Triết học có thể đóng vai trò gì trong cuộc sống?

06:32 CH @ Thứ Sáu - 24 Tháng Sáu, 2016

Trong bài này, tác giảđề cập đến hai thái cực trái ngược nhau khi đánh giá vai trò của triết học trong cuộc sống. Thái cực thứ nhất coi thường vai trò của triết học vì cho rằng:

1) Triết học nghiên cứu và giải quyết những vấn đề quá chung nên những kết quả nghiên cửu của nó không có tác dụng thiết thực gì hết,

2)Triết học không có phương pháp và trang thiết bị nghiên cứu riêng của mình như của khoa học tự nhiên nên tính chân lý của các kết quả nghiên cứu triết học không được bảo đảm. Thái cực thứ hai, ngược lại, lại tuyệt đối hoá vai trò của triết học, cho rằng chỉ cần nắm được triết học thì sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của cuộc sống.

Tác giảđã luận chứng cho quan điểm, theo đó, cả hai thái cực trên đều sai lầm vì để giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề cụ thể của cuộc sông, cần kết hợp chặt chẽ cả hai loại tri thức: Tri thức chung (trong đó có tri thức triết học và tri thức khoa học chuyên ngành) và tri thức thực tiễn (trong đó có sự hiểu biết tình hình thức tiễn và trình độ tay nghề được biểu hiện qua sự nhạy cảm thực tiễn).

Chủ đề Hội thảo của chúng ta là ( Nhận thức lại vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu. Nói "nhận thức lại", trong trường hợp này, có nghĩa là nhận thức trước đây là phù hợp với thời kỳ trước đây, nhưng ngày nay, trong kỷ nguyên toàn cầu, nhận thức đó cần được bổ sung, hoàn thiện thêm cho phù hợp với bối cảnh mới.

Muốn vậy, có lẽ cần xem lại xem vai trò của triết học đã được đánh giá như thế nào?

Triết học, như chúng ta biết, đã có lịch sử tồn tại suốt mấy ngàn năm với rất nhiều hệ thống, trào lưu, trường phái khác nhau. Mặc đầu vậy, theo nhận xét của Viện sĩ T.I.Ôiderman - nhà nghiên cứu lịch sử triếthọc nổi tiếng của Liên Xô trước đây và Cộng hoà Liên bang Nga ngày nay - thì cho đến nay, hầu như không có một định nghĩa nào về triết học được mọi người thừa nhận. Sự thống nhất ý kiến giữa các nhà triết học vĩ đại về một định nghĩa triết học nào đó là hết sức hiếm hoi, gần như là một ngoại lệ. Song, cũng giống như trong lĩnh vực văn hoá, với trên 300 định nghĩa khác nhau, nhưng không vì vậy mà văn hoá không phát triển. Triết học cũng thế. Tuy hiện chưa có định nghĩa nào được mọi người thừa nhận, nhưng triết học cũng không vì vậy mà không tiếp tục tồn tại và phát triển, không tiếp tục xuất hiện thêm các hệ thống, trào lưu, trường phái mới.

Triết học, ngay từ khi mới nảy sinh và cho đến mãi tận nay, dù tồn tại ở phương Đông hay phương Tây, dù dưới dạng các hệ thống, trào lưu, trường phái rất khác nhau, nhưng nội.đung cất lõi của triết học bao giờ cũng bao gồm những quan điểm lý luận chung nhất, những lời giải đáp có luận chứng (dù được tán thành hay không được tán thành) cho những câu hỏi của con người về thế giới xung quanh mình, về vị trí của con người trong thế giới đó, về quan hệ giữa con người với thiên nhiên và với bản thân con người. Trong triết học, người ta luôn tìm thấy những biện luận, phán xét suy tư, những băn khoăn, trăn trở cùng những lời giải đáp cho các câu hỏi về số phận của cá nhân con người trước thiên nhiên bao la, về nguồn gốc cùng những bí ẩn của thiên nhiên bao la ấy, những sức mạnh, những lực lượng chi phối nó và chi phối cuộc sống của chính bản thân con người, về cuộc sống và cái chết của họ... Những lời giải đáp ấy, dù là khác nhau trong các hệ thống, trào lưu, trường phái triết học khác nhau nhưng đều là những cách lý giải nhất định về thế giới mà trong đó con người đang sống theo quan điểm của các hệ thống, trào lưu, trường phái triết học đó.

Song, bất cứ hệ thống lý luận nào cũng không bao giờ chỉ làm một nhiệm vụ là lý giải về thế giới. Triết học cũng vậy. Trên cơ sở của sự lý giải ấy, triết học trở thành cái đinh hướng cho con người trong hành động. Khi trở thành cái định hướng cho con người trong hành động, triết học thực hiện một chức năng khác - chức năng phương pháp luận.

Về nguyên tắc, giá trị định hướng này của triết học không khác với giá trị định hướng của các nguyên lý, quy luật, hệ thống lý luận của các bộ môn khoa học chuyên ngành nào đấy về một lĩnh vực nhất định nào đó của hiện thực, chẳng hạn, không khác với giá trị định hướng của định luật bảo toàn và chuyền hoá năng lượng, của quy luật giá trị... Cái khác chỉ là ở chỗ, vì các nguyên lý, các khẳng định của triết học là kết quả nhận thức những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung nhất của cả tự nhiên, xã hội lẫn tư duy, cho nên chúng có tác dụng định hướng không phải chỉ trong một phạm vi nhất định nào đấy như trong trường hợp các nguyên lý, quy luật do các khoa học chuyên ngành nêu lên, mà ở tất cả mọi lĩnh vực các nguyên lý, các khẳng định triết học ấy giúp cho con người khi bắt tay vào nghiên cứu và hoạt động cải biến sự vật bao giờ cũng có được một lập trường xuất phát nhất định. Lập trường xuất phát ấy giúp cho chủ thể hành động thấy trước được phương hướng vận động chung của đối tượng, xác định được sơ bộ các mốc cơ bản mà việc nghiên cứu hay hoạt động cải biến sự vật phải trải qua, nghĩa là nó giúp cho con người xác định được về đại thể con đường cần đi, có được phương hướng đặt vấn đề cũng như giải quyết vấn đề, tránh được những mò mẫm giữa một khối những mối liên hệ chằng chịt hết sức phức tạp mà không có tư tưởng dẫn đường. Xuất phát từ một lập trường triết học nhất định, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn một phương hướng giải quyết vấn đề theo một cách thức nhất định, và xuất phát từ những lập trường triết học khác nhau, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn những phương hướng và cách thức giải quyết vấn đề một cách khác nhau. Điều đó có nghĩa là, việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nào đấy sẽ không chi đơn thuần là sự chấp nhận hay không chấp nhận một thế giới quan nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận hay không chấp nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hành động.

Khẳng định trên đây cho thấy triết học không phải là một cái gì quá xa xôi, viển vông, ngược lại, nó gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống, với thực tiễn. Xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết đúng đắn các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Còn ngược lại, xuất phát từ một lập trường triết học sai lầm, con người khó có thể tránh khỏi hành động sai lầm. Chính ở đây thể hiện giá trị đinh hướng - một trong những biểu hiện cụ thể chức năng phương pháp luận của triết học. Tiếc rằng, giá trị định hướng này hiện nay chưa được khai thác triệt để. Có lẽ chính vì vậy mà còn có những sự đánh giá chưa thoả đáng về vai trò của triết học trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

Sự đánh giá chưa thoả đáng đó thể hiện trước hết ở thái độ coi thường vai trò của triết học. Những người giữ thái độ này cho rằng, vì triết học nghiên cứu và giải quyết những vấn đề quá chung, nên những kết quả nghiên cứu của nó chẳng có tác dụng thiết thực gì hết?

Ý kiến trên đây, trong chừng mực nhất định, có căn cứ của nó, vì trong nhiều trường hợp, khi giải quyết những vấn đề cụ thể, những người làm công tác thực tiễn không thể tìm thấy ở những người làm công tác triết học một câu trả lời cụ thể. Trong khi đó, trong hoạt động thực tiễn, con người lại bắt gặp và buộc phải giải quyết trước hết chính những vấn đề hết sức cụ thể này. Vậy, phải chăng ở đây, tri thức triết học là vô ích?

Không! Mặc dầu những vấn đề bức bách do cuộc sống, do hoạt động thực tiễn đặt ra bao giờ cũng là những vấn đề hết sức cụ thể, nhưng để giải quyết những vấn đề cụ thể ấy một cách có hiệu quả, không một ai có thể lảng tránh việc giải quyết những vấn đề chung hay xuất phát từ lời giải đáp đã có về những vấn đề chung liên quan với các vấn đề cụ thể đó. A.Anhxtanh đã từng nhận xét vào năm 1954: "Những khó khăn mà nhà vật lý hiện nay đang vấp phải trong lĩnh vực của mình đã buộc ông ta phải đề cập đến những vấn đề triết học nhiều hơn nhiều so với nhà vật lý của các thế hệ trước". M.Plank cũng có nhận xét tương tự: "Một tập hợp những sự kiện mới càng rối rắm bao nhiêu, các tư tưởng mới càng nhiều hình nhiều vẻ bao nhiêu thì nhu cầu phải có một thế giới quan liên kết lại càng cảm thấy trở nên bức thiết bấy nhiêu. Xu hướng tìm đến thế giới quan liên kết này có ý nghĩa lớn lao không chỉ đối với vật lý học, mà còn đối với toàn bộ khoa học tự nhiên". Như vậy, khi đi vào giải quyết những vấn đề cụ thể của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn, người nghiên cứu sớm muộn sẽ vấp phải những vấn đề chung, trong đó có những vấn đề triết học mà việc giải quyết chúng, là cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề cụ thể. Những lời giải đáp tìm được ở đây, trong lĩnh vực triết học, là sự đóng góp rất thiết thực vào việc giải quyết những vấn đề hết sức cụ thể ấy chứ không phải nằm bên lề của việc giải quyết những vấn đề đó.

Tuy nhiên, không nên hiểu sự đóng góp này một cách giản đơn. Không nên hiểu hiệu quả của nghiên cứu triết học như hiệu quả nghiên cứu của các bộ môn khoa học kỹ thuật, càng không nên hiểu nó như hiệu quả của hoạt động sản xuất trực tiếp. Các kết luận mà nghiên cứu triết học đạt tới không phải là lời giải đáp trực tiếp, cụ thể cho từng vấn đề cụ thể vô cùng đa dạng của cuộc sống, mà, như đã nói trên, nó là cơ sở cho việc tìm kiếm những lời giải đáp trực tiếp, cụ thể ấy. Chẳng hạn, kết luận mới của Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam: "Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,, chính là cơ sở cho việc xác định hàng loạt chính sách mới, đúng đắn hơn trong nhiệm vụ cải tạo xã hội và phát triển kinh tế trong suất quá trình đổi mới. Trên đây chỉ là một trong rất nhiều thí dụ cho thấy hiệu quả của nghiên cứu triết học chính là ở giá trị đinh hướng cho hoạt động thực tiễn vô cùng phong phú và đa dạng của những kết luận chung, có tính khái quát cao mà nó đạt tới chứ không phải là những lời giải đáp cụ thể cho từng trường hợp cụ thể.

Một lý do nữa đã góp phần làm xuất hiện thái độ coi thường vai trò của triết học đó là sự nghi ngờ về tính chân lý của các khẳng định triết học. Người ta đặt câu hỏi: tri thức triết học có đáng tin cậy không khi nó đóng vai trò là cái định hướng cho con người trong hoạt động thực tiễn? Vấn đề là ở chỗ, trong thời kỳ cổ đại, khi các khoa học chuyên ngành chưa phát triển, thậm chí chưa xuất hiện, con người có thể bằng lòng với lời giải đáp của triết học đối với các vấn đề mà con người quan tâm về thế giới xung quanh mình. Nhưng, với sự xuất hiện và phát triển, thậm chí phát triển mạnh mẽ của các khoa học chuyên ngành, thì con người không còn thoả mãn với những câu trả lời của triết học được nữa. Tại sao vậy?

Trước hết, vì các khẳng định của khoa học phải được kiểm tra bằng các tài liệu thực nghiệm. và về nguyên tắc, có thể bị thực nghiệm bác bỏ. Trong khi đó, các khẳng định của triết học không thể kiểm tra được bằng thực nghiệm và cũng không bác bỏ được bằng thực nghiệm (chẳng hạn, không thể làm được như thế với các luận điểm như vật chất có trước, ý thức có sau, với quan điểm của Hêghen nói rằng cơ sở phát triển của giới tự nhiên là sự phát triển của ý niệm tuyệt đối…).

Thứ hai, triết học không có phương pháp nghiên cứu riêng của mình, trong khi đó các khoa học tự nhiên đùng các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại với sự trợ giúp của các phương tiện hiện đại nên tính chân lý của các kết quả nghiên cứu đạt được được bảo đảm.

Những ý kiến nhận xét trên đây, trong chừng mực nhất định, cũng có căn cứ của nó, vì đúng là triết học không có trong tay mình một phương tiện kỹ thuật nào, một thiết bị quan sát, thí nghiệm nào để tiến hành thu thập tài liệu, nghiên cứu và trên cơ sở đó, tiến tới khám phá những bí ẩn của sự vật, hiện tượng mà mình nghiên cứu. Vậy, triết học dựa vào đâu và làm cách nào để đi tới chân lý?

Trên cơ sở phân tích và khái quát hoá đặc điểm nhận thức của triết học trong suốt quá trình phát triển lịch sử của nó, nhiều tác giả rút ra kết luận rằng, triết học tự bản thân nó không trực tiếp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể, nhưng nó sử dụng các kết quả của hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn đã được ghi lại trong các khái niệm, lý thuyết của các bộ môn khoa học chuyên ngành khác, được thể hiện trong các tác phẩm vặn học, nghệ thuật, các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ... Tất cả những cái đó tạo nên "nền tài liệu thực nghiệm" mà xuất phát từ đấy, triết học đi tới các phát hiện của mình.

Triết học đi tới các phát hiện đó bằng cách nào? 'Có tác giả cho rằng bằng tư duy lý luận, tác giả khác lại cho rằng bằng khái quát hoá lý luận, số thứ ba cho rằng bằng luận giải (interprêtaxia)... Chính bằng cách đó, các kết luận triết học được rút ra và lại quay trở lại .phục vụ cho hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn.

Từ kinh nghiệm nghiên cứu vật lý học của mình, M.Bom cho rằng, vật lý học của thực tiễn không? Đó là những vấn đề đặt ra rất cần được nghiên cứu, giải quyết. Song, dù thế nào chăng nữa, chúng tôi vẫn nghĩ rằng, có lẽ cùng với việc sử dụng các phương pháp tư duy lý luận hay khái quát hoá lý luận… như đã kể trên, nên chặng, việc nghiên cứu triết học cần được kết hợp với các nghiên cứu khoa học chuyên ngành, sử đụng phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành ấy để đưa khách thể nghiên cứu vào tình huống nghiên cứu đã được lựa chọn một cách có chủ đích, để buộc khách thể phải trả lời câu hỏi của người nghiên cứu. Hy vọng rằng bằng cách làm ấy, chúng ta có thể làm cho các kết quả nghiên cứu của chúng ta có cơ sở hơn, đáng tin cậy hơn, thuyết phục hơn chăng! Điều này càng đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên toàn cầu, kỷ nguyên của những vấn đề liên quan đến toàn cầu mà việc giải quyết chúng đòi hỏi con người phải vượt ra ngoài khuôn khổ chật hẹp, cục bộ, địa phương, quốc gia để tiến tới tầm nhìn toàn cầu, một tầm nhìn không thể không đòi hỏi phải có sự tham gia của triết học.

Bên cạnh thái độ coi thường vai trò của triết học - một thái độ rất tiếc rằng, hiện nay vẫn hiện diện ở nơi này, nơi kia, trong lĩnh vực hoạt động này hay khác - lai có một thái độ khác: thái độ tuyệt đối hoá vai trò của triết học, nghĩ rằng chỉ cần nắm được triết học thì lập tức sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của thực tiễn. Có nơi, có lúc, vì quá nhấn mạnh vai trò của triết học nên đã gây ra ở một số người ảo tưởng rằng, triết học là cái chìa khoá vạn năng, chỉ cần nắm được nó là tự khắc sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Có nơi, có lúc, với lòng nôn nóng muốn đưa triết học vào phục vụ hoạt động thực tiễn, các cán bộ triết học đã hăng hái lao vào nghiên cứu, giải quyết những vấn đề thực tiễn quá cụ thể chỉ với những tri thức triết học chung mà quên mất rằng, để có thể tìm ra lời giải đáp đúng đắn cho những vấn đề hết sức cụ thể, bên cạnh những tri thức lý luận chung, trong đó có tri thức triết học, còn cần có hàng loạt tri thức khác nữa, như sự am hiểu tường tận về tình hình thực tế liên quan đến vấn đề cụ thể đang được xét trong một bối cảnh không gian - thời gian nhất định, sự hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp, đặc biệt là sự nhạy cảm thực tiễn, một sự nhạy cảm chỉ có được qua quá trình đào luyện, lăn lộn lâu năm trong nghề. Thiếu những cái vừa nói, không một nhà triết học uyên bác nào có thể tìm ra được một lời giải đáp đúng đắn nào cho bất cứ một vấn đề cụ thể nào của cuộc sống, cho dù đó là một vấn đề đơn giản nhất đi nữa.

Như vậy, để có thể giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề cụ thể hết sức phức tạp và vô cùng đa dạng của cuộc sống, chúng ta cần tránh cả hai thái cực sai lầm: hoặc là xem thường triết học và do đó sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, tuỳ tiện, dễ bằng lòng với những biện pháp cụ thể, nhất thời, đi đến chỗ mất phương hướng, thiếu nhìn xa trông rộng, thiếu chủ động và sáng tạo trong công việc; hoặc là tuyệt đối hoá vai trò của triết học và do đó sẽ sa vào tình trạng áp dụng một cách máy móc những nguyên lý, những quy luật, những tri thức triết học chung mà không tính đến tình hình cụ thể đó không nắm được tình hình cụ thể đó trong từng trường hợp cụ thể, hậu quả là sẽ khó tránh khỏi bị thất bại.

Kết hợp chặt chẽ cả hai loại tri thức trên đây tri thức chung (trong đó có tri thức triết học và tri thức khoa học chuyên ngành) và tri thức thực tiễn (trong đó có sự hiểu biết tình hình thực tiễn và trình độ tay nghề được biểu hiện qua sự nhạy cảm thực tiễn) - đó là tiền đề cần thiết đảm bảo thành công của chúng ta trong hoạt động cụ thể của mình.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đưa vào triết học (phần 2)

    08/01/2016Nguyễn Văn TrungTrong lớp triết, chỉ tìm hiểu với một thái độ như thái độ ở lớp khoa học, không thể thực sự hiểu được triết lý. Chỉ có thể hiểu được triết lý từ thái độ sống đó mà thôi...
  • Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của Triết học

    11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
  • Liệu triết học có phải là khoa học không?

    28/04/2010“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.
  • Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

    11/11/2006Bài này chia sẻ những điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông - Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống...
  • Về cái gọi là hai thế giới - một của tôn giáo và một của triết học mácxit

    12/07/2006Đỗ Lan HiềnHiện nay có những nhà thần học và tôn giáo học cho rằng “có thể tồn tại đồng thời hai chân lý, với hai phương pháp nhận thức. Một phương pháp của khoa học duy vật, một phương pháp nhận thức phi lý tính, nhận thức nhờ có lòng tin, cái chân lý mà tiêu chuẩn của nó không phải thông qua thực tiễn, mà là niềm tin do trực giác đưa lại với tất cả những yếu tố chủ quan của con người....
  • Minh triết phương Đông & Triết học phương Tây

    07/07/2006Nguyên Ngọc (Dịch & giới thiệu)Viết công trình này Francois Jullien qua lại giữa hai bờ của thượng lưu dòng sông tư tưởng nhân loại: tư tưởng TrungHoa cổ dại (là cơ sở để nghiên cứu minh triếtphương Đông) và triết lý Hy Lạp cổ đại (là căn cứ để xác định tư duy triết học phương Tây)...
  • Triết học phương Tây hiện đại

    02/07/2006Lưu Phóng Đồng (dịch giả: Lê Khánh Trường)Đây là quyển giáo trình triết học hướng đến thế kỷ 21 trên cơ sở lấy thái độ thực sự cầu thị của chủ nghĩa Marx mà đánh giá lại toàn bộ triết học phương Tây hiện đại và mối quan hệ của nó với triết học Mácxít. Tác giả sẽ lần lượt trình bày với bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này một dòng triết học với nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa gắn với nhiều triết gia nổi tiếng của triết học phương Tây hiện đại. Chính sự phong phú và đa dạng đó đã tạo cho triết học học phương Tây hiện đại một bức tranh nhiều màu sắc...
  • Tính phức tạp trong việc sử dụng các thuật ngữ triết học

    30/06/2006Nguyễn Ngọc HàNhư ta đã biết, khi trình bày ý nghĩ và tư tưởng của mình, mỗi người đều buộc phải sử dụng các thuật ngữ hay tín hiệu, ký hiệu nào đó. Thuật ngữ nào cũng có nghĩaxác định. Vấn đề là ở chỗ, giữa thuật ngữ và nghĩa của nó bao giờ cũng có quan hệ phức tạp.Tình hình phức tạp đó có ở mọi lĩnh vực của nhận thức: triết học, các khoa học khác, các loại hình nghệ thuật, văn hoá…
  • Từ góc độ triết học, bàn về một số vấn đề cơ bản của văn học - nghệ thuật phương Tây hiện đại

    16/06/2006Nguyễn Hoàng Tuệ AnhTừ thế kỷ XVII - XVIII những lý tưởng, những chuẩn mực và nguyên tắc của khoa học đã được xác lập trên nền tảng triết học bị thống trị bởi những ý tưởng của chủ nghĩa cơ giới. Từ đó chúng thâm nhập vào mọi lĩnh vực của xã hội. Lý trí được coi là tối thượng. Một quan niệm về chủ nghĩa tiến bộ được chiếu sáng bằng hào quang của lý trí, của trí tuệ và tri thức..
  • Về vai trò của triết học trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta

    05/05/2006PTS. Phạm Văn ĐứcCũng như mọi lí luận, triết học không chỉ làm nhiệm vụ lý giải những vấn đề của thế giới nói chung và của xã hội loài người nói riêng, mà còn trên cơ sở của sự lí giải ấy, nó trở thành cái định hướng đúng đắn cho con người trong hành động...
  • Để triết học thực hiện được nhiệm vụ cao cả của mình

    31/03/2006Phó TS Nguyễn Văn HuyênTiếp cận triết học không thể là cứng nhắc một chiều mà là tiếp cận hệ thống, đa chiều với toàn bộ văn minh mọi thời đại, mọi nền văn hóa theo tinh thần các cấp độ phát triển như vũ bão của khoa học- công nghệ của thế giới hiện nay. Chỉ như vậy, triết học mới thực sự trở thành công cụ sắc bén nhất cho những mục đích cao cả của con người...
  • Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian) trong tục ngữ Việt Nam

    24/03/2006Vũ HùngTục ngữ và triết học là hai lĩnh vực, hai hiện tượng ý thức xã hội khác nhau. Tục ngữ thuộc lĩnh vực nghệ thuật, là một thể loại folklore, còn triết học thuộc lĩnh vực khoa học, là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận. Tri thức của tục ngữ là tri thức dân gian, được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường"...
  • Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học

    20/03/2006Phạm Văn ĐứcKế thừa và phát triển là quy luật chung của cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Quy luật đó cùng tồn tại một cách khách quan trong lịch sử triết học. Nhưng cũng như mọi quy luật không phải ngay từ đầu mà phải đến một giai đoạn nhất định của lịch sử quy luật đó mới được phát hiện.
  • Đổi mới triết học trong quá trình đổi mới hoạt động lý luận ở nước ta

    13/03/2006GS. Trần NhâmĐổi mới hoạt động lý luận, trước tiên là đổi mới tư duy triết học, đổi mới phương pháp học tập, giảng dạy và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin với ba bộ phận cấu thành của nó...
  • Triết học phương Tây hiện đại đi về đâu?

    04/03/2006Bửu Ý...triết học khó lòng chiếm một chỗ nhỏ bé trong hoạt động tri thức của con người thời đại. Nó còn được nhắc nhở phần nào chăng qua các phương tiện truyền thông, hay tối thiểu còn có cơ may thu mình lại trên vài trang sách?
  • Đưa vào triết học (phần 3)

    01/03/2006Nguyễn Văn TrungNgười ta thường có thiên kiến cho triết học hay siêu hình học là một môn học không những trừu tượng, khó hiểu mà còn vô ích, vô bổ vì không đi tới đâu. Các triết gia cãi nhau về những vấn đề trong bao nhiêu thế kỷ mà vẫn không đi đến những giải đáp, những kết quả bền vững.
  • Triết học học đường

    07/02/2006Đỗ Anh ThơĐề cập tới hai chữ “triết học”, các em học sinh sinh viên đều có một cách nhìn giống nhau, cho rằng đây là một môn học khô khan, trừu tượng , khó hiểu. Do đó phần lớn thời gian khi ngồi trên ghế nhà trường các em đều học một cách đối phó, bị động, học thuộc lòng, không hề có chút nào động não...
  • Đưa vào triết học

    22/12/2005Nguyễn Văn TrungTrước khi học một môn gì tôi hỏi: Môn đó là gì? Chẳng hạn Vật lý học là gì? Vậy trước khi học triết lý, tôi cũng hỏi triết lý là gì? Và tôi coi việc hỏi như vậy là sẽ tự nhiên đã hẳn là thế, chẳng khác gì tôi hỏi về một vật gì, một việc gì chẳng hạn, cái bàn là gì?
  • Đổi mới trước hết là tôn trọng và cũng là bổ sung các nguyên lý của triết học Mác

    08/12/2005GS. Dương Phú Hiệp... chúng ta cần đánh giá, nhận thức về các nguyên lý của triết học Mác để xem chúng ta đã "trung thành" với các nguyên lý đó như thế nào. Có thể nói rằng trong những năm qua đã xảy ra nghịch lý: một mặt chúng ta nói rất hay về CNDV, về phép biện chứng của Mác, nhưng mặt khác trong tư tưởng và trong hành động lại biếu hiện rất rõ CNDT và phép siêu hình....
  • Khía cạnh triết học trong các giá trị phổ quát của dân chủ

    24/11/2005Đỗ Trung HiếuTất cả những chủ thuyết và lý tưởng Sống chỉ đáng theo, đáng thực hành khi chúng nhân danh con người và phụng sự con người, khi chúng hợp lý, hợp quy luật, hợp với lẽ phải (chân), hợp với nhân tính (thiện), hợp với khát vọng về sự hài hoà và những tình cảm cao thượng của con người (mỹ). Dân chủ chính là một học thuyết đáp ứng được các tiêu chí đó. Nó chẳng những cổ vũ cho những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống cá nhân và cộng đồng, mà còn chỉ ra những cách thức thực hành những giá trị đó...
  • Ảnh hưởng triết học phương Tây trong quan niệm của Phan Bội Châu về con người

    22/10/2005Đỗ Thị Hoà HớiPhan Bội Châu là người có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông được coi như chiêc cầu nối giữa truyền thông và hiện đại. Trong tác phẩm Nhân sinh Triết học, về nền học vấn của phương Đông, trên cơ sở những giá trị dân tộc, Phan Bội Châu đã biết cách tiếp nhận những giá trị hiện đại của triết học phương Tây, đặc biệt là vấn đề phương pháp để làm mới quan niệm về con người. Trong tác phẩm này, nghiên cứu về con người của ông được sử dụng qua các khái niệm nhân thể, nhân tính, nhân dục, nhân cách, nhân sự. Qua đó, ông khẳng định những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, đồng thời, kêu gọi nhân dân biết cách giữ lấy giá trị truyền thông cũng như tiếp nhận những giá trị mới phù hợp của thời đại để đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người...
  • Mấy suy nghĩ về việc xác định bản chất của thế giới quan

    23/09/2005Nguyễn Huy HoàngNgày nay, dưới sự tác động của các quá trình dân chủ hoá, nhân đạo hoá, tin học hoá và toàn cầu hoá, việc xác định tình trạng hiện thời của đời sống xã hội và vạch ra con đường phát triển của nó trong tương lai không chỉ là công việc riêng của các nhà lãnh đạo, các chính trị gia, mà còn cuốn hút sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp đại chúng. Trong khung cảnh như thế, việc xác định, xây dựng và phổ biến một thế giới quan khoa học và cách mạng sẽ mang lại một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Về chức năng dự báo triết học

    24/08/2005Nguyễn Tiến DũngSự đối chiếu lịch sử triết học với lịch sử khoa học tự nhiên cho phép khắng định rằng triết học có những khả năng dự báo trong nghiên cứu khoa học bởi vì nó có thể đưa ra trước những cấu trúc phạm trù sẽ là cần thiết cho sự phát triển không ngừng của khoa học...
  • Khởi đầu xây dựng một Thế giới quan mới

    26/04/2003Bùi Quang Minh ([email protected])Khoa học công nghệ đương đại sẽ cung cấp tư liệu mới, phương pháp tư duy mới làm cơ sở cho việc xây dựng “lâu đài” triết học của thế kỷ 21 định hướng cho con người hiện đại rõ ràng và đúng đắn hơn...
  • Triết học và Thế giới quan (World outlook) là gì?

    27/04/2003Thế giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát (bức tranh) đối với thế giới bao gồm cả thế giới bên ngòai, cả con người và cả mối quan hệ của người – thế giới (tức là mối quan hệ của người đối với thế giới). Nó quy định thái độ của con người đối với thế giới và là kim chỉ nan cho hành động của con người...
  • Cùng triết học vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

    27/04/2003Bùi Quang Minh ([email protected])Để tiến vào tương lai, chắc chắn chúng ta không chỉ dựa vào khoa học hiện đại, vào kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, mà còn nhất thiết cần phải dựa vào tư duy khoa học và tư duy lý luận ở trình độ cao và hiện đại...
  • Vấn đề xây dựng 1 thế giới quan mới

    26/04/2003Minh BùiSuy nghĩ vững chắc những vấn đề Triết lý sẽ đóng góp một vai trò quan trọng với chúng ta...
  • xem toàn bộ