Nam. Trêncơ sở luận giải, làmrõ các kết quả trong nghiên cứu nguyênlý vềsự phát triển, về các quyluật và các phạmtrù cơ bản... của phép biện chứngduy vật..."/>Nam. Trêncơ sở luận giải, làmrõ các kết quả trong nghiên cứu nguyênlý vềsự phát triển, về các quyluật và các phạmtrù cơ bản... của phép biện chứngduy vật..."/>

Nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng ở Việt Nam

07:05 SA @ Thứ Sáu - 29 Tháng Sáu, 2007

Bài viết đề cập đến hai nội dung cơ bản: một số thành quả và vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu chủ nghĩaduy vật biện chứngở Việt Nam. Trêncơ sở luận giải, làmrõ các kết quả trong nghiên cứu nguyênlý vềsự phát triển, về các quyluật và các phạmtrù cơ bản... của phép biện chứngduy vật, tác giả cho rằng, những nghiên cứuđó đã góp phần truyền bá thế giới quan duy vật biện chứng, xây dựngcơ sở phương pháp luận cho nhận thức củahoạt động thực tiễn. Đồng thời, tác giả cũng nêu rõ những vấnđề đặt ra hiện nay, cảở nghiên cứucơ bản lẫn nghiên cứu ứngdụng, mà những người làm công tác nghiên cứu lý luận nói chung, nghiên cứu triết học nói riêngở Việt Nam cần quan tâm và giải quyết một cách hiệu quả nhằm phát huy vai trò của triết học đối với thực tiễn xây dựng đất nước.

Năm 2000, ViệnTriết học đã thực hiện đề tài cấp Bộ. Nhìn lại 55 năm nghiên cứu triết họcở Việt Nam: một số vấnđề chủ yếu.Có thể nói, đề tài đó đã tổng kết một các khá đầy đủ những kết quả mà giới triết học Việt Nam đã thu được trong hơn nửa thế kỷ qua, đồng thời nêu lên những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới. Riêng trong phần chủ nghĩa duy vật biện chứng, các tác giả đã tập trung đánh giá lại những thành tựu đã đạt được trên các mặt như: nghiên cứu vấnđề vật chất và ý thức, nghiên cứu về phép biện chúng duy vật.

Trong bài viết này, chúng tôi không trình bày lại một cách chi tiết những kết quả cụ thể, mà chỉ nêu lên một số nhận định khái quát, trên cơ sở đó, trình bày những vấn đề hiện đang đặt ra trong lĩnh vực nghiên cứu này.

Trong hơn nửa thế kỷ qua, những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học đã có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu các quan niệm khác nhau về vật chất và ý thức, mối quan hệ vật chất ý thức, nhất là quan niệm của triết học Mác -Lênin về các vấn đề này. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã tập trung làm sáng tỏ, phân tích quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về hai phạm trù cơ bản và rộng nhất của triết học cũng như mối quan hệ giữa chúng. Song, để có những công trình nghiên cứu chuyên sâu, có tầm cỡ về vấn đề này và nhất là để có những nghiên cứu có giá trị làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho hoạt động cải tạo thực tiễn và nhận thức khoa học, những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học cần có sự đầu tư công sức nhiều hơn nữa, đồng thời cần có sự hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học trong các lĩnh vực khoa học khác, đặc biệt là với các nhà khoa học tự nhiên.

Cũng như những vấn đề xung quanh các phạm trù vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa chúng, trong hơn nửa thế kỷ qua, phép biện chứng duy vật đã được nghiên cứu khá toàn diện.

Trước hết, cần khẳng định rằng, trong các tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xác định phép biện chứng duy vậtnhư là "khoa học về mối liên hệ phổ biến" và là "khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy”, kế thừa và phát triển những tư tưởng đó, V.I.Lênin đã coi "phép biện chứng là học thuyết toàn diện nhất và sâu sắc nhất về sự phát triển".

Căn cứ vào những chỉ dẫn trên đây của các tác gia kinh điển, các nhà triết học macxít ở Liên đã phân chia phép biện chứng duy vật thành ba bộ phận chủ yếu đó là: hai nguyên lýba quy luật và sáu cặp phạmtrù. Ở Việt Nam trong các giáo trình triết học, nội dung của phép biện chứng cũng được quan niệm tương tự như vậy. Ở đây, chúng ta không bàn đến tính hợp lý hay không hợp lý của quan niệm trên đây về nội dung của phép biện chứng, mà lấy đó làm căn cứ để xem xét những cái đã làmđược và những cái cần tiếp tục làmtrong thời gian tới.

Trong số hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật: nguyên lý về mối liên hệ phổbiến và nguyênlý về sụ phát triểnthì nguyên lý về sự phát triển được quan tâm nghiên cứu nhiều, mặc dù kết quả của sự nghiên cứu đó còn khiêm tốn.

Nếu như trước đây, ở Liên Xô, lý thuyết về sự phát triển được nghiên cứu một cách khá bài bản và trên nhiều khía cạnh thì ở Việt Nam, do những nguyên nhân khác nhau, nguyên lý về sự phát triển chỉ được triển khai trên ba hướng chủ yếu sau: Theo hướng thử nhất,một số tác giả đã tập trung làmrõ các khái niệm có liên quan đến phạm trù phát triển, như vận động, tiến bộ, phát triển.

Theo hướng thứ hai,một số tác giả đã tập trung nghiên cứu vấn đề nguồn gốc, động lực của sự phát triển, mà đặc biệt là của sự phát triển xã hội. Có thể nói, trong những năm vừa qua, đặc biệt từ nám 1990 trở lại đây, hướng nghiên cứu này đã được khai thác khá nhiều. Sở đĩ như vậy là vì, bắt đầu từ giữa những năm 80, khi bắt tay vào công cuộc đổi mới, chúng ta ngày càng nhận ra vai trò động lực đặc biệt của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, vấn đề được đặt ra là, làmthế nào khai thác được động lực ấy và sử dụng được nó một cách có hiệu quả để thúc đẩy quá trình vận động và phát triển xã hội.

Theo hướng thứba, một số tác giả đã nghiên cứu triết lý phát triển của Việt Nam. Từ năm 1997 đến năm 2000, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia(nay là ViệnKhoa học xã hội Việt Nam) đã có một chương trình nghiên cứu triết lý phát triển của Việt Nam. Các tác giả tham gia chương trình này đã tập trung nghiên cứu các vấn đề như: sự khác nhau giữa triết học và triết lý, quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.ILênin và Hồ Chí Minh về triết lý của sự phát triển, triết lý về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, giữa cái kinh tế và cái xã hội, giữa nhân tố nội sinh và nhân tố ngoại sinh.

Có thể nói, những công trình nghiên cứu về động lực của sự phát triển, triết lý về sự phát triển trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào việc cụ thể hoá nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật trong lĩnh vực xã hội.

Cùng với nguyên lý về sự phát triển, các quy luật cơ bản của phép biện chứng cũng đã được chú ý nghiên cứu một cách thích đáng hơn. Một số công trình nghiên cứu mang tính chất cơ bản và ứng dụng đã được công bố.

Trước hết, cần nói đến các nghiên cứu xung quanh phạm trù quy luật. Đây là phạm trù hết sức cơ bản của phép biện chứng duy vật. Phạm trù đó đã được các nhà triết học trong lịch sử bàn luận tương đối nhiều và tưởng như mọithứ đã trở nên rõ ràng, không còn vấn đề gì phải tranh luận. Nhưng, đến năm 1986, khi Đảng ta nêu ra "Bài học về tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan" thì vấn đề nội dung của phạm trù quy luật lại bắt đầu được đặt trở lại. Bởi lẽ, để tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan thì điều quan trọng trước tiên là cần phải hiếu thế nào là quy luật?

Trước yêu cầu đó, trong khoảng mươi năm gần đây, một số tác giả đã xem xét phạm trù quy luật dưới góc độ lịch sử, tập trung làm rõ các quan điểm khác nhau trong lịch sử triết học về quy luật, trên cơ sở đó, nêu lên những đặc trưng cơ bản nhất của phạm trù đó. Một số tác giả khác xem xét mối quan hệ giữa phạm trù quy luật với các phạm trù khác của phép biện chứng duy vật để từ đó, vạch ra sự tương đồng và khác biệt giữa phạm trù quy luật và các phạm trù khác của phép biện chứng duy vật. Ngoài ra, phạm trù quy luật còn được xem xét trong mối tương quan với phạm trù mâu thuẫn...

Trong số ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật: quy luật mâu thuẫn (hay quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập), quy luật lượng chất và quy luật phủ định của phủ định thì trong những năm qua, quy luật mâu thuẫn được tập trung nghiên cứu nhiều hơn cả. Sở dĩ như vậy không phải chỉ vì quy luật mâu thuẫn là quy luật cơ bản nhất, hay nói như Lênin, là "hạt nhân" của phép biện chứng, mà chủ yếu là vì, trong những năm qua, nhiều vấn đề thực tiễn đã đặt ra một cách hết sức cấp bách và muốn giải quyết chúng buộc phải trở lại những vấn đề cơ bản có liên quan đến nội dung của quy luật mâu thuẫn. Chẳng hạn, khi nghiên cứu những mâu thuẫn cơ bản của xã hội ta hiện nay, chúng ta buộc phải giải quyết những vấn đề hết sức cơ bản, như mâu thuẫn là gì, các loại mâu thuẫn, các cách thức giải quyết mâu thuẫn... Có thể nói, trong những năm qua, nhiều đề tài, trong đó có cả đề tài cấp nhà nước, nhiều bài báo, một số cuốn sách chuyên khảo và Luận án Tiến sĩ đã giải quyết những vấn đề thực tiễn có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy luật mâu thuẫn.

Về các phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật thì, kể từ năm 1986 đến nay, ngoài cặp phạm trù khả năng và hiện thựcđã được nghiên cứu một cách tương đối chuyên sâu, các cặp phạm trù khác của phép biện chứng duy vật ít được nghiên cứu chuyên sâu hơn. Ngoài những bài báo, những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ bàn trực tiếp đến nội dung của một số cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật, hầu như không có một chuyên khảo nào bàn sâu đến một cặp phạm trù nào đó như cặp phạm trù khả năng và hiện thực mà chúng tôi đã trình bày ở trên. Đây cũng là một mảnh đất trống nữa mà những người làmcông tác nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng phải quan tâm. Thực tiễn xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề có liên quan đến nội đung của các phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng cần tập trung công sức nghiên cứu.

Như vậy, có thể nói, các thành quả mà những người nghiên cứu triết học đạt được trong lĩnh vực chủ nghĩa duy vật biện chứng như đã trình bày ở trên là đáng kể. Những nghiên cứu đó đã góp phần truyền bá thế giới quan duy vật biện chứng, góp phần làm cho chủ nghĩa duy vật biện chứng trở thành cơ sở phương pháp luận cho nhận thức và hoạt động thực tiễn. Đồng thời, các nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật biện chứng trong hơn nửa thế kỷ qua là tương đối đa dạng, đi sâu vào từng khía cạnh, từng quy luật hoặc một vấn đề cụ thể nào đó có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nếu trừu tượng hoá đi các nghiên cứu cụ thể, chúng ta có thể nhận thấy các nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật biện chứng đi theo hai hướng chủ yếu:

1) Theo hướng nghiên cứucơ bảnvà

2) Theo hướng nghiêncứu ứngdụng, tức là đi vào những vấn đề do thực tiễn xã hội đặt ra nhưng có liên quan đến nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Theo hướng nghiên cứu cơ bản, những người làm công tác nghiên cứu triết học, một mặt,đã trình bày một cách có hệ thống những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩaC.Mác - Lênin, trên cơ sở đó, có sự điều chỉnh, chính xác hoá những cách hiểu khác nhau để từ đó, ngày càng có được cách hiểu chính xác hơn, mặt khác,nghiên cứu sâu về một vấn đề nào đó, trên cơ sở ấy, đề ra những nguyên tắc phương pháp luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn.

Theo hướng nghiên cứu ứng dụng, những người làmcông tác nghiên cứu triết học tập trung vào những vấn đề đó thực tiễn xã hội đặt ra bằng cách áp dụng những nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. Trong những năm qua, số công trình nghiên cứu theo hướng này nhiều hơn. Bởi lẽ, các nghiên cứu như vậy gần đây được đầu tư nhiều hơn và đồng thời, cũng dễ thực hiện hơn. Chúng tôi cho rằng, cả hai hướng nghiên cứu đó đều rất cần thiết. Trong tương lai, các hướng nghiên cứu như vậy cần được tiếp tục triển khai. Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, so với yêu cầu phát triển của chuyên ngành và của thực tiễn thì những kết quả đạt được trong thời gian qua còn khá khiêm tốn. Vì vậy, theo chúng tôi, để góp phần làm cho các nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật biện chứng nói chung và phép biện chứng duy vật nói riêng đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, cần kết hợp một cách chặt chẽ hơn nữa giữa các nghiên cứu cơ bản và các nghiên cứu ứng dụng.

Trước hết,trong các nghiên cứu cơ bản, cần đầu tư và tìm cách khắc phục những "mảng trống" trong nội đung của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Như đã trình bày ở trên, những "mảng trống" trong chủ nghĩa duy vật biện chứng còn khá nhiều. Trong số đó, không ít những "mảng trống" rất cần được nghiên cứu để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách. Ngay cả những vấn đề đã được nghiên cứu gọi là tương đối nhiều thì không phải mọi thứ đều đã có câu trả lời rõ ràng. Thêm vào đó, cuộc sống hiện nay đã và đang đặt ra và đặt lạinhiều vấn đề triết học khá căn bản.

Chẳng hạn, ngay vấn đề vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa chúng đã và đang có những vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo về mặt khoa học. Như mọi người đều biết, một nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng là "trong thế giới khôngcó gì khác ngoài vật chất đang vận động,mà vật chất đang vận động không thể vậnđộng như thế nào khác ngoài vận động trong không gian và thời gian". Còn ý thức chẳng qua chỉ là cái vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó, ý thức là sản phẩm của bộ óc con nhười, là sự phản ánh tự giác, ít nhiều các sự vật, hiện tượng và quá trình hiện thực của thế giới vật chất, nói như Lênin, đó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Như vậy, theo quan điểm của những người sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong quan hệ giữa vật chất và ý thức, vật chất là cái tồn tại độc lập với ý thức và quyết định nội đung của ý thức, còn ý thức là cái bị quyết định và phụ thuộc vào vật chất. Nhưng chủ nghĩa duy vật biện chứng còn đi xa hơn chủ nghĩa duy vật trước Mác khi thừa nhận sự tác động tích cực trở lại của ý thức đối với vật chất, coi ý thức có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của thế giới vật chất thông qua hoạt động của con người. Nhưng xung quanh nguyên lý cơ bản này, hàng loạt vấn đề lý luận đang được đặt ra, như phải chăng vật chất, xét đến cùng, cái đóng vai trò quyết định, còn ở những giai đoạn nhất định thì ý thức lại đóng vai trò quyết định? Nếu vật chất luôn luôn đóng vai trò quyết định và ý thức có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của thế giới vật chất thì sự đẩy nhanh và kìm hãm đó là vô hạn hay chỉ giới hạn trong phạm vi nào và với những điều kiện nào thì ý thức mới có được vai trò như vậy? Có thể nói, không chỉ có mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, mà nhiều mối quan hệ của các phạm trù khác của triết học Mác, như mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiếntrúc thượng tầng, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, mối quan hệ giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, cũng đặt ra những vấn đề tương tự như vậy. Tình hình đó đòi hỏi những người nghiên cứu và giảng dạy triết học phải có câu trả lời sángrõ và cụ thể hơn về những vấn đề mang tính nguyên lý cơ bản của triết học.

Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học và thực tiễn cũng đang đặt ra những vấn đề xung quanh vật chất và ý thức cũng như mối quan hệ giữa chúng. Hàng loạt vấn đề thuộc về ý thức và tâm linh con người đang đòi hỏi triết học phải có câu trả lời, như ý thức là sự phản ánh của vật chất hay có sự tồn tại độc lập bên ngoài của thế giới đó, những hiện tượng tìm mộ hay nói chuyện với người âm là hiện tượng có thật hay chỉ là ảo thuật của các thày gọi hồn... Đứng về mặt khoa học, đó là những hiện tượng cần phải được lý giải một cách nghiêm túc. Khi khoa học chưa giải quyết được thấu đáo thì đó lại là mảnh đất cho tôn giáo phát triển.

Hoặc khi nói về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, các nhà sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, thực tiễn là cơ sở, là động lực, đồng thời là tiêu chuẩn của chân lý. Nhưng, bản thân các ông lại khẳng định rằng, tiêu chuẩn thực tiễn có tính tương đối và xét đến cùng, ngoài thực tiễn, để kiểm tra tính đúng đắn của chân lý còn cần sử dụng các tiêu chuẩn khác, chẳng hạn như tiêu chuẩn logic. Vấn đề đặt ra là tiêu chuẩn thực tiễn có mối quan hệ như thế nào với tiêu chuẩn logic và nên hiểu tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn như thế nào và vận dụng nó ra sao trong quá trình kiểm tra tính đúng đắn, tính chân lý của nhận thức…Có thể nói, còn rất nhiều vấn đề tương tự như vậy cần được nghiên cứu thấu đáo về mặt lý luận và để nghiên cứu những vấn đề đó thì cần phải có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa những người làmcông tác triết học với những người làmcông tác nghiên cứu của các ngành khoa học khác. Cái khó cho những người nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật biện chứng hiện nay là, để nghiên cứu tất những vấn đề của chủ nghĩa duy vật biện chứng, người nghiên cứu phải nắm được những kiến thức nhất định về khoa học hiện đại, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Đúng như Ph.Ăngghen đã khẳng định: "muốn có một quan niệm vừa biện chứng vừa duy vật về tự nhiên thì người ta phải biết toán học và khoa học tự nhiên". Bản thân Ph.Ăngghen cũng đã từng bỏ ra phần lớn thời gian trong tám năm để học toán học và khoa học tự nhiên. Nhưng đối với nước ta hiện nay, việc tìmđược một người vừa giỏi triết học, vừa thạo khoa học tự nhiên là quá khó.

Theo chúng tôi, các nghiên cứu cơ bản là tiền đề và cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng. Các nghiên cứu ứng dụng chỉ có thể có hiệu quả nếu được dựa trên một cơ sở vững chắc, đó là các nghiên cứu cơ bản. Lúc quả sinh thời, Lênin đã từng nhận xét rằng, "người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết vấn đề chung, thì đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi "vấp phải" những vấn đề chung đó một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp phải vấn đề đó trong những trường hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách của mình đến chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc". Có thể coi những nghiên cứu cơ bản là những nghiên cứu giải quyết các vấn đề chung, còn những nghiên cứu ứng dụng là những nghiên cứu giải quyết các vấn đề cụ thể do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Vì vậy, để có những nghiên cứu ứng dụng tất, có thể giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra cần phải có những nghiên cứu cơ bản tất. Đương nhiên, để có những nghiên cứu cơ bản tốt, đó là việc làm không đơn giản, bởi lẽ các nghiên cứu cơ bản, mặc dù ở nước ta không nhiều, nhưng trên thế giới đã được tiến hành một cách khá bài bản.

Song, trong điều kiện nước ta, đó điều kiện về đội ngũ, trình độ của đội ngũ những người làmcông tác triết học và kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế, việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu cơ bản cũng cần căn cứ vào nhu cầu của thực tiễn và để giải quyết những vấn đề do thực tiễn trước mắt đặt ra, đồng thời cũng phải biết dự báo trước những nhu cầu sắp tới của đất nước.

Thứ hai,bên cạnh các nghiên cứu cơ bản, cần tiến hành nghiên cứu những vấn đề đó thực tiễn xã hội đặt ra. Đây là hướng nghiên cứu hết sức quan trọng, là sự vận dụng những kiến thức cơ bản để giải quyết những vấn đề thực tiễn, làmcho triết học gắn bó hơn với thực tiễn.

Tuy nhiên, ở đây, cần phải lưu ý rằng, hiệu quả của các nghiên cứu ứng dụng chủnghĩa duy vật biện chứng không giống như hiệu quả của các ngành khoa học - kỹ thuật khác và cũng không giống với hiệu quả của sản xuất trực tiếp. Nhìn chung, các kết quả đã nghiên cứu triết học mang lại không góp phần giải quyết một cách trực tiếp, cụ thể cho rằng vấn đề cụ thể vô cùng đa dạng của cuộc sống, mà chỉ là cơ sở có tính chất định hướng cho các lời giải đáp trực tiếp, cụ thể đó.

Như vậy, hiệu quả của nghiên cứu ứng dụng phép biện chứng duy vật thể hiện ởsự định hướng cho hoạt động thực tiễn vô cùng phong phú và đa dạng của những kếtluận chung và khái quát cao mà các nghiên cứu đem lại, chứ không phải là những cách giải quyết cụ thể cho từng vấn đề cụ thể. Có thể nói, nhiều khi hiệu quả của những kết luận mà triết học đem lại đối với xã hội là vô cùng to lớn, là vô giá mà không thể nào tính thành tiền được. Bởi những kết luận đó có thể làm thay đổi cả xu hướng hoạt động của xã hội.

Chúng tôi cho rằng, cũng như bất kỳ một ngành khoa học nào khác, triết học nói chung, chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng có nhiệm vụ góp phần thiết thực vào việc giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của cuộc sống. Nhưng để có nhiều đóng góp thiết thực, những người làm công tác triết học phải đứng từ góc độ chuyên môn của mình, bằng con đường riêng, thông qua cách thức riêng của triết học, chứ không hoàn toàn giống các khoa học khác. Nếu không chú ý đến nét đặc thù của triết học, đến đúng góc độ mà từ đấy, triết học cần phải làm để góp phần mình vào việc đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn thì những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học dễ bị lấn sân sang lĩnh vực của các môn khoa học khác, lĩnh vực mà họ không hiểu biết một cách thấu đáo. Trong trường hợp đó, chắc chắn hiệu quả đóng góp của những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học sẽ không cao.

Xuất phát từ quan niệm như vậy, chúng tôi cho rằng, để gắn các nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng với thực tiễn, làm cho các nghiên cứu đó phục vụ thực tiễn có hiệu quả hơn và đúng góc độ chuyên môn của mình, nhiệm vụ của các nhà triết học không phải tự mình lao vào giải quyết từng vấn đề cụ thể, mà phải đi sâu nghiên cứu và giải quyết những vấn đề triết học nảy sinh từ vấn đề cụ thể do thực tiễn đất nước đề ra và thông qua đó, góp phần hoàn thiện lý luận triết học.

Cuối cùng, mục đích của các nhà nghiên cứu triết học nói chung, chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng không phải chỉ để nghiên cứu mà nhằm phục vụ thực tiễn. Vì vậy, để các nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật biện chứng gắn bó với thực tiễn, phục vụ một cách thiết thực cho hoạt động thực tiễn, các nghiên cứu đó phải có nhiệm vụ phản biện cho các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điều đó có nghĩa là, từ các nghiên cứu của mình, những người làmcông tác nghiên cứu và giảng dạy có nhiệm vụ góp tiếng nói phản biện cho các chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để trên cơ sở đó, các cơ quan Đảng và Nhà nước có đủ căn cứ để đưa ra các quyết sách một cách hợp lý nhất, đúng đắn nhất.

Thực ra, phản biện là một chức năng không thể thiếu được của bất kỳ một khoa học nào. Cũng như bất kỳ một khoa học nào khác, triết học nói chung phải có chức năng phản biện. Nhưng, do tính chất đặc thù của triết học là nghiên cứu những vấn đềcó liên quan chặt chẽ với chủ.trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nên các nghiên cứu triết học thường gắn chặt với chính trị và mang tính nhạy cảm. Vì vậy, để thực hiện tốt chức năng đó, cần có một cơ chế dân chủ đối với những người làm công tác lý luận nói chung, đối với người làmcông tác nghiên cứu và giảng dạy triết học nói riêng để sao cho mọi người có thể trình bày thẳng thắn các ý kiến của biện của các nghiên cứu triết học có hiệu quả, những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học không những phải đầu tư và cần được đầu tư để nâng cao chất lượng nghiên cứu, mà còn phải có trách nhiệm chính trị trước dân tộc và đất nước.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Biện chứng của quá khứ

    08/08/2014Nguyễn Trần BạtTại sao quá khứ lại hấp dẫn và quan trọng đối với loài người như vậy? Sự hấp dẫn của quá khứ là do chính nó hay do con người bất lực và chỉ biết kéo lê quá khứ của mình đến tương lai? Đó chỉ là hiện tượng, hãy nhìn sâu hơn vào tâm hồn của mỗi con người để thấy rằng, có con người nào mà không mơ ước về tương lai, có dân tộc nào mà không hướng về tương lai? Quá khứ thật hấp dẫn nhưng quá khứ có vai trò như thế nào đối với tương lai? Tương lai, thực ra là gì và làm thế nào để có được nó?
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Phương pháp tiếp cận di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin

    04/06/2007Trần ThànhChủ nghĩa Mác- Lênin là mộtkhoa học vàdo vậy,nó phải được đối xử như mộtkhoa học. Trên thực tếở những mứcđộ khác nhau, việc nghiêncứu, nhận thức, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin chưađược đối xử như mộtkhoa học.Vì vậy, để phát huy vai trò và đảmbảo sức sống củanó, chúng cần phải nhận thức lạidi sản kinh điển.
  • Về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn

    11/05/2007Vi Thái LangVấn đề quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt trong triết học xã hội của chủ nghĩa Mác. Tầm quan trọng đó không chỉ ở chỗ: "Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức".
  • Biện chứng của phát triển

    02/01/2007GS. Tương LaiCon thuyền đất nước đã vượt qua quãng nước lợ pha vị mặn ở đầu cửa sông, khởi đầu một vòng lượn ngoạn mục ở khúc quanh của dòng chảy hướng ra biển, ngoái nhìn lại những thác ghềnh sông nước năm 2006, càng cảm nhận sâu về sức cuộn chảy kỳ diệu của dòng sông cuộc sống, càng thấm hiểu về biện chứng của sự phát triển...
  • Quan điểm của C.Mác về sự phát triển của hệ thống máy móc và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế tri thức

    30/09/2006Đỗ Thế TùngVào thời đại của C.Mác, mới chỉ cómột vài nước đang xây dựng nền kinh tế công nghiệp, chưa xuất hiện kinh tế tri thức. Nhưng những điểm mà C.Mác rút ra từ việc phân tích sự phát triển của hệ thống máy móc rất phù hợp với những đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức hiện nay...
  • Vị trí, ý nghĩa của phạm trù đời sống tinh thần xã hội trong chủ nghĩa duy vật lịch sử

    02/10/2006Phùng ĐôngViệc vận dụng vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tinh thần và tự nhiên, giữa ý thức và vật chất vào lĩnh vực xã hội không chỉ làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa ý thức xãhội và tồn tạixã hội, mà còn làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa đời sống tinh thần xã hộivà đời sống vật chất xã hội...

  • Một cách “truyền bá” triết học Mác - Lênin

    05/09/2006Nguyễn Tiến LượngBài viết "Làm mềm" sách triếtcủa tác giả Lam Điền trên báo "Tuổi trẻ" đã thu hút tôi. Cùng với dòng tít là những bức ảnh “đen trắng" minh hoạ nhưng cuốn sách triết học, mà theo tác giả Lam Điền, đã dược "làm mềm”. Tôi đã đọc bài viết rất kỹ và tự hỏi tại sao lại có thể làm như vậy được?!
  • Những tư tưởng cơ bản của Hegel về logic học với tính cách là logic biện chứng

    29/08/2006TS. Nguyễn Đình TườngĐiểm xuất phát triết học của Hegel là sự đồng nhất duy tâm giữa tư duy và tồn tại hay là ý niệm tuyệt đối. Nói một cách khác Hegel là nhà triết học duy tâm khách quan, nghĩa là đối với ông tư tưởng của chúng ta không phải là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan, trái lại những sự vật và hiện tượng trong thế giới là sự thể hiện của ý niệm tuyệt đối, mà ý niệm này tồn tại trước khi thế giới xuất hiện...
  • Về cặp phạm trù “cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất” trong phép biện chứng của Hegel

    27/08/2006TS. Phạm Chiến KhuĐối với các nhà triết học cũng như những người quan tâm đến triết học, hầu như không có cặp phạm trù nào trong phép biện chứng của Hegellại dễ bị hiểu sai và xa lạ như cặp phạm trù "cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất"...
  • Ph. Ăngghen với việc hình thành quan niệm duy vật về lịch sử

    18/08/2006Hoàng Hải BằngTừ nửa đầu những năm 40 củathế kỷ XIX, Ph.Ăngghenđã có những nghiên cứuđộc lập và tiên dẫn đến quan niệmduy vật về lịch sử. , cônglao của Ph.Ăngghen trong việc xây dựng chủ nghĩaduy vật lịch sử là đặc biệt quan trọng, mặcdù ôngluôncoi thành tựu ấy là kết quảdo sự laođộng sángtạo của riêng C.Mác...
  • Phép biện chứng duy vật với việc khắc phục những sai lầm trong tư duy ở ta

    05/07/2006Đinh Cảnh NhạcVới bản chất khoa học cách mạng và phê phán, phép biện chứng duy vật, như Mác và Engen đã khẳng định: "không chịu khuất phục trước một cái gì cả”. Phép biện chứng duy vật không chỉ đối lập với phép biện chứng duy tâm, mà nó còn là phương tiện chủ yếu để khắc phục, ngăn ngừa các khuynh hướng tư duy dẫn đến nhận thức sai lầm các quy luật khách quan chi phối sự biến đổi của đời sống xã hội...
  • Việc xây dựng Đề cương và ý đồ phát triển phép biện chứng duy vật của Lênin

    21/05/2007Nguyễn Bá DươngĐể góp phần làm rõ những cống hiến của Lênin trong sự phát triển sáng tạo phép biện chứng duy vật, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập hai vấn đề:
    1- Về ý đồ dự đinh viết tác phẩm chuyên đề về phép biện chứng duy vật của Lênin
    2- Bốn Đề cương xây dựng phép biện chứng duy vật và quá trình bổ sung, hoàn thiện và phát triển phép biện chứng duy vật của Lênin.
  • Biện chứng cá nhân – xã hội trong cảm thụ thẩm mỹ

    12/02/2006TS. Lê Đinh LụcCảm thụ thẩm mỹ là hoạt động mang đậm dấu ấn cái "tôi" cá nhân của chủ thể, gắn liền với những năng lực tinh thần chủ quan, với tình cảm, thị hiếu của mỗi người...
  • Ý nghĩa của phép biện chứng Heghen

    20/01/2006Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Trọng ChuẩnTriết học luôn luôn phải hướng tới tương lai bởi vì như C. Mác nói: triết học không chỉ giải thích thế giới mà còn phải góp phần cải tạo thế giới. Đặc biệt. triết học mácxít khi thực hiện chức nàng thế giới quan và chức năng phương pháp luận của mình. không thể không hướng tới tương lai. Song, để hướng tới tương lai và phục vụ tốt cho tương lai thì triết học nói chung đồng thời cũng không ngừng hướng về quá khứ, lịch sử về cội nguồn của mình.
  • Đổi mới trước hết là tôn trọng và cũng là bổ sung các nguyên lý của triết học Mác

    08/12/2005GS. Dương Phú Hiệp... chúng ta cần đánh giá, nhận thức về các nguyên lý của triết học Mác để xem chúng ta đã "trung thành" với các nguyên lý đó như thế nào. Có thể nói rằng trong những năm qua đã xảy ra nghịch lý: một mặt chúng ta nói rất hay về CNDV, về phép biện chứng của Mác, nhưng mặt khác trong tư tưởng và trong hành động lại biếu hiện rất rõ CNDT và phép siêu hình....
  • Phép biện chứng duy vật với quản lý doanh nghiệp

    20/10/2005Bùi Quang MinhPhép biện chứng duy vật nói riêng, triết học mác xít nói chung có vị trí hết sức quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Những tri thức của các khoa học triết học đem lại, đang là công cụ tư duy sắc bén để con người nhận thức và cải tạo thế giới hiện thực vì nhu cầu con người; nó đang được các lĩnh vực hoạt động của con người vận đụng, ứng dụng có hiệu quả...
  • Biện chứng của tự do

    21/07/2005Nguyễn Trần BạtTự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển...
  • Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế

    07/07/2005Nguyễn Thu NghĩaMột trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau....
  • xem toàn bộ