Một hành trình triết học hấp dẫn
Có người đã nói đùa: kểvề sách triết học, thì Flancois Jullien là người được in nhiều thứ ba ở Việt Nam, sau Mác và Lê nin. Quả vậy, đến nay đã có tới hơn 10 tác phẩm của ông ra mắt ở nhà xuất bản Đà Nẵng, nhiều cuốn khác sắp xuất bản, và điều khá lạ: những cuốn sách không hề dễ đọc ấy lại bán rất chạy, thậm chí đã có đến 5 cuốn được tái bản, và đến nay cũng không dễ tìm. Đúng là ở nhà triết học này có điều gì đó rất hấp dẫn. Rất có thể ông thuộc một lớp những nhà triết học kiểu mới, những vấn đề của ông, dù rất khó (mà biết học thì bao giờ chả khó!) lại cũng rất gần với đời sống qua mọi người, và có sức lay động lớn. Trước hết về cách tư duy mà các tác phẩm của ông gợi cho ta.
Đi vòng xa một bên ngoài thật xa
Vấn đề của F. Jullien có thể tóm gọn thế này: ông muốn suynghĩ lại về tư duy phương Tây.Làm thế nào để có thể suy nghĩ lại về nền triết học đã có mấy nghìn năm lịch sử vĩ đại ấy? Chỉ có một cách: phải đi ra bên ngoài nó, suy nghĩ về nó từ một cái bên ngoài, thực hiện đối với nó một cuộc giải cấu trúctừ bên ngoài. Bởi khi còn ở bên trong nó, thì chính vì quá gần gũi, quá quen thuộc, ta không thể nào nhận ra được những định kiến lâu đời của nó, vẫn được coi là những chân lý đương nhiên rồi. Phải lạ hoá tư duy đóđi, đẩy nó vào một hoàn cảnh lạ để cho những gì tưởng là đương nhiên trong nó bỗng trở thành không còn là đương nhiên nữa, gây hoang mang cho nó, khiến nó cảm thấy mất an toàn, khiến nó cảm thấy bỡ ngỡ, khiến nó phải tự đặt vấn đề lại, nghẹn nói rằng những định kiến của một nền văn hoá vừa là những điểm xuất phát đồng thời cũng vừa là những điểm mù của nó. Ông muốn phá vỡ những điểm mù đó trong triết học phương Tây.
Đọc F. Jullien trước khi gặp ông, nhiều lần tôi đã nghĩ: tại sao Jullien không hề nói đến Phật giáo, nền triết học cũng là của châu Á và cực kỳ thâm thuý? Về sau tôi hiểu ra: ông không quan tâm đến chỗ nền triết học nào từ âm thấy hơn triết học nào, vấn đề của ông là tìm đến một nơi nào đó thật xa, để cho sự lạ hoá được thật mạnh, càng xa hơn thì hiệu quả càng mạnh hơn. Phật giáo là Ấn Độ, mà Ấn Độ thì vẫn còn thuộc thế giới ngôn ngữ Ấn - Âu, nghĩa là vẫn còn gần châu Âu quá. Ông cố tìm đến một nơi cực xa, đến Viễn Đông, đến minh triết Trung Hoa, nơi không còn chút dính dáng gì vời phương Tây nữa cả về lịch sử, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ... Đẩy triết học phương Tây (mà tiêu biểu, ngọn nguồn Hy Lạp cổ) vào giữa cái phương Đông cực xa ấy, làm một cuộc đối mặt cực đoan nhất: đưa Viễn - Tây đối mặt với Viễn- Đông, khiến nó lạ hoá hoàn toàn, khiến nó bị rúng động, bị lay chuyển cực độ, đến mức phải tự đặt vấn đề lại về những gì nó từng hàng nghìn năm đinh ninh là vĩnh cửu, chẳng còn phải suy nghĩ, bàn cãi gì nữa.
F. Jullien vừa nhà Trung Hoa học, nhà triết học và nhà ngôn ngữ học. Ông hết sức quan tâm đến ngôn ngữ. Ông nêu ví dụ: chẳng hạn quan niệm về cái Nhạt (la Fadeur). Đối với phương Tây, nhạt bao cũng là xấu: một vở kịch nhạt, một tác phẩm nhạt, một cuộc nói chuyện nhạt, một con người nhạt nhẽo… Trong khi đó, đối với phương Đông, Nhạt lại là một đức tính, thậm chí đức tính đó rất cao quýđức tính rất cao quý (đúng ra trong từ Hán - Việt, đây là khái niệm “Đạm”'). Jullien phân tích: Cái Nhạt là ở trên thương nguồncủa Vị, khi Vị còn chưa bị phân rẻ ra thành chua, đắng, ngọt, bùi...phương Tây nắm lấy sự vật khi nó đã bị phân hoá ra thành những thành phần nhỏ cụ thể, nắm lấy chi tiết. Phương Đông, ngược lại, muốn tiếp cận sự vật khi nó còn là cái toàn thể, nắm lấy cái tổng thể, trên ngọn nguồn của sự sống.
Bằng lời nói triết học giữ một mối quan hệ siêu nghiệm với thế giới mà nó lấy làm khách thể, nó thiết lập khách thể ấy bằng lời nói. (Kinh Thánh: “ Khởi đầu là lời", “lời chúa là lẽ thật"). Trong khi đó bậc minh triết lại cần sự im lặng để cho cái hiển nhiên cứ thế hiện ra đấy là “cái vốn nội sinh", "cái tự nó vốn vậy", nênchẳng có gì để nói về nó cả. Bằng cách im lặng ta ngộ ra nó.
Một ví dụ khác: người phương Tây nói Sự vật, một cái đồng nhất, tiếng Trung Quốc hiện đại gọi một sự vật là một cái "đông-tây” (dong xi),tức đối với họ một sự vật bao giờ cũng là một "quá trình” từ Đông sang Tây, một sự vật là một cái đang chuyển từ Đông sang Tây, từ chỗ này sang chỗ khác, trạng thái này sang trạng thái khác, họ nắm sự vật trong mối quan hệ, trong sự thông lộ...
Chiến lược của Jullien: ông làm một cuộc đi vòngsang tận Viễn Đông, để từ đó trở lại với phương Tây của ông qua cuộc đối chiếu lớn đó làm lay chuyển tư duyphương Tây, phát hiện ra những điểm mù của nền triết học đó, thực hiện cuộc “giải cấu trúc" có lẽ là lớn và sâu sắc triệt để nhất từ trước đến nay đối với nó.
Phương thức trí năng của minh triết phương Đông.
Muốn làm được cuộc đối chiếu to lớn và cơ bản đó, đương nhiên phải xuyên thấu được rất sâu vào trình triết phương Đông, mà Juuien coi làmột phương thức trí năng (mode d'intelligibilité), bên cạnh phương thức trí năng của triết học. Nhưng thâm nhập được vào phương thức trí năng của minh triết phương Đông là cực khó. Bới vì đặc điểm quan trọng nhất của minh triết, cái làm cho nó là minh triết lại nằm chính ở chỗ… nó cực kỳ bằng phẳng, nhạt nhẽo vô vị chán phèo…Nó là một mặt phẳng lì hoàn toàn không có bất cứ chỗ gồ lên nào, dù là nhỏ nhất để ta có thể nắm lấy đó, mà bắt đầu thao tác. Vậy làm thế nào đây trước sự phẳng lì đến vô vọng này ? ở đây Jullien đã có một khám phá quan trọng: dưới cái mặt phẳng tưởng chừng dửng dưng đó, kỳ thực minh triết lại cũng rất cực đoan. Ông quyết định đột phá vào chính điểm cực đoan đó của nó, để buộc nó phải tự bộc lộ ra.
Minh triết cực kỳ cực đoan ở chỗ: trong khi phương thức tư duy của triết học là bắt đầu đưa ra trước(avancer) một tư tưởng, bỏ quanhững cái khác đi đã (tức "tự chọc mù mắt mình" đi một phấn đã), lấy đó làm điểm xuất phát đề rồi hoặc biện minh hoặc bác bỏ nó đi, và cứ thế mà tiếp tục tiến tới, đào sâu mãi, lật đi lật lại mãi, hình thành một lịch sử của tư duy, của triết học (thậm chí, Jullien nói, các nhà triết học càng thiên tài - tự chọc mắt đình càng sâu - thì sự mù quáng khởi nguyên của họ càng lớn: tầm vĩ đại của Platon, Kant là ở những gì các ông đã bỏ qua"); thì minh triết ngược lại không hề có lịch sử.Một bậc minh triết là minh triết trước hết là vì ông là người vô ý(một tác phẩm quan trọng của F. Jullien có tên là “Một bậc minh triết thì vô ý”). Bậc minh triết giữ tuyệt đối không đưa ra trước bất cứ mộttư tưởng nàohết. không nêu lên bất cứ một tư tưởng ưu tiên nào làm điểm xuất phát, làm nền tảng để từ đó bắt đầu triển khai tư duy. ông không nêu lên bất cứ tư tưởng đầu tiên nào hết. Hay nói đúng hơn, minh triết không hề có chỗ bắt đầu nào cả (và do đó cũng không có chỗ kết thúc). Bậc minh triết sẽ nói với ta: “Thì Trời có chỗ bắt đầu nào đâu!”. Minh triết gọi đó là "cái kho vốn nội sinh “ (le fonds d'immanence), là "cái “Hiển nhiên”, là "Trời". Cái kho vốn đó không có chỗ nào là chỗ bắt đầu cả nếu ta tuỳ tiện lấy bất cứ chỗ nào làm chỗ bát đầu, làm cái thứ nhất (để từ đó có chỗ bấu víu, dù là tạm thời, mà thao tác) thì cũng đều là phiến diện, độc đoán, và lập tức đẩy tất cả những cái khác về phía sau, che khuất chúng đi.Bậc minh triết sợ sự tuyệt đối hoá một tư tưởng, ông sợ mở ra một ngả đường, dù bất cứ là ngả đường nào, sẽ khiến ta bị mù trước tất cả các ngả đường khả dĩ khác.Dù sau đó ta có cố quay lại với những cái ta đã tạm thời bỏ qua, vớt nó lên, thì cái hiển nhiên ban đầu đã không còn là hiển nhiên nữa rồi, tư duy của ta hệt như tấm giấy bạc đã bị gấp một lần, đã bị làm nhàu càng cố trở đi trở lại nhiều lần thì càng làm nhàu nóthêm, không cách gì vuốt lại cho bằng được nữa .Ta đã mãi mãi đánh mất đi tính không có xếp gấpcủa tư duy... Jullien đẩy minh triết đến chỗ cực đoan nhất của nó đối mặt với triết học .Trước hết là trên một vấn đề cơ bản nhất của triết học: vấn đề chân lý.Triết học sinh ra chính là để đi tìm chân lý, đó là con đường lịch sửvinh quang của nó. Thìvề vấn đề trọng đại này. minh triết hờ hững nói: Cũng chẳng cần đến chân lý làmgì! Chỉ cần sự thích đáng (la congruence) là đủ rồi! Nếu chính vì để kéo cái chân và cái giả ra khỏi đám rối mù của huyền thoại mà triết học đã ra đời, thì minh triết lại không hề quan tâm đến việc xua tan mâu thuẫn, không bị vướng bận bởi quan điểm về một chủ thể, nó nhìn sự vật theo quan điểm một tiến trình liên tục, trong cái này luôn có cái kia, việc cái này đồng thời cũng là cái kia chẳng hề thành vấn đề, trái lại còn là điều kiện cho một sự tiến triển có thể diễn ra, âm nhidương, trongâm có dương, vừa làâm, vừalà dương, âm mà dương, âm mà đếndương. Đối với nó thế giới không phải hoặc là hoặc làmà vừa là vừa là.Chú mục vào chân lý nên triết học thiên về biết. Trái lại minh triết thiên về ngộ.Vì thiên về biết nên triết học nói rất nhiều, nhà triết học là người rất lắm lời, thậm chí nếu không còn nói nữa thì nhà triết học sẽ không còn là nhà triết học. Bằng lời nói triết học giữ một mối quan hệ siêu nghiệm với thế giới mà nó lấy làm khách thể, nó thiết lập khách thể ấy bằng lời nói. (Kinh Thánh: “Khởi đầu là Lời"; “Lời Chúa là lẽ thật”). Trong khi đó bậc minh triết lại cần sự im lặng để cho cái hiển nhiên cứ thế hiện ra. Đấy là "cái vốn nội sinh", "cái tự nó vốn vậy", nên chẳng có gì để nói về nó cả. Bằng cách im lặng ta ngộ ra nó. Khổng Tử bảo: “Trời có nói chăng? Vậy mà bốn mùa cứ xoay vần, trăm vật trong vũ trụ cứ sánh hoá mãi. Mà Trời có nói chăng?”. (Jullien có một phân tích từ nguyên thú vị về từ évidence(cái hiển nhiên) : tiền tố é =trồi lên,vidence,bắt nguồn từ vide= trống không, cái hiển nhiên là cái trồi lên từ chỗ trống không, vậy có gì đâu để mà nói vệ nó!). Bậc minh triết là người từ chối nói.Một vấn đề lớn khác của triết học là vấn đề Bản thể.Minh triết không quan tâm nhiều đến bản thể, nó quan tâm hơn đến Quá trình.Chính vì vậy mà có vấn đề Trung dung.bới vì Trung dung là tâm pháp để điều tiết quá trình Jullien cho rằng quan niệm Trung dung Trung Hoa rất đặc sắc. Ông lấy ví dụ ve quẻ Càn trong Kinh Dịch, gồm 6 hào bằng nhau. Vì là 6 (chẵn) nên không có hào nào ở giữa; như quẻ 6 hào là do hai nhóm 3 hào chồng lên nhau mà thành, và vì 3 nên mỗi nhóm lại có một hào giữa. Tức quẻ vừa không có trung tá, vừa có đến 2 trung tâm. Tức Trung Hoa quan niệm Trung dung không phải là đúng giữa, một cách kỹ thuật, một cách hình học, mà là thể chuyển từ bên này sang bên kia, từ cực này sang cực nọ. Trung dung không tĩnh, mà động. Đối với minh triết "đức thời trung" không phải là một thứ một vừa hai phải một thứ nửa chừng rụt rè, mà một cái Trung dung rất tích cực, dám thế này mà cũng dám thế kia, và mỗi lần như vậy đều là dám đếncực, đến cùng, tuỳ theo,tuỳ nghi. Minh triết, lạ thay, cũng là dám sống cho đến cùng! Luận Ngữ viết: "Bực quân tử làm việc cho đời, không có việc gì mà người cố ý làm, không việc gì người cố ý bỏ, hể hợp nghĩathì làm”.Và Jullien tìm một nghĩa cổ của chữ nghĩa= đòi hỏi của tình thế. Minh triết, cũng, lạ thế, không quan tâm nhiều hơn đến mặt “đạo đức”, nó quan tâm nhiều hơn đến sự điều tiết, sự tuỳ nghi, sự thích đáng, đối với nó quan trọng là chữ "Thời”, phải hợp thời. Bậc minh triết sống tuỳ thời. Và Jullien nói: trong khi đối với phương Tây "tuỳ thời” là xấu, thì đối với bậc quân tử Trung Hoa là đức tính quan trọng... Jullien đặt câu hỏi: Như vậy chăng những phạm trù phổ phổ quát một cách tức thời, đương nhiên? Hoá ra rất có thể không có những phạm trù như vậy. Chúng ta đã thấy điều đó qua hai phạm trù hết sức cơ bản của triết học: Chân lý và Bản thể. Phương Đông không chỉ khác (différent) với triết học phương Tây trên những điểm này. Điều còn quan trọng hơn, nó dửng dưng(indifíérent) về những điều đó Còn có rất nhiều lĩnh vực khác nữa. Chẳng hạn về quan niệm Hạnh phúc(bonheur); hoá ra Hạnh phúc cũng chỉ là một khái niệm của phương Tây. Trong khái niệm đó vẫn còn quá nhiều tính mục tiêu, hay ít ra là tính chiếm lấy, đoạt lấy. Trung Hoa có từ Phước, nhưng Phước là hàm ý ân huệ, vận may, của trời cho, nghĩa là cái ta may mắn gặp được trong tiến trình vận hành tự nhiên của sự vật. Phương Đông quan tâm nhiều hơn đến sự ích dụng (la disponibilité), mà ích dụng thì là tuỳ theo(au gré), tuỳ theo từng lúc, tùng hoàn cảnh, tức tuỳ theo quá trình.
“Nhìn từ cái nơi xa ấy (từ minh triết phương Đông), toàn bộ sự nghiệp của triết học, và của khoa học là cái nối dài của nó, hoá ra chỉ có đơn giản là một trường hợp đặc biệt. Hai thiên niên kỷ rưỡi nỗ lực để triển khai toàn hệ các khả năng của tư duy, rồi để đạt đến những quan niệm được mọi người công nhận và có thể dùng được cho lợi ích của mỗi người, hoá ra cuối cùng đã đưa đến một cách nhìn cục bộ về thế giới”.
Hoặc nữa, chẳng hạn về văn học. Đối với phương Tây, khi nói về văn học, tất phải đủ bốn yếu tố: “tác giả", "tác phẩm", “thế giới”, “công chúng".Tư duy Trung Hoa về văn học không quan niệm "công chúng”, mà quan niệm "tri âm”.Trong chuyện văn chương, quan trọng là sự đồng cảm, thông lộ. Hay trong hội hoạ, khi nói về Phong cảnh. Phương Tây: Phong cảnh= Paysage; landscape, phong cảnh là buột mẫu của xứ sở" (pays, lang). Trung Hoa: Sơn Thuỷ,núi và nước, cái cao và cái thấp, cái bất động và cái động, tức một lần nữa, sự đối cực, cái này cùng với cái kia, cái này ở trong cái kia, là điều kiện của nhau. Hoặc nếu phương Tây nói đến sailầm, thì điều Trung Hoa lo ngại nhiều hơn là sự cục bộ, phiến diện, thiên vị.Tư duy Trung Hoa không nhấn mạnh vào sự sai lầm, không chú ý nhiều đến đúng - sai (bới nó không chú mục vào chân lý), cái nó sợ là tính cục bộ, sự phiến diện, không bao quát được sự vật trong tính tổng thể của nó. Vậy còn về " Linh hồn" và "Thể xác”thì sao, những điều phương Tây rất coi trọng? Trung Hoa không chú ý nhiễu đến linh hỗn và thể xác không tách linh hồn khỏi thể xác một cách phân biệt, mà nói đến Khí(qi), Sinhkhí(song qi)và do đó, nói đến " Dưỡng sinh” (nourrir sa vie)...Jullien bảo ông giăng một loạt những "mắc lưới" như vậy, để lọc bắt lấy những cái "không tư duy” (I impensée) của mỗi bên, những cái mỗi bên không nghĩ tới, không hề ngờ rằng có thể nghĩ tới… Cuộc đi vòng của Jullien sangtận Viễn Đông trước khi trở về với triết học phương Tây quả thật đã đặt triết học trước những câu hỏi bất ngờ mà nó chưa từng bao giờ đặt ra và làm rung chuyển nó tận gốc (kể từ khi nó chia tay với minh triết - bới vì trước đó phương Tây cũng đã từng biết đến minh triết, mà lúc đầu nó kính trọng đứng xara (nó tự coi mình là philosophie, philo- yêu mến; sophie= minh triết, triết học = yêu mến minh triết, minh triết là của các thần, triết học chỉ có thể đứng xa mà kính cẩn yêu mến nó), rối về sau càng ngày càng coi chỉ còn là một người bà con nghèo, một tư duy đã mòn mỏi, nhạt nhòa vô vọng). Nhà nghiên cứu người Pháp Michel Bitbol viết về sự đảo lộn lớn do cuộc đi vòng này của F. Julliengây ra như sau: "Nhìn từ cái nơi xa ấy (từ minh triết phương Đông), toàn bộ sự nghiệp của triết học, và của khoa học là cái nối dài của nó, hoá ra chỉ còn đơn giản là một khả năng của tư duy, rồi để đạt đến những quan niệm được mọi người công nhận và có thể dùng được cho lợi ích của mỗi người, hoá ra cuối cùng đã đưa đến một cách nhìn cục bộvề thế giới"2.Đọc câu này, chắc hẳn không thể nào không nghĩ đến tình thế của vật lý
Triết học trong đối thoại của những nền văn hóa
Hoàng Ngọc Hiến
Francois Jullien (sinh năm 1951) giáo sư Đại học tổng hợp Paris-VII, giảng dạy triết học và mỹ học Trung Hoa cổ điển, chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương là tác giả của mười tập chuyên luận so sánh triết học Trung Hoa và triết học Âu Châu. Trong số đó chuyên luận Đặt cơ sở cho đạo đức (Đối thoại của Mạnh Tử với một triết gia Khai sáng) được đặc biệt chú ý bởi tác giả đã làm nổi bật vai trò cơ bản của triết họctrong đối thoại của những nền văn hóa, đưa ra mộtphương pháp luận so sánh Triết Đông- Triết Tây làm đổi mới tư duy triết học.
Ở những công trình này tác giả qua lại giữa hai bờ của thượng lưu dòng sông tư tưởng nhân1oại: tư tưởng Trung Hoa cổ đại (là cơ sở để nghiên cứu minh triết phương Đông) và triết lý Hy Lạp cổ đại (là căn cứ để xác định tư duy triết học phương Tây), và ông đưa ra quan niệm riêng trong sự định nghĩa và phân hóa hai khái niệm: minh triết (sagesse) và triết học (philosophie).
Trong quan niệm của Platon, minh triết là trên - triết học và triết gia là người không bao giờ với tới minh triết, nhiều lắm chỉ có thể bày tỏ lòng yêu mến đối với minh triết. Tươngquan giữa minh triết (sophia) và triết học (philosophia) trong buổi bình minh của triết học (phương Tây) là như vậy.
Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, những thành tựu rực rỡ nhất của triết học cổ điển Đức đã khiến không ít triết gia phương Tây hiện đại xem minh triết là người bà con nghèo của triết học, minh triết trở thành cái gì đó dưới- triết học. Francois Jul1ien không quan tâm đến trật tự trên dưới giữa minh triết và triết học, ông xem đây là hai phương thức trí năng (mode d'intelligibilité) khác nhau, có thể bổ sung cho nhau. So sánh tư duy của minh triết phương Đông và tư duy của triết học phương Tây, tác giả không làm công việc suy tư quẩn quanh về những chỗ giống nhau và khác nhau, không dừng lại ở sự đối lập dễ dãi giữa tư duy duy lý phương Tây và tư duy huyền bí phương Đông hoặc năng lực phân tích của tư duy phương Tây và năng lực tổng hợp của tư duy phương Đông...
Có một chiều sâu khác thường trong phương pháp luận so sánh văn hóa Đông Tây của tác giả, có thể trình bày như sau: hiểu lý trí Âu Châu từ lý trí Trung Hoa và ngược lại, suy tưTrung Hoa bằng Âu Châu và ngược lại. Lời tư duy đối sánh chiều sâu đã làm bộc lộ khá bất ngờ những nhược điểm cơ bản của minh triết phương Đông. Mặt khác, cũng nêu lên được những gì minh triết phương Đông ngộ được mà bất cập đối với triết học phương Tây. Tác giả đã nhập được vào phương thức trí năng của minh triết để ngộ và tìm cách trình bày những gì ngộ được bằng ngôn ngữ trí năng của triết học phương Tây. Mục đích của tác giá là trình dẫn tư duy Trung Hoa. . . sao cho gây được những hiệu quả vang dội “trong tư duy châu Âu” mà vẫn có nối kết chặt chẽ" (cohérent). Đọc công trình của Francois Jullien, những học giả về phương Tây có thể thấy được rằng người bà con nghèo của triết học có những sở đắc- không lẩn thẩn chút nào- mà triết học bỏ vuột mất.
Từ ngàn xưa văn hóa Việt
phương Tây. Những phát hiện này giúp ta nhận ra những nét phảng phất của minh triết phương Đông trong bản sắc dân tộc. Không có ý thức về những nét này, việc vận dụng triết học phương Tây (có những thành tựu phổ quát hết sức quan trọng) có thể bị cứng, bị sống sượng, và người ta cảm thấy xa lạ.
Công trình của E. Jullien về đạo đức học Mạnh Tử có sức mạnh lạ thường gợi sự tìm tòi, nghiên cứu những quan niệm của Mạnh Tử về đạo đức và thầy rằng trong tình hình đạo đức hiện nay của xã hội ta, có nhiều điều trong đạo đức học Mạnh Tử đáng để chúng ta suy nghĩ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh