“Tầm nhìn vấn đề trong phản tư” của Marx và ý nghĩa đương đại của nó

Giáo sư Đại học Tô Châu, Trung Quốc
02:39 CH @ Thứ Tư - 15 Tháng Mười, 2008

Việc đặt ra "vấn đề trong nghiên cứu triết học hiện nay" là nhằm tới một lập trường và chuẩn thức về "tầm nhìn vấn đề”, nó sẽ giúp chúng ta hiểu sâu "tầm nhìn vấn đề trong phản tư" mà Marx đề ra trong cách mạng triết học và ý nghĩa đương đại của nó. "Tầm nhìn vấn đề trong phản tư" thể hiện định hướng sâu sắc của cách mạng triết học của Marx. Xuất phát từ thực tiễn "cải tạo thế giới", tiến hành phê phán không thương tiếc mọi thứ trong quá trình toàn cầu hoá tư bản là con đường cơ bản để Marx đặt vấn đề và làm cho tư tưởng của mình xuất hiện trên vũ đài. Ngày nay, phản tư và giải đáp những vấn đề quan trọng của thời đại toàn cầu hoá mới lại trở thành phương thức chủ yếu để triết học mácxit hiện diện trên vũ đài đương đại.

I. "Tầm nhìn vấn đề trong phản tư": Định hướng sâu sắc của cách mạng triết học của Marx

"Ý thức vấn đề" mạnh mẽ luôn là định hướng chủ yếu để cuộc cách mạng triết học của Marx xuất hiện trên vũ đài. Theo Marx, là tinh hoa tinh thần của thời đại mình, triết học chân chính luôn là sự giải đáp cho các vấn đề đời sống của thời đại. Vấn đề của thời đại và phương thức đặt vấn đề trực tiếp quyết định mục đích lý luận và hình thái lý luận của sự giải đáp triết học. Bởi vậy, đối với các vấn đề thời đại và phương thức đặt vấn đề khi thế giới quan mới của mình xuất hiện trên vũ đài, Marx luôn có sự nhạy cảm sâu sắc. Khi đọc và giải thích các tác phẩm thời kỳ đầu của Marx, người ta sẽ kinh ngạc phát hiện, "lấy vấn đề làm trung tâm" gần như là con đường quan trọng để Marx đột phá các triết học hệ thống cứng nhắc, đi tới cách mạng triết học. "Vấn đề là âm thanh công khai, dũng cảm, chi phối mọi cá nhân của thời đại. Vấn đề là khẩu hiệu của thời đại, là tiếng hô thực tế nhất để nó biểu hiện trạng thái tinh thần của mình". Không ngừng truy vấn các vấn đề trọng đại của thời đại, từ "những vấn đề thời đại kiểu nước Đức" đến "phê phán triết học pháp quyền và triết học Nhà nước", từ phân tích vấn đề "tha hoá của chế độ tư hữu đến phê phán kinh tế học quốc dân, rồi phản tư sâu sắc về vấn đề bản chất toàn cầu hoá của tư bản và hậu quả của nó... là con đường cơ bản để thế giới quan mới của Marx xuất hiện trên vũ đài.

Ludwig A. Feuerbach

Tiếp đến, trong Luận cương về Feurebach, Marx đã lấy "hoạt động cảm tính của con người cảm tính", tức là thực tiễn, làm cơ sở nguyên sơ của chủ nghĩa duy vật mới để lật đổ triệt để triết học hình thái và triết học hệ thống của chủ nghĩa duy tâm tư biện trừu tượng và chủ nghĩa duy vật cũ cầu viện đến trực quan cảm tính, tuyên bố sự cáo chung của "triết học cũ”. Đây chính là ý nghĩa trọng đại của cách mạng triết học của Marx. Nhưng có ý nghĩa sâu sắc hơn là, mũi nhọn cách mạng triết học của Marx không chỉ nhằm vào hệ thống triết học cũ, mà nhằm vào chính vấn đề và phương thức đặt vấn đề của triết học cũ. Về mặt này, Marx vừa lật nhào "siêu hình học về vấn đề", vừa xoá bỏ "chủ nghĩa thực chứng về vấn đề" do ý thức "bái vật giáo tư bản" đem lại, rồi trên cơ sở quan niệm thực tiễn về "thế giới biến đổi", hình thành nên "tầm nhìn vấn đề trong phản tư".

Theo Marx, việc thế giới quan mới lật đổ siêu hình học cũ biểu hiện một cách tất yếu, sâu sắc hơn thành việc thay đổi vấn đề triết học và phương thức đặt vấn đề cũ. Marx nói: "Cuộc tranh luận về tính hiện thực hay tính phi hiện thực của tư duy tách rời thực tiễn là một vấn đề triết học kinh viện thuần tuý". Điều đó không chỉ nói lên tính phi pháp của "siêu hình học cũ hình thức", mà còn nói lên tính phi pháp của "siêu hình học về vấn đề". Hơn thế, Marx đã thực hiện sự biến cách và chuyển đổi căn bản đối với vấn đề: "Các nhà triết học chỉ giải thích thế giới theo những cách thức khác nhau, nhưng vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới". "Đối với những người duy vật thực tiễn, tức là những người cộng sản, toàn bộ vấn đề là ở chỗ cải tạo cách mạng thế giới hiện tồn, chống lại và thay đổi một cách thực tế những thứ hiện tồn". Theo ý nghĩa nào đó, tính siêu hình của vấn đề triết học và phương thức đặt vấn đề đã làm thành hạt nhân, linh hồn và bản chất xuyên suốt của triết học cũ, cách giải đáp vấn đề này đã hình thành nên hệ thống và hình thái lý luận siêu hình. Do vậy, siêu hình học cũ bao gồm 2 hệ thống gắn bó bên trong không tách rời nhau: vấn đề và cách thức đặt vấn đề, hay vấn đề và hệ thống giải đáp. Chính vấn đề tạo thành tiền đề của siêu hình học cũ. Đương nhiên, bản thân vấn đề lại bị chế ước bởi cách thức đặt vấn đề và tầm nhìn vấn đề của siêu hình học. Có cách thức đặt vấn đề và tầm nhìn vấn đề như thế nào thì mới có thể thể hiện vấn đề như thế nào. Tuy ở đây xuất hiện chu kỳ giải thích học tự tương quan, tự ràng buộc phi tuyến tính, nhưng so sánh giữa 2 thứ thì vấn đề có tính căn bản và tính tiền đề hơn. Nếu cách mạng triết học của Marx chỉ lật nhào hệ thống triết học cũ mà tiếp nhận hoàn toàn vấn đề cũ thì hệ thống cũ tất sẽ dựa vào vấn đề cũ để phục hồi toàn diện. Phê phán siêu hình học về hệ thống thuộc về phê phán kết quả, còn xoá bỏ siêu hình học về vấn đề và cách thức đặt vấn đề mới thuộc về phê phán tiền đề triết học. Do vậy, trong cách mạng triết học của Marx, việc triệt để lật nhào siêu hình học về vấn đề ít nhất là quan trọng tương đương, thậm chí còn là sự biến đổi sâu sắc hơn so với việc triệt để lật nhào siêu hình học về hệ thống.

Vậy theo Marx, cái gì là "siêu hình học về vấn đề”? Đó là một thứ tổng hoà của tầm nhìn vấn đề tiên nghiệm, phương thức đặt vấn đề tiên nghiệm, vấn đề và con đường giải đáp vấn đề.

Trước hết, "siêu hình học về vấn đề” là một tầm nhìn vấn đề tiên nghiệm. Nó xuất phát từ tầm nhìn lý luận tiên nghiệm của "thế giới giải thích" triết học tiên nghiệm, biểu hiện thành một thứ "lý tính vô nhân thân". Trong Sự khôn cùng của triết học, khi phê phán "hệ thống mâu thuẫn của kinh tế học chính trị" Proudon, Marx từng chỉ ra, không phải ông xuất phát từ mâu thuẫn của tư bản hiện thực, mà xuất phát từ bản sao trộm triết học tư biện của Hegel, khiến cho mâu thuẫn và vấn đề kinh tế hiện thực phải phục tùng nhu cầu của triết học tư biện. "Vấn đề mà ông chỉ ra là: giữ lại mặt tốt của phạm trù kinh tế này, xoá bỏ mặt xấu của nó". Nhưng đây chính lại là vấn đề siêu hình học của kinh tế học chính trị, hay nói cách khác là siêu hình học vấn đề điển hình, chính là phản biện chứng: "Ai muốn đặt ra cho mình vấn đề xoá bỏ mặt xấu, thì sẽ lập tức cắt đứt sự vận động biện chứng". Trong Chống Duhring, Engels cũng phê phán vấn đề triết học của Duhring "xuất phát từ nguyên tắc", "coi nguyên tắc là luật cưỡng chế của thế giới hiện thực".

Hai là, "siêu hình học về vấn đề” là một phương thức đặt vấn đề tiên nghiệm. Việc xuất phát từ mục đích lý luận triết học tư biện tiên nghiệm để khảo sát mâu thuẫn giữa khái niệm và khái niệm, nguyên tắc và nguyên tắc, lý luận và lý luận trở thành vấn đề triết học mà họ phải đối mặt. Phương thức đặt vấn đề của họ luôn đặt nguyên tắc lên trước. Xuất phát điểm của họ khi đặt vấn đề là xoá bỏ mâu thuẫn bên trong giải thích lý luận, cấu tạo một thứ hệ tư tưởng hư huyễn. Tách rời tầm nhìn và nguyên tắc siêu hình học tiên nghiệm thì sẽ chẳng có cái gọi là mâu thuẫn, do đó không có sự tồn tại của vấn đề. "Các nhà triết học này không ai nghĩ tới việc đặt ra vấn đề về mối liên hệ giữa triết học Đức và hiện thực nước Đức, giữa sự phê phán mà họ tiến hành và môi trường vật chất của chính họ". Do vậy, phương thức đặt vấn đề luôn là tiên nghiệm.

Ba là, "siêu hình học về vấn đề" biểu hiện tập hợp các vấn đề giả, cuối cùng trở thành một hệ tư tưởng hư huyễn. Trong Hệ tư tưởng Đức, Marx từng phê phán Powell như sau: Cách mạng của họ cuối cùng chẳng qua chỉ là đấu tranh về câu chữ, tất cả các cuộc cách mạng đều diễn ra trong lĩnh vực tinh thần. Sự phát sinh vấn đề và mâu thuẫn chẳng qua là kết quả tất yếu của thứ triết học tư biện siêu hình của họ, từ đó bên ngoài lại biểu hiện thành tiền đề tất yếu của hệ thống triết học này.

Bốn là, việc đối xử với vấn đề triết học chỉ có thể đạt tới một sự lý giải và giải thích, do vậy là sự "phê phán giả không phê phán" đối với hiện thực, chỉ "giải quyết vấn đê về mặt câu chữ, quan niệm. Do vậy, giải cấu trúc "siêu hình học về vấn đề" là xoá bỏ "siêu hình học về hệ thống", từ đó thực hiện khâu then chốt của cách mạng triết học. Việc thay đổi tầm nhìn vấn đề và phương thức đặt vấn đề là thực hiện yêu cầu hạt nhân của cách mạng triết học, nó cũng cấu thành tiền đề cơ bản của cách mạng triết học.

Phê phán bái vật giáo tư bản, xoá bỏ "chủ nghĩa thực chứng về vấn đề" lại là một chiều hướng cơ bản nữa của "tầm nhìn vấn đề trong phản tư" của Marx.

Xuất phát từ hiện thực của thời đại chứ không phải từ tư biện trừu tượng để xác định vấn đề triết học, điều đó cấu thành một điểm cơ bản trong ý thức về vấn đề của Marx. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Trong cách nhìn nhận cách biểu đạt triết học về cái gọi là vấn đề hiện thực vẫn còn vấn đề thái độ triết học "đối với đối tượng, hiện thực, cảm tính" như thế nào. "Khiếm khuyết chủ yếu của mọi chủ nghĩa duy vật cũ trước đây (kể cả chủ nghĩa duy vật của Feurebach) là chỉ lý giải đối tượng, hiện thực, cảm tính từ hình thức khách quan hoặc trực quan, mà không lý giải chúng như là hoạt động của con người cảm tính, như là thực tiễn, không lý giải chúng từ phương diện chủ thể". Xuất phát từ trực quan cảm tính, chúng ta không thể lý giải một cách thực sự khoa học về bản thân vấn đề bắt nguồn từ hoạt động thực tiễn, chỉ có thể dẫn đến một thứ "chủ nghĩa thực chứng về vấn đề" che đậy mất vấn đề đời sống hiện thực thực sự.

Tầm nhìn vấn đề của "chủ nghĩa thực chứng về vấn đề" là một thứ "trực quan cảm tính" của chủ nghĩa duy vật cũ, nó nhặt nhạnh một cách không phê phán và phân tích những mảnh mâu thuẫn từ trong biểu tượng của đời sống hiện thực, biến mâu thuẫn bản chất sâu sắc thành những khâu phiến diện lộn ngược, và làm cho nó thành vấn đề triết học. Do vậy, về bản chất, "chủ nghĩa thực chứng về vấn đề” là một thứ bái vật giáo tư bản, nó đóng vai trò là "ý thức vật hoá" che đậy bản chất đời sống trong thế giới vật chất tư bản hoá. Trong Tư bản, Marx đã phân tích sâu sắc: Tư bản với tính cách là một quan hệ sản xuất thích ứng với một phương thức sản xuất, tức là vấn đề quan hệ giữa người và người, đã diễn biến thành một thứ quan hệ hình tượng, biến thành một vấn đề quan hệ do hình tượng thiên nhiên che đậy mà trở thành vật. Hàng hoá, tiền tệ, tư bản vốn dĩ có linh hồn tươi đẹp siêu nhiên, trao đổi hàng hoá, "bước nhảy kinh người" dường như là quan hệ tỷ lệ trao đổi vốn có ở chính hình tượng. Tư bản không chuyển hoá thành tư liệu vật chất cho sản xuất và đời sống thì không thể thể hiện sự tồn tại của mình, vấn đề tư bản không biến thành vấn đề hình tượng thì không thể trở thành vấn đề hiện thực. Hiện tượng và bản chất thường tồn tại dưới dạng đảo ngược nhau, sự đảo ngược này không chỉ là tha hoá, mà chính là phương thức tồn tại của vấn đề tư bản. Do vậy, Marx nhấn mạnh một cách sâu sắc, nếu hiện tượng và bản chất hoàn toàn phù hợp nhau thì mọi khoa học đều trở nên thừa. Trong phân tích kinh tế xã hội không thể dùng thuốc thử hoá học, cũng không thể dùng kính hiển vi, mà cần dùng "năng lực trừu tượng hoá", tức là tư duy khoa học. Do vậy, tư duy một cách phê phán các vấn đề bắt nguồn từ biểu tượng hiện thực, việc phê phán không thương tiếc đối với mọi thứ đang tồn tại đã cấu thành "ý thức về vấn đề trong phản tư". Đây chính là tầm nhìn vấn đề và phương thức đặt vấn đề của Marx.

Vậy "tầm nhìn vấn đề trong phản tư" của Marx có nội dung và đặc điểm nào?

Trước hết, nó đã thay đổi căn bản tầm nhìn vấn đề và phương thức đặt vấn đề, cho rằng xuất phát điểm căn bản để "đặt vấn đề” là cải biến thực tiễn cảm tính của thế giới chứ không phải là giải thích lý luận. Xuất phát từ điều kiện sống thực tiễn, lịch sử của con người, dùng "phương thức thuần tuý kinh nghiệm để xác nhận" vấn đề Marx phản đối cả "siêu hình học vấn đề" xuất phát từ siêu hình học tư biện trừu tượng lẫn "chủ nghĩa thực chứng vấn đề" kiểu chủ nghĩa duy vật cũ chỉ xuất phát từ khách thể, trực quan cảm tính. Ông kiên trì phương thức đặt vấn đề thực tiễn, suy nghĩ một cách phê phán. Để phê phán logic hình tượng và bái vật giáo tư bản, cần có năng lực trừu tượng hoá và khả năng tư duy phê phán.

Thứ hai, nó đã chuyển đổi căn bản vấn đề và vùng vấn đề. Đối với Marx, vấn đề căn bản là "cải tạo thế giới", đạt được vấn đề qua cải tạo đối tượng thế giới. Vấn đề căn bản của thời đại Marx là phê phán tư bản và tìm kiếm con đường hậu tư bản. Mổ xẻ toàn diện bản chất toàn cầu hoá của tư bản, mở rộng lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà tư bản biểu hiện thành sự đối kháng lịch sử giữa 2 giai cấp lớn và sự xung đột toàn diện của xã hội, vấn đề mà mâu thuẫn lịch sử này và sự vận động của nó biểu hiện ra là làm thế nào phá vỡ một cách lịch sử sự thống trị của tư bản, xúc tiến sự xuất hiện của xã hội hậu tư bản. Đây là vùng vấn đề mà lúc bấy giờ Marx suy nghĩ, phê phán.

II. "Tầm nhìn vấn đề trong phản tư" ở thời đại toàn cầu hoá mới: Phương thức xuất hiện của triết học macxit đương đại.

Việc truy vấn "các vấn đề trong nghiên cứu triết học hiện nay" liên quan sâu xa tới sự biến đổi sâu sắc của ngữ cảnh lịch sử mà trong đó vấn đề phát sinh. Ngày nay, một thực tế quan trọng khiến người ta chú ý là, toàn cầu hoá tư bản, đối tượng của "tầm nhìn vấn đề trong phản tư" của Marx đang diễn ra bước chuyển biến trọng đại từ "thời đại toàn cầu hoá cũ" sang "thời đại toàn cầu hoá mới". So sánh sự khác biệt giữa hai thời đại toàn cầu hoá này là một cơ sở vô cùng quan trọng và sâu sắc để chúng ta nhận thức và nắm bắt một cách khoa học xem "vấn đề học trong phản tư" của Marx đi tới thời đại ngày nay như thế nào.

Trong khi làm thay đổi lối sống của loài người, toàn cầu hoá cũng làm thay đổi sâu sắc phả hệ vấn đề của thời đại. Do vậy triết học macxit cần cấu trúc lại tầm nhìn đương đại của mình, phát hiện và quy hoạch lại vùng vấn đề của thời đại, lựa chọn lại phương thức đặt vấn đề của thời đại - "tầm nhìn vấn đề trong phản tư", ở thời đại toàn cầu hoá.

Sự chuyển đổi trọng đại giữa toàn cầu hoá cũ và mới biểu hiện ở 5 mặt: Một là trục công nghiệp đi từ văn minh công nghiệp tới văn minh hậu công nghiệp hay văn minh tri thức. Tư bản hoá tri thức và sự khai triển toàn cầu của nó đang thay thế toàn cầu hoá tư bản để trở thành hình thái chủ yếu. Hai là về thành phần kết cấu của toàn cầu hoá, chuyển từ "văn minh nông nghiệp - văn minh công nghiệp" thành "văn minh công nghiệp - văn minh hậu công nghiệp". Bằng bá quyền tri thức và "công nghiệp đầu não", các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu đang chi phối ngành "công nghiệp thân thể", tức là ngành chế tạo, một ngành đang mở rộng trên toàn cầu, xây dựng nên đế quốc tư bản tri thức mới trên cơ sở tư bản tài chính. Ba là sức căng bên trong của thời đại toàn cầu hoá phát sinh sự chuyển đổi quan trọng. "Toàn cầu hoá" trong thời đại toàn cầu hoá cũ là "nhất thể hoá toàn cầu” được thực hiện chủ yếu bằng công cụ lý tính trừu tượng và chủ nghĩa thực dân đại nhất thống, may cắt tiến trình hiện đại hoá toàn cầu theo một mô hình, một chuẩn thức, một tiêu chuẩn dựa trên cơ sở thuyết phương Tây trung tâm, sức căng bên trong rất hạn chế. Trái lại, trong thời đại toàn cầu hoá mới, tồn tại song song cả cục diện nhất thể hoá và cục diện đa nguyên hoá, sức căng giữa hai cực rất lớn. Bốn là phương thức khống chế toàn cầu hoá có sự chuyển đổi quan trọng. Từ phương thức khống chế thực thể như tư bản hàng hoá, công nghiệp và tài chính chuyển sang phương thức khống chế văn hoá, nhân tài, thông tin, khoa học công nghệ, chính trị, văn hoá và truyền thông đại chúng, tạo dựng nên kết cấu "bá quyền tri thức", "khoảng cách sổ”, "hậu thực dân" và "đế quốc mới" toàn cầu. "Chủ nghĩa đế quốc văn hoá" và đụng độ giữa các nền văn minh trở thành đặc điểm mới của nó. Năm là phương thức tư duy toàn cầu hoá phát sinh biến đổi quan trọng, tức là từ chủ nghĩa toàn cầu cũ theo tinh thần chủ nghĩa hiện đại lấy lý tính khai sáng làm cơ sở chuyển sang chủ nghĩa toàn cầu mới lấy đa nguyên hoá hậu hiện đại làm đặc trưng.

Vấn đề của thời đại toàn cầu hoá mới có tính thách đố nhiều mặt đối với triết học macxit. Về "tầm nhìn vấn đề trong phản tư", chủ nghĩa Marx đương đại cần dốc sức trả lời 5 vấn đề lớn mà toàn cầu hoá mới làm nổi bật lên.

Vấn đề một: Phản tư sâu sắc về ý nghĩa triết học của kinh tế tri thức đối với sự biến đổi phương thức sản xuất toàn cầu. Tư bản hoá tri thức hay "tư bản tri thức" đang thay thế tư bản công nghiệp để trở thành yếu tố chủ đạo của quá trình toàn cầu hoá. Do đó vấn đề quan trọng hàng đầu của nghiên cứu triết học macxit đương đại là làm thế nào phản tư một cách khoa học, có tính phê phán đối với hình thái đương đại của toàn cầu hoá tư bản - vấn đề khuếch trương tư bản tri thức trên toàn cầu, nó đương nhiên sẽ đụng chạm đến một loạt vấn đề triết học trọng đại của thời đại: làm thế nào nhận thức kinh tế tri thức là một phương thức sản xuất mới và một hình thái thực tiễn mới, vấn đề tri thức hoá tư bản, giá trị tri thức và logic sản xuất tri thức, sự biến đổi của kinh tế tri thức đối với thuyết giá trị lao động, tiêu chuẩn phân chia kết cấu giai cấp và kết cấu xã hội truyền thống, sự chuyển biến của kết cấu toàn cầu hoá tư bản từ kết cấu "văn minh nông nghiệp - văn minh công nghiệp" truyền thống sang kết cấu "văn minh công nghiệp - văn minh hậu công nghiệp", đối xử như thế nào với đế quốc tư bản tri thức mới mà các nước phương Tây xây dựng, tức là làm thế nào để sự khống chế của "công nghiệp đầu não" đối với "công nghiệp thân thể" triển khai khắp toàn cầu trở thành cảnh quan thực dân mới của toàn cầu hoá hậu công nghiệp...

Vấn đề hai: Vấn đề giao tiếp, trị lý liên chủ thể và trị lý công cộng do toàn cầu hoá mới đem lại. Đúng như Marx đã sớm chỉ ra, về bản chất, kết cấu và động lực toàn cầu hoá là sự giao tiếp hay thực tiễn "giao tiếp phổ biến thế giới". Thực tiễn giao tiếp là do liên chủ thể đa nguyên khác nhau tạo thành, đương nhiên nó làm nổi bật lên một lĩnh vực vấn đề triết học trọng đại: liên chủ thể. Nếu như với sự chế ước của khuôn khổ "chủ thể - khách thể", triết học trước kia hoàn toàn bỏ qua liên chủ thể và thực tiễn giao tiếp thì trong thời đại toàn cầu hoá mới, tất yếu bất kỳ thực tiễn nào cũng gặp phải một loạt "cái khác" không thể gạt bỏ, tất yếu làm nổi bật lên mối quan hệ "liên chủ thể". Quan hệ này đã trở thành vấn đề chủ yếu của triết học đương đại và tiêu chí thời đại. Việc triển khai tầm nhìn phản tư về vấn đề này tất yếu bao gồm việc nghiên cứu về vấn đề cơ bản của liên chủ thể và thực tiễn giao tiếp, nghiên cứu quan hệ lý giải và đồng thuận giữa các chủ thể khác nhau, nghiên cứu lĩnh vực công cộng, triết học công cộng, triết học chính trị và triết học văn hoá, nghiên cứu vấn đề Internet toàn cầu đã phá vỡ như thế nào khuôn khổ "chủ thể - khách thể" trong tầm nhìn kỹ thuật - triết học truyền thống, làm nổi bật lên quan hệ liên chủ thể… Nếu toàn cầu hoá là ngữ cảnh lịch sử của vấn đề thực tiễn giao tiếp thì thực tiễn giao tiếp và liên chủ thể là sự biểu đạt triết học của vấn đề toàn cầu hoá. Là thế giới ảo của thực tiễn giao tiếp toàn cầu, toàn cầu hoá mạng biểu hiện bước ngoặt của "thực tiễn giao tiếp".

Vấn đề ba: Vấn đề viết lại tính hiện đại. Trong thời đại toàn cầu hoá mới, công cuộc hiện đại hoá Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế tri thức toàn cầu và hậu hiện đại đang đề xướng một phong trào "hiện đại hoá mới" - nó vừa không giống với bối cảnh hậu hiện đại toàn cầu, càng không giống với tính hiện đại kinh điển theo ý nghĩa Max Weber, thậm chí cũng không phải là "hiện đại hoá lần thứ hai" mà Habermas, Giddens hay Baker chỉ ra, mà là "tính hiện đại mới" được xây dựng trên cơ sở công nghiệp hoá kiểu mới, một thứ tính hiện đại được dẫn dắt bởi "hậu hiện đại", "tri thức hoá" hay "thông tin hoá". Trên một loạt vấn đề như phương thức sản xuất, mục tiêu xã hội, giai đoạn phát triển, nó khác xa tính hiện đại cổ điển dựa trên cơ sở công nghiệp truyền thống, nó đang hình thành một thứ "tính hiện đại mới", để rồi trở thành cơ sở lý luận của quan niệm khoa học về phát triển. Đây chính là vấn đề thời đại quan trọng mà chủ nghĩa Marx của Trung Quốc đương đại cần trả lời.

Vấn đề bốn: Sự thách thức của thời đại toàn cầu hoá mới đối với cục diện toàn cầu. Ngày nay, việc toàn cầu hoá tư bản tri thức chồng lên và bao trùm tư bản công nghiệp đã tạo ra một cục diện toàn cầu mới, vai trò lịch sử của nó có tính hai mặt. Một mặt, đối với giai cấp vô sản truyền thống, sự chống lên và bao trùm này là một tai hoạ sâu sắc hơn. Ở trên đầu họ, áp bức và thống trị họ không chỉ là lực lượng tư bản toàn cầu truyền thống, mà giờ đây lại chồng lên và trùm lên lực lượng toàn cầu hoá "tư bản tri thức", đây không phải là sự thống trị cùng cấp độ, mà là lực lượng thống trị cao hơn họ về giai đoạn lịch sử, và sẽ gạt họ ra bên lề lịch sử. Giờ đây họ không những cần đấu tranh cho sự sinh tồn của mình, mà còn cần đấu tranh để bảo vệ địa vị chủ đạo của toàn bộ phương thức sản xuất công nghiệp truyền thống. Mặt khác, sự chồng lên và trùm lên này cũng là cơ sở để đẩy nhanh sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản và thôi thúc sự ra đời của thời đại xã hội chủ nghĩa mới. Toàn cầu hoá tư bản tri thức cũng sẽ thay thế về căn bản địa vị chủ đạo của tư bản công nghiệp trong toàn cầu hoá. Cũng giống như lúc bấy giờ, khi phản đối chủ nghĩa phong kiến, giai cấp tư sản có lợi ích chung với giai cấp công nhân, trong quá trình xoá bỏ quyền uy của tư bản công nghiệp, toàn cầu hoá tư bản tri thức ngày nay cũng có lợi cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa xã hội mới. Chủ nghĩa xã hội kiểu mới, được xây dựng nên trên cơ sở cùng chia sẻ và cùng hưởng quyền sở hữu tri thức, sẽ đại biểu cho mục tiêu xa rộng của loài người tương lai. Xu thế này đòi hỏi chủ nghĩa Marx đương đại phải thuyết minh và giải thích.

Vấn đề năm: Thách thức của thời đại toàn cầu hoá mới đối với xung đột văn hoá đa nguyên. Tương ứng với toàn cầu hoá tư bản cũ là trào lưu chủ nghĩa hiện đại. Giống như văn minh đại công nghiệp làm cho mọi quan hệ giai cấp trở nên giản hoá, chủ nghĩa hiện đại cũng làm cho toàn bộ tư duy, văn hoá trở nên đơn giản hoá, mô hình hoá. Trong thời đại toàn cầu hoá mới, khác biệt hoá, đa nguyên hoá, phức tạp hoá lại lần nữa trở thành hiện tượng toàn cầu của văn hoá đương đại. Đây là một thời đại sao sa về tư tưởng, cũng là thời đại sản sinh hàng loạt đụng độ về tư tưởng. Các văn hoá tư ưởng tham gia vào đụng độ, ngoài khác biệt giai cấp, khác biệt hệ tư tưởng truyền thống, thì chủ nghĩa dân tộc mới, chủ nghĩa nữ quyền, ý thức chính trị chủng tộc (như chính trị người da đen...), văn hoá luyến ái đồng tính, tôn giáo mới, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa nhóm sắc tộc mạng, chủ nghĩa sinh thái... đều bằng các phương thức khác nhau tác động tới trật tự văn hoá toàn cầu. Hệ tư tưởng ổn định không ngừng bị tan rã và lật nhào, văn hoá và văn minh không ngừng phát sinh xung đột, điều đó rõ ràng cản trở việc xây dựng văn hoá hài hoà. Tìm kiếm con đường trị lý đạo đức và văn hoá toàn cầu, tích cực hướng dẫn đụng độ tư tưởng và đối thoại văn minh, tạo ra một thứ văn minh toàn cầu mới trở thành chủ đề trọng đại của triết học đương đại.

Tóm lại, chủ nghĩa Marx đương đại cần giải đáp các vấn đề của toàn cầu hoá mới, cần trở thành "tầm nhìn vấn đề trong phản tư" của thời đại. Đây là phương thức chủ yếu để triết học macxit hiện diện trong thời đại.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Karl Marx - người dốc sức làm sáng thêm cuộc đời

    05/05/2008Thụy Anh (từ LB Nga)Tinh thần và trí tuệ của nhà chính trị, triết gia, nhà kinh tế học vĩ đại của nước Đức và nhân loại, người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học... vẫn còn sống mãi cho đến hôm nay...
  • Xây dựng thể chế cho phát triển

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtMột thể chế lạc hậu chắc chắn sẽ kìm hãm sự phát triển. Thế giới thứ ba với thể chế chính trị lạc hậu đang phải đối mặt với bài toán xây dựng thể chế. Vậy thể chế nào là tối ưu cho sự phát triển của thế giới thứ ba?
  • Triết học phương Tây hiện đại

    02/07/2006Lưu Phóng Đồng (dịch giả: Lê Khánh Trường)Đây là quyển giáo trình triết học hướng đến thế kỷ 21 trên cơ sở lấy thái độ thực sự cầu thị của chủ nghĩa Marx mà đánh giá lại toàn bộ triết học phương Tây hiện đại và mối quan hệ của nó với triết học Mácxít. Tác giả sẽ lần lượt trình bày với bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này một dòng triết học với nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa gắn với nhiều triết gia nổi tiếng của triết học phương Tây hiện đại. Chính sự phong phú và đa dạng đó đã tạo cho triết học học phương Tây hiện đại một bức tranh nhiều màu sắc...
  • “Làm mềm” sách triết

    02/05/2006Lam ĐiềnMột điểm mới, lạ trong xuất bản sách: 36 tập sách dịch về các chủ thuyết triết học, những tư tưởng của các triết gia đều thể hiện theo kiểu... tranh truyện. Tủ sách mang tên “Nhập môn” (NXB Trẻ) nhằm giới thiệu khái lược nội dung tư tưởng của từng triết gia, từng chủ thuyết của các nhà khoa học...