Ngày nay, hiện đại hóa đang là xu thế chung và tất yếu đối với cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Đối với các nước đang phát triển, hiện đại hóa được gắn chặt với quá trình công nghiệp hóa đất nước. Đó là quá trình làm cho xã hội chuyển biến từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, làm biến đổi căn bản bộ mặt của xã hội trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế chính trị, xã hội...
Nước ta thuộc vào nhóm các nước đang phát triển. Do đó, để thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, chúng ta không có con đường nào khác là phải CNH - HĐH.đất nước. Chính vì vậy, Đảng ta đã xác định: "Đây là nhiệm vụ trọng tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới"(1). Nhưng để thực hiện được nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu đó, chúng ta không thể không sử dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Nói cách khác khoa học, kỹ thuật và công nghệ có vai trò hết sức to lớn trong công cuộc CNH - HĐH đất nước. Tuy nhiên, trong bài báo này, chúng tôi không có tham vọng làm sáng tỏ vai trò của khoa học, kỹ thuật và công nghệ mà chỉ muốn nêu lên một số suy nghĩ về vai trò của triết học với tư cách là một khoa học đối với công cuộc CNH - HĐH ở nước ta.
Trước hết, khi nói đến vai trò của triết học chúng ta thường nói đến vai trò thế giới quan và phương pháp luận của nó. Vai trò thế giới quan của triết học được thể hiện ở chỗ nó cung cấp cho chúng ta cách lí giải về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Như vậy, triết học sẽ cung cấp cho chúng ta cách nhìn tổng quát về thế giới nói chung và về xã hội loài người nói riêng.
Tuy nhiên, cũng như mọi lí luận, triết học không chỉ làm nhiệm vụ lý giải những vấn đề của thế giới nói chung và của xã hội loài người nói riêng, mà còn trên cơ sở của sự lí giải ấy, nó trở thành cái định hướng cho con người trong hành động. Vì vậy, một triết học khoa học sẽ giúp con người có sự định hướng đúng đắn trong hành động. Lịch sử phát triển của khoa học đã chỉ ra rằng mỗi nhà khoa học, dù có tuyên bố hay không tuyên bố, đều chịu chi phối bởi một loại thế giới quan hay một hệ thống các quan điểm triết học nhất định. Nhờ đứng trên quan điểm triết học đúng đắn, nhiều nhà khoa học đã đưa ra những phỏng đoán thiên tài mà sau nhiều năm đã được khoa học xác nhận. Chẳng hạn, nhờ có quan điểm duy vật biện chứng, F.Engen đã đưa ra nhiều phỏng đoán có giá trị trong tácphẩm "Biện chứng của tự nhiên" và cho đến nay hầu hết các phỏng đoán đó đã được khoa học tự nhiên xác nhận. Hoặc vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX những thành tựu nổi bật của vật lý học đã dẫn đến cái gọi là "cuộc khủng hoảng trong khoa học tự nhiên" và là nguồn gốc nhận thức luận của chủ nghĩa duy tâm "vật lý học". Nhưng nhờ có thế giới quan duy vật biện chứng mà Lênin đã vạch ra thực chất của cuộc khủng hoảng trong khoa học tự nhiên, đồng thời vạch ra cho các nhà khoa học tự nhiên con đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó.
Trong thực tiễn xã hội, chúng ta khó có thể kể hết vai trò thế giới quan và phương pháp luận to lớn của triết học đối với xã hội. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng nhiều hệ thống triết học đã từng đóng vai trò thế giới quan và phương pháp luận cho những cuộc cách mạng vĩ đại. Từ kinh nghiệm lịch sử và thực tế cuộc sống hiện tại chúng ta có thể khẳng định rằng nếu có một hệ thống các quan điểm triết học đúng đắn làm cơ sở thì bản thân sự nghiệp CNH - HĐH sẽ được tiến hành một cách vững chắc hơn và ổn định hơn.
Cũng như mọi giai đoạn lịch sử, trong công cuộc CNH - HĐH, vai trò của triết học được thể hiện ở chức năng thế giới quan và phương pháp luận của nó. Nhưng bản thân chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học không được biểu hiện một cách chungchung thông qua quần chúng nhân dân lao động mà được thể hiện một cách tập trung nhất thông qua những người làm nhiệmvụ hạch định chính sách và những người chỉđạo hoạt động thực tiễn.Bởi vì công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước được tiến hành như thế nào, cách thức và những bước đi của nó ra sao trước hết là do những người làm công tác hoạch định chính sách và những người chỉ đạo hoạt động thực tiễn quyết định. Mặt khác, bản thân triết học lại là loại lí luận tổng quát nhất, cho nên vai trò của nó cũng chủ yếu được thể hiện ở tầm đường lối, quan điểm khi hoạch định chính sách. Do vậy, nếu có tư duy triết học đúng đắn thì những người làm nhiệm vụ hoạch định chính sách và chỉ đạo hoạt động thực tiễn mới có thể đưa ra được những quan điểm, những bước đi và những biện pháp phù hợp trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá, đồng thời chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương đó một cách có hiệu quả.
Thực tiễn đã chỉ ra rằng bất kỳ một chủ thể, một chính sách nào đem áp dụng trong thực tế đều có hai mặt: mặt tích cực và mặt tiêu cực: vấn đề là ở chỗ phải biết sử dụng tốt mặt tích cực đồng thời phải hạn chế mọt cách tối đa để chấp nhận những hậu quả tiêu cực ở mức thấp nhất. Để làm được điều đó cần có một loạt các chính sách đi kèm. Vì vậy, muốn đưa ra được những chính sách hữu hiệu đòi hỏi những người làm nhiệm vụ hoạch định chính sách phải có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể mà muốn cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể thì cần có tư duy triết học đúng đắn.
Tuy nhiên, nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa rằng đã có tư duy triết học đúng đắn những người làm nhiệm vụ hoạch định chính sách và chỉ đạo hoạt động thực tiễn có thể đưa ra những chính sách hữu hiệu. Trái lại, theo chúng tôi, tưduy triết học chỉ là điều kiện cần và để có những chính sách hữu hiệu ngoài việc nắm vững các quan điểm triết học, những người làm công tác hoạch định chính sách và chỉ đạo hoạt động thực tiễn cần có sự tinh thông về nghề nghiệp, am hiểu thực tiễn, đồng thời phải biết vận dụng một cách nhuần nhuyễn các quan điểm triết học vào công việc cụ thể của mình.
Như vậy, vai trò đầu tiên của triết học được thể hiện ở chức năng thế giới quan và phương pháp luận của nó đối, với công cuộc CNH - HĐH đất nước. Nhưng bản thân chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học lại chủ yếu được thực hiện thông qua những người làm nhiệm vụ hoạch định chính sách và chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Do đó, vai trò của triết học được thể hiện ở chức năng thế giới quan và phương pháp luận là vai trò gián tiếp. Nhưng, bản thân triết học không chỉ có vai trò gián tiếp mà còn có vai trò trực tiếpđốivới công cuộc công nghiện hóa, hiện đại hóa. Vậy vai trò trực tiếp của triết học được thể hiện như thế nào?
Như trên đã khẳng định, nước ta thuộc vàonhóm các nước đang phát triển. Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hoá được tiến hành sau một loạt nước trong khu vực và trên thế giới. Đó là một khó khăn và thiệt thòi lớn, nhưng đồng thời nó cũng tạo ra cho chúng ta những thuận lợi nhất định. Cái thuận lợi được thể hiện trước hết ở chỗ thông qua những kinh nghiệm thành công và không thành công của các nước trong khu vực và trên thế giới chúng ta có thể rút ra những bài học bổ ích cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Nhiệm vụ của triết học là nghiên cứu kinh nghiệm của các nước để rút ranhững bài học bổ ích đó.
Kinh nghiệm của một số nước đã tiến hành CNH - HĐH trong khu vực đã chỉ ra rằng để cho một xã hội phát triển lành mạnh ngay từ đầu cần có quan điểm phát triển toàn diện cả về mặt lành mạnh các mặt khác của đời sống xã hội. Nếu không có quan điểm phát triển toàn diện, ngay từ đầu thì trước sau cũng sẽ phải giải quyết những hậu quả của các ở Thái Lan, trong quá trình CNH - HĐH, do nhu cầu về việc làm và đời sống, Chính phủ Thái Lan đã dùng mọi biện pháp để khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển dịch vụ du lịch... Nhờ vậy nền kinh tế của Thái Lan phát triển tương đối nhanh chóng. Nhưng bên cạnh đó một loạt vấn đề xã hội đang được đặt ra cho Chính phủ Thái Lan như sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trầm trọng, vấn đề ô nhiễm môi trường, bệnh AIDS và các tệ nạn xã hội khác. Lúc đầu những nhà lãnh đạo Thái Lan cũng tưởng rằng những người giàu sau khi đã giàu lên ở mức cần thiết thì họ sẽ nghĩ đến người nghèo và như vậy là sự phân hóa giàu nghèo không trở thành một vấn đề xã hội. Nhưng thực tế không phải như vậy, những người giàu càng muốn giàu lên mãi và sự phân hóa giàu nghèo phải được giải quyết bằng những chính sách xã hội hợp lý, chữ không thể bằng sự tự nguyện củanhững người giàu. Bên cạnh đó, một loạt vấn đề xã hội khác đang đòi hỏi Chính phủ Thái Lan phải có những biện pháp cấp bách. Chính vì vậy, trong những năm tới, Chính phủ Thái Lan chủ trương giảm nhịp độ phát triển kinh tế để tập trung sức giải quyết các vấn để xã hội. Theo chúng tôi, bài học của Thái Lan và những bài học tương tự như vậy ở các nước trong khu vực và trên thế giới có lẽ cũng là những điều bổ ích đối với chúng ta trong quá trình CNH - HĐH đất nước.
Thực ra, nghiên cứu những kinh nghiệm của các nước để rút ra những bài học bổ ích cho nước ta là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học khác nhau. Nhưng những bài học mà triết học rút ra sẽ là những bài học mang tính khái quát cao. Khác vời các khoa học khác, xuất phát từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, triết học có nhiệm vụ phải rút ra được cái gì là cái chung và tất yếu đối với tất cả các nước hoặc đối với một nhóm nước khu vực trong quá trình CNH - HĐH. Việc tìm ra được cái chung và cái tất yếu trong quá trình CNH - HĐH sẽ giúp cho chúng ta khỏi mò mẫm, tránh được nhưng vấp váp không cần thiết khi giải quyết những nhiệm vụ của bản thân chúng ta. V.I.Lênin đã từng chỉ ra rằng: ...Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết các vấn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi "vấp phải" những vấn đề chung đó một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong những trường hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách của mình đến chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc"(2)
Tuy nhiên, bản thân triết học không dừng lại ở việc nghiên cứu những kinh nghiệm để rút ra những cái chung, và cái tất yếu trong quá trình CNH - HĐH mà đi xa hơn nữa, tức là nghiên cứu xem bản thân cái chung đó và tất yếu đó được áp dụng vào điều kiện của Việt Nam như thế nào? Nói một cách khác, cần làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng cái phổ biến và cái đặc thù trong quá trình CNH - HĐH ở Việt Nam .
Như vậy, vai trò trực tiếp của triết học được thể hiện ở nhiệm vụ nghiên cứu những kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới đã tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hoá nhằm rút ra những cái chung và tất yếu, đồng thời xemxem những cái chung và tất yếu đó được áp dụng vào những điều chỉnh cụ thể của Việt Nam như thế nào. Song mục đích của các nghiên cứu triết học không phải chỉ để nghiên cứu mà nhằm phục vụ thực tiễn. Vì vậy, vai trò trực tiếp của triết học còn được thể hiện ở nhiệm vụ phản biện cho các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước.Điều đó có nghĩa là từ các nghiên cứu của mình các nhà triết học có nhiệm vụ góp tiếng nói phản biện cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, để trên cơ sở đó Đảng và Nhà nước có điều kiện đưa ra các chủ trương và chính sách hợp lý nhất.
█Thực ra, phản biện là một nhiệm vụ, một chức năng của bất kỳ các ngành khoa học nào trên con đường tìm ra chân lỹ.Trong thời gian trước Đại hội VI, do nhiều nguyên nhân khác nhau, triết học chú yếu tập trung làm nhiệm vụ thuyết minh các chú trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà bỏ quên nhiệm vụphản biện. Kể từ Đại hội VI đến nay, cùng với xu hướng đổi mới triết học đã bắtđầu không chỉ làm nhiệm vụ thuyết minh mà còn góp những tiếng nói phản biện cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trong điều kiện ngày nay, để thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH, triết học đã có nhiều tiếng nói phản biện có hiệu quả hơn nữa. Điều đó, theo chúng tối, phụ thuộc vào cả hai phía, phía các nhà triết học lẫn phía Đảng và Nhà nước. Một mặt, để có những tiếng nói phản biện nhờ giá trị, các nhà triết học phải có những công trình nghiêm túc có giá trị khoa học. Mặt khác, Đảng và Nhà nước phải có những cơ chế cho phép các nhà triết học được phát biểu thẳng thắn những ý kiến, những suy nghĩ của mình mà không hề lo ngại về bất cứ vấn đề gì.
Tóm lại, trong công cuộc CNH - HĐH ở nước ta, triết học cũng có vai trò nhất định của mình. Sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta được tiến hành như thế nào, quy mô và nhịp độ của nó ra sao điều đó một phần tuỳ thuộc vào đóng góp của triết học.
(1)Đỗ Mười.Phát huy thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng nước ta vững bước tiến lên. BáoNhân dân, ngày 4/12/1993.
(2)V.I.Lênin. Toàn tập, t.15. NxbTiến bộ, Matxcơva, 1979, tr.437