thái giáo là nền tảng văn hóa của mình, ông triển khai một thứ triết học kết hợp những yếu tố duy lý và phiếm thần. Tác phẩm chủ yếu của ông là Đạo đức học(1674) Tác phẩm tuyệt vời nhất của Bauruch Spinoza, Đạo đức học,thực ra là một thiên khảo luận siêu hình có hệ thống xây dựng các định lý dựa trên các tiền đề xuất phát từ các định nghĩa. Sự phiêu lưu tri thức của ông đã đưa ông đến việc bị công đoàn chính thống giáo Do Thái ở
12. ISAAC NEWTON(1642 - 1727)
Khoa học gia người Anh. Ông khám phá ra luật hấp dẫn, sáng nghĩ ra phép tính, và diễn đạt luật chuyển động. Ông nhận thấy rằng ánh sáng trắng là sự pha trộn của các thứ ánh sáng có màu. Tác phẩm chính: Những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên(1687) và Quang học(1704)
Triết gia và nhà văn Pháp. Là khuôn mặt hàng đầu trong phong trào Ánh sáng, ông viết nhiều tác phẩm văn học thể hiện tinh thần cực đoan và những ý tưởng tôn giáo của mình. Các tác phẩm chính có thể kể: Những bức thư triết học (1734), Candide (1759), Tự điển triết học (1764)
Triết gia và sử gia người Xcốt-len. Các tác phẩm chính: Luận về Bản tính con người(1739 - 1740) và Khảo về tri thức con người360
15. JEAN JACQUES ROUSSEAU(1712 - 1778)
Triết gia và nhà văn Pháp. Ông là một trong những tác giả vĩ đại nhất của Thời kỳ Ánh sáng. Các tác phẩm của ông có thể kể Xã Ước(1762), Nàng Heloise mới(1761), và Émile(1762). Jean Jacques Rousseau, con người hoang dại của nền văn học Pháp, người báo hiệu chủ nghĩa lãng mạn; yêu cầu luận chiến của ông về sự hợp pháp hóa phổ thông của chính phủ đã gây cảm hứng cho các tư tưởng cách mạng năm 1789
Triết gia và nhà kinh tế học người Anh. Ông trình bày học thuyết mậu dịch tự do của mình trong tác phẩm Sự phồn vinh của các quốc gia(1776)
17. IMMANUEL KANT(1724-1804 1804)
Triết gia Đức. Ông là người gieo ảnh hưởng sâu xa lên triết học Tây phương qua hai tác phẩm chủ yếu Phê pháp lý trí thuần túy và Phê phán lý trí thực hànhImmanue Kant là đầu nguồn xuất phát của dòng triết học chính của Âu châu lục địa tuôn chảy trong thế kỷ XIX và XX, ảnh hưởng của ông vẫn lan tràn một cách đều đặn trong cả triết học dùng ngôn ngữ Anh nữa, nhất là trong siêu hình và đạo đức học.
18. GEORGE WASHINGTON(1732 - 1799)
Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Tổng tư lệnh quân đội Mỹ trong cuộc Cách mạng 1775 - 1783
19. THOMAS JEFFERSON(1743-1826)
Tổng thống thứ ba của nước Mỹ. Ông là tác giả Tuyên ngôn độc lập. Tổng thống T.Jefferson (1801-1809) là nhà lãnh đạo Mỹ đầu tiên và có lẽ là duy nhất tản bộ đến nơi diễn ra lễ nhậm chức. Ông cũng là tổng thống đầu tiên nhậm chức tại tòa nhà Quốc hội ở Washington D.C. Bài phát biểu trong lễ nhậm chức của Jefferson đã trở thành bài diễn văn đầu tiên của Tổng thống Mỹ được một tờ báo đăng tải nguyên văn ngay vào buổi sáng diễn ra lễ nhậm chức. Cũng lần đầu tiên, tại lễ nhậm chức của ông, ban nhạc Marine tham gia biểu diễn, từ đó tạo tiền lệ có ban nhạc tham dự lễ nhậm chức của các tổng thống Mỹ.
20. JOHANN WOLFGANG VON GOETHE(1749 - 1832)
Nhà văn và nhà khoa học Đức. Là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn của văn học châu Âu, ông viết rất nhiều từ thơ, tiểu thuyết, kịch đến tiểu luận và thư từ. Kiệt tác của ông là bi kịch Faust(1808 - 1832). Ông cũng là tác giả của tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Werther(1774).
21. GEORG WILHEM FRIEDRICH HEGEL(1770-1831)
Triết gia Đức. Hệ thống siêu hình học duy tâm của ông tạo nên một ảnh hưởng to lớn đối với tư tưởng châu Âu thế kỷ 19. Các tác phẩm của ông có thể kể: Hiện tượng luận về tinh thần, Tự điển bách khoa các khoa học về triết học, Bài giảng về triết học lịch sử
G.W.F. Hegel, người mà phần lớn các triết gia nói tiếng Anh không mấy thân thiện do hệ thống tư tưởng của ông khó hiểu và nhiều tham vọng, nhưng nó không đánh mất ảnh hưởng của ông trong các dòng tư tưởng của triết học thế kỷ XX.
22. ARTHUR SCHOPENHAUER(1788-1860)
Triết gia Đức. Triết học vô thần, bi quan sâu sắc của ông được trình bày cặn kẽ trong Thế giới như ý chí và Biểu tượng (1819).
Arthur Schopenhauermà sự nghiệp hàn lâm của ông bị suy sụp ở đại học
23. JOHN STUART MILL(1806 - 1873)
Triết gia và nhà kinh tế học người Anh. Các tác phẩm quan trọng nhất của ông có thể kể: Một hệ thống Logic(1843) và Luật về tự do (1859).
John Stuart Mill, nổi tiếng trước tiên vì hệ thống lôgic, sau đó đến triết học đạo đức. Ông đã dồn phần lớn nỗ lực vào việc cải cách chính trị sau cái chết của vợ ông, bà Harriet, người đã chia sẻ công việc của ông và có ảnh hưởng lớn đối với ông
24. ABRAHAM LINCOLN(1809 - 1865)
Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ. Ông lãnh đạo Liên bang chiến thắng trong Nội chiến và xóa bỏ chế độ nô lệ. Ông bị ám sát trong khi đang xem kịch tại nhà hát.
25. CHARLES DARWIN(1809 -1882)
Charle Robert Darwin, nhà sinh vật học lỗi lạc nhất nước Anh thế kỷ XIX, sinh ngày 12-2-1809. Nǎm 1859, ông xuất bản tác phẩm có giá trị nhất của mình là "Nguồn gốc các loài, Con đường chọn lọc tự nhiên". Cuốn sách thực sự là một cuộc Cách mạng trong ngành khoa học tự nhiên cho rằng vạn vật đều biến đổi. Nǎm 1868 ông xuất bản cuốn "Sự biến đổi của động vật và thực vật trong chǎn nuôi và trồng trọt". Sau đó ông mở rộng học thuyết tiến hoá với tác phẩm "Nguồn gốc loài người và sự chọn lọc giới tính".
Ông qua đời ngày 19-4-1882.
26. SOREN KIERKEGAARD(1813-1855)
Triết gia Đan Mạch. Triết học tôn giáo của ông đề cập đến hiện sinh cá nhân, sự lựa chọn, và sự cam kết; nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến thần học và các triết gia hiện sinh. Các tác phẩm chính của ông: The Concept of Irony (1841) và Either/Or (1843)
Soren Kierkegaard cố tình tạo ra ấn tượng kháng - kinh viện (chứng cứ là những hình thức, những danh hiệu, và những bút hiệu khác thường ở các tác phẩm của ông) để bảo vệ mạnh mẽ tự do của con người chống lại các hệ thống, các quy tắc, và những gì là duy lý hóa.
27. HENRY DAVID THOREAU(1817 - 1862)
Triết gia và tiểu luận gia người Mỹ. Các tác phẩm chính: Bất phục tùng dân sự (1849) và Walden(1854), trong đó ông mô tả một đời sống bình dị và gần gũi với tự nhiên
28. KARL MARX(1818 - 1883)
Triết gia Đức. Các tác phẩm của ông, đặc biệt là Tuyên ngôn Cộng sản (1848) và Tư bản luận(1867, 1885, 1894), là nền tảng của Chủ nghĩa cộng sản.
Karl Marx thừa nhận học thuyết của Hegel về quy trình phát triển lịch sử, nhưng cho từng vật chất hơn là tinh thần vai trò quan trọng trong quy trình này. Vì thế triết lý của ông đi tới chỗ được mô tả là chủ nghĩa duy vật biện chứng, lịch sử, hay khoa học; đối với ông, sản xuất là chức năng quyết định vật chất của con người.
Nhà thơ và nhà tiểu luận người Mỹ. Ông nổi tiếng với thơ tự do mà điển hình là tuyển tập thơ mang tính cách tân về thi pháp Lá Cỏ (1855 - 1889)
30. FRIEDRICH ENGELS(1820-1895)
Friedrich Engels sinh ngày 28-11-1820 tại nước Đức và qua đời nǎm 1895.
Engels là nhà cách mạng vĩ đại, nhà triết học, nhà kinh tế học, nhà sử học, nhà khoa học tự nhiên và khoa học quân sự, nhà vǎn, nhà ngôn ngữ học.
Ông là người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân. Cùng với Karl Marx, Engels đã xây dựng lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học và đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân. Ông là đồng tác giả Tuyên ngôn Cộng sản(1848) với Karl Marx đồng thời là người hỗ trợ tài chính cho Karl Marx Ông sống chủ yếu ở Anh. Ông là người sáng lập Quốc tế thứ hai.
31. FYODOR DOSTOYEVSKY(1821 - 1881)
Tiểu thuyết gia người Nga. Tác phẩm chính: Tội ác và Hình phạt(1866) và Anh em nhà Karamazov (1879 - 1880)
32. LEV TOLSTOY(1828 -1910)
Nhà văn Nga. Ông là tác giả bộ tiểu thuyết sử thi Chiến tranh và Hòa bình(1865 - 1869) và Anna Karenina(1875 - 1877).Là nhà tư tưởng xã hội sâu sắc và nhà đạo đức, ông bị trục xuất ra khỏi Chính Thống Giáo Nga vì những quan điểm cực đoan về quyền lực của giáo hội
33. FRIEDRICH NIETZACHE(1844 - 1900)
Triết gia Đức. Tác giả của kiệt tác Zarathustra đã nói như thế(1883 - 1885), một trong những triết gia có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 19. Ông xây dựng một nền triết học dựa trên ý chí vươn tới quyền lực và chống đối tôn giáo.
Friedrich Nietzsche nổi tiếng vì đã phá tín ngưỡng nhưng uy tín quốc tế đến với ông quá trễ. Ảnh hưởng không thể tiên đoán của ông đã chảy qua thời hiện đại và cả hậu đại
Nhà thơ Pháp. Tác phẩm chính: Một mùa địa ngục và Những bức tranh tô màu(1873)
35. SIGMUND FREUD(1856 - 1939)
Bác sĩ người Áo, cha đẻ của phân tâm học. Ông khai triển nhiều lý thuyết chủ yếu đối với phân tâm học, tâm lý học về tính dục của con người, và sự minh giải giấc mơ. Các tác phẩm của ông có kể Minh giải giấc mơ(1899) và Cấm kỵ và Vật tổ(1913)
36. VLADIMIR ILITS LENIN (1870 -1924)
Vlađimia Ilich Lênin - sinh ngày 22-4-1870 tại thành phố Ômxcơ (nay là thành phố Ulianôpxcơ thuộc Cộng hoà Liên bang Nga).
Ông là người vận dụng thành công những lý luận của Các Mác - Ǎngghen và xây dựng thực tiễn để trở thành chủ nghĩa Mác - Lênin. Nước Nga Xô Viết do Lênin sáng lập và lãnh đạo là đất nước đầu tiên tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những nền tảng của lý luận Mác - Lênin đã được loài người tiến bộ, yêu hoà bình và tiếp thu và vận dụng vào điều kiện cách mạng của mỗi nước. Cuộc đời và sự nghiệp của Lênin đã cống hiến to lớn cho bước phát triển của xã hội.
37. BERTRAND RUSSELL(1872-1970)
Triết gia và nhà toán học, nhà hoạt động cho hòa bình người Anh. Ông viết nhiều tác phẩm triết học có ảnh hưởng lớn. Ông đoạt giải Nobel văn chương năm 1950.
Bertrand Russell vượt lên những ảnh hưởng liên tục của Bradley, Moore, Frege, và Wittgenstein để nổi lên thành một triết gia Anh có nhiều độc giả nhất của thế kỷ XX.
38. ALBERT EINSTEIN(1879-1955)
Albert Einstein sinh ngày 14-3-1879 và qua đời ngày 18-4-1955.
Ông là nhà bác học vĩ đại bậc nhất của thế kỷ XIX, nhà vật lý lý thuyết người Đức, một trong người sáng lập vật lý học hiện đại.
Einstein là tác giả những công trình cơ sở về thuyết lượng tử của ánh sáng: Đưa ra khái niệm về phôton (nǎm 1905), thiết lập các định luật quang điện, định luật cơ bản của quang hoá. Từ nǎm 1917, ông đã tiên đoán bức xạ cảm ứng là cơ sở của kỹ thuật made và lade ngày nay.
Nguyên tố hoá học 99 mang tên Albert Einstein. Nǎm 1921 ông được nhận giải Nobel về Vật lý.
39. WILLIAM FAULKNER(1897-1962)
Nhà văn Mỹ. Ông được đánh giá là một trong những tiểu thuyết gia Mỹ vĩ đại nhất vì những tác phẩm viết theo kỹ thuật giòng - ý - thức về đời sống ở miền
40. ERNEST HEMINGWAY(1899-1961)
Nhà văn Mỹ. Một trong những nhà văn hàng đầu của thế kỷ 20. Các tác phẩm của ông có thể kể: Giã từ vũ khí (1929) và Chuông nguyện hồn ai(1940). Ông đoạt giải Nobel văn chương năm 1954.
41. JEAN PAUL SARTRE(1905-1980)
Triết gia, kịch tác gia, và tiểu thuyết gia người Pháp. Là người chủ xướng thuyết hiện sinh, ông viết tác phẩm Being and Nothingness(1943) và tiểu thuyết Buồn nôn(1938). Jean Paul Sartre đã trở thành nguyên mẫu của trí thức Pháp: sâu sắc và khó hiểu, chống lại quy ước, dấn thân vào chính trị, với vai trò được nhìn nhận như nhà phê bình văn hóa và xã hội, trong quá cà phê, với điếu thuốc trên môi.
42. ALBERT CAMUS(1913 - 1960)
Tiểu thuyết gia, tiểu luận gia, và nhà soạn kịch người Pháp, sinh tại
43. ARTHUR MILLER(1915 - )
Kịch tác gia Mỹ. Ông đoạt giải Pulitzer với vở bi kịch Cái chết của người chào hàng(1949). Người vợ thứ hai của ông là diễn viên điện ảnh Marylin Monroe.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900