Cách tiếp cận hoạt động - nhu cầu, một cách tiếp cận cơ bản của triết học nhân văn về con người.
Để hiểu vấn đề tồn tại và phát triển của xã hội và con người thì có nhiều khoa học tiếp cận về nhu cầu và họat động, họat động và nhu cầu trong quá trình thỏa mãn của con người, thường thấy như tâm lý học, kinh tế học. Nhưng thực ra ở chiều sâu và trước hết là thuộc về cách tiếp cận triết học.
Tuy thế vấn đề này chưa nổi rõ trong chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng. Khi nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật nhân văn, chúng tôi thấy rằng, tiếp cận về nhu cầu và họat động, họat động và nhu cầu là cách tiếp cận cơ bản nhất của triết học bàn về con người, sự giải phóng và phát triển con người...Sau đây là một số nội dung của cách tiếp cận ấy.
I- Một số cách tiếp cận triết học cơ bản về con người, phát triển con người
Nhìn lại lịch sử phát triển của triết học xưa nay, dù trên những nét đại thể nhất, chúng cũng thấy rằng đó có nhiều cách, nhiều phương pháp tiếp cận, nghiên cứu triết học về con người.
Có khuynh hướng chỉ tiếp cận sinh học, hoạt động sinh học, mặt tự nhiên- sinh học nên dễ đi đến quan niệm con người là một động vật bậc cao và từ đó nhấn mạnh bản chất tự nghiên, chức năng sinh học của con người như Spenxơ chẳng hạn. Từ vượn người chuyển sang con người về mặc sinh học cũng có bước nhảy vọt về gen nhưng từ đó đến nay con người sinh học ấy hầu như không có gì thay đổi đáng kể. Trong khi đó về mặt xã hội, con người xã hội thì đó có những thay đổi lớn cùng với những thay đổi của xã hội. Chính vì vậy mà tiếp cận sinh học là một tiếp cận trừu tượng. Ngay cả Phơbách cũng thiên về cách tiếp cận này nên triết học nhân bản ở ông cũng là nhân bản phi xã hội và lịch sử.
Hoặc lại có cách tiếp cận cơ học, rằng con người cũng như một bộ máy vậy. Đềcác cũng là một trong những người theo quan niệm này. Tiếp cận như vậy dù là duy vật nhưng vừa không đúng với con người, vừa trừu tượng. Đó cũng là duy vật siêu hình, trực quan, phi thực tiễn.
Cũng lại có cách tiếp cận tinh thần, từ ý niệm tuyệt đối, con người là một thực thể tinh thần, tất cả là hoạt động của lý trí tuyệt đối siêu nhiên như Hêghen chẳng hạn. Trong cách tiếp cận tinh thần lại có người chỉ tiếp cận con người ở mặt tâm linh, rèn luyện, thể nghiệm tâm linh như trong Phật giáo; hoặc tiếp cận ở phương diện ý chí như Nitsơ; hoặc chỉ tiếp cận ở mặt vô thức, chủ yếu là vô thức bản năng như Freud; hoặc tiếp cận ở phương diện cảm xúc, ý chí cá nhân cô lập, cô đơn bi quan như triết học hiện sinh; hoặc cách tiếp cận siêu nhiên kiểu tôn giáo, con người chỉ là do chúa sinh ra và chỉ là thể hiện ý Chúa; hoặc con người chỉ là cây sậy biết suy nghĩ… Tất cả cách tiếp cận này chỉ nhấn mạnh một chiều về mặt tinh thần ý thức không chỉ duy tâm mà còn phi hiện thực, phi lịch sử. Hoặc cũng có cách tiếp cận nhị nguyên rằng con người gồm cả thể xác và linh hồn như hai mặt độc lập với nhau.
Có các tiếp cận kinh tế gần như coi con người là một sinh vật kinh tế, chỉ thấy con người là thực thể nhu cầu và lợi ích kinh tế vật chất, phủ nhận các nhu cầu tinh thần và giá trị tinh thần của cuộc sống theo kiểu chủ nghĩa thực dung và chủ nghĩa kinh tế; lại có cách tiếp cận phức hợp hơn, tiếp cận xã hội, rằng con người là con người xã hội, động vật xã hội, con người là một động vật chính trị như Arístốt; tiếp cận văn hóa thì cho rằng con người là con người văn hóa, tức là bao gồm các giá trị văn hóa; cách tiếp cận nhân học cũng đi từ nhân học tự nhiên chuyển dần sang nhân học xã hội và nhân học văn hóa… Lại cũng có cách tiếp cận cá nhân con người; hoặc có cách tiếp cận con người tập thể. Hoặc có cách tiếp cận con người từng mặt, lại có cách tiếp cận con người tổng thể, toàn diện. Hoặc cách tiếp cận con người vĩnh viễn không thay đổi, hoặc con người luôn luôn thay đổi theo lịch sử. Chỉ có tiếp cận theo quan niệm lịch sử xã hội mới có thể hiểu được sự biến đổi trong bản chất con người.
Từ đó, cũng có người khi tiếp cận con người chỉ thiên về quan hệ xã hội, tức tiếp cận quan hệ, tiếp cận giai cấp, tiếp cận hình thái khi nghiên cứu con người; hoặc cũng có trường hợp tiếp cận hoạt động - gíá trị. Hai cách tiếp cận này ta thấy rất rõ trong cách tiếp cận của những người theo chủ nghĩa Mác -Lênin. Tuy vậy, tiếp cận con người đầu tiên phải là tiếp cận hoạt động, tiếp cận quan hệ, nhất là tiếp cận thực tiễn, trong sự thống nhất của nó với tư cách là thực thể sinh học- xã hội. Đây là cách tiếp cận đặc thù trực tiếp để hiểu con người từ bản chất và tính phong phú toàn diện của nó cả mặt cá nhân và cộng đồng, cả mặt sinh học và xã hội văn hóa. Con người là một thực thể tự nhiên - xã hội, vừa có tính nhân loại vừa có tính lịch sử, do đó không được tuyệt đối hóa mặt nào. Ở đây không chỉ duy vật, biện chứng mà còn phải nhân văn nữa mới mong giải quyết được vấn đề một cách khoa học thật sự.
Tiếp cận về vấn đề con người ngày càng có khuynh hướng đầy đủ hơn, chính xác hơn về bản chất. Quá trình nhận thức về con người không kể của các khoa học cụ thể, dù nó cung cấp tư liệu, hiểu biết cụ thể cho triết học, mà là về mặt triết học, ta thấy rằng vẫn đi từ phân tích, tách từng bộ phận, từng mặt, dần dần mới hiểu ra tính tổng thể với những mặt cơ bản, chủ yếu của nó. Dù triết học không thể nghiên cứu, đề cập tới toàn bộ các vấn đề con người với cùng nhiều lĩnh vực thuộc nghiên cứu của các khoa học cụ thể, nhưng những vấn đề cơ bản, chung nhất về con người có ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận nhất định. Đó là các vấn đề về hoạt động, về quan hệ xã hội, về nguồn gốc và bản chất của con người, về cơ cấu và chức năng của nó, về sự biến đổi, phát triển và cuộc đấu tranh tự giải phóng, vươn tới tự do của con người.
Cách tiếp cận nào cho phép đi đến nhận thức đúng hơn, toàn diện hơn về con người những vấn đề đó? Chúng tôi nghĩ rằng trước hết, cơ bản nhất đó là cách tiếp cận hoạt động - nhu cầu. Cách tiếp cận này không chỉ là cách tiếp cận thuần tâm lý học mà thực ra trước hết là cách tiếp cận triết học. Bởi vì lịch sử phát triển xã hội không chỉ là sự vận động của hình thái kinh tế xã hội mà đồng thời là lịch sử hoạt động sáng tạo lịch sử của con người. Đó cũng là quá trình sáng tạo và phát triển con người với tư cách là những mâu thuẫn của sự phát triển. Chính hoạt động thực tiễn của con người là xuất phát từ nhu cầu và nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình mà các quan hệ xã hội cũng hình thành từ đó.
Nhưng trong một thời gian khá lâu trong giới triết học mácxít thường chỉ tiếp cận quan hệ xã hội, tiếp cận hình thái đối với con người mà ít tiếp cận hoạt động, hoặc coi hoạt động chỉ là thuộc phạm vi tâm lý học. Về cách tiếp cận hoạt động, cố nhiên, gắn với nó là cách tiếp cận nhu cầu nhưng cách tiếp cận nhu cầu cũng bị hiểu tương tự không chính xác như vậy.
Chúng tôi nghĩ rằng đó cũng là cách tiếp cận triết học, tuy tiếp cận tâm lý học có khía cạnh chuyên ngành cụ thể riêng của nó.
Thực ra, cách tiếp cận hoạt động- nhu cầu là một cách tiếp cận triết học cơ bản bên cạnh tiếp cận hình thái (kinh tế xã hội) để hiểu lịch sử xã hội và con người chứ không chỉ duy nhất là tiếp cận hình thái. Hoạt động của con người cũng có nhiều mặt, do đó không phải trước hết là hoạt động sinh học hay hoạt động tinh thần, ý thức như chủ nghĩa duy vật tầm thường, trực quan hoặc chủ nghĩa duy tâm đó đề cập tới. Chính Mác nhấn mạnh tiếp cận hoạt động, nhưng trước hết và chủ yếu là tiếp cận thực tiễn- hoạt động cảm tính, vật chất mang tính xã hội trong quá trình cải tạo biến đổi thế giới khách quan… để nghiên cứu con người và xã hội, nên ông đã phê phán nhược điểm chủ yếu của chủ nghĩa duy vật cũ không chỉ là siêu hình mà còn không chú ý đến hoạt động thực tiễn của con người. Rằng lịch sử chẳng qua là hoạt động của những cá nhân theo đuổi nhưng mục đích khác nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình, nhưng lịch sử lại vận động theo lực trung bình của các lực thành phần, tức đó là lực của đường chéo hình bình hành. Nhu cầu và lợi ích là động lực thúc đẩy hoạt động của con người, thông qua đó thúc đẩy xã hội vận động phát triển. Trong mọi hoạt động nhiều mặt của con người thì hoạt động nền tảng, cơ bản nhất là hoạt động thực tiễn. Và cũng chỉ từ quan niệm thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn nhưng vậy mới cắt nghĩa được lịch sử phát triển xã hội một cách khoa học như Mác và Ăng nghen đó tiến hành. Cũng chính vì vậy, từ luận điểm xuất phát đó, C.Mác đó gọi chủ nghĩa duy vật mới của mình là chủ nghĩa duy vật thực tiễn. Tất nhiên đó cũng là quan niệm duy vật về lịch sử xã hội.
Sau này khi nói về chủ nghĩa duy vật biện chứng hay chủ nghĩa duy vật lịch sử, ta đó không chỳ ý thớch đáng làm rõ cách tiếp cận hoạt động, cách tiếp cận thực tiễn, xét về bản chất và mục đích thì cũng tức là tiếp cận nhân văn với tư cách là một cách tiếp cận cơ bản, đúng đắn cả mặt phạm trù triết học chung cho triết học Mác.
Chúng ta chỉ thường hay khuôn vấn đề thực tiễn và phần nhận thức luận mà không rõ ở mặt thế giới quan chung, phương pháp luận chung. Do vậy các vấn đề nhu cầu, lợi ích, động cơ và hoạt động không được trình bày, hoặc về sau có trình bày thì phân tán, sơ lược, không tồn tại độc lập như một số phạm trù khác, chẳng hạn, phạm trù hình thái kinh tế xã hội hay quan hệ sản xuất, giai cấp, đấu tranh giai cấp…Dù vấn đề nhu cầu hay hoạt động là vấn đề quán xuyến trong toàn bộ lịch sử con người và xã hội, và nó có tính phổ biến nhưng lại không được tập trung làm rõ nó, mà đáng lẽ phải làm rõ. Nhắc đến các phạm trù triết học, hầu như ít ai biết có phạm trù hoạt động hay phạm trù nhu cầu, phạm trù động lực phát triển xã hội, động lực phát triển con người. Nếu có nhớ tới phạm trù thực tiễn thì chỉ xem nó chỉ là trong phạm vi nhận thức luận mà thôi. Đó là một thiếu sót mà gần đây giáo trình mới có nhận thấy một phần và đó phần nào thể hiện nó trong giáo trình, nhưng chưa thật sự tập trung, do đó chưa khắc phục được cơ bản.
Có thể có người cho rằng đó trình bày phạm trù thực tiễn rồi còn gì? Thực ra hoạt động không chỉ là thực tiễn mà cả hoạt động tinh thần và không chỉ trong xã hội. Thế giới vật chất không chỉ có quan hệ, tác động lẫn nhau mà còn là hoạt động. Hoạt động là một dạng vận động có tính chủ thể. Trong xã hội, hoạt động của con người là hoạt động có ý thức.
Đúng ra phải có hệ thống phạm trù nhất quán: trước hết là các phạm trù chung nhất: hoạt động, hoạt động thực tiễn, nhu cầu, động lực phát triển; sau đó là các phạm trù cụ thể hơn: họat động sản xuất, hoạt động xã hội, đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, hoạt động văn hóa, tinh thần.
Phạm trù hoạt động là chỉ tác động cải tạo, tái tạo, sáng tạo ra sự vật hiện tượng mới nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh tồn và phát triển. Hoạt động thực tiễn của con người bao gồm các khâu tương tác với nhau như nhu cầu, lợi ích, mục đích, phương tiện, con đường và kết quả. Đó cũng là quá trình nhận thức hành động, hành động và nhận thức không tách rời nhau. Chính thông qua hoạt động của mình mà các quy luật khách quan trong xã hội bộc lộ và hoạt động, nhưng con người không sáng tạo ra được quy luật khách quan. Hoạt động thực tiễn của con người cũng là hoạt động hướng tới khắc phục sự tha hóa vươn tới sự giải phóng, nhận thức tính tất yếu để đạt được sự tự do của bản thân mình. Với ý nghĩa đó tiếp cận thực tiễn cũng là tiếp cận hoạt động nhân văn.
Làm rõ điều này là làm rõ một vấn đề lớn của triết học về mặt động lực lịch sử của xã hội và con người, hơn nữa cũng làm rõ cả mặt duy vật và biện chứng, mặt lịch sử và mặt nhân văn thực tiễn của quá trình phát triển.
Tiếp cận quan hệ xã hội rất quan trọng và có khả năng làm rõ bản chất của con người trong quá trình phát triển xã hội nhưng lại không làm rõ được động lực và xu hướng hoạt động của họ. Nhưng để hiểu đúng nhất, toàn diện về con người là sự tổng hợp cả tiếp cận hoạt động- nhu cầu và tiếp cận quan hệ xã hội. Nhưng cũng không thể loại trừ các cách tiếp cận khác mà bổ sung các cách tiếp cận khác trên cơ sở tiếp cận cơ bản ấy.
Từ đó, sẽ mở ra phương hướng nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn về con người trên bỡnh diện triết học, đặc biệt là đối với chủ nghĩa duy vật nhân văn. Nhưng rõ ràng nhất là tiếp cận nghiên cứu những động lực và khuynh huớng phát triển con người ở nước ta hiện nay
Những động lực quy định khuynh hướng phát triển là gì?
Chúng biết rằng nhu cầu - lợi ích là cái động lực thúc đẩy trực tiếp con người hoạt động. Động lực ấy có thể là các nhu cầu về vật chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, tâm lý, bản năng hay sinh học… Tất nhiên, các nhu cầu ấy lại nảy sinh trong sự tương tác giữa con người và môi trường sống. Con nguời thỏa mãn các nhu cầu bằng cách lao động và đấu tranh trong quan hệ với tự nhiên, xã hội và bản thân mình. Chính phương tiện và phương thức thỏa mãn làm cho con người phải tìm kiếm, sáng tạo, do đó nó là cái trực tiếp thúc đẩy con người hoạt động như những động lực mạnh mẽ. Nhưng mức độ thoả mãn nhu cầu, phương thức thoản món, điều kiện và môi truờng thoả mãn không giống nhau. Tuy vậy tất cả những động lực đó quy định khuynh hướng của hoạt động của con nguời.
Những khuynh hướng phát triển con người.
Con người hoạt động tức là theo đuổi những mục đích khác nhau. Chính từ đó hình thành khuynh hướng hoạt động và cũng khuynh hướng hình thành nhân cách trong lý tưởng, lối sống hàng ngày.
Quan sát xã hội ngày nay ta thấy có những khuynh hướng sau đây:
Con người Việt Nam trong lịch sử nhìn chung có một mẫu hình khá phổ biến là an bần lạc đạo. Dù không ít mơ ước ấm no hạnh phúc nhưng vẫn là trong cái triết lý ấy, triết lý mang sắc thái của văn minh nông nghiệp và phần nào ảnh hưởng của văn hóa nho giáo, văn hóa Phật giáo. Trong một xã hội mà chiến tranh liên miên thì mong ước an bần; trong xã hội nông nghiệp thì không dễ gì giàu có nên mong có ăn có mặc, đói cho sạch, rách cho thơm, có đạo lý, tốt về đạo lý, trọng đạo lý, dù nghèo nhưng giàu đạo lý là hạnh phúc rồi. Trong thời cách mạng, hoàn cảnh kháng chiến cũng lắm khó khăn và cả thời sống trong cơ chế bao cấp thì vẫn cần triết lý ấy, nghèo nhưng công bằng, có đạo lý, sống có lý tưởng.
Ngày nay khi công cuộc đổi mới được phát động và thực hiện thành công với việc thực hiện cơ chế thị trường nhiều thành phần kinh tế, vừa có điều kiện khách quan và do quan niệm mới của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp cho nên khuynh hướng sống của con người là tìm mọi cách để làm giàu, phấn đấu để có cuộc sống no đủ, dư dật, không chỉ trọng tinh thần mà cả trong tiền bạc của cải, trọng giá trị tài sản. Và từ đó cũng chuyển hướng không chỉ trọng đạo lý mà còn trọng cả luật pháp. Tuy vậy, cũng đó xuất hiện một bộ phận dân cư sống thực dụng theo chủ nghĩa vật chất, chạy theo mục đích làm giàu bất hợp pháp, làm giàu bất cứ giá nào, coi nhẹ đạo lý và đó phải trả giá cho sự tha hóa nhân cách.
Từ con người trong truyền thống thụ động, an nhàn, chậm rãi, đủng đỉnh theo tác phong của văn minh nông nghiệp, thì khi sang thời kỳ kinh tế thị trường và công nghiệp hóa đó tạo ra khuynh hướng mới là con người năng động hơn, bươn chải làm ăn, dám nghĩ dám làm hơn, mạo hiểm hơn, dám chấp nhận rủi ro, sáng tạo hơn. Những phẩm chất ấy trong quá khứ thường chỉ nảy sinh khi nước nhà có giặc còn trong hoà bình, trong đời thường thì ít xuất hiện thì nay đang xuất hiện trong đời thường, trong dựng xây phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên ở đây cũng có khi xuất hiện cả khuynh hướng tuỳ tiện, làm ăn bất chấp pháp luật và đạo lý, bất chấp hậu quả khôn lường.
II- Con người với tư cách một thực thể nhu cầu và sự phát triển
Nhu cầu là một hiện tượng xã hội phổ biến, cũng là phạm trù của khoa học xã hội và nhân văn. Tuy nhiên, trong khoa học ở nước ta từ trước đến nay người ta thường chỉ bàn về nhu cầu như một phạm trù của khoa học tâm lý, khoa, kinh tế, hoặc khoa học văn hóa mà ít bàn về mặt triết học. Hơn nữa, cho đến nay, phạm trù này chưa được trình bày một cách độc lập và có vị trí xứng đáng trong giáo trình triết học hiện nay.
"Nhu cầu" là một phạm trù rất rộng. Các cá thể trong giới sinh vật tồn tại bao giờ cũng gắn với nhu cầu sinh tồn và phát triển nhất định của chúng. Nhu cầu bắt nguồn từ nguyên lý của tồn tại vì mình và vì cái khác của nó trong mọi sự vật, hiện tượng - sự tồn tại với sự vật khác trong môi trường như là một quan hệ, một quá trình cần có nhau. Nhu cầu như một thuộc tính của giới sinh vật, đặc biệt là loài người. Với con người, nhu cầu luôn luôn được nảy sinh, mở rộng và được thỏa mãn ngày càng cao.
Do đó, lý luận về nhu cầu cần được hiểu trước hết như một học thuyết triết học nhân văn và xã hội.
- Sự xuất hiện nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người.
Sự xuất hiện con người và loài người như một sự đáp ứng nhu cầu tiến hoá của thế giới vật chất ở giai đoạn cao. Con người và loài người xuất hiện thì đồng thời cũng xuất hiện các nhu cầu sinh tồn và phát triển của mình. Những nhu cầu đó thúc đẩy con người hành động để thỏa mãn và đó chính là hành vi lịch sử đầu tiên của loài người (C. Mác). Nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, trước hết là nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, trao đổi chất với môi trường. Lao động sản xuất vật chất tạo ra sản phẩm là để thỏa mãn các nhu cầu đó. Sự tương tác giữa con người, giữa con người và môi trường ngày càng được mở rộng và nâng cao và tương ứng với nó là phương thức thỏa mãn nhu cầu tương ứng, đã thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và con người. Nhu cầu là trạng thái thiếu hụt của chủ thể và sự đòi hỏi được đáp ứng để sinh tồn và phát triển của con người. Đó là thuộc tính khách quan của chủ thể cần những điều kiện và nhân tố ở bên ngoài tương ứng để tồn tại trong sự tương tác giữa hai mặt đó. Theo Hêgen, nhu cầu là cái trung gian giữa ước muốn của con người đối với sở hữu, và đối với người khác trong gia đình và nhà nước. Nhu cầu xuất hiện khi những điều kiện và nhân tố trong tự nhiên và trong xã hội có khả năng thỏa mãn được những đòi hỏi của cuộc sống sinh tồn và phát triển của con người, những cộng đồng người lịch sử. Và do vậy, nhu cầu là một kiểu quan hệ xã hội thực tế, khách quan giữa người và người, dựa trên nền tảng quan hệ kinh tế.
Nhu cầu cũng không phải là cái gì bất biến mà luôn luôn nảy sinh trong hoạt động thực tiễn, trong quan hệ và giao tiếp của con người. Nhu cầu là một mâu thuẫn biện chứng vừa xuất hiện lại vừa biến đi (được thỏa mãn) rồi lại nảy sinh những nhu cầu mới. Đó chính là quan hệ giữa lợi ích và nhu cầu. Nhu cầu của con người là một phạm trù có tính lịch sử cụ thể, nhưng nhu cầu luôn luôn lại tồn tại vĩnh viễn với đời sống hoạt động của con người và loài người. Nhu cầu và hoạt động thực hiện nhu cầu, sáng tạo những nhu cầu mới nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người chính là bản chất xã hội và nhân văn của con người. Có thể vói ý nghĩa đó mà Hêgen cho rằng con nguời là một thực thể nhu cầu (Tất nhiên phải hiểu theo quan niệm duy vật lịch sử). Điều đó có nghĩa là con người trong bản chất của nó đựơc cấu tạo bởi các nhu cầu (vật chất và tinh thần, xã hội và sinh học). Con người còn tồn tại thì còn cần các nhu cầu và hoạt động đáp ứng nhu cầu. Nhu cầu vừa là cơ năng, vừa là động lực, vừa là mục đích hoạt động của con người. Khi không còn khả năng đáp ứng được nhu cầu sinh tồn thì con người phải chết, hoặc khi con người không có khả năng đáp ứng được nhu cầu xã hội thì con người sẽ bị đào thải, tức là "chết" về mặt xã hội. Chống lại nhu cầu tồn tại khách quan của con người thì cũng sẽ bị quy luật của nhu cầu trừng phạt. Còn nếu hạn chế nhu cầu khách quan chính đáng hoặc đơn giản hoá nhu cầu như một lý thuyết tôn giáo (nếu diệt dục) thì sẽ hạn chế động lực đối với sự phát triển của xã hội. Vấn đề là làm sao có sự hài hòa giữa nhu cầu và giá trị văn hóa của cuộc sống thì mới trở nên con người nhân văn, có văn hóa cao.
Có thể nói, sự phát triển con người và xã hội là sự mở rộng, nâng cao chất lượng của các nhu cầu và đáp ứng các nhu cầu đó một cách đúng đắn, ngày càng dân chủ, công bằng, nhân đạo và khoa học.
Không nên hiểu nhu cầu một cách đơn giản mà phải hiểu nó có mối liên hệ biện chứng, chứ không phải cực đoan, phiến diện trong các quan hệ kinh tế - xã hội. Quan hệ giữa con người với nhau cũng là quan hệ về nhu cầu. Mâu thuẫn xã hội, về thực chất là mâu thuẫn về nhu cầu, mâu thuẫn về lợi ích. Chính Hêgen đó phân tích tính biện chứng giữa chủ nô và nô lệ dưới góc độ nhu cầu. Đó là điều mà sau này Mác phân tích sâu sắc và khoa học hơn. Chủ nô có sở hữu về tư liệu sản xuất và có nhu cầu làm giàu nhưng không đủ sức lao động nên phải thuê người làm nô lệ. Người nô lệ không có công cụ sản xuất muốn có cái ăn, cái mặc, buộc phải làm nô lệ cho chủ nô - kẻ có sở hữu. Họ cần có nhau và thông qua đó mỗi bên thực hiện nhu cầu của mình, đồng thời thực hiện nhu cầu của người khác. Nhưng chỉ có điều là, ở đây diễn ra một sự bất bình đẳng, không công bằng - đó là quan hệ giữa lao động và hưởng thụ đó bị tha hóa. Phần thua thiệt của người nô lệ đó là chủ nô tước đoạt. Do đó, người nô lệ chỉ sống trong mức độ nhu cầu vô cùng tối thiểu, còn chủ nô lại sống trong nhu cầu tối đa. Quan hệ giữa tư sản và vô sản đại thể cũng như vậy. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải quyết được mâu thuẫn đối kháng nói trên, tạo ra một mâu thuẫn hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa người và người trong quan hệ thực hiện các nhu cầu đó. Đó là một xã hội mà mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. Nguyên lý đó không chỉ quan hệ xã hội về mặt tinh thần, mà trước hết tồn tại trong quan hệ kinh tế và hoạt động kinh tế.
Hệ thống nhu cầu. Các loại nhu cầu cơ bản của con người.
Có thể hình dung xã hội loài người là một mạng lưới nhu cầu, là quá trình nảy sinh, chuyển húa và đáp ứng các nhu cầu trong hoạt động của con người. Đó là hệ thống lớn các nhu cầu. Hệ thồng nhỏ hơn là hệ thống nhu cầu của các cộng đồng người (gia đình, tập thể giai tầng dân tộc quốc gia….). hệ thống nhu cầu nhỏ hơn nữa là hệ thống nhu cầu của từng cá nhân.
Các nhu cầu của đời sống con người và xã hội, xét theo tầm quan trọng của chúng, có những nhu cầu cơ bản và không cơ bản, cấp bách hoặc không cấp bách, tối thiểu hoặc tối đa, nhu cầu chính đáng hoặc không chính đáng, nhu cầu hiện thực và nhu cầu lý tưởng, ảo tưởng. Những nhu cầu cơ bản của con người cũng có nhiều loại và cấp độ từ thấp đến cao. Đó là những nhu cầu sinh học, những nhu cầu kinh tế - xã hội, nhu cầu văn hóa; nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Trong mỗi loại nhu cầu cơ bản đó lại được phân chia thành những nhu cầu cụ thể hơn. Chẳng hạn, nhu cầu sinh học có nhu cầu hít thở không khí, sống trong môi trướng thiên nhiên thích hợp với cơ thể con người; nhu cầu ăn uống, nhu cầu mặc ở; nhu cầu đi lại nhu cầu nghỉ ngơi; nhu cầu trao đổi giới tính; nhu cầu duy trì giống nòi…
Nhu cầu kinh tế xã hội có nhu cầu sở hữu tư liệu sản xuất và tiêu dùng, nhu cầu lao động, có việc làm; nhu cầu có thu nhập kinh tế ngày càng cao; nhu cầu môi trường được bảo vệ, an toàn sinh thái. Nhu cầu văn hóa có nhu cầu thông tin, nhu cầu tình cảm, trí tuệ; nhu cầu địa vị xã hội, nhu cầu được tôn trọng trong đạo đức, trong chính trị, trong xã hội ; nhu cầu dân chủ công bằng và tự do; nhu cầu học tập, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa; nhu cầu vưon tới cái đúng, cái mới, cái có ích, cái mới, cái tốt, cái đẹp. Trong đó nhu cầu thẩm mỹ hướng tới cái đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần là nhu cầu cao nhất. Con người trước khi chết muốn được tôn vinh sau cái chết, nói cách khác, con người có nhu cầu "tồn tại vĩnh viễn" sau khi chết mặc dù đời người là có hạn. Từ đó nảy sinh nhu cầu tín ngưỡng và tôn giáo, nhu cầu giá trị cuộc sống. Mỗi nhu cầu có tính độc lập nhưng lại phụ thuộc vào nhau, nhu cầu này làm nảy sinh nhu cầu khác, hoặc nhu cầu này hạn chế nhu cầu kia.
Mỗi xã hội mỗi thời kỳ, mỗi con người do những điều kiện lịch sử quy định và trình độ phát triển của xã hội cũng như con người, các nhu cầu cuộc sống là hết sức cụ thể, có giới hạn. Người hiện đại có nhu cầu khác người nguyên thuỷ, trẻ con có nhu cầu khác với người lớn, nhu cầu ở tuổi thanh niên khác với những người nhiều tuổi, hoặc nhu cầu giới nữ khác với giới nam. Con người trong mỗi giai tầng xã hội cũng có những nhu cầu cụ thể khác nhau, như nhu cầu của người trí thức, nhu cầu của người nông nhân lao động. Nhu cầu của con người ở các vùng, các miền do điều kiện phát triển khác nhau mà mức độ của các nhu cầu cũng khác nhau. Tất nhiên, có những nhu cầu phổ biến cho tất cả mọi người trong cuộc sống tồn tại và phát triển. Và cũng có nhu cầu đặc thù hoặc khác nhau về mức độ giữa những con người và cộng đồng người (chẳng hạn nhu cầu về niềm tin tôn giáo hoặc không tôn giáo…).
Với trình độ phát triển của xã hội ta hiện nay, chúng ta cần phải có cách nhìn nhận, xác định đúng đắn các nhu cầu cơ bản, cấp bách, trước mắt và lâu dài trong các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội; những nhu cầu xã hội nói chung cũng như những nhu cầu cá nhân cụ thể nói riêng. Gần đây, công tác nghiên cứu xã hội học về nhu cầu đó quan tâm đến yêu cầu này. Các nghị quyết của Đảng cũng đó chú ý đến những vấn đề đó. Nhưng nói chung, cần phải được cụ thể hóa hơn nữa trên cả lĩnh vực nghiên cứu và hoạt động quản lý.
Quan hệ nhu cầu, lợi ích và hành vi, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.
Sự tồn tại của nhu cầu vừa mang tính tiềm ẩn vừa mang tính hiện thực. Khi nhận thức được nhu cầu, con người có ham muốn, có động cơ về hành động. Con người hoạt động và đáp ứng nhu cầu tức là thực hiện lợi ích. Lợi ích là nhu cầu hiện thực của con người, chúng tạo thành động cơ, động lực thúc đẩy con người hạnh động. Từ nhu cầu đến hành vi là một quá trình mâu thuẫn, chuyển hóa từ nhu cầu thành lợi ích, lợi ích thành động cơ, động lực; động lực, động cơ biến thành hành động, và ngược lại. Khi nói con người là chủ thể lịch sử, làm ra lịch sử mà không làm rõ nhu cầu và sự vận động của nhu cầu thì sẽ không hiểu con người tại sao làm nên lịch sử của chính mình thông qua việc hành động bảo đảm đời sống sinh tồn của mỗi con người. Điều đó cho thấy rõ hơn nguyên lý về vai trò của quần chúng nhân dân và của vĩ nhân trong lịch sử. Việc giải thích các động lực của hoạt động thực tiễn của con người bằng các mâu thuẫn chung chung mà không nhìn dưới góc độ nhu cầu và lợi ích thì không thể hiểu được những hình thức cụ thể, sinh động, những động lực của lịch sử, động lực của sự phát triển của con người và của xã hội.
Thực ra, lợi ích và nhu cầu không chỉ là động lực của lịch sử xã hội thông qua hoạt động của con người, mà còn là động lực trực tiếp của sự phát triển nhân cách của con người. Bởi nó gắn liền với con người, là động lực thúc đẩy con người hành động. Nhân cách của con người tùy thuộc vào bản chất các nhu cầu, sự lựa chọn đáp ứng các nhu cầu và hoàn cảnh không gian, thời gian, thực hiện các nhu cầu. Có những nhu cầu chính đáng và không chính đáng, nhưng ngay cả nhưng nhu cầu chính đáng mà thực hiện không đúng không gian và thời gian, hoặc không đúng mức độ và giới hạn cũng có thể sẽ làm tha hóa nhân cách. Thực hiện các nhu cầu chưa hài hòa, thiên lệch giữa các loại nhu cầu hoặc cách thức thỏa mãnhu cầu, hoặc giữa quan hệ của lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể cũng sẽ dẫn đến sự méo mó nhân cách. Hiểu nhân cách con người trong sự hình thành của nó mà không hiểu chiều sâu của các nhu cầu và lợi ích, môi trường cụ thể và tính năng động chủ quan của con người trong việc lựa chọn và đáp ứng nhu cầu sẽ không hiểu được nhân cách, không hiểu được con người.
Giữa nhu cầu, lợi ích cá nhân và nhu cầu lợi ích tập thể bao giờ cũng có quan hệ ràng buộc lẫn nhau, bổ sung cho nhau và mỗi bên có tính động lập tương đối của nó. Quan hệ đó là quan hệ giữa bộ phận và toàn bộ. Giữa lợi ích và nhân và lợi ích tập thể có sự sản sinh ra nhau, quy định lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, nhưng xét đến cùng thì nhu cầu và lợi ích cá nhân phụ thuộc vào nhu cầu, lợi ích tập thể. Nhu cầu, lợi ích tập thể không phải là con số cộng mà là cấp số nhân; nhu cầu, lợi ích tập thể không chỉ lớn hơn với từng cá nhân mà cũn lớn hơn tổng số lợi ích cá nhân cộng lại. Chính vì vậy, trong chủ nghĩa xã hội, thực hiện nguyên tắc kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, tôn trọng lợi ích cá nhân chính đáng, phục vụ từng lợi ích tập thể, lợi ích toàn cục (đất nước, quốc gia) trở thành nguyên tắc của sự công bằng, bình đẳng mang tính nhân văn sâu sắc và tạo ra được động lực đồng thuận của sự phát triển cá nhân và xã hội.
Nhận thức nhu cầu-cơ sở mọi hoạt động thực tiễn.
Sản xuất và tiêu dùng, nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu là những quan hệ có tính quy luật của sự vận động lịch sử và cũng là sự thể hiện hoạt động của con người trong quy luật ấy. Như vậy, về căn bản, nhu cầu và lợi ích của con người tồn tại một cách khách quan, là cơ sở của hoạt động và đời sống của con người. Những nhu cầu, lợi ích ấy trước hết tồn tại trong cơ sở hạ tầng. Chúng tác động vào nhận thức của con người và tạo nên động cơ hoạt động hay nói khác đi, con người đó nhận thức được nhu cầu và lợi ích ấy. Nhận thức có thể ở trình độ kinh nghiệm hay trình độ lý luận, có tính tự giác hay tự phát và có khả năng hay chưa có khả năng biến thành những mục tiêu, những phương pháp, những hình thức và quá trình để thực hiện các nhu cầu ấy. Do vậy, việc nhận thức và phát hiện các nhu cầu để có chủ trương, chính sách, hành động phù hợp với các loại nhu cầu; với trình độ và mức độ các nhu cầu; những nhu cầu chính và nhu cầu phụ, nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài là hết sức quan trọng. Nếu không làm được điều đó thì sẽ dẫn đến việc chống lại các nhu cầu cụ thể của con người, hoặc không đáp ứng được nhu cầu cụ thể, không tạo ra được hoạt động tự giác của con người.
Hiện nay, trong cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đời sống ngày càng văn minh thì nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng, càng phong phú, đòi hỏi chất lượng phải cao hơn. Các tổ chức kinh tế - xã hội cũng đang có nhu cầu phát triển cạnh tranh, làm giàu và tiến bộ. Nhưng đồng thời cũng xuất hiện những nhu cầu giả tạo, cao hơn trình độ kinh tế và khả năng làm ra của cải của xã hội và của mỗi con người; những nhu cầu bản năng, thực dụng được kích thích có tác dụng tiêu cực đến văn hóa và nhân cách.
Nhận thức và thực hiện nhu cầu, một mặt, do sự tự chủ của từng cá nhân, từng tổ chức; mặt khác, phải có sự nhận thức, có chủ trương, có sự tác động từ phía cộng đồng xã hội, từ phía Nhà nước. Có như vậy mới tạo được sự đồng thuận, mới tạo được động lực cho sự phát triển.
Cần nhấn mạnh rằng, khi chúng ta nói dựa vào dân, dựa vào thực tiễn để đề ra các chủ trương, chính sách, các kế hoạch và giải pháp hành động, thì về thực chất chính là dựa vào việc nhận thức và tìm hiểu hệ thống các nhu cầu con người, của các cộng đồng xã hội đang tồn tại. Không hiểu được nhu cầu và lợi ích thì sẽ không hiểu được con người, không hiểu được nhân dân, không hiểu được xã hội, nhất là ở mặt nhân bản và nhân văn của nó. Hiểu khác đi, vấn đề sẽ trở nên trừu tượng, sự nhận thức xã hội sẽ thiếu tớnh nhân văn, thiếu tính người. Vấn đề phát triển kinh tế và văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái và tiến bộ xã hội, … với tất cả những nội dung cụ thể của nó không thể thoát khỏi tiếng nói của nhu cầu trong cuộc sống đa dạng không ngừng biến đổi.
Nghiên cứu nhu cầu không chỉ để mô tả các nhu cầu hiện tại về mặt số lượng, chất lượng và tương quan các nhu cầu,… mà cũng để dự báo các nhu cầu sẽ nảy sinh, tức là phải dự báo nhu cầu. Có như thế mới chủ động trong việc đề ra các chủ trương, kế hoạch hoạt động của các chủ thể từ cấp vi mô đến cấp vĩ mô, và từ đó, tránh được sự tự phát, dẫn đến lãng phí hoặc bị động đối phó trong xây dựng phát triển như thực tế vẫn đang diễn ra trên nhiều lĩnh vực (xây dựng cơ bản, giáo dục và đào tạo,…).
Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề nhu cầu một cách khoa học, tức là hiểu biết khoa học về nhu cầu trước hết ở cấp độ triết học, sau nữa là các cấp độ khoa học và thực tiễn. Đặc biệt trong nghiên cứu con người và xã hội phải có phương pháp tiếp cận và phân tích nhu cầu. Đương nhiên, phương pháp luận đó phải thấm nhuần các quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng và lịch sử - cụ thể, nhân văn về nhu cầu trong phân tích và đánh giá; đồng thời, có khả năng biến nhu cầu xã hội thành nhu cầu cá nhân, nhu cầu cá nhân kết hợp với nhu cầu xã hội theo chiều sâu tình cảm, nhận thức để tạo ra hành động tự giác, trở thành tự do. Tự do là nhu cầu tối thượng của con người và cuộc sống .
█
III- Về bản chất và vai trò động lực của nhu cầu trong sự phát triển xã hội và con người
Thực tiễn xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề đáng được nghiên cứu về mặt lý luận. Để hiểu con người và xã hội trong sự vận động biến đổi của nó, không chỉ tiếp cận từ hình thái kinh tế xã hội, mà cũng cần tiếp cận từ hoạt dộng của con người, trong đó vấn đề nhu cầu như là động lực thúc đẩy họ hoạt động là rất cơ bản và cấp bách.
Mác cho rằng, chủ nghĩa cộng sản là xã hội làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Và chính trong xã hội đó, con người được phát triển tự do và toàn diện, tức là về khách quan, xã hội đó phát triển đến trình độ, mà ở đó con người có khả năng thỏa mãn các nhu cầu đa dạng, phong phú của họ ngày càng cao, nhưng chủ yếu không phải là nhu cầu kinh tế vật chất mà là nhu cầu văn hóa, nhu cầu hoàn thiện nhân cách. Khi ta nói định hướng xã hội chủ nghĩa thì cái chính là định hướng các nhu cầu và nhất là cách thỏa mãn nhu cầu trong kinh tế xã hội .
Khi chúng ta đi vào hòa bình xây dựng, chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều vấn đề đặt ra là định hướng và giải quyết các nhu cầu như thế nào. Ở đây có hiện tượng chạy theo nhu cầu vật chất đơn thuần hoặc các nhu cầu không chính đáng, làm cho tình hình xã hội thêm phức tạp. Từ đó đặt ra phải nghiên cứu nhu cầu ở tầm cơ bản, sâu sắc hơn nữa.
Trong các giáo trình Triết học hiện nay, phạm trù Nhu cầu được trình bày phân tán trong nhiều chương và chưa làm rõ bản chất và vai trò động lực của nhu cầu. Hơn nữa, dù khi trình bày các vấn đề liên quan tới hoạt động lịch sử của con người thì cú đề cập ít nhiều đến nhu cầu, so với trước đây là khá hơn, nhưng vấn đề nhu cầu vẫn còn mờ nhạt, chưa được trình bày một cách tập trung, chưa xứng đáng là một phạm trù cơ bản của triết học xã hội. Đáng mừng là trong những năm gần đây ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về nhu cầu, nhưng trong các giáo trình còn chưa chú ý thỏa đáng.
Phạm trù, khái niệm nhu cầu và vấn đề nhu cầu đó được các nhà tư tưởng và các nhà khoa học chú ý nghiên cứu từ lâu. Nhưng thường được xem xét ở một số khoa học cụ thể mà chưa được xem xét ở tầm lý luận cơ bản, tầm triết học của vấn đề.
Tâm lý học chú trọng nghiên cứu hoạt động và động cơ hoạt động của con người. Khi nghiên cứu tâm lý và nghiên cứu nhân cách, ta thường xem xét nhu cầu tác động làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý, như tính bị kích thích, tính căng thẳng, tính có đối tượng; hoặc xem xét các nhu cầu tâm lý như thèm muốn, thích thú một cái gỡ đó; hoặc tâm lý tích cực hay tiêu cực. Do đó, dễ xem nhu cầu là khái niệm của tâm lý học.
Còn kinh tế học thì nghiên cứu sản xuất và tiêu dùng, quan hệ cung -cầu, do đó chỉ xem xét các nhu cầu kinh tế như nhu cầu thị trường, nhu cầu sản xuất và cách đáp ứng nhu cầu đó. Đồng thời kinh tế học khi nói nhu cầu là chỉ chú ý mặt lợi ích, hơn nữa chỉ là lợi ích kinh tế như là động lực và mục đích hoạt động. Sản xuất là để tiêu dùng. Nhưng trong kinh tế học cũng chưa nghiên cứu sâu vế nhu cầu kinh tế và lợi ích kinh tế, dù rằng có chú ý vấn đề lợi ích kinh tế.
Các khoa học chính trị xã hội, thường ít đề cập tới nhu cầu, nhưng khi đề cập thì chỉ xem xét ở góc độ chính trị xã hội, nhu cầu chi phối như thế nào trong hoạt động chính trị xã hội. Văn hóa học mới xuất hiện cũng trong tình trạng đó. Khoa học này mới xem xét nhu cầu văn hóa, nhu cầu trong văn hóa, nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ, nhu cầu thẩm mỹ và giá trị, mà chưa xem xét văn hóa nhu cầu. Ở góc độ này có nhiều vấn đề phải nghiên cứu.
Trong lịch sử triết học, ta thấy triết học Phật giáo có đề cập tới nhu cầu ở góc độ hạn chế nhu cầu- dục vọng: tham -sân - si để tránh điều ác, làm điều thiện trong tu hành. Trong triết học Khổng tử thì vấn đề nhu cầu cũng không xem xét riêng, dù có chú trọng nhu cầu đạo đức khi nói về con người đạo đức. Trong triết học phương Tây, thì cũng có đề cập tới nhu cầu, đặc biệt là Hêghen, nhưng ông chỉ chú ý nhu cầu tinh thần, khi nói con người là một thực thể nhu cầu thì cũng là một thực thể nhu cầu tinh thần. Phạm trù nhu cầu cũng chưa bao giờ là phạm trù trung tâm trong triết học. Đối với triết học Mác và Lênin thì các ông có kế thừa khái niệm nhu cầu khi xem xét các vấn đề kinh tế xã hội, xem xét cội nguồn lịch sử, chẳng hạn cho rằng, không có nhu cầu thì không có sản xuất, sản xuất là hành động lịch sử dầu tiên; hoặc khi có nhu cầu xã hội thì khoa học có bước tiến nhảy vọt; hoặc người ta chỉ chú ý xem xét ý thức của con người mà không thấy rằng ý thức là phản ánh nhu cầu sống của họ (Ăng ghen). Nhưng triết học của các ông là triết học mà trọng tâm là xem xét quan hệ vật chất- ý thức, nhận thức - thực tiễn, mâu thuẫn và các quan hệ biện chứng trong vận động phát triển cuả thế giới, quan hệ sản xuất- lực lượng sản xuất- kiến trúc thượng tầng, giai cấp - đấu tranh giai cấp, quần chúng và cá nhân, con người và sự tha hóa, giải phóng con người, con người tự do... Vấn đề con người trong triết học Mác đó được nghiên cứu sâu sắc, tạo ra bước ngoặt mới trong học thuyết triết học về con người nhưng các thế hệ sau Mác chưa chú ý phát triển thành hệ thống phạm trù của một học thuyết triết học riêng như học thuyết hình thái kinh tế xã hội. Cũng như vậy, vấn đề nhu cầu chỉ xem xét về mặt tâm lý, còn về mặt triết học đó không được các nhà triết học xem xét ở cấp độ giáo trình, cấp độ cơ bản, dù gần đây có một số công trình nghiên cứu.
Khi nghiên cứu sâu vấn đề con người ở tầm triết học cơ bản, không thể không nghiên cứu sâu vấn đề nhu cầu. Bởi vì con người không chỉ là một động vật có hoạt động thực tiễn và có ý thức mà còn là cả một thực thể với hệ thống nhu cầu sinh học- xã hội thấm đượm tinh thần văn hóa ngày càng cao. Hơn nữa không từ nhu cầu thì không thể hiểu hoạt động thực tiễn và có thức của con người. Chúng ta không thể không xem xét nhu cầu với vấn đề nhận thức và hoạt động thực tiễn của họ khi nhu cầu là động lực thúc đẩy và quy định khuynh hướng hoạt động, là cái nằm chiều sâu và trung tâm trong định hướng hoạt động của con người. Không hiểu nhu cầu không hiểu thấu đáo bản chất con người, động lực phát triển của con người và xã hội. Vị trí và vai trò tác dụng của các nhu cầu tác động đến họ như thế nào: đâu là nhu cầu gốc, nhu cầu cao nhất trong hệ thống các nhu cầu; nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội trong sự chuyển hóa giữa chừng…
Tóm lại là nhu cầu và con người là vấn đề xã hội và nhân văn, là vấn đề ở tầm triết học căn bản, đặc biệt trong triết học nhân văn- triết học mới về con người.
Như thế, nhu cầu là khái niệm phổ biến trong các khoa học xã hội- nhân văn và tác động phổ biến trong đời sống phát triển của con người và xã hội. Phạm trù nhu cầu là phạm trù của triết học xã hội và triết học nhân văn. Do đó, cần xây dựng phương pháp luận nhận thức nhu cầu về mặt triết học, tức là xem xét nhu cầu trong quan hệ chủ thể- khách thể, khách quan - chủ quan; xem xét nhu cầu trong quan hệ mâu thuẫn biện chứng và quan hệ biện chứng nói chung ; xem xét nhu cầu trong sự vận động biến đổi, chuyển hóa của nó giữa nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu, giữa các nhu cầu; xem xét nhu cầu trong quan hệ nhận thức và hoạt động của con người và xã hội với tư cách cộng đồng người; xem xét nhu cầu với bản chất của con người; nhu cầu với tư cách là động lực của sự phát triển con người và xã hội, v.v…
Như thế là triết học nghiên cứu nhu cầu như một đối tượng riêng (khác các khoa học khác đã nghiên cứu) vừa có tính tích hợp liên ngành vừa có tính phổ quát triết học và có ý nghĩa lý luận ở tầm cơ bản, ở tầm thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận thật sự. Tức là khi nghiên cứu con người hay xã hội không chỉ xem xét ở góc độ hình thái kinh tế xã hội, hay vật chất và tinh thần… mà còn rất cần xem xét ở góc độ nhu cầu và lợi ích.
Từ đó, phải xem lại, nghiên cứu hệ thống các khái niệm có liên quan tới nhu cầu với tính cách là phạm trù triết học. Đó là các phạm trù chính như các phạm trù, khái niệm: nhu cầu- lợi ích- giá trị- động cơ- mục đích- hoạt động thỏa mãn nhu cầu- định hướng nhu cầu- hiệu quả xã hội- sự phát triển nhân cỏch- sự phát triển xã hội…; nhu cầu cơ bản -nhu cầu bức bách, nhu cầu cao nhất- nhu cầu gốc, nhu cầu phát sinh…
Về mặt thưc tiễn, phải điều tra xã hội học về nhu cầu, phân tích nhu cầu một cách toàn diện…để từ đó làm phong phú cho lý luận về nhu cầu, đồng thời làm cơ sở cho các hoạch định chính sách cũng như hoạt động thực tiễn có hiệu quả. Nhưng trước hết phải nghiên cứu sâu về mặt lý luận.
Theo chúng tôi, phạm trù nhu cầu là một phạm trù cơ bản, xuất phát của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật nhân văn, chứ không chỉ là phạm trù kinh tế học hoặc tâm lý học. Vì nó liên quan tới hoạt động sáng tạo lịch sử của con người và xã hội, động lực phát triển của con người và xã hội. Chính Mác có nói: không có nhu cầu không có sản xuất; hoạt động sản xuất để thỏa mãn nhu cầu là hành vi lịch sử đầu tiên, và thông qua hoạt động của con người, nó cũng là nhân tố quan trong nhất quyết định sự phát triển của xã hội. Điều này đúng cả trong sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và đấu tranh xã hội. Phạm trù nhu cầu có tính phổ quát, có ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và giải thích lịch sử. Đó đó cần trình bày một chương về nhu cầu-lợi ích và động lực của sự phát triển xã hội trong giáo trình triết học. Đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu sâu hơn nữa về mặt triết học vừa làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn vừa để hoàn chỉnh giáo trình triết học phục vụ công tác đào tạo.
Vậy, bản chất, nội dung của phạm trù nhu cầu cần được hiểu thế nào cho đúng?
Có người cho rằng: Nhu cầu là phạm trù mang bản chất tinh thần. Các lập luận như sau: nhu cầu là "đòi hỏi "của con người "muốn " có những điều kiện để thỏa mãn sự tồn tại và phát triển. "Đòi hỏi", họ hiểu là ý thức, tức là mong muốn, chỉ có con người mới có nhu cầu, động vật không có nhu cầu; khi một người mất khả năng ý thức thì họ không có nhu cầu về ăn, về học tập chẳng hạn; cái thỏa mãn nhu cầu thì có thể là cái vật chất, còn bản chất của nhu cầu là thuộc về ý thức, thuộc về cái chủ quan; nguồn gốc nhu cầu là vật chất nhưng nhu cầu là ý thức, là cái chủ quan..Và như vậy thì nói đến con người chỉ cần nói ý thức và hoạt động thực tiễn, không cần trình bày nhu cầu như là một phạm trù độc lập trong triết học xã hội.
Nếu cho rằng nhu cầu là Phạm trù mang bản chất tinh thần thì quả là một sự hiểu lầm dẫn tới sai một cách căn bản. Vì sao? Bởi vì:
1- Nhu cầu xuất phát từ đặc điểm và trạng thái cấu tạo của cơ thể của cơ thể động vật (trong đó có con người) mà trong quá trình sinh tồn trong môi trường và quan hệ với cái khác đòi hỏi được đáp ứng để tồn tại, đòi hỏi này là quan hệ vật chất, tương tác biện chứng giữa cơ thể và môi trường sống. Nhu cầu là cơ năng, trạng thái thiếu thốn bên trong của cơ thể, là cái trung gian giữa cá thể với môi trường và và người khác. Người mất trí cũng phải ăn mới sống được. Ở con người nhu cầu sinh tồn và phát triển cũng xuất phát từ đặc điểm cấu tạo cơ thể, như Mác có nói, là có thể trở thành nhu cầu trong quan hệ xã hội nhất định. Chính vỡ vậy, không cú nhu cầu không có sản xuất. Nhưng chính sản xuất đó mở rộng, nâng cao nhu cầu, sản xuất không ngừng sản sinh ra nhu cầu. Với ý nghĩa đó ta nói rằng xã hội sinh ra nhu cầu, các cá thể xã hội cũng hiểu tương tự như vậy. Cả đời sống xã hội, môi trường khách quan và trạng thái cơ thể, cả hai mặt cơ bản đó tác động lẫn nhau tạo ra nhu cầu. Nhu cầu như thế trước hết và xét đến cùng là mang tính khách quan.
2- Nhu cầu của con người có nhu cầu vật chất (nhu cầu sinh học, nhu cầu kinh tế…), có nhu cầu tâm lý, ý thức, tinh thần.. Riêng cách phân loại như vậy cũng không thể nói nhu cầu là thuộc về tinh thần. Nhưng cần nói thêm rằng con người là chủ thể có ý thức. Mọi cái liên quan tới hoạt động của con người, kể cả nhu cầu, đều phản ánh qua đầu óc của họ như Angnghen đã nhấn mạnh. Một người chẳng hạn mất trí nhớ, mất khả năng ý thức thì họ vẫn phải "ăn" để sống tuy họ không đòi ăn. Cái họ "đòi hỏi '" hay "mong muốn" có cái để thỏa mãn này chỉ là nhu cầu phản ánh vào ý thức. Sự đòi hỏi của ý thức và đòi hỏi có ý thức - đòi hỏi như một quan hệ khách quan là khác nhau.
Có người nhấn mạnh nhu cầu là cái cần thiết (khái niệm này quá rộng không chính xác) của cơ thể, hoặc trạng thái thiếu thốn, hoặc căng thẳng (mang tính tâm lý) của chủ thể. Người thì nhấn mạnh sự đòi hỏi, mong muốn của chủ thể…Theo chúng tôi, thực chất phạm trù nhu cầu về mặt triết học, là trạng thái thiếu thốn, mất cân bằng của chủ thể (cá nhân, cộng đồng xã hội) và sự đòi hỏi được thỏa mãn để tồn tại và phát triển trong một xã hội nhất định. Nhu cầu vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, nó cũng thể hiện quan hệ xã hội của con người một cách cụ thể trước hết về mặt kinh tế xã hội.
Chính trên cơ sở hiểu bản chất nhu cầu như là một mâu thuẫn như vậy, cho ta nhận thức rõ hơn vai trò động lực của nhu cầu, tức là nhu cầu với tư cách là động lực của sự phát triển con người -cá nhân và tư cách xã hội. vai trò động lực của nhu cầu, có người nhấn mạnh thuộc là cái có tính thúc đẩy hoạt động của con người và xã hội (mạnh yếu, nhanh chậm… )Điều đó đúng, nhưng theo chúng tôi còn có thuộc tính cơ bản nữa là tính quy định phương hướng của hoạt động (nhu cầu vật chất hay tinh thần, cá nhân hay xã hội, và sự kết hợp giữa chúng như thế nào, chính đáng hay không chính đáng..) . Nhu cầu là động lực của sự phát triển về thực chất là những cái thúc đẩy, cuốn hút và qui định hoạt động, định hướng hoạt động của con người và xã hội. Nhu cầu như thế là một mâu thuẫn biện chứng, tức là giữa nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu, sự tác động tương hợp ấy chứ không riêng mặt nào là động lực của sự biến đổi xã hội. Nói cụ thể là nhu cầu biến thành lợi ích- cái thỏa mãn nhu cầu, lợi ích thành động cơ và từ đó chi phối trực tiếp hoạt động của con người và của xã hội. Chính vì vậy, cái chủ yếu thúc đẩy mạnh mẽ nhất hoạt động của con người là lợi ích và xử lý các quan hệ lợi ích.
Hoạt động của con người, các cộng đồng người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và lợi ích của mình và của xã hội là động lực thực tế của sự biến đổi và phát triển xã hội.
Nhưng cần phải hiểu hệ thống vấn đề ở chiều sâu của nó: quy luật- nhu cầu- lợi ích- động cơ- hoạt động. Hoạt động của con người thực chất là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu và tạo ra nhu cầu. Từ đó ta nhận thấy rằng, trong chuỗi nhân quả hoạt động lịch sử là: nhu cầu- hoạt động - nhu cầu, chứ trước hết, không phải là : hoạt động- nhu cầu- hoạt động, như có người quan niệm. Đúng như Mác nói, không có nhu cầu không có sản xuất, nhưng chính sản xuất cũng làm nảy sinh và mở rộng nhu cầu, làm cho nhu cầu được thỏa mãn một cách cụ thể, khác nhau.
Với ý nghĩa đó, hoạt động của con người, các cộng đồng người, nhất các giai tầng tiến bộ, là động lực hiện thực trực tiếp của xã hội và lịch sử. Theo Lênin, giai cấp công nhân là sản phẩm của lực lượng sản xuất tiên tiến, nhưng chính giai cấp đó chi phối tính chất của thời đại, và thúc đẩy thời đại tiến lên. Và cũng chính vì vậy, mà Hồ Chí Minh cho rằng công - nông - trí thức là động lực cơ bản của cuộc cách mạng dân chủ mới và cả cách mạng xã hội chủ nghĩa.
IV- Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến nhu cầu-lợi ích của nhân dân trong sự nghiệp phát triển kinh tế và văn hóa
Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là sự nghiệp giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà mà quan trọng hơn là xây dựng nước ta thành một nước dân chủ, giàu mạnh, văn minh tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Mục đích của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân (Xem: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.10, tr.159 )
Trước khi đi xa, trong Di chúc, Người đề cập đến những vấn đề quan trọng của cách mạng mà nổi bật nhất là vấn đề Đảng, vấn đề phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống của nhân dân. Ở đây, Người nói rằng Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để thực hiện nhiệm vụ trọng đại ấy của chủ nghĩa xã hội.
Tất nhiên, để thực hiện những nhiệm vụ cách mạng đúng đắn về chính trị, kinh tế, văn hóa, những người cách mạng không phải chỉ cần hiểu rõ những quy luật, những hoàn cảnh cụ thể của đất nước và thời đại mà điều quan trọng hơn, trực tiếp hơn là hiểu rõ những nhu cầu, lợi ích cơ bản, bức thiết của con người, của nhân dân, của các tầng lớp xã hội cụ thể trong từng thời kỳ. Vấn đề nhu cầu và lợi ích là vấn đề lớn, căn bản của đời sống xã hội với tư cách là cơ sở, động lực trực tiếp của mọi hoạt động của con người, những cộng đồng người; đồng thời thông qua đó được biểu hiện như là những động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, những động lực lịch sử. Những vòng khâu của hiện thực ở đây là hoàn cảnh, hiện thực lịch sử với những con người đang sống và hoạt động những quy luật những nhu cầu những lợi ích những động cơ những chủ trương, giải pháp những hoạt động những biến đổi kinh tế xã hội những nhu cầu được thỏa mãn và nảy sinh những nhu cầu mới. Tất nhiên về mặt lý luận, chúng ta thấy rằng Hồ Chí Minh ít bàn lý luận về nhu cầu. Người nói nhiều về lợi ích mà lợi ích là sự thể hiện của nhu cầu được nhận thức, được thực hiện.
Nghiên cứu toàn bộ trước tác Hồ Chí Minh và cuộc đời hoạt động của Người, ta thấy Người hiểu sâu sắc tâm lý, nguyện vọng của nhân dân, lợi ích và nhu cầu của nhân dân. Những lợi ích và nhu cầu thiết thân đó của nhân dân được Hồ Chí Minh nhận thức coi như của chính mình và Người đã cùng toàn Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện những nhu cầu và lợi ích ấy thông qua đường lối, chính sách, luật pháp, những cơ chế, những giải pháp... phù hợp với từng thời kỳ và từng đối tượng. Có thể nói nhận thức về nhu cầu và lợi ích, quan tâm và xuất phát từ những nhu cầu và lợi ích ấy của nhân dân, mà đề ra các chủ trương chính sách, mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng, tổ chức nhân dân phát triển sản xuất, xây dựng kinh tế văn hóa, thực hành tiết kiệm chống tham ô và lãng phí... là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Nói gọn lại là tư duy Hồ Chí Minh về nhu cầu và lợi ích của nhân dân là tư tưởng có giá trị phương pháp luận, chỉ đạo thực tiễn hết sức sâu sắc. Tư duy đó cũng toát lên tinh thần dân chủ, tinh thần thực tiễn, khách quan, tinh thần nhân văn trong suy nghĩ và hành động của Người và cũng là của Đảng ta. Tất nhiên đó là phần chìm của một tảng băng. Phần nổi ta thường thấy là nói về cách làm, cách thực hiện, sự quan tâm đến những lợi ích thiết thực của nhân dân và tất cả những chỉ dẫn đó hết sức phong phú, cụ thể, không chỉ có giá trị nhất thời mà còn có giá trị lâu dài.
Chính vì tầm quan trọng như vậy mà một lần nữa trước khi đi xa, trong Di chúc của mình, Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh: Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đó là một trong những tư tưởng cơ bản quan trọng nhất của Người và cuối cùng được thể hiện trong Di chúc, tiếp tục chỉ đạo sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và nhân dân ta đã tìm được một đường lối, một kế hoạch tốt nhất để phát triển kinh tế xã hội. Toàn bộ hoạt động như là phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, công nghiệp hóa - hiện đại hóa, dân chủ hóa và nhân văn hóa xã hội phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cũng nhằm vào nâng cao đời sống của nhân dân. Tất nhiên, đời sống của nhân dân phụ thuộc vào trình độ phát triển, thành tựu đạt được của đất nước nhưng bằng mọi cách phải ưu tiên nâng cao đời sống từng bước của nhân dân. Vì chính nó là động lực, bản chất, và mục đích thực sự của chế độ mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng chính là vấn đề con người, vấn đề gốc của tất cả mọi vấn đề. Hồ Chí Minh có nói rằng, có độc lập tự do mà dân chết đói, chết rét thì độc lập tự do đó không có ý nghĩa gì. Dân chỉ hiểu giá trị của độc lập tự do và của chủ nghĩa xã hội ở chỗ được ăn no, mặc đủ, được học hành, được mở rộng quyền dân chủ, được sung sướng, hạnh phúc. Người cũng còn nói rằng đầu tư xây dựng nhà máy là cần, nhưng trước hết là đầu tư xây dựng con người, phải giải quyết đời sống cho nhân dân chứ không bắt buộc họ “thắt lưng buộc bụng” mãi được, vì chính con người và nhân dân, làm ra tất cả. Hồ Chí Minh đã lấy việc phục vụ nhân dân phấn đấu cho đất nước được hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, nhân dân được ấm no hạnh phúc, mọi người thoát khỏi nghèo đói và bất hạnh... là mục đích và cũng là hạnh phúc lớn nhất của đời mình. Người suy tư trăn trở đi vào cuộc sống của nhân dân để hiểu sâu thực tiễn, hiểu rõ nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng, tâm lý... của nhân dân để làm cho mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước mang laùi hiệu quả thiết thực. Có như vậy thì Đảng và Chính phủ mới làm tròn được vai trò lãnh đạo, và vai trò đầy tớ của nhân dân. Bởi vì bao nhiêu quyền lực và lợi ích đều ở nơi dân. Do đó việc gì lợi cho dân thì ta phải hết sức làm; việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh.
Đảng và Nhà nước phải hiểu rõ, phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân, thực hiện nó trong phương hướng hành động không chỉ ở cấp Trung ương mà rất quan trọng trước hết là ở cấp địa phương, cơ sở nơi gắn liền trực tiếp với đời sống của nhân dân. Nếu ở cấp cơ sở mà không làm được điều đó thì không thể lãnh đạo và phục vụ được nhân dân. Thậm chí có nơi còn xâm phạm, đi ngược lại nhu cầu, lợi ích của nhân dân, làm cho nhân dân bất bình và xuất hiện những "điểm nóng". Thực hiện tốt cơ chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân, đối thoại với nhân dân một cách trung thực và thoải mái, tôn trọng sự thật, tôn trọng con người những cách thức tốt nhất để hiểu rõ được nhu cầu và lợi ích của nhân dân, biến nhận thức đó thành chủ trương chính sách để để nhân dân thực hiện tốt nhất công cuộc xây dựng kinh tế và văn hóa mới. Do đó, muốn đưa được nghị quyết vào cuộc sống thì trước hết phải đưa cuộc sống vào nghị quyết.
Như thế, có thể khẳng định rằng có hiểu rõ nhu cầu và lợi ích của nhân dân một cách toàn diện trên tất cả các mặt, nhất là về mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội thì mới gọi là hiểu dân, tôn trọng và đề cao dân, phục vụ và động viên được nhân dân vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Ta thường nói cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, nhưng nhân dân bao giờ cũng gắn liền với nhu cầu, lợi ích, sinh tồn và phát triển. Vì con người hay nhân dân cũng là một "thực thể nhu cầu" (Hêghen). Do đó, cần phải nhận thức đúng đắn về những nhu cầu và lợi ích của dân mà đề ra chủ trương đường lối, phát động phong trào quần chúng hành động cách mạng xây dựng kinh tế và văn hóa. Và cũng từ đó thì mới mong có được hành động tự giác, rộng lớn, lâu bền của nhân dân. Chính Ăngghen đã lưu ý rằng không phải lợi ích đơn lẻ, tạm thời mà lợi ích căn bản, lâu dài của số đông mới là điều có ý nghĩa quyết định và là động lực thúc đẩy phong trào tiến lên lâu bền chứ không phải phong trào mang tính lửa rơm. Mọi lý tưởng mà không gắn với lợi ích thì lý tưởng đó sẽ bị sỉ nhục. Hêghen cũng nói chính lợi ích đã thúc đẩy các dân tộc tiến lên. Động lực sâu xa của lịch sử không phải là trí tuệ mà là nhu cầu và lợi ích. Do đó, nói đến con người mà chỉ nói ý thức, tư tưởng mà không nói về nhu cầu, lợi ích là chưa hiểu được con người từ chiều sâu hiện thực của nó.
Nhìn lại quá trình phát triển kinh tế - xã hội cuỷa đất nước, có thời kỳ do quan liêu, thói quen bao cấp trong suy nghĩ và hành động, chúng ta đã xa dân không hiểu sâu sắc được nhu cầu và lợi ích thiết thực của nhân dân, nhiều chủ trương và chính sách không cuộc sống, không đi vào được lòng dân, không được nhân dân tự giác thực hiện, do đó nhiều chủ trương không thực hiện được hoặc chỉ thực hiện trong một thời kỳ, sau đó kém hiệu quả, đi vào bế tắc, thậm chí phá sản. Đại hội Đảng lần thứ VI đã phân tích sâu sắc bài học xa dân, không đáp ứng được những nhu cầu, lợi ích thiết thực của nhân dân và làm sai quy luật. Trong thời kỳ đổi mới không phải mọi điều đều xuôi chèo mát mái nhưng đã chứng tỏ rằng làm đúng quy luật, đáp ứng tốt nhu cầu và lợi ích thiết thân của nhân dân, của các thành phần kinh tế, của các giai tầng và tổ chức kinh tế, xã hội cũng như từng cá nhân sẽ tạo ra những động lực thật sự của sự phát triển, phục hưng đất nước (chủ trương khoán 100, khoán 10 trong nông nghiệp là một ví dụ sinh động). Điều này cũng đã có bài học từ chính sách kinh tế mới (NEP) của Lênin.
Không thể nói hoàn cảnh khách quan, quy luật khách quan, nhân dân, con người chung chung mà không nói đến những nhu cầu, lợi ích cơ bản thiết thân của họ. Nhận thức về nhu cầu và lợi ích là một nhận thức cơ bản trong nhận thức luận xã hội, nhận thức luận nhân văn. Trong giáo dục và nghiên cứu lý luận, trong nghiên cứu xã hội học nếu chỉ nói về kết cấu xã hội, những hoàn cảnh của con người mà không nghiên cứu về nhu cầu và lợi ích thì chúng ta không thể hiểu chính xác thực tiễn, không thể hiểu được nhân dân và chắc chắn là không có được những giải pháp và hành động thiết thực. Lý luận về nhu cầu và lợi ích, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như của chủ nghĩa Mác nói chung và của những nhà khoa học nghiên cứu về nhu cầu và lợi ích phải được hệ thống hóa, kế thừa, phát triển và đưa vào chương trình giáo dục lý luận để trang bị cho cán bộ về ý thức và phương pháp luận nhận thức nhu cầu và lợi ích, xuất phát từ đó để hành động. Không có con đường nào khác và cách thức nào khác để hoạt động xã hội có hiệu quả nếu không hiểu môi trường xã hội, trình độ phát triển kinh tế và con người, đặc biệt là những nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng chính đáng của họ (như là nhu cầu về ăn, ở, học hành, đi lại, vui chơi, giải trí, phát triển kinh tế - văn hóa, phát triển con người tự do và toàn diện). Cần phải tiếp tục đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy về vấn đề này.
Đất nước ta từ chiến tranh sang hòa bình, từ chế độ bao cấp chuyển sang chế độ kinh tế thị trường, từ nền kinh tế lạc hậu đến nền kinh tế phát triển, từ phát triển khép kín đến mở cửa hội nhập quốc tế, phát triển một cách toàn diện về cả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phát triển cả vùng đô thị và vùng nông thôn, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa... đã làm nảy sinh những nhu cầu đa dạng và phong phú cả về số lượng và chất lượng trong sản xuất và tiêu dùng, trong đời sống xã hội và cả trong tâm linh con người vẫn hết sức sâu sắc tinh tế và phức tạp. Ở đây, có những đặc thù xét từ góc độ không gian và thời gian về các loại nhu cầu ở mức độ của nó (cả những nhu cầu chính đáng và không chính đáng). Ngày nay, muốn phát triển một cách vững chắc và nhanh chóng thì phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về nhu cầu và lợi ích, để đáp ứng nhu cầu, lợi ích ngày càng đa dạng, càng cao của nhân dân. Trong mọi hành động của Đảng, Nhà nước. Đó là một vấn đề hết sức nhạy cảm và hệ trọng, là bí quyết của mọi bí quyết để phát triển.
Khi bàn về động lực lịch sử, động lực phát triển kinh tế - xã hội, xét ở góc độ hình thái xã hội cũng như những hoạt động của cộng đồng người, chúng ta thường nói mâu thuẫn là động lực của sự phát triển, hoặc nhu cầu lợi ích là động lực của lịch sử, thông qua hoạt động cuỷa con người. Hai cách nói khái quát này về động lực là thống nhất (không kể các hình thức và cấp độ động lực cụ thể). Bởi vì các quy luật xã hội đều thể hiện ở những nhu cầu và lợi ích của con người. Nhu cầu lợi ích cũng là một mâu thuẫn và đó chính là động lực trực tiếp cụ thể sinh động, nhạy cảm nhất thúc đẩy con người hoạt động sinh tồn và phát triển thông qua đó họ là ra lịch sử có ý thức hoặc không có ý thức, tự giác và tự phát. Chúng ta đang xây dựng xã hội mới một cách tự giác và có tổ chức thì phải nhận thức và định hướng được hệ thống những nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, những nhu cầu sinh tồn, phát triển của nhân dân và giải quyết tốt những mối quan hệ lợi ích nảy sinh từ những nhu cầu ấy với tư cách là mâu thuẫn của cuộc sống.
Tư tưởng và tư duy Hồ Chí Minh thể hiện trong Di chúc cũng như trong những tác phẩm của Người đều gợi cho ta những suy nghĩ về vấn đề đó. Với tư cách là người lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, Hồ Chí Minh ít có dịp bàn lý luận về nhu cầu và lợi ích, nhưng bằng việc chỉ đạo và hoạt động cụ thể, đã cho ta bài học sâu sắc về vấn đề nhu cầu và lợi ích của nhân dân trong sự phát triển kinh tế - xã hội để không ngừng nâng cao đời sống cho họ. Giá trị triết học xã hội và nhân văn của tư tưởng đó là có tính bền vững, lâu dài mà chúng ta không bao giờ được quên. Đây là một vấn đề của tư tưởng Hồ Chí Minh cần được nghiên cứu sâu sắc và có hệ thống. Chính vì vậy, chúng tôi, xin nêu ra như một hướng nghiên cứu mới rất đáng quan tâm cả về mặt khoa học và thực tiễn. Và có thể khẳng định rằng vấn đề về nhu cầu và lợi ích của nhân dân là một trong những cơ sở lý luận và thực tế để Hồ Chí Minh viết nên những dòng tâm huyết lay động lòng người trong Di chúc. Đó là một trong những nét đặc sắc của tư duy và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành