Quan niệm của Hêgen về bản chất của triết học

06:40 CH @ Thứ Tư - 22 Tháng Tám, 2007

Trong số các nhà triết học vĩ đại nhất, không thể không kể tới Gióocgiơ Vinhem Phriđrích Hêgen (1770-1831) - người đã cùng Lút vích Phoiơbăc và các nhà triết học Đức đương thời khác tạo ra một trong những tiền đề lý luận cần thiết cho việc hình thành chủ nghĩa Mác. Không chỉ là đại biểu tiêu biểu của nền triết học cổ điển Đức, Hêgen đã đem lại cho triết học địa vị vốn có và sứ mệnh cao cả của nó trong đời sống tinh thần nhân loại. Với những luận cứ sâu sắc và có cơ sở khoa học, Hêgen đã làm sáng tỏ đối tượng, chức năng và phương pháp của triết học, mối quan hệ của triết học với các khoa học khác và qua đó, trình bày một cách khúc chiết, đúng đắn bản chất của triết học.

Gần 2 thế kỷ đã trôi qua kể từ khi hệ thống triết học Hêgen ra đời, song ảnh hưởng của nó trong đời sống tinh thần nhân loại vẫn không ngừng tăng lên. Bởi lẽ, như Ph.Ăngghen đã khẳng định: "Hệ thống Hêgen bao trùm một lĩnh vực hết sức rộng hơn bất cứ hệ thống nào trước kia, và phát triển, trong lĩnh vực đó, một sự phong phú về tư tưởng mà ngày nay người ta vẫn còn ngạc nhiên... Hêgen không những chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa nên những phát biểu của ông tạo thành thời đại... Nếu…đi sâu hơn nữa vào trong toà nhà đồ sộ, người ta sẽ thấy trong đó có vô số những vật qúy giá đến nay vẫn còn giữ được toàn bộ giá trị của chúng... Nói chung, với Hêgen, triết học đã đi đến điểm tận cùng, một mặt vì trong hệ thống của ông, ông đã tổng kết một cách hết sức hùng vĩ toàn bộ sự phát triển của triết học và mặt khác, vì Hêgen, dù không có ý thức, cũng đã chỉ cho chúng ta con đường thoát khỏi cái mớ bòng bong những hệ thống triết học để đi tới sự nhận thức thực sự tích cực về thế giới".

Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, nhân loại đã lập nên biết bao chiến công hiểnhách kể từ ngày Hêgen trở về cõi vĩnh hằng. song nó cũng đã phải hứng chịu biết bao tổn thất nặng nề. Một trong các nguyên nhân gây nên những tôn thất ấy là do chúng ta đã hành động mà thiếu một tư duy tỉnh táo và trước hết là thiếu một tư duy mang đậm sắc thái nhân văn - tư duy triết học, tư duy luôn đặt con người, số phận và khát vọng về tự do của nó lên hàng đầu. Điều đó cho thấy, nhân loại không thể sống thiếu triết học với bản chất nhân đạo vốn có của nó. Và hơn ai hết, chính Hêgen là nhà triết học đầu tiên không những đã ý thức được và nói rõ bản chất nhân đạo ấy của triết học, mà còn luận chứng cho nó một cách sâu sắc và khoa học. VớiHêgen, đấu tranh cho triết học là đấu tranh vì con người và ngược lại, phủ nhận hay khinh thường triết học là triệu chứng của một căn bệnh hiểm nghèo - bệnh thiếu tinh thần.

Trên cơ sở ý thức được một cách đầy đủ và sâu sắc địa vị quan trọng của triết họcHêgen trong lịch sử tư tưởng nhân loại và hơn nữa, từ nhận thức đúng đắn ý nghĩa hiện đại, vai trò lịch sử mới của di sản qúy giá ấy, các tác giả cuốn sách "Quan niệm của Hêgen về bản chất của triết học" đã tái tạo lại cách nhìn nhận, đánh giá của Hêgen về môn khoa học vĩ đại và thực sự nhân văn này.Với một hệ thống đồ sộ như triết học Hêgen, với một lập trường, một thế giới quan duy tâm biện chứng đạt đến điểm đỉnh nhu Hêgen và trong khuôn khô của một cuốn sách, thì việc hoàn thành nhiệm vụ nêu trên quả là hết sức khó khăn. Song, với một sự am hiểu, có thể nói là khá sâu sắc về triết học Hêgen và với một nỗ lực lớn trong cuốn sách này, các tác giả đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ đó bằng một cách tiếp cận độc đáo là chỉ ra nguyên lý xuất phát của hệ thống triết học Hêgen và quá trình ông triển khai nguyên lý đó, nghĩa là làm sáng tỏ bản chất của triết học theo quan niệm của Hêgen.

Trong Chương I: "Hêgen với vấn đề đối tượng và phương pháp của triết học", bằng cách tiếp cận nêu trên, các tác giả đã cố gắng tái tạo quan niệm của Hêgen về triết học thông qua cách mà Hêgen xác định đối tượng của triết học, sự khác biệt giữa triết học và các khoa học khác, phương pháp của triết học từ xuất phát điểm hết sức độc đáo là nguyên lý về sức mạnh tuyệt đối của lý tính. Ở đây, các tác giả cuốn sách đã chỉ rõ, trong quan niệm của Hêgen, triết học có nhiệm vụ tìm kiếm bản nguyên đầu tiên của thế giới. Song, từ lập trường duy tâm khách quan và do sự tác động của các thành tựu văn minh trong thời đại mình, Hêgen đã coi lý tính là bản nguyên đầu tiên của thế giới và qua đó, ông đã thần thánh hoá lý tính, lấy nguyên lý về sức mạnh tuyệt đối của lý tính làm nguyên lý xuất phát cho hệ thống của mình. Các tác giả khẳng định, ở Hêgen, lý tính là vạn năng, có sức mạnh vô tận, tuyệt đối...chi phối tất cả các bình diện của một hệ thống triết học đồ sộ". Cũng như mọi hệ thống triết học khác, hệ thống triết học Hêgen được triển khai trên cơ sở luận chứng cho nguyên lý xuất phát đó từ nhiều phương diện khác nhau có liên quan mật thiết với nhau. Một đặc trưng nổi bật khác trong hệ thống triết học Hêgen, theo các tác giả, là ở chỗ, Hêgen đã giải quyết mọi vấn đề triết học trên nền tảng lịch sử tư tưởng triết học vô cùng phong phú, trước hết là tư tưởng triết học của các nhà triết học cổ điển Đức I.Cantơ, Phíchtơ, Senlinh. Hêgen "luôn quan niệm triết học của ông là sự kế tục và kết quả phát triển lịch sử của tu tưởng triết học. Và, trên thực tế, cái nuôi dưỡng triết học Hêgen không những là nền triết học Đức trực tiếp tồn tại trước nó... mà còn là toàn bộ lịch sử triết học".

Sau khi phân tích những luận chứng của Hêgen cho nguyên lý về sức mạnh tuyệt đối của lý tính từ sự phê phán quan niệm của I.Cantơ về tu duy (trong mục III - “Quan niệm của Hêgen về tư duy", các tác giả tiếp tục lý giải quan niệm của ông về sự khác nhau giữa triết học và nghệ thuật, tôn giáo. lịch sử triết học và các khoa học thực nghiệm. Cả trong vấn đề này, các tác giả cuốn sách cũng chỉ ra cho độc già thấy, ở Hêgen có những tư tưởng biện chứng sâu sắc, phản ánh chính xác hơn là phỏng đoán) một cách đúng đắn mối quan hệ giữa các lĩnh vực nhận thức này. Phần cuối của Chương này - "Một số nhận xét về phương pháp và đối tượng của triết học Hêgen", các tác giả đã đưa ra những nhận xét khái quát đối với những luận điểm của Hêgen về đối tượng và phương pháp của triết học. Với Hêgen, phương pháp triết học là phương pháp biện chứng, nó có nhiệm vụ luận chứng cho các cơ sở, tiền đề của triết học và qua đó, không những làm cho triết học thành một khoa học, mà còn phân biệt khoa học triết học với các khoa học khác. Đánh giá quan niệm của Hêgen về đối tượng của triết học, các tác giả viết: "Triết học chính là lĩnh vực hoạt động tinh thần nhằm khảo cứu cuộc sống , hoạt động của con người với tư cách một chỉnh thể xác định trong mối liên hệ với thế giới với tư cách một chỉnh thể. Đặc điểm này chứng tỏ rõ triết học là thế giới quan... Nó đặt ra các văn đề quan trọng nhất đối với con người...với tư cách một khoa học...Triết học không những phải dạy chúng ta cách thức xây dựng một khoa học mà cả cách thức xây dựng cuộc sống đích thực người...Triết học là sự chỉ đạo hành động, chỉ đạo cuộc sống".

Từ những đánh giá, nhận xét xác đáng quan niệm của Hêgen về bản chất của triết học trong toàn bộ hệ thõng triết học của ông, các tác giả đã trình bày một cách cụ thể hơn vấn đề này trong các tác phẩm triết học chủ yếu của Hêgen -"Hiện tượng học tinh thần", "Khoa học lôgíc", "Triết học tinh thần" ở Chương II và Chương III của cuốn sách.

Ở đây, một lần nữa, các tác giả cuốn sách chỉ rõ, nguyên lý về sức mạnh tuyệt đối của lý tính vẫn được Hêgen coi là nguyên lý xuất phát để giải quyết mọi vấn đề khác.Chính lập trường duy lý cực đoan đó đã tạo ra cả ưu điểm lân khuyết điểm của triết học Hêgen. "Lập trường triết học duy lý chủ nghĩa, các tác giả cuốn sách kết luận, đã cho phép Hêgen tạo dựng được một quan niệm chứa đựng rất nhiều hạt nhân hợp lý về bản thân triết học với tư cách một quá trình lịch sử có biện chứng riêng của mình. Hêgen quan niệm hệ thống triết học của ông là sự kế thừa và "vượt bỏ " tất cả các hệ thống triết học trước đó. Và đây là một đóng góp to lớn của Hêgen. Nhưng tuân thủ nguyên lý vê sức mạnh tuyệt đối của lý tính với tư cách bản nguyên của mọi tồn tại, với tư cách cái tự triển khai và tự nhận thức mình trong tiến trình phát triển lịch sử, Hêgen đã có một quan niệm bao chứa không ít những hạn chế về bản chất của triết học, về quá trình hình thành triết học với tư cách một khoa học".

Có thể nói , toàn bộ nội dung của cuốn sách này nhằm mục đích lý giải và làm sángtỏ thêm những luận điểm nêu trên. Cách tiếp cận độc đáo đó của các tác giả đối với di sản triết học đồ sộ của Hêgen xứng đáng được coi là một khám phá khoa học mang tính gợi mở cho những ai quan tâm tới triết học Hêgen nói riêng, tới lịch sử triết học nhân loại nói chung. Làm rõ đặc trưng bản chất duy lý, tự biện và hết sức trừu tượng trong hệ thống triết học Hêgen, có thể nói, là một công việc không ít khó khăn. Song, với một trình độ hiểu biết sâu sắc về triết học Hêgen, với một sự cố gắng lớn, công trình khoa học đáng trân trọng này đã cho chúng ta thấy vì sao hệ thống triết học của Hêgen cùng với triết học Phoiơbăc nói riêng, nền triết học cổ điển Đức nói chung được coi là một trong những tiền đề lý luận của chủ nghĩa Mác. Rằng triết học Mác đã kế thừa một cách có phê phán và cách mạng như thế nào đối với những di sản tinh thần của quá khứ khi tiếp thu cái "hạt nhân hợp lý" trong triết học Hêgen.

Thiết nghĩ, với việc làm rõ cái "hạt nhân hợp lý " trong hệ thống triết học đồ sộ của Hêgen - phép biện chứng, nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của Hêgen với thuyết không thể biết, đánh giá cao quan điểm về lịch sử, niềm tin của Hêgen vào sức mạnh và khả năng lý tính của con người, các tác giả cuốn sách đã cho độc giả thấy rõ, vì sao cho đến nay, Hêgen và hệ thống triết học của ông đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong tất cả các lĩnh vực của triết học. Công trình khoa học này xứng đáng được coi là một đóng góp bổ ích cho công việc nghiên cứu, giảng dạy và tìm hiểu về nguồn gốc hình thành triết học nói chung, phép biện chứng duy vật nói riêng, cho việc nghiên cứu, giảng dạy và tìm hiểu lịch sử triết học nhân loại.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế nào là một bài viết có tính triết học?

    31/07/2017Nguyễn Hữu ĐễTrao đổi xoay quanh vấn đề đánh giá tính triết học của một bài viết. Tác giả đã luận giải để làm rõ ràng, một bài viết được coi là có tính triết học phải thể hiện được ít nhất một trong những nội dung: 1) Đề cập đến những vấn đề triết học chung, 2) Nêu lên những vấn đề triết học cuộc sống, 3) Đề cập đến những vấn đề của các khoa học khác từ góc độ triết học...
  • Đưa vào triết học (phần 2)

    08/01/2016Nguyễn Văn TrungTrong lớp triết, chỉ tìm hiểu với một thái độ như thái độ ở lớp khoa học, không thể thực sự hiểu được triết lý. Chỉ có thể hiểu được triết lý từ thái độ sống đó mà thôi...
  • Tiến tới một triết học về hợp tác vì sự giải phóng con người

    22/09/2015Nguyễn Trần BạtVượt thời gian là một khả năng tuyệt vời của nhận thức. Khả năng vượt thời gian cho phép người ta có thể truy đuổi, suy ngẫm về tương lai, hay ít nhất là chuẩn bị tiền đề tâm lý để đi đến với nó. Và ngay cả những người hôm nay đã tìm ra công nghệ để đi đến tương lai nếu trong quá trình tiến đến tương lai tiếp theo, tương lai cấp hai, vẫn khư khư giữ lấy bản đồ án của tương lai thứ nhất thì cũng sẽ trở thành kẻ bảo thủ trong giai đoạn thứ hai này. Cơ sở của công nghệ đi đến tương lai là tư duy không ngừng, lựa chọn không ngừng và loại bỏ không ngừng...
  • “Trà dư tửu hậu” và triết học

    05/05/2015Võ Trần Bình PhươngQuanh năm quay cuồng với chuyện làm ăn, bàn chuyện kinh tế, chính trị, thời sự; cuối năm có lẽ là dịp để mỗi chúng ta chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời... Thử một lần không bàn về chuyện kinh tế, TBKTSG đã “trà dư tửu hậu” với nhà nghiên cứu triết học phương Tây Bùi Văn Nam Sơn...
  • Liệu triết học có phải là khoa học không?

    28/04/2010“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.
  • Triết học là gì?

    16/03/2007Đặng Phùng QuânKhi thông tin sự cáo chung, triết học cũng mang ý nghĩa đặt định nhiệm vụ của tư tưởng của thời đại mới. Có thật sự một thời đại đã chấm dứt và một thời đại mới bắt đầu?
  • Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới khách quan

    27/10/2006Vũ Gia HiềnĐể tồn tại, loài người phải thích nghi với môi trường sống của mình, nhưng con người không thích nghi với thế giới bên ngoài một cách thụ động, mà luôn luôn tìm cách biến đổi thế giới đó theo những yêu cẩu cuộc sống của mình. Muốn vậy, con người phải hiểu thế giới xung quanh cũng như về chính bản thân con người. Thế giới quanh ta là gì?
  • Khoa học hiện đại và triết học

    24/09/2006Nguyễn Văn DũngThế giới ngày nay hiện ra như một tấm thảm rộng mênh mông làm bằng nhiều mảnh bị tung toé ra, không sao ghép lại một cáchkhoa họcđược,- điều không giốngnhư người ta nghĩ trước đây. Đầu thế kỷ chúng ta, khoa học đi chậm lại vì đường đi trước mắt không còn tỏ tường. Triết học đã làmcho con đường đó sáng lên. Khoa học đã nhìn thấy gốc của mình ở siêu hình học và từ đó nó vươn vai đứng lên mạnh mẽ như ngày hôm nay...
  • Để triết học thực hiện được nhiệm vụ cao cả của mình

    31/03/2006Phó TS Nguyễn Văn HuyênTiếp cận triết học không thể là cứng nhắc một chiều mà là tiếp cận hệ thống, đa chiều với toàn bộ văn minh mọi thời đại, mọi nền văn hóa theo tinh thần các cấp độ phát triển như vũ bão của khoa học- công nghệ của thế giới hiện nay. Chỉ như vậy, triết học mới thực sự trở thành công cụ sắc bén nhất cho những mục đích cao cả của con người...
  • Đưa vào triết học (phần 3)

    01/03/2006Nguyễn Văn TrungNgười ta thường có thiên kiến cho triết học hay siêu hình học là một môn học không những trừu tượng, khó hiểu mà còn vô ích, vô bổ vì không đi tới đâu. Các triết gia cãi nhau về những vấn đề trong bao nhiêu thế kỷ mà vẫn không đi đến những giải đáp, những kết quả bền vững.
  • Đưa vào triết học

    22/12/2005Nguyễn Văn TrungTrước khi học một môn gì tôi hỏi: Môn đó là gì? Chẳng hạn Vật lý học là gì? Vậy trước khi học triết lý, tôi cũng hỏi triết lý là gì? Và tôi coi việc hỏi như vậy là sẽ tự nhiên đã hẳn là thế, chẳng khác gì tôi hỏi về một vật gì, một việc gì chẳng hạn, cái bàn là gì?
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • xem toàn bộ