Vai trò định hướng của triết học trong nhận thức và giải quyết trong những vấn đề toàn cầu ở thời đại hiện nay
Những vấnđề toàn cầuđã xuất hiện vàođầu những năm 70 của thê kỷ XX. Song, giờđây, khi nhânloại đã thực sựbước vàokỷ nguyên mới- kỷ nguyên toàncầu, nhiều vấnđề trongsong vẫn tiếp tục phát triển với mứcđộ ngày càng gay gắt hơn. Trongbối cảnhđó, vai trò định hướngcủa triếthọc đối với sự nhận thức và giải quyết những vấnđề toàn cầu của thời đại càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Triết học với các chức năng vốncó chuẩn mực, phê phán, định hướng, tiên đoánkhoa học và tổng hợp tri thức không chỉđem lại cách tiếp cận phứchợp, liên ngành trong việc nhận thứcbản chất,xu hướng vậnđộng và phát triển của những vấnđề toàncầu, mà còn phản ánh chúngmột cáchđúng đắn theo quan điểm phát triển toàn diện và lịch sửcụ thểđể từđó, tìm ra và khẳng định những phương thức giải quyết hợp lý.Muốn vậy, triếthọckhông chỉ cần phải tuân theo một triết lý mới về sự phát triển bềnvững, mà còn phải hướng tới bản chất nhânvăn, tính nhânđạo, khát vọng dânchủ, tựdo và bình đẳng với tư cách thuộc tính vốn có của con người,được thực hiện ở mỗicon người và trongcả cộng đồng nhân loại. Không chỉ thế, triết học còn phải trở thành trung tâm cho quá trình thống hợp văn hoá trêncơ sở thayđổi lời triếtlý một chiều truyền thống của mình.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, với vai trò ngày một gia tăng của kinh tế tri thức và cùng với đó là nhu cầu hội nhập, giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng trở nên thiết yếu khi toàn cầu hoá trở thành xu thế khách quan, nhân loại đã chính thức bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên toàn cầu. Khi thực sự bước vào kỷ nguyên toàn cầu, cả cộng đồng nhân loại đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu, nếu không cùng nhau giải quyết sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường đối với tương lai của toàn thể loài người.
Xuất hiện vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, những vấn đề toàn cầu được xác định là tổng thể những vấn đề có liên quan trực tiếp đến sự sống còn của cả cộng đồng nhân loại mà sự tiến bộ xã hội tiếp theo của nó, trong thời đại ngày nay, phụ thuộc rết nhiều vào việc giải quyết chúng. Những vấn đề toàn cầu đó cũng chính là những vấn đề mang tính nhân loại
Hiện thời và có lẽ, cả trong một vài thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI, trên phạm vi toàn thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, chiếm vị trí chủ đạo, nhưng những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, sắc tộc tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố và những tranh chấp về biên giới lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên thiên nhiên vẫn còn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp, khó lường, khiến cho các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn còn tồn tại và phát triển với mức độ gay gắt, có mặt còn sâu sắc hơn. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục có sự phục hồi và phát triển, thậm chí phát triển với tốc độ lớn, nhưng không vì thế mà trong nó, không còn tiềm ẩn những yếu tố bất chắc và nguy cơ dẫn đến khủng hoảng. Toàn cầu hoá kinh tế đã trở thành xu thế khách quan, tạo ra cơ hội phát triển cho tất cả các nước, các vùng lãnh thổ, nhưng nó cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn và tạo ra những thách thức lớn cho các quốc gia, vùng lãnh thổ, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ...giữa các nước, các vùng lãnh thổ trên phạm vi thế giới và khu vực ngày càng trở nên gay gắt. Khoa học và công nghệ với tốc độ phát triển chưa từng thấy sẽ có những bước tiến nhảy vọt, những đột phá lớn trong nhiều lĩnh vực, đem lại vai trò ngày càng nổi bật cho kinh tế tri thức trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, tác động đến tất cả các quốc gia, khu vực cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Trong bối cảnh đó, nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đã nảy sinh, phát triển và có khả năng còn phát triển với mức độ ngày càng gay gắt hơn. Đó trước hết là những vấn đề, như "khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn, sự gia tăng dân số cùng với các luồng dân di cư, tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, môi trường tự nhiên bị huỷ hoại, khí hậu diễn biến ngày càng xấu, kèm theo những thiên tai khủng khiếp, các địch bệnh lớn, các tội phạm xuyên quốc gia có chiều hướng tăng".
Về phương diện nhận thức luận,những vấn đề toàn cầu này có thể được xem như một quan niệm lý luận về những vấn đề nảy sinh ra từ những mâu thuẫn có quy mô toàn nhân loại đã trên nên chín muồi. Chủ thể của những vấn đề toàn cầu này không phải là một cá nhân nào đó, một quốc gia nào đó, mà là toàn thể loài người. Sự tồn tại và phát triển của chúng là do sự phát triển lịch sử của cả cộng đồng nhân loại quy định. Về phương diện bản thểluận, những vấn đề toàn cầu này có thể được xem như là những vấn đề nảy sinh ra từ những mâu thuẫn của các hình thức vận động tự nhiên, xã hội và những điều kiện tồn tại toàn vẹn của chúng trong một chỉnh thể không - thời gian thống nhất. Cũng có thể xem chúng như là những vấn đề tồn tại và phát triển dưới tác động của những mâu thuẫn chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội có quy mô toàn nhân loại. Và, cũng có thể xem chúng như là những hiện tượng hoặc tự nhiên, hoặc xã hội, hay tự nhiên - xã hội tồn tại và phát triển trong mối liên hệ qua lại với nhau, tác động lẫn nhau và mang tính chất phức hợp.
Vào nhữngr năm 70 của thế kỷ XX, các nhà triết học và khoa học ít nhiều am hiểu triết học trong ‘Câu lạc bộ Roma" khi nói về tính thiết yếu của sự thống hợp khoa học, của những nghiên cứu phức hợp và liên ngành đối với việc nhận thức và giải quyết những vấn đề toàn cầu của thời đại đã khẳng định vai trò cơ sở lý luận nền tảng và ý nghĩa phương pháp luận của những nghiên cứu triết học. Theo họ, với tốc độ phát triển chưa từng thấy, khoa học và kỹ thuật với tư cách lực lượng sản xuất của con người đã trở thành độngl lực quan trọng của tiến bộ và phát triển của xã hơn nó giống như một đầu tàu đang không ngừng lao lên phía trước, nhanh chón bơ làm thay đổi bộ mặt của thế giới, thúc đẩy sự tiến bộ lịch sử, đồng thời làmtăng nhanh nhịp độ và quy mô biến đổi của thế giới. Không chỉ thế, với tốc độ phát triển ngày càng mạnh mẽ, khoa học và kỹ thuật đã mở rộng phạm vi hoạt động của loài người, nâng cao khảnăng tác động đến môi trường sống của con người. Và, tác động của hoạt động con người đối với môi trường sống, một mặt, đã đem lại cho môi trường của con người một sự thay đổi về chất, song mặt khác, một số hoạt động khai thác tự nhiên và sản xuất bất hợp lý của con người đã làm cho sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề và do vậy mà tình trạng khủng hoảng sinh thái trên quy mô toàn cầu ngày càng trở nên trầm trọng, đe đoạ trực tiếp đến sự tồn vong của nhân loại. Trong bối cảnh đó, theo họ, triết học với chức năng phê phán và định hướng vốn có của mình cần phải hợp sức với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác lên tiếng cảnh báo và phê phán nguy cơ ngày một gia tăng của tiến bộ khoa học - kỹ thuật đối với sự tồn vong của nhân loại, đồng thời hướng con người đến việc sử dụng một cách hợp lý những thành tựu của khoa học và kỹ thuật trong việc khai thác tự nhiên và phát triển sản xuất. Không chỉ thế, triết học với khả năng tiên đoán khoa học vốn có của mình, theo họ, cần phải tham dự một cách tích cực với tư cách cơ sở lý luận, phương pháp luận vào việc xây dựng một bộ môn khoa học mới - tương lai học và hướng khoa học này đưa ra những dự báo chuẩn xác về xu hướng phát triển của nhân loại trong bối cảnh những vấn đề toàn cầu của thời đại ngày một trở nên gay gắt.
Nhiều nhà triết học mác xít, nhất là các nhà triết học Xô Viết, khi đứng trước thực trạng ngày một trở nên bức xúc của những vấn đề toàn cầu, đặc biệt là nguy cơ của chúng đối với sự tồn vong của mỗi con người và của cả cộng đồng nhân loại, đã xuất phát từ quan niệm coi triết học Mác, về thực chất, là học thuyết về con người, là thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung nhất, đúng đắn cho mọi khoa học để đưa ra và khẳng định tính thiết yếu của quá trình thống hợp khoa học, xây dựng mối liên minh giữa các khoa học và hình thành những nghiên cứu phức hợp, liên ngành trong việc nhận thức và giải quyết những vấn đề toàn cầu trên cơ sở định hướng lý luận, phương pháp luận của triết học Mác. Luận cứ lý luận mà họ thường viện dẫn để minh chứng cho quan điểm này của mình là dự báo của C.Mác về sự thống hợp khoa học, rằng một khi con người đã trở thành "đối tượng trực tiếp của khoa học tự nhiên", còn tự nhiên đã trở thành "đối tượng trực tiếp của khoa học về con người" thì khi đó, "khoa học tự nhiên bao hàm trong nó khoa học về con người cũng như khoa học về con người bao hàm trong nó khoa học tự nhiên: đó sẽ là mộtkhoa học". Không chỉ thế, với luận cứ lý luận này, họ còn cho rằng, nhận thức của con người về những vấn đề toàn cầu của thời đại là một hệ thống tri thức có cấu trúc phức hợp và đa diện mà bất cứ phương diện nào của nó cũng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của con người, của nhân loại và do vậy, để giải quyết chúng, cần phải sử đụngl một cách hợp lý những thành tựu của tất cả các ngành khoa học và kỹ thuật trên cơ sở định hướng lý luận, phương pháp luận của triết học Mác. Bởi lẽ, triết học Mác với chức năng tổng hợp tri thức vốn có của nó, với khả năng thiết lập sự thống nhất giữa cấu trúc, chức năng và quá trình phát triển của những hệ thống tri thức là khoa học duy nhất có thể đem lại cách tiếp cận phức hợp, liên ngành cho việc nghiên cứu một hệ thống tri thức có cấu trúc phức hợp, đa điện, đa chức năng và sự phát triển khó có thể dự đoán được như hệ thống tri thức về những vấn đề toàn cầu.
Khi thừa nhận chức năng định hướng và tiên đoán khoa họe là vốn có của triết học Mác, nhiều nhà triết học mácxít còn khẳng định vai trò không thể thiếu của triết học này trong việc nhận thức đúng đắn bản chất, xu hướng vận động, phát triển của những vấn đề toàn cầu trong thời đại ngày nay và trong việc phản ánh chúng một cách đúng đắn theo quan điểm phát triển toàn diện và lịch sử - cụ thể, đồng thời tiên lượng những hậu quả có thể có của chúng đối với sự tồn vong của con người, của loài người trên cơ sở luận giải, phân tích một cách khoa học những nguyên nhân sâu xa của chúng. ở đây, những tiên đoán khoa học mà triết học Mác đưa ra, mặc dù chỉ là những tiên đoán mang tính phương pháp luận và cũng chỉ có ý nghĩa định hướng, nhưng đó là những tiên đoán mà dựa vào đó, chúng ta có thể đưa ra một hệ thống những giải pháp đồng bộ, có tính khả thi cao cho việc giải quyết và khắc phục hậu quả của những vấn đề toàn cầu.
Chức năng chuẩn mực và phê phán chức năng "phê phán và cách mạng" như C.Mác thường nói, của triết học Mác cũng đã được các nhà triết học mác xít sử dụng để khẳng định vai trò định hướng của triết học này trong các cuộc tranh luận giữa những quan mềm khác nhau về bản chất, nguyên nhân, quy mô và mức độ ảnh hưởng, cũng như xu hướng phát triển và khả năng giải quyết những vấn đề toàn cầu trong thời đại ngày nay. Theo họ, "trong quan mềm tích cực về cái hiện tồn đang tồn tại” triết học Mác cũng đồng thời "bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện tồn đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó" và do vậy, triết học này không chỉ đem lại cho chúng ta cái nhìn biện chứng sâu sắc, đúng đắn và khách quan về bản chất, nguyên nhân, quy mô, mức độ ảnh hưởng và xu hướng vận động, phát triển của những vấn đề toàn cầu, nhất là những vấn đề nảy sinh, tồn tại và phát triển được tác động trực tiếp của sự bùng nổ khoa học và công nghệ trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, mà còn cung cấp cho chúng ta cơ sở lý luận, phương pháp luận để giải quyết những vấn đề toàn cầu ấy theo hướng có lợi cho tiến bộ xã hội, cho lợi ích sống còn của con người, của nhân loại và quyền được tồn tại, phát triển bền vững của nền văn minh nhân loại.
Giờ đây, nhân loại đã thực sự bước vào kỷ nguyên toàn cầu với một vận mệnh mới, chứa đựng nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển bền vững nhưng nguy cơ đe dọa sự sống còn của nhân loại cũng không ít. Bởithế, thứ nhất,trong kỷ nguyên toàn cầu, khoa học và công nghệ hiện đại không chỉ tiếp tục bùng nổ, mà còn thực sự trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp" như tiên đoán của C.Mác và đem lại vai trò ngày càng nổi bật cho kinh tế tri thức, nhưng những thành tựu của chúng vẫn có thể bị lợi dụng vì mục đích phi nhân đạo. Thứ hai,ngày nay, toàn cầu hoá kinh tế đã trở thành xu thế khách quan, nhưng vẫn "chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh", tạo cơ hội cho phát triển, nhưng cũng chứa đựng nguy cơ triệt tiêu phát triển, nhất là với sự phát triển bền vững. Thứ ba,những mâu thuẫn cơ bản nên thế giới đã có phần địu bớt sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, nhưng vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Thứ tư,xu thế hội nhập, liên kết và hợp tác quốc tế ngày một trở nên phổ biến, nhưng vẫn còn đó "nguy cơ tha hoá", đánh mất bản sắc dân tộc. Thứ năm,các mối quan hệ vốn có giữa tự nhiên, xã hội và con người, giữa xã hội và cá nhân, giữa con người và con người đã có những bước phát triển mới về chất, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị phá vỡ bất cứ lúc nào...
Trong một kỷ nguyên đầy những biến động khó lường như vậy, theo chúng tôi, không chỉ những vấn đề toàn cầu đã xuất hiện đang vận động và phát triển sẽ còn tiếp tục tồn tại, vận động và phát triển với những hậu quả khôn lường, mà còn rất có thể nảy sinh thêm những vấn đề mang tính toàn cầu mới với mức độ gay gắt hơn, với quy mô ảnh hưởng sâu rộng hơn đến sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, khu vực, của nền văn minh nhân loại và thậm chí, còn đe đoạ trực tiếp hơn đến chính sự tồn vong của mỗi con người, của cả cộng đồng nhân loại. Khi đó, chức năng định hướng của triết học, nhất là của triết học Mác với tư cách khoa học có sứ mệnh không chỉ giải thíchthế giới", mà còn "cải tạothế giới" như C.Mác đã nói, đối với việc nhận thức và tìm ra những phương thức hợp lý để giải quyết những vấn đề toàn cầu đó, có thể khẳng định, không chỉ không thể thiếu, mà còn có thể đóng vai trò hết sức quan trọng, thậm chí có ý nghĩa quyết định.
Thật vậy, khi bước vào kỷ nguyên toàn cầu này, nhân loại ngày càng ý thức rõ ràng một hiện thực là, nền văn minh của họ đã thực sự bước sang một trạng thái mới về chất, mà một trong những biểu hiện rõ nét nhất của nó là toàn cầu hoá kinh tế và kinh tế tri thức đang có tác động mạnh mẽ đến nhiều phương điện của đời sống kinh tế - xã hội thế giới. Sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của một quốc gia, khu vực không thể không tính đến sự ổn định bền vững của nền văn minh nhân loại mà giờ đây, đang bị đe dọa bởi sự gia tăng tính chất gay gắt và mức độ căng thẳng của những vấn đề toàn cầu. Thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu với sự hiện diện của nhiều vấn đề mang tính toàn cầu là thế giới đang tồn tại với những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau, với sự phát triển nhanh chóng nhờ sự bùng nổ và những bước tiến nhảy vọt của khoa học, công nghệ hiện đại, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ tự huỷ diệt. Do vậy, nhận thức thế giới này, dự báo khả năng biến đổi và tìm kiếm con đường phát triển hợp lý của nó phải thực sự trở thành chức năng chủ yếu của triết học hiện đại.
Có thể nói, chỉ có trên cơ sở của những nhận thức triết học đúng đắn về những biến đổi đang diễn ra trong thế giới đương đại dưới tác động của những vấn đề mang tính toàn cầu, nhân loại mới có được những định hướng hợp lý cho sự phát triển bền vững và sự tồn vong của cả cộng đồng. Bởi lẽ, toàn cầu hoá hiện nay đang làmnảy sinh những mâu thuẫn không đề gì khắc phục, loại bỏ đối với sự phát triển bền vững và sự tồn vong của cả cộng đồng nhân loại do các dân tộc, các quốc gia và khu vực chưa thể có được những khả năng như nhau để nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần, nâng cao trình độ văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, để phát triển khoa học, công nghệ hiện đại và ứng dụng những thành tựu của chúng vào việc xây dựng nền tảng kinh tế - xã hội, cũng như hạn chế và khắc phục những hậu quả tiêu cực của chúng. Không chỉ thế, nếu trước đây, con đường phát triển chỉ được coi là sự lựa chọn riêng có của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, khu vực thì giờ đây, lần đầu tiên, dưới tác động của toàn cầu hoá, nó còn được coi là sự lựa chọn mang tính toàn cầu vì mục tiêu tạo đựng những giá trị nhân Ioại chung. Những vấn đề này, đến lượt chúng, đang đòi hỏi chúng ta phải thay đổi nhận thức và tư duy truyền thống, thay đổi cách nhìn nhận và giải quyết những mâu thuẫn của thời đại vốn đã bị giáo điều hoá để xây dựng nhận thức mới, tư duy mới, cách nhìn nhận và giải quyết chúng theo một triết lý mới - triết lý có tính đến cả thời cơ lẫn thách thức cho sự phát triển bền vững và sự tồn vong của cả cộng đồng nhân loại đó toàn cầu hoá hiện nay mang lại. Điều đó có nghĩa là, trong kỷ nguyên toàn cầu này, chúnbơ ta cần phải hướng ngửng nglhiên cứu triết học hiện đại
Trong kỷ nguyên toàn cầu này, khi con người dược đặt ở vị trí trung tâm của mọi chiến lược phát triển, triết học lấy đối tượng nghiên cứu là sự phát triển bền vững, sự tồn vong của mỗi con người, mỗi cá thể, mỗi cộng đồng dân tộc và cả cộng đồng nhân loại, theo chúng tôi, trước hết cần phải hướng mỗi con người và cả cộng đồng nhân loại đến chỗ nhận thức ngày một sâu sắc hơn vị thế làm chủ tự nhiên một cách thực sự và có ý thức", làm chủ đời sống xã hội của chính mình", sáng tạo ra và làm chủ tiến trình phát triển lịch sử của chính mình một cách hoàn toàn tự giác trên cơ sở tự giải phóng mình khỏi sự khép kín về đẳng cấp, về địa vị, về vị trí và vai trò của mình trong đời sống xã hội của mỗi cộng đồng dân tộc. Triết học đó cần hướng con người đến chỗ thừa nhận "trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội", đồng thời lấy việc "phát triển sự phong phú của bản chất conngười" làm"mục đích tựthân" như C.Mác đã khẳng định. Không chỉ thế, triết học trong kỷ nguyên toàn cầu còn phải hướng bản chất nhân văn, tính nhân đạo, khát vọng dân chủ, tự do và bình đẳng với tư cách thuộc tính nội tại, vốn có của con người được thực hiện ngay ở mỗi con người và ở cả cộng đồng dân tộc, cộng đồng nhân loại, hướng con người đến chỗ nhận thức và tổ chức những lực lượng của bản thân thành "những lực lượng xã hội", thành sức mạnh cải tạo của cả cộng đồng. Và, triết học này cũng cần phải hướng mỗi con người đến chỗ tự tạo ra "bước nhảy" cho mình "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự đon để cuối cùng làm chủ tồn tại xã hội của chính mình" và do vậy mà làm chủ tự nhiên, làm chủ cả bản thân mình, trở thành người tự do" để trên cơ sở đó, hướng mỗi cộng đồn bơ dân tộc và cả cộng đồng nhân loại phát triển bền vững theo mục tiêu lấy "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi nbơười”.
Trong kỷ nguyên toàn cầu này, phát triển văn hoá trên cơ sở giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc truyền thống gắn với quá trình tiếp biến các giá trị văn hoá nhân Ioại chung, mang tính thời đại để xây dựng "nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" đã được thừa nhận là "quốc sách hàng đầu”, vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển bền vững đối với mỗi quốc gia, khu vực và cả cộng đồng nhân loại. Để chiến lược phát triển văn hoá này trở thành hiện thực trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay thì triết học, với tư cách thế giới quan, phương pháp luận phổ biến, theo chúng tôi, cần phải trở thành cơ sở lý luận, phương pháp luận và thực hiện chức năng định hướng phát triển cho chiến lược này. Thực hiện chức năng này, triết học trong kỷ nguyên toàn cầu cần phải trở thành trung tâm cho quá trình thống hợp văn hoá. Và, muốn vậy, bản thân triết học này, theo chúng tôi, cũng cần phải thay đổi lối triết lý một chiều truyền thống của mình, cả lối triết lý truyền thống phương Tây lẫn lối triết lý truyền thống phương Đông.
Chúng ta đều biết, triết lý phương Tây truyền thống có đặc trưng phổ biến là tính phân đôi. phân cực của tư duy, nghĩa là thường phân chia và đem đối lập cái này với cái khác, sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Nói theo V.I.Lê nin, "sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó... đó là thực chất(một trong những "bản chất", một trong những đặc trưng hay đặc điểm cơ bản, nếu không phải là đặc trưng hay đặc điểm cơ bản nhất)" của triết học phương Tây truyền thống, từ Hêraclít đến Hêghen. Không chỉ thế, đặc trưng phổ biến của triết lý phương Tây truyền thống còn ở quan niệm về sự không hoàn hảo vốn có ngay từ đầu của thế giới mà con người cần phải "cải tạo" sự khôn ơ hoàn hảo ấy, định hướng vào hoạt động tích cực, năng lực sáng tạo của con người và thừa nhận tư tưởng tiến bộ của xã hội. Trong khi đó, triết lý phương Đông truyền thống lại thường xuất phát từ việc thừa nhận tính không phân cực của tư duy. Với các nhà triết học phương Đông thì thế giới, vũ trụ này luôn là một chỉnh thể thống nhất, là sự đồng nhất của các mặt đối lập, nằm ngoài mâu thuẫn giữa tinh thần và vật chất. Ở họ không có quan niệm về tinh thần như một cái gì đó khác với tồn tại khởi thuỷ của một nbơuyên thể có hồn. Họ cũng không biết dấn quan niệm về vật chất, bởi với họ, vật chất không là gì cả, nếu nó nằm ngoài cái tinh thần. Với họ, không thể có quan niệm về cái tinh thần phi vật chất cũng như khôn
Những hệ chuẩn nêu trên của triết lý phương Tây và phương Đông truyền thống đã để lại đấu ấn khá rõ ràng của chúng trong việc giải quyết nhữngl vấn đề triết học cụ thể. Chẳng hạn, tính đặc thù của triết lý phương Tây được coi là tính có logic thì tính đặc thù của triết lý phương Đông là đạo đức. Các nhà triết học phương Tây coi tự do là cái có tính thế tục, thì ở các nhà triết học phương Đông, tự do là cái có tính thần thánh. Khi luận giải quan hệ giữa cái vật chất và cái tinh thần, triết họe phương Tây luôn đề cao tính vô hạn của vật chất và coi đó như một lý tưởng, thì triết học phương Đông lại bắt cái vật chất phải phục tùng, phải lệ thuộc vào cái tinh thần...
Trong kỷ nguyên toàn cầu này, khi sự thống hợp văn hoá, các giá trị văn hoá, cả vật chất lẫn tinh thần, đã trở nên phổ biến trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của triết học mới - triết học hiện đại của kỷ nguyên toàn cầu, triết học lấy sự tồn vong của con người, của nhân loại trước những tác động khôn lường của toàn cầu.hoá làmđối tượng nghiên cứu, thì triết học đó, theo chúng tôi, cần phải từ bỏ các kiểu triết lý một chiều Đông - Tây truyền thống để hướng tới một phong cách tư duy thống nhất, một triết lý chung lấy sự tồn vong của mỗi con nghỉm, mỗi cá thể và của cả cộng đồng nhân loại làm giá trị tối cao khi luận giải mọi tác động, cả tích cực lẫn tiêu cực, của những vấn đề mang tính toàn cầu. Chỉ có như vậy, triết học hiện đại của kỷ nguyên toàn cầu mới có thể hoàn thành được vai trò cơ sở lý luận, phương pháp luận và chức năng định hướng của nó trong nhận thức và giải quyết nhữg vấn đề toàn cầu của thời đại hiện nay.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường