Ảnh hưởng triết học phương Tây trong quan niệm của Phan Bội Châu về con người
Phan Bội Châu là ngườicó vị tríđặc biệt trong lịch sử Việt
Phan Bội Châu là nhà yêu nước, nhà cách mạng, nhà tư tưởng và nhà văn hóa có vai trò quan trọng trong lịch sử Việt
Nghiên cứu kỹ các công trình của người đi trước, tiếp tục tìm hiểu tư tưởng về con người của Phan Bội Châu trong Nhân sinh Triếthọc, chúng tôi thấy còn có một số vấn đề phải tiếp tục làm rõ: Trước hết, phải xác định rõ thêm nguồn gốc tư tưởng, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của quan niệm về con người trong tác phẩm này của ông. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu sâu hơn nữa những nội dung cũng như đặc điểm, cách thức mà ông tiếp biến các tư tưởng triết học phương Tây để từ đó, rút ra bài học đối với đương thời và hiện nay.
Không dừng lại ở quan niệm truyền thống, quan niệm về con người ở Phan Bội Châu có căn cứ lý luận từ ba nguồn gốc: tư tưởng cội nguồn phương Đông truyền thống (Nho - Phật - Lão), tư tưởng tiếp biến từ triết học phương Tây và tư tưởng yêu nước dân tộc. Ở đây, chúng tôi chỉ nói về việc "tiếp biến tư tưởng triết học phương Tây" được thể hiện một cách cụ thể trong Nhân sinh Triết họcqua lăng kính chủ nghĩa yêu nước của Phan Bội Châu.
Chúng ta đều biết, khi viết Nhân sinh Triết học, Phan Bội Châu đã không còn điều kiện hoạt động cách mạng sôi nổi mà phải chịu cảnh "cá chậu, chim lồng", bị o ép đủ mọi bề. Thực dân Pháp dùng thủ đoạn cách ly ông khỏi phong trào cách mạng, sử dụng bọn tay sai tạo ra những thông tin sai lạc, dối trá về tình hình cách mạng trong nước và trên thế giới để lung lạc ý chí của ông. Song, ông không chịu bó tay, dành hết tâm trí và nghị lực để hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng, tổng kết những bài học kinh nghiệm của thế hệ cách mạng đầu thế kỷ XX, khéo léo tìm cách động viên, giáo dục nhân dân đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Lúc này, ông có thời gian đào sâu nghiên cứu triết học Đông phương, lựa chọn trong đó những yếu tố còn có giá trị đem dung hợp với triết học phương Tây, phục vụ cho sự bảo tồn và phát triển dân tộc. Thời kỳ sống ở Huế, nơi biểu hiện tập trung nhất mâu thuẫn xã hội Việt
Tầm vóc Phan Bội Châu đã vượt hơn người đương thời khi ông dành hẳn một tập sách để bàn về triết học nhân sinh. Về vấn đề con người, ông đã khái quát, nhận chân được cách tư duy chỉnh hợp, chỉnh thể trong triết học nhân sinh phương Đông truyền thống. Điều ông muốn chuyển đến độc giả không chỉ là sự diễn giải mới những nội dung về con người có kết hợp Đông Tây kim cổ mà hơn thế, theo chúng tôi, ý tưởng của ông đã đạt tới sự sâu sắc, thâm viễn khi ông muốn bổ khuyết cho lối tư duy truyền thống ở tầm phương pháp - một vấn đề cất tử mà thời đại mới ngày càng chứng tỏ "sự bất cập" của triết học phương Đông. Bước đầu, ông đã vận dụng các phương pháp, như diễn dịch, phân tích, hệ thống, cấu trúc - chức năng của triết học phương Tây mà ông đã tiếp nhận được để xem xét và trình bày vấn đề con người(2). Đây là một đóng góp quan trọng của Phan Bội Châu, đóng góp đánh dấu sự nỗ lực không ngừng tự hoàn thiện trong nhận thức của ông.
Với phương pháp phân tích tiếp nhận được, khi xuất phát từ quan niệm Nho - Phật - Lão truyền thống để nhìn nhận vấn đề nguồn gốc, bản chất, các đặc trưng của con người, Phan Bội Châu không hoàn toàn đập khuôn theo cách nghĩ của người xưa. Lý giải nguồn gốc con người. Ông không rời xa nguyên lý triết học phương Đông về bản nguyên, bản chất của thế giới nói chung, con người nói riêng là do hai khí âm - dương kết hợp, do trời - đất giao hòa, do kết hợp các nhân duyên... mà sinh ra(3). Tuy nhiên, theo ông, đi vào bản chất con người cần dựa vào cơ sở lý luận phương Tây: "Người chỉ là trong vạn vật, thế thời nên gọi người là giống gì?”...Trả lờicâu hỏi ấy, phải tham khảo Luận lý học của Đông phương và Xã hội học ở Tây phương... Bây giờ muốn nói cho đúng sự thật thời xin tham khảo với thuyết Xã hội học của Tây phương.
Triết học Tây phương, ông Aristote có nói: "Loài người khi mới bắt đầu sinh ra là một thứ động vật mà có xã hội" (Nhânloại sinh lai thị xã hộiđộng vật).Nhà triết học Áo là ông William Jerulen cũng nói: "Người là một giống sinh vật có xã hội, một loài động vật hay quần cư". Ông lại nói thêm rằng: "Loài người ở trong vũ trụ, tất phải nhận xã hội hoàn cảnh làm cái kho tàng rất trọng yếu, bởi vì những giống mà cung cấp tinh thần, sinh hoạt, chỉ đạo nội dung cho loài người, tất thảy ở nơi xã hội"(4).
Dựa trên cơ sở lý luận phương Đông khi tiếp biến tư tưởng phương Tây để trả lời vấn đề bản chất "người là giống gì", Phan Bội Châu đã tiến gần sát quan điểm hiện đại về con người: "Chúng ta dám quyết định rằng: Người là một giống động vật mà có xã hội"(5).
Con người có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng khi đã trở thành người rồi thì có đặc trưng đặc biệt khi so sánh với tự nhiên, vạn vật. ở điểm này, Phan Bội Châu có sự phát triển hơn những nhà tư tưởng Việt Nam đương thời, khi ông đưa vào khoa học phương Tây để phân tích mối quan hệ giữa con người với trời đất, vạn vật. Nắm chắc cơ sở lý luận Nho - Phật - Lão, Phan Bội Châu đã tiếp biến tư tưởng tiến hóa xã hội của phương Tây về tương tác qua lại giữa người và tự nhiên trải qua nhiều thời kỳ phản ánh ba trình độ lý trí của con người: Giai đoạn 1 - Bắt chước, phụ thuộc vào tự nhiên hoàn toàn; Giai đoạn 2 - Dần dần tách ra khỏi tự nhiên thể hiện ở trình độ nhận thức và năng lực cải tạo vạn vật; Giai đoạn 3 - Đạt đến sự khống chế, chinh phục, tự chủ, cải tạo tự nhiên do lý trí ngày một mạnh.
Có thể nói, lập ý của Phan Bội Châu luôn tuân theo một trình tự lôgíc nội tại. Đó là bám chắc vào cơ sở lý luận Tam giáo phương Đông đặt trên nền tảng tinh thần dân tộc để lọc bỏ các yếu tố bất lợi cho nhu cầu phát triển dân tộc, tái cấu trúc các yếu tố được chọn lọc lạivới sự tham gia của các yếu tố tư tưởng triết học phương Tây mà ông chọn lựa, giải thích phù hợp với yêu cầu thực tiễn cấp bách cứu nước, cứu dân. Vì vậy, khi kế thừa các yếu tố Nho - Phật - Lão - Thiên Chúa giáo để lý giải nguồn gốc tự nhiên của con người, Phan Bội Châu đã vượt qua truyền thống khi chủ định hạ thấp vai trò của Trời - Phật - Thánh - Thần - Thượng đế nhằm đề cao con người, đề cao vai trò chủ động, tích cực của con người: "Người đã là một giống thiêng liêng hơn vạn vật, mà lại là một bầu tôn trưởng ở trong vạn vật... Sau khi đã so được tinh xác thời biết rằng người ta có một bộ óc khôn, có một món năng lực mà những vật khác không có. Người cao hơn vạn vật đến gấp nghìn gấp vạn... bảo rằng người chính là một nhà đại cường quyền ở trong vạn vật cũng đúng lắm"(6). Ông cho rằng, người là tinh hoa của trời đất, vạn vật, có thể thay đổi được số mệnh, điều lý được mệnh trời: "Người chính là sức chắp nối chỗ thiếu cho trời nữa kia"(7).
Tiếp biến tư tưởng, triết học phương Tây để bổ sung, làm rõ quan điểm của mình,Phan Bội Châu nhấn mạnh: "Lý ấy chẳng những học thuyết Đông phương nhiều nhà chủ trương, mà học thuyết Tây phương càng chủ trương mạnh lắm. Những sách Tây phương” dùng chữ "Thiên nhiên" với chữ "Thượng đế” đại biểu cho trời đất, chúng ta nhận rõ thời biết được họ cũng bảo người ta phải so với trời đất. Triết học Tây thuộc về phái tiến bộ (Progrès) có ông Descarte, ông Bacon, ông Fichte, họ nói: sức làm của người có thể chiến thắng được thiên nhiên đến vô hạn lượng, và trí thức của người ta đối với thiên nhiên, quyền lực của người ta thống trị được thiên nhiên, là vì giống người ta có khoa học. Theo như lý tưởng của các nhà Tây triết thời loài người đã ở vào giữa thế giới, tất nhiên phải lập một cảnh giới nhân vị để đối lập với cảnh giới thiên nhiên. Họ nghĩ rằng người với thiên nhiên, nguyên laiđôi bên đối lập với nhau, người có thể lấy trí thức mà chiến thắng thiên nhiên"(8).
Phan Bội Châu đã kế tục truyền thống Nho - Phật - Lão khi nhấn mạnh, đề cao yếu tố tinh thần, tư tưởng con người và tổng hợp, nâng cao lên nhờ tiếp nhận triết học Khai sáng, duy lý phương Tây, nhất là tiến hóa luận xã hội của Xpenxơ. Không chỉ nhấn mạnh, đề cao đặc điểm có khối óc, có trí khôn của con người so với động vật, ông còn cho rằng, conngười có thể vươn cao để làm đứa con "khóa táo sung lư", bổ khuyết cho trời đất. Như thế, ảnh hưởng của triết học Khai sáng, duy lý đã được ông tiếp biến phù hợp với yêu cầu xã hội. Theo ông, lý trí, trí tuệ không chỉ đem lại sức mạnh vạn năng để con người khống chế, chinh phục trời đất, phục vụ cho lợi ích của mình, mà hơn thế, nó còn mang lại sức sống, sức cạnh tranh cho từng dân tộc, từng chủng tộc. Vì thế, trong lịch sử đãdiễn ra sự cạnh tranh về sức sống giữa các dân tộc. Chiến thắng vinh dự sẽ thuộc về dân tộc nào, chủng tộc nào có sức cạnh tranh cao, trí não linh hoạt. Ông tố cáo mạnh mẽ rằng, chính sách cai trị, nô dịch theo lối ngu dân của thực dân 'Pháp đã làm tổn hại đến toàn bộ nhân tính tốt đẹp của người Việt. Dân tộc Việt Nam muốn không bị tuyệt nòi, tuyệt chủng phải có ý thức tự vệ, tự trọng, tự tôn, phải học tập “luật tự vệ" của tự nhiên - "con chim cùng thì nó mổ, con thú cùng thì nó cắn", phải đoàn kết vùng lên giành lại quyền sống; phải tự lựa chọn con đường tồn tại, phát triển chứ không thể trông cậy ở bên ngoài, ở Trời, Phật, Thần, Thánh, Thượng đế... và không được khiếp nhược trước cường quyền.
Phan Bội Châu đã tiến gần triết học mácxít khi nhận định, con người khi thực hành khác con vật là nhờ tư tưởng, càng tư tưởng càng văn minh, càng văn minh nhờ có thực hành, nhờ thực hành càng tư tưởng(9). Với lý luận đó và với thực tiễn Việt
Như đã nói ở trên, nhìn toàn thể, đóng góp nổi bật của Phan Bội Châu trong Nhânsinh triết họclà bước đầu đã sử dụng phương pháp hệ thống - cấu trúc và cấu trúc - chức năng để trình bày vấn đề con người. Vì thế, trong phần thứ hai của tác phẩm, ông đi vào phân tích các yếu tố tạo nên chỉnh thể con người và phần thứ ba bàn về chức năng của con người. Cách trình bày đó làm cho nội dung của khái niệm con người phong phú hơn sovới quan niệm con người trong triết học phương Đông truyền thống.Sau đây chúng tôi sẽ đi vào các luận chứng cụ thể:
Mục thứ nhất,ông sử dụng khái niệm "Nhân thể" (Coprs Humain) để chỉ cấu tạo của cơ thể con người, một khía cạnh quan trọng mà triết học phương Đông trước đây đã chú ý, song trình bày dưới dạng những tri thức tổng hợp, Phan Bội Châu xem xét vấn đề này dưới góc độ của tư duy phân tích phương Tây. Ông viết: "Nhân thể nghĩa là thân thể của loài người, nhất thiết các cơ quan ở trong thân thể người ta mà thuộc phần xác, thảy đều gọi là nhân thể.
Theo học thuyết ông Bá Lạp Đồ thời toàn vũ trụ chia làm hai thế giới: một là thế giới cảm giác, hai là thế giới lý trí. Hai thế giới ấy gọi bằng Đại vũ trụ. Riêng về phần Nhân loại cũng có hai thế giới: một là thế giới linh hồn, hai là thế giới nhục thể. Hai thế giới ấy gọi bằng Tiểu vũ trụ. Nhưng vì linh hồn tất phải gửi vào xác thịt. Khi loài người chưa đến chết thời xác thịt chính là “thành", là "phủ" của linh hồn. Vậy nên mục trước phải giải về phần xác thịt, còn phần linh hồn sẽ giải sau.
Toàn bộ xác thịt phải chia làm hai phần: ngũ quan hình hiện ra ở bên ngoài, gọi bằng ngoại thể; ngũ tạng lục phủ giấu kỹ ở bên trong gọi bằng nội thể"(11).
Mặc dù đến khi đó, hạn chế của Phan Bội Châu về kiến thức khoa học cơ bản, về cấu tạo cơ thể con người là không thể tránh khỏi, song ở đây, ông đã cố gắng vươn lên tiếp cận các hiểu biết về cấu tạo y sinh học cơ thể người của khoa học thời Cận đại để làm căn cứ luận giải.
Ở mục thứhai, ông sử dụng phương pháp phân tích để thấy được một yếu tố quan trọng trong đời sống con người, đó là Nhân tính (Caractères Human). Trong vấn đề này, ông đã đưa ra một quan niệm vừa mang tính truyền thống, vừa đổi mới truyền thống. Phan Bội Châu khái quát từ Nho - Phật - Lão các giá trị tư tưởng còn phù hợp với thời đại, đặc biệt nhấn mạnh mặt đạo đức, tính thiện, nhân, ái, yêu thương con người là giá trị chung tất đẹp của triết học nhân sinh Đông phương. Bên cạnh đó, ông còn tiếp nhận tư tưởng triết học phương Tây qua các nhà triết học như Xôcrát, Platôn, Traximacớt, Cácliơ... ông tổng hợp và phân biệt hai quan niệm nhân tính trong triết học phương Tây: duy vật luận và duy tâm luận. Bàn về tính người, ông vượt qua người trước khi nhìn thấy mặt thống nhất xuyên suốt trong các triết thuyết Đông - Tây là chủ trương con người phải hướng theo nhân đạo, bằng con đường học tập, tu dưỡng, rèn luyện, đấu tranh để không ngừng cải lương hoàn thiện mình.
Ở mục thứba, không câu chấp nệ cổ và cũng không giáo điều, sùng bái tư tưởng bên ngoài, kế thừa có chọn lọc các tinh hoa của triết học phương Đông, ông đưa ra một nội dung tổng hợp mới về vấn đề Nhân dục (Desir Humain) của con người nhờ tiếp biến triết học phương Tây. Sử dụng phương pháp phân tích, ông phân biệt hai loại nhân dục trong triết học phương Đông và phương Tây: Nhân dục hẹp hòi, ích kỷ, xấu xa cần loại bỏ và nhân dục rộng lớn, vì nhân loại, tốt đẹp, chân chính cần được phát triển, phát huy. "Nhân dục có tốt có xấu, có rộng có hẹp" và do vậy, không thể máy móc theo chủ trương cấm dục, diệt dục, tiết dục, quả dục như trong quá khứ đã làm(12). Phan Bội Châu cho rằng, nhà cầm quyền phải để cho người dân Việt được sống, chính sách cai trị của chính phủ làm cho người Việt không còn đường sống, đường nhân dục. Với nhân dân, ông kêu gọi mọi người phải luôn tự bồi bổ nhiệt huyết ái quốc, ái chủng, ái nhân, sẵn sàng hy sinh tất cả cho dân tộc, đất nước, và cần phải dẹp bỏ những lợi ích cá nhân nhỏ mọn để hướng tới lý tưởng cao cả vì dân, vì nước. Điều này cho thấy, Phan Bội Châu đã nhận ra ý nghĩa thúc đẩy tiến bộ xã hội của nhân dục vọng cao đẹp, vì nghĩa cả dân tộc, nhân loại ở những người lao động, những anh hùng xả thân vì nghĩa.
Ở mục thứ tư,Phan Bội Châu còn đưa thêm một nội dung mới trong quan niệm về con người, đó là quan niệm về Nhân cách (Personnalité): " … ý nghĩa hai chữ "nhân cách" cũng gồmcó ba nghĩa: mộtlà phẩm cách của con người vẫn cao trồi hơn vạn vật; hailà tư cách của con người mà cũnglà một ngườicó tư cách. Giải thích chokỹ thờilà một người kia chiếu theo pháp luật của nghĩa vụ, quyềnlợi, được tự chủđộc lập. Balà cách thức làm cho nên một con người"(13).
Theo ông, ở nghĩa thứ nhất, nhân cách là những phẩm cách cao quý khiến con người khác vạn vật, do tạo hóa ban tặng và là cái vốn có ở người Việt
Kế thừa quan niệm phương Đông, tiếp thu tư tưởng triết học phương Tây, Phan Bội Châu giải thích kỹ mặt quan hệ của con người, đó là mục thứ năm:Nhân sự. Nhưng, khác với quan điểm truyền thống, ông sử dụng phương pháp phân tích để lý giải ba phương diện quan hệ của con người là: Quan hệ với tự nhiên, quan hệ của con người đối với nhautrong xã hội và quan hệ của con ngườiđối với chính bản thân mình. Cách mở rộng nội hàm khái niệm con người như vậy đã đưa ông đến rất gần với cách hiểu hiện đại của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Tuy nhiên, là một người được đào luyện từ nền học vấn cũ, ông chưa thể vươn tới lối diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ theo lôgíc khách quan hiện đại. Do vẫn cònvương vấn cái nhìn đạo lý và thiên về việc biện minh, làm sáng nghĩa của kinh điển Nho - Phật - Lão để chúng có thể thích ứng với thời đại, nên ông chưa dứt khoát nhìn nhận sự trái thời của chúng. Khi nâng cấp các giá trị của Nho - Phật - Lão về vấn đề con người, tư tưởng của ông, về căn bản, vẫn dừng ở lập trường có tính chất dân chủ tư sản cận đại, tuy đôi lúc ông đã tiến sát đến quan niệm mácxít.
Qua đây, chúng ta thấy rằng, mặc dù trong điều kiện khó khăn và không thể tránh khỏi những hạn chế lịch sử, Phan Bội Châu đã thực hiện đúng tinh thần "tự cường bất tức” không ngừng chọn lựa, tiếp nhận những tư tưởng triết học phương Tây Cận đại (qua Tân thư, Tân văn và qua sách báo quốc ngữ, sách tiếng Pháp) để làm giàu thêm quan niệm truyền thống về con người, làm cho nội hàm khái niệm con người so với trước được mở rộng. Đứng vững trên lập trường dân tộc để chọn lựa trong cội nguồn phương Đông và phương Tây những yếu tố phù hợp phục vụ cho nhu cầu giải phóng dân tộc, Phan Bội Châu đã làm nhiệm vụ chuyển hóa, tiếp nối từ truyền thống đến hiện đại. Những tư tưởng của ông trong Nhân sinh Triết họcgóp phần làm sáng tỏ những vấn đề, như nguồn gốc, bản chất, chức năng, cấu trúc của con người, góp vào căn cứ lý luận cơ bản để xây dựng con đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người, là sự đồng thuận cùng chiều với cách mạng. Trong sự nghiệp đổi mới ngày nay, chúng ta có thể rút ra những bài học quý báu từ tư tưởng của ông về con người qua tác phẩm này.
(1) Xem: Phan Bội Châu. Toàn tập, tr. 7. Nxb Thuận Hóa kết hợp với Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông - Tây, Hà Nội,2000, tr. 173 - 212.
(2) Để thấy được khía cạnh "đổi mới" nhờ việc tiếp nhận vấn đề phương pháp này ở Phan Bội Châu, chúng ta xem cách ông lập ý và trình bày vấn đề triết học con người trong 3 chương:
Chương thứ nhất:Giải thích ý nghĩa hai chữ "nhân sinh". "Nhân" nguyên chữ Hán đọc là Nhân, theo quốc văn ta thời Nhân là người, theo Pháp văn thì , “Nhân" là "Hom me". Giải thích ý nghĩa chữ Nhân, trước tiên phải trả lời mấy câu hỏi:
1-Vì sao mà có người?
2 - Người là giống gì?
3 - Người so với vạn vật thì thế nào?
4 - Người so với trời đất thì thế nào?
5 - Loài người có ngày tiêu diệt không?
Chương thứ hai:Các bộ phận thuộc về nhân loại sở hữu
1 - Nhân thể (Coprs Humain): Cơ thể con người
2 -Nhân tính (Caractères Humain): Tính tình con người
3 - Nhân dục (Désir Humain): ước muốn, nhu cầu
4 - Nhân cách (Personnalité)
5 - Nhân sự (quan hệ ứng xử của con người đối với tự nhiên xã hội, đối với nhau).
Chương thứ ba:Bàn về thiên chức của con người (chưa sưu tầm được).
Xem: Phan Bội Châu. Sđd, t.7, từ trang 173 - 212.
(3) Xem: Phan Bội Châu. Sđd, t.7, tr. 180 - 182.
(4), (5) Phan Bộ Châu. Sđd,t.7, tr.182 - 183.
(6) Phan Bộ Châu. Sđd,t.7, tr.183 - 184.
(7) Phan Bộ Châu. Sđd,t.7, tr.185.
(8) Phan Bộ Châu. Sđd,t.7, tr.185.
(9) Xem: Phan Bội Châu. Sđd, t.1, tr. 102 - 107.
(10) Phan Bội Châu. Sđd,t.2, tr.63.
( 11) Phan Bội Châu. Sđd, t.7, tr. 191.
(12) Xem: Phan Bội Châu. Sđd, t.7, tr. 203 - 204.
(13) Phan Bội Châu. Sđd, t.7, tr. 207.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh