Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu

08:45 SA @ Thứ Sáu - 14 Tháng Mười Hai, 2007

Cuốn sách này là tập hợp các bài viết mà phần lớn là các báo cáo khoa học của các học giả trong và ngoài nước đã tham gia Hội thảo quốc tế “Nhận thức lại vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu” do Viện Triết học phối hợp với Liên đoàn quốc tế các hội triết học tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2006. Mặc dù đây không phải là cuốn chuyên khảo, nhưng toàn bộ nội dung cuốn sách này đều tập trung bàn về một chủ đề đang được giới triết học trong nước và thế giới quan tâm - "Nhận thức lại triết học ngày nay” .

Ngoài bài viết "Nhận thức lại vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu: từ diện mạo triết học thế giới cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI" với tư cách bài viết thay cho "Lời nói đầu của PGS,TS Phạm Văn Đức và PGS,TS Đặng Hữu Toàn - Đồng chủ biên và Diễn văn chào mừng của GS, TS Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, cuốn sách gồm hai phần: Phần thứ nhất - “Nhận thức lại vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu” đề cập tới ba chủ điểm chính - vai trò của triết học Việt Nam, triết học C.Mác và triết học nói chung trong kỷ nguyên toàn cầu. Cùng với đó là những vấn đề về giao lưu liên văn hoá, mối quan hệ giữa các nền văn hoá, giá trị Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hóa. Phần thứ hai - "Diện mạo triết học thế giới cuối thế kỷ XX' đầu thế kỷ XXI" mang lại bức tranh tổng quát về các nền triết học Nga, Hy Lạp, Phần Lan, Canađa, Mỹ, triết học ở các quốc gia vùng Ban Tích. Bên cạnh đó là những suy tư về những khó khăn hiện thời của triết học và những suy ngẫm về tương lai của triết học Châu Á.

Điểm rất thú vị là khi đề cập tới vai trò của triết học Việt Nam, không chỉ bó hẹp ở triết học Mác - Lênin, tất cả các học giả đều thừa nhận toàn cầu hoá đang là một xu thế khách quan, tất yếu và cho rằng, triết học Việt Nam cần hội nhập với xu thế này. Điểm khác nhau là ở cách nhìn về toàn cầu hoá, ở vấn đề được đề cập, cách tiếp cận và do vậy, cũng là ở sự kiến giải. PGS,TS Phạm Văn Đức cho rằng, toàn cầu hoá vừa mang lại cơ hội, vừa đồng thời là thách thức và đi sâu kiến giải những định hướng nghiên cứu lớn đối với giải nghiên cứu triết học ở Việt Nam. Theo Phó Giáo sư, việc trả lời cho câu hỏi triết học về sự phát triển của dân tộc mình là gì và làm thế nào để chọn ra một con đường phát triển tối ưu có thể tranh thủ được những cơ hội do toàn cầu hoá mang lại và vượt qua những thách thức do chính bản thân nó tạo ra, nghiên cứu những tư tường triết học Việt Nam, những trào lưu và tư tường, quan điểm triết học của các nhà triết học tiêu biểu trên thế giới, cả phương Đông lẫn phương Tây, hướng tới mục tiêu phát triển đất nước và con người Việt Nam, nâng cao năng lực tư duy, giúp con người đạt tới hệ giá trị chân - thiện - mỹ là những định hướng lớn đối với giới nghiên cứu triết học Việt Nam hiện nay.

GS,TS Nguyễn Tài Thư nhìn nhận toàn cầu hoá là cơ hội làm giàu hệ thống tư duy của đất nước, làm lành mạnh hoá cuộc sống của con người dân tộc, tạo cơ sở để phát huy năng lực tư duy của con người Việt Nam và mỡ rộng giao lưu với bên ngoài và cho rằng, để thực hiện điều đó, chúng ta phải đồng thời tiến hành việc nhận thức lại tư duy truyền thống, đổi mới tư duy lý luận hiện có và thẩm định để kế thừa những giá trị của các nền triết học đương đại của thế giới, coi trọng hội nhập quốc tế với cách làm mới để hướng tới mục tiêu nâng trình độ tư duy của dân tộc lên ngang tầm trình độ của thế giới. Còn GS Vũ Khiêu thì cho rằng, cộng đồng nhân loại chưa hành động có hiệu quả để giải quyết những vấn đề phức tạp đang được đặt ra trên mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại. Theo Giáo sư, giới triết học Việt Nam cần làm hết mình để có những suy nghĩ mới về dân tộc và thời đại, để không những mang tại phồn vinh cho Tổ quốc phát huy sự thống nhất lâu đời giữa triết học, đạo đức và tôn giáo mà còn góp phần củng cố hoà bình và hữu nghị trên toàn thế giới.

Sự đa dạng đó thể hiện rõ hơn khi các tác giả đề cập tới vai trò của triết học nói chung trong kỷ nguyên toàn cầu. GS,TS Lê Hữu Tầng cho rằng, để giải quyết vấn đề toàn cầu, chúng ta cần phải có tầm nhìn toàn cầu và việc tạo dựng tẩm nhìn toàn cầu không thể thiếu vai trò của triết học. Giáo sư còn nhấn mạnh rằng, vai trò của triết học chủ yếu là ở tính định hướng, phương pháp luận và do vậy, trong hoạt động thực tiễn, cần phải kết hợp cả tri thức chung, gồm tri thức triết học và tri thức chuyên ngành, với tri thức thực tiễn. Còn GS,TS Nguyễn Trọng Chuẩn thì cho rằng, nhân loại ngày nay vừa phải tìm lỡi giải cho những thách đố muôn thuở, vừa phải giải đáp cho những nghịch lý do toàn cầu hoá tạo ra, triết học cùng với khoa học xã hội có khả năng và trách nhiệm giải đáp những vấn đề này. Theo Giáo sư, triết học cần vạch ra những nghịch lý mà con người đang phải dối diện trong bối cảnh toàn cầu hoá, đồng thời góp phần chỉ ra lối thoát khỏi những nghịch lý đó, hướng tới mục tiêu tất cả vì con người và hạnh phúc con người trong kỷ nguyên toàn cầu. GS,VS Nguyễn Duy Quý cho rằng, triết học cần hướng tới việc xác định bản chất của toàn cầu hoá. Từ cách tiếp cận macxít, Giáo sư cho rằng, bản chất của toàn cầu hoá là chiều cạnh không gian xã hội trong hệ thống bá quyền toàn cầu của tư bản nghiệp đoàn, rằng với quan niệm như vậy về bản chất của toàn cầu hoá, chúng ta sẽ có được những biện pháp hữu hiệu để chống lại những ảnh hường tiêu cực của toàn cầu hoá, đặc biệt là hiểu rõ hơn vai trò của lực lượng chống toàn cầu hoá. Theo PGS,TS Đặng Hữu Toàn, chúng ta chỉ có thể hiểu được bản chất của toàn cầu hoá và tìm ra những phương thức hữu hiệu để giải quyết những vấn đề toàn cầu trên cơ sở của những nghiên cứu khoa học liên ngành, phức hợp với sự hợp tác của tất cả các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, trong đó không thể không có triết học. Với quan niệm đó, Phó Giáo sư cho rằng, triết học cần hướng tới một phong cách tư duy thống nhất, một triết lý chung lấy sự tồn vong của mỗi con người và của cả cộng đồng nhân loại làm giá trị tối cao khi luận giải mọi tác động, cả tích cực lẫn tiêu cực, của những vấn đề mang tính toàn cầu. PGS,TS Trần Nguyên Việt khi luận giải tính thiết yếu của việc xây dựng ý thức toàn cầu đã cho rằng, ý thức toàn cầu cần phải sử dụng những kết luận quan trọng của các khoa học liên ngành, trong đó, triết học với hai chức năng cơ bản là thế giới quan và phương pháp luận có vai trò hết sức quan trọng. PGS, TSKH Lương Đình Hải khi luận giải sự cần thiết phải đổi mới tư duy, năng lực tư duy đã cho rằng, chúng cần đạt tới tư duy toàn cầu và làm rõ nội dung tư duy toàn cầu, rằng triết học với tư cách những tri thức tổng hợp, khái quát có vai trò định hướng trong đổi mới tư duy và do vậy, triết học cũng cần phải đổi mới.

Cần phải nói thêm rằng, cái góp phần tạo nên sự đa dạng cả về vấn đề được đề cập cũng như cách tiếp cận, quan điểm, là sự tham gia của nhiều học giả tên tuổi đến từ các nền triết học khác nhau trên thế giới. GS Đỗ Duy Minh thuộc Viện Harvard-yenching đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về sự cần thiết phải phát huy tất cả các nguồn lực tinh thần sẵn có của cộng đồng toàn cầu để thiết lập chủ nghĩa nhân văn mới, chủ nghĩa nhân văn bắt nguồn từ sự tự nhận thức, vượt qua chủ nghĩa nhân văn thế tục thời kỳ Khai sáng. Coi đó là linh hồn của thời đại chúng ta. là sự trở về cái cốt lõi và cội nguồn của triết học, Giáo sư đã chỉ ra những tiêu chí cốt lõi cho việc tạo dựng chủ nghĩa nhân văn mới và đưa ra những chỉ dẫn hữu hiệu cho việc thực hiện điều đó. Giáo sư Trần Văn Đoàn thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan đã đưa ra những suy ngẫm sâu sắc về tương lai của triết học Châu Á khi luận giải bước ngoặt do nó tạo ra và hệ giá trị mà nó mang lại.

Một điểm khác cần phải nhắc đến là, khi đề cập tới vai trò của triết học mácxít, các học giả đều tin tướng vào sức sống, vào vai trò to lớn của triết học mácxít không những trong quá khứ, mà còn cả trong xã hội hiện đại ở thời đại ngày nay và cho rằng, triết học mácxít cũng cần phải đổi mới. Các học giả cũng đã có những kiến giải sâu sắc về vai trò của triết học mácxít trong công cuộc đổi mới đất nước và trong đổi mới tư duy lý luận ở Việt Nam hiện nay.

Có thể nói, "Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu” là cuốn sách với xuất phát điểm là những nhận thức mới về vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu đã đề cập tới nhiều vấn đề rất cấp bách hiện nay từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau với sự đa dạng về quan điểm. Nội dung cuốn sách thể hiện sự suy tư, trăn trở của những tâm hồn luôn thao thức và khao khát luận giải những vấn đề của thời đại, của dân tộc và cũng là của triết học nói chung, của triết học Việt Nam và triết học mácxít nói riêng. Bên cạnh đó, nội dung cuốn sách còn mang lại cho độc giả một bức tranh tổng quát về các nền triết học khác nhau trên thế giới.


MỤC LỤC

1. Phạm Văn Đức

Đặng Hữu Toàn

Nhận thức lại vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu: Từ diện mạo triết học thế giới cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI (Thay Lời nói đầu).

2. Đỗ Hoài Nam

Diễn văn chào mừng Hội thảo quốc tế triết học của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Phần thứ nhất

Nhận thức lại vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu

1. Phạm Văn Đức

Một số suy nghĩ về nghiên cứu triết học ở Việt Nam trong kỷ nguyên toàn cầu hiện nay.

2. Vũ Khiêu

Triết học, đạo đức và tôn giáo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá.

3. Nguyễn Tài Thư

Triết học Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế.

4. Lê Hữu Nghĩa

Triết học mácxít với công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

5. Lê Văn Quang

Vai trò của triết học Mác - Lê nin trong đổi mới tư duy lý luận ở Việt Nam hiện nay.

6. Nguyễn Thế Nghĩa

Sức sống của triết học Mác trong xã hội hiện đại.

7. Âu Dương Khang

Toàn cầu hoá và sự phát triển hiện tại của triết học mácxít.

8. Peter Kemp

Chủ nghĩa toàn thế giới và chủ nghĩa Mác.

9. Lê Hữu Tầng

Triết học có thể đóng vai trò gì trong cuộc sống?

10. Nguyễn Trọng Chuẩn

Về vai trò của triết học trong giai đoạn toàn cầu. hoá hiện nay.

11. Nguyễn Duy Quý

Triết học với việc xác định bản chất của toàn cầu hoá.

12. Đặng Hữu Toàn

Vai trò định hướng của triết học trong nhận thức và giải quyết những vấn đề toàn cầu ở thời đại hiện nay.

13. Đỗ Duy Minh

Bước ngoặt tinh thần trong triết học.

14. Trần Nguyên Việt

Ý thức toàn cầu và vai trò của triết học trong việc xây dựng ý thức toàn cầu.

15. Hồ Sỹ Quý

Triết học trong thế giới phẳng": Về diện mạo của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu.

16. E.Marquít

Những lĩnh vực của kinh tế học chính trị mác xít và chủ nghĩa duy vật lịch sử dưới tác động của toàn cầu hoá.

17. Lương Đình Hải

Triết học và năng lực tư duy của con người trong kỷ nguyên toàn cầu.

18. Yao Jiehou

Giao lưu liên văn hoá và tiến bộ chung của các nền văn minh thế giới.

19. Nguyễn Vũ Hảo

Giao tiếp liên văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá: Một số vấn đề triết học.

20. Nguyễn Tấn Hùng

Mối quan hệ giữa các nền văn hoá, văn minh trong kỷ nguyên toàn cầu từ cách tiếp cận triết học.

21. Yersu Kim

Đông Á và sự phát triển của các giá trị phổ biến.

22. William Sweet

Bàn về vai trò của triết học trong thời đại toàn cầu hoá.

23. Hans Lenk

Những vấn đề cấp thiết đang thách thức triết học đầu thiên niên kỷ.

Phần thứ hai

Diện mạo triết học thế giới cuối thế kỷ XX – Đầu thế kỷ XXI

1. Trần Văn Đoàn

Suy ngẫm về tương lai của triết học châu Á.

2. Hồ Diệp Bình

Sự thông thái châu Á trong thời đại toàn cầu.

3. Asia Syrôđêva

Triết học Nga hiện nay.

4. Maija Kule

Triết học trong các quốc gia vùng Ban Tích: Quá khứ và hiện tại.

5. Guenter Abel

Ngành triết học đang trong tình trạng khó khăn.

6. Mirto Dragona Monachou

Triết học Hy Lạp.

7. Ikka Niiniluoto

Triết học Phần Lan. Các trào lưu quốc tế và những tranh luận văn hoá dân tộc.

8. William Sweet

Triết học Canađa.

9. W. McBride

Triết học Mỹ ngày nay.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của Triết học

    11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
  • Dịch giả Mai Sơn: 'Không có thần đồng trong triết học'

    28/07/2007Lê Tân thực hiệnMai Sơn vừa ra mắt cuốn sách "101 triết gia". Quyển sách này cung cấp rất nhiều tài liệu tham khảo bổ ích cho độc giả. eVăn có cuộc trao đổi với ông về công việc biên soạn, dịch thuật về đề tài triết học ở Việt Nam hiện nay...
  • Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người

    16/05/2007Nguyễn Văn HuyênThông qua cuốn sách Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người, tác giả Nguyễn Văn Huyên đã đi vào luận giải một cách biện chứng mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và sự phát triển con người ở Việt Nam. Cuốn sách gồm hai phần, trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc lựa chọn con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những vấn đề liên quan trực tiếp tới sự phát triển con người Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.
  • Triết học và văn hóa

    15/05/2007GS. Trần Quân TuyểnNghiên cứu vấn đề "Triết học và văn hoá" còn có ý nghĩa thực tiễn cấp bách ở TrungQuốc. Khoảng 2 thập kỷ lại đây, trong giới nghiên cứu Trung Quốc xuất hiện khuynh hướng phủ nhận phong trào văn hoá "NgũTứ".
  • Minh triết phương Đông & Triết học phương Tây

    07/07/2006Nguyên Ngọc (Dịch & giới thiệu)Viết công trình này Francois Jullien qua lại giữa hai bờ của thượng lưu dòng sông tư tưởng nhân loại: tư tưởng TrungHoa cổ dại (là cơ sở để nghiên cứu minh triếtphương Đông) và triết lý Hy Lạp cổ đại (là căn cứ để xác định tư duy triết học phương Tây)...
  • Triết học phương Tây hiện đại

    02/07/2006Lưu Phóng Đồng (dịch giả: Lê Khánh Trường)Đây là quyển giáo trình triết học hướng đến thế kỷ 21 trên cơ sở lấy thái độ thực sự cầu thị của chủ nghĩa Marx mà đánh giá lại toàn bộ triết học phương Tây hiện đại và mối quan hệ của nó với triết học Mácxít. Tác giả sẽ lần lượt trình bày với bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này một dòng triết học với nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa gắn với nhiều triết gia nổi tiếng của triết học phương Tây hiện đại. Chính sự phong phú và đa dạng đó đã tạo cho triết học học phương Tây hiện đại một bức tranh nhiều màu sắc...
  • Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học

    20/03/2006Nhận thức luận và đạo đức là những vấn đề cốt lõi trong triết học cổ điển Đức. Các nhà triết học cổ điển Đức đã có đóng góp to lớn vào việc nghiên cứu những vấn đề vốn đã được nhân loại quan tâm trong nhiều thế kỷ và rút ra những kết luận quyết định đến sự phát triển triết học sau này. Đặc biệt triết học cổ điển Đức có ảnh hưởng lớn và là một trong ba tiền đề lý luận cho việc ra đời của triết học Mác...
  • Phạm trù quy luật trong lịch sử triết học phương Tây

    21/12/2005Phạm Văn Đức, NXB Khoa học xã hội...để có thể tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, chúng ta không thể biết cái gì có thể được coi là quy luật trước, khi đi vào xác định một cách cụ thể những quy luật hiện đang tác động thực sự ở đất nước ta mà chúng ta phải tôn trọng và làm theo. Nói cách khác, việc tìm hiểu bản thân phạm trù "quy luật", lịch sử nhận thức nó, cũng như những vấn đề hiện đang được đạt ra xung quanh phạm trù ấy là bước đi không thể thiếu được trong quá trình đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
  • Triết học Tôn giáo

    12/12/2005TS. Trần Nguyên ViệtBộ môn triết học tôn giáo đã có bề dày lịch sử hai thế kỷ. Trong kho tàng tư liệu triết học thế giới, cho đến nay, đã có rất nhiều công trình thuộc tôn giáo học được công bố và bổ sung; song ở nước ta, có lẽ cuốn Triết học giáo của tác giả Mel Thomson, do TS. Đỗ Minh Hợp từ bản tiếng Nga, là công trình đầu tiên về môn triết này...
  • Những chủ đề cơ bản của Triết học phương Tây

    30/11/2005Phạm Minh LăngCác nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác còn đánh giá rất cao những công trình, những ý tưởng của những người đi trước. Engels luôn kêu gọi chúng ta hãy nghiên cứu và nắm vững lịch sử triết học của thế giới, cái kho tàng đầy ắp những giá trị tư tương của nhân loại....
  • Triết học với sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

    19/11/2005Bùi Quang MinhĐể góp phần tìm hiểu những vấn đề triết học của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, đồng thời tham gia vào việc triển khai nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng vào cuộc sống ; chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách...
  • xem toàn bộ