Thế nào là một bài viết có tính triết học?

03:53 CH @ Thứ Hai - 31 Tháng Bảy, 2017

Thông qua bài viết này, tác giả đưa ra những ý kiếntrao đổi xoay quanh vấn đề đánh giá tính triết học của một bài viết. Sau khi phân tích một số điểm cần có sự thống nhất, tác giả đã luận giải để làm rõ ràng, một bài viết được coi là có tính triết học phải thể hiện được ít nhất một trong những nội dung sau: 1) Đề cập đến những vấn đề triết học chung, 2) Nêu lên những vấn đề triết học cuộc sống, 3) Đề cập đến những vấn đề của các khoa học khác từ góc độ triết học. Theo tác giả, đây là vấn đề không đơn giản, không dễ dàng. Vì vậy, để có sự lý giải thực sự thuyết phục, có tính khoa học và sớm xác định hệ tiêu chí đánh giá cụ thể, chính xác về tính triết học của một bài viết, cần có sự nghiên cứu, trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Vấn đề "Thế nào là một bài viết có tính triết học?" tưởng như đơn giản, nhưng để có tiêu chí đánh giá một cách cơ bản, thống nhất, được nhiều người nhất trí lại cần phải được phân tích, trao đổi, thảo luận một cách sâu sắc hơn, cụ thể hơn. Vì vậy, có thể nói, đây là vấn đề đã xuất hiện từ lâu nhưng việc trả lời một cách thoả đáng lại không hề dễ dàng, nhất là trong tình hình người nghiên cứu triết học được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin như hiện nay.

Để lý giải vấn đề này, trước hết chúng ta cần thống nhất một số luận điểm cơ bản nhằm phân biệt triết học với các lĩnh vực tri thức khác ngoài triết học. Tôi nói "ngoài triết học” chứ không phải là "các khoa học khác". Bởi nói "ngoài triết học" sẽ bao trùm được nhiều lĩnh vực hơn, chẳng hạn như quan điểm sống, quan điểm chính trị, tư duy thường ngày… Lâu nay, chúng ta vẫn thường nhất trí một cách khái quát rằng, triết học khác các khoa học khác ở chức năng thế giới quan và phương pháp luận của nó. Đối tượng nghiên cứu của triết học là toàn bộ thế giới vật chất và tư duy của con người. Phương pháp nghiên cứu của nó là khái quát hoá, trừu tượng hóa cao nhất, là đi từ trừu tượng đến cụ thể, là kết hợp logic - lịch sử ở tầm bao quát nhất…

Nói tóm lại, cái mà triết học nghiên cứu là rộng nhất, bao trùm nhất, gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì thế, phương pháp nghiên cứu của nó cũng phải “lớn” nhất, có thể dùng để nhận thức được về đối tượng nghiên cứu. Nhờ vậy, chúng ta có các luận điểm, quan điểm… ở tầm triết học, ở tầm khoa học liên ngành, ở các khoa học cụ thể và cả ở tầm đời thường ngày. Điều đó lý giải rằng, tại cùng một quan niệm, khái niệm, phạm trù lại được nhiều ngành sử dụng như vậy. Và khi sử dụng ở các tầm khác nhau như thế nội dung của nó đã ít nhiều thay đổi rộng hơn hoặc hẹp hơn, sâu sắc hoặc kém sâu sắc hơn.

Luận điểm thứ hai chúng ta cần nhất trí là, khi nói một bài viết nào đó có tính triết học, trước hết bài viết ấy phải dựa trên cơ sở triết học Mác - Lênin. Như chúng ta biết, cho đến nay, triết học Mác - Lênin vẫn là đỉnh cao của tư duy triết học loài người và bản thân triết họe Mác - Lênin đã bao chứa trong nó toàn bộ tinh hoa tư tưởng triết học của nhân loại trước đó. Vì thế, khi xây dựng đường lối xây dựng xã hội mới ở nước ta hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có triết học, và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận.

Tất nhiên, ai đó có thể phủ nhận điều này mà bài viết của người đó vẫn có thể có tính triết học (vì rất nhiều nhà tư tưởng trước C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin cũng như các tác gia triết học hiện đại sau này đều là những nhà triết học và không thể nói các tác phẩm của họ không có tính triết học), nhưng đó là triết học xa rời thực tế và ít nhiều không phản ánh đúng hiện thực khách quan. Giả sử sau này có một hệ thống triết học khác cao hơn triết học Mác - Lênin thì trong trường hợp như vậy, một bài viết từ lập trường triết học Mác - Lênin cũng vẫn được coi là có tính triết học. Tất nhiên, ở đây, chúng ta đề cập đến vấn đề từ một lập trường được coi là duy nhất đúng đắn, tuy nó vẫn cần tiếp tục có sự bổ sung và phát triển. Xa rời lập trường đó, bài viết đã coi như bị loại bỏ mà không cần xét thêm gì nữa.

Một luận điểm nữa mà chúng ta cũng cần có sự nhất trí, đó là xem xét triết học Mác - Lênintheo phân tầng cấu trúc của nó. Có thể xem xét nó như là triết học chung, triết học xã hội, triết học chính trị, triết học văn hoá, triết học đạo đức... Điều này liên quan đến vấn đề vận dụng triết học Mác - Lênin để giải quyết các vấn đề cụ thể hay là mở rộng triết học Mác - Lênin sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, hoặc là nghiên cứu các lĩnh vực khác đó theo cách tiếp cận triết học. Bởi vì, dù những vấn đề đó được lý giải theo phương diện nào thì một bài viết thể hiện được một trong những phương diện ấy cũng đã mang tính triết học rồi. Về ý này, tác giả biên soạn cuốn Những kiên giải về triết học khoa học đã viết: "Triết học là tinh hoa của tinh thần thời đại nên nó không những phát triển theo một mặt bằng mà còn theo khối, theo tầng lớp: thứ nhất là lý luận cơ bản về bản thân triết học, thứ hai là sự kết hợp giữa triết học và cuộc sống hiện thực, thứ ba là sự giao thoa giữa triết học và các ngành khoa học khác". Theo đó, bài viết sẽ có tính triết học nếu nó thể hiện được ít nhất một trong ba nội đung trên.

Trên cơ sở sự nhất trí trên, có thể nói rằng, một bài viết có tính triết học phải thể hiện được một trong những ý sau:

Thứ nhất, thông qua việc luận giải, khái quát những thành tựu của các khoa học khác, bài viết minh chứng cho một luận điểm, quan điểm nào đó của triết học (chẳng hạn, chứng minh mối liên hệ phổ biến hoặc các quy luật của phép biện chứng…).

Thứ hai, từ các quan điểm, luận điểm của triết học Mác - Lênin, tác giả làm rõ cơ sở lý luận và phương pháp luận cho những nghiên cứu của một ngành khoa học nào đó. Đây có thể tạm coi là sự cụ thể hoá vai trò của triết học trong mỗi ngành khoa học cụ thể.

Thứ ba, trên cơ sở những thành tựu và phát minh mới của các ngành khoa học khác, bài viết làm sâu sắc hơn, phong phú hơn (hoặc đưa ra quan điểm triết học mới) những nội dung của hệ thống quan điểm triết học Mác - Lênin.

Như vậy, một bài viết có tính triết học phải thể hiện được ít nhất một trong những nội dung trên. Dựa trên những tiêu chí đó, chúng ta sẽ có những bài viết thuần tuý triết học, có những bài viết thể hiện quan điểm triết học và có những bài viết nghiên cứu các vấn đề đặt ra từ quan điểm triết học. Điều đó có thể được coi là tương ứng với các cấp độ cấu trúc của triết học: triết học, triết học ứng dụng và ứng dụng triết học. Nếu nhìn theo lát cất khác, ta có triết học bao gồm cả mặt bản thể luận và nhận thức luận, triết học bản thể luận, triết học nhận thức luận. Tương ứng với chúng, ta có những ngành triết học trong những lĩnh vực cụ thể của thế giới khách quan: triết học khoa học, triết học xã hội, triết học văn hoá...

Qua đó ta thấy, để đánh giá một bài viết có tính triết học hay không, trước hết phải quy bài viết đó thuộc về đồng nào, từ đó chỉ ra nội dung của nó đã đáp ứng được yêu cầu của dạng đó hay chưa. Nếu không làm như vậy, người ta rất có thể đưa ra nhận xét về một bài viết hoặc là thiếu, hoặc là không có tính triết học. Nhưng khi đặt vấn đề bài viết đó "thiếu” hoặc "không" có tính triết học như thế nào thì người đánh giá lại rất lúng túng, hoặc trả lời một cách chung chung và mơ hồ. Nếu không dựa trên một tiêu chí hoặc một hệ tiêu chí cụ thể nào đó, việc đánh giá một bài viết có tính triết học hay không rất dễ rơi vào một trong các trường hợp sau:

Đánh giá một cách chủ quan, cảm tính.

Không có sự thống nhất trong Hội đồng hoặc nhóm những người đánh giá. Người này dựa vào tiêu chí này đánh giá là "không", nhưng người khác lại nói là "có". Về vấn đề này, ta có thể nêu thí dụ sau để minh họa. Chẳng hạn, một bài viết về quan hệ giữa giáo dục - đào tạo và vấn đề phát huy nguồn lực con người. Nội dung bài viết trình bày vai trò của giáo dục - đào tạo đối với việc xây dựng nguồn lực con người có chất lượng cao, phân tích khá sâu những vấn đề thuộc giáo dục - đào tạo, chẳng hạn như vốn đầu tư, công nghệ giáo dục và một loạt các thành tựu giáo dục - đào tạo của các nước như Singapo, Đài Loan, Hàn Quốc… được đưa ra làm dẫn chứng. Khi đánh giá bài viết này, có ý kiến cho rằng, bài viết ít tính triết học mà thiên về ngành giáo dục - đào tạo. Nhưng lại có ý kiến khác cho rằng, triết học chính là mối liên hệ biện chứng và bài viết đã phân tích được mối quan hệ giữa giáo dục - đào tạo và phát huy nguồn lực con người, nên có tính triết học. Tất nhiên, đây chỉ là thí dụ, song nó khá điển hình trong việc đánh giá các bài viết, luận văn, luận án những năm gần đây. Một bài viết triết học, một luận văn, luận án triết học mà dung lượng khá lớn dành cho những vấn đề cụ thể, trong khi chức năng thế giới quan, phương pháp luận của triết học không hề được xét đến thì có thể coi là bài viết thuộc lĩnh vực triết học được chăng? Còn mối liên hệ, có khoa học nào hoặc sự kiến giải khoa học nào lại không đề cập đến? Khoa học nói chung có thể nghiên cứu cái gì ngoài những mối liên hệ? Trên thực tế, chính vì không có tiêu chí rõ ràng về vấn đề này nên nhiều học trò hay người viết đã phải hứng chịu sự đánh giá chủ quan của người thẩm định. Hệ quả là người ta phải cố tạo nên "quan hệ tốt" với người đánh giá. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân sinh ra tiêu cực trong quan hệ giữa người được đánh giá và người bị đánh giá.

Hiện nay, còn có tình trạng người viết thuộc lĩnh vực triết học chỉ chú trọng đến những vấn đề cụ thể do xã hội đặt ra, mà quên đi cơ sở lý luận triết học Mác - Lênin. Vì thế, để bài viết "có tính triết học", tác giả cố gắng có nhiều trích dẫn C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin. Theo họ, như thế sẽ đảm bảo tính triết học của bài viết. Thực ra, trong một nghiên cứu nghiêm túc, việc trích dẫn các tác giả kinh điển chỉ được dùng đến khi thật cần thiết. Như chúng ta đã biết, nếu tác giả là người đang học tập triết học thì việc trích dẫn là cần thiết, nhưng đối với người làm công tác nghiên cứu triết học thì lại không nên quá chú trọng vào điều đó. Vấn đề là ở chỗ, người nghiên cứu phải nắm được cái "thần" trong quan điểm, luận điểm của các tác gia kinh điển để từ đó, phát triển lên, chứ không phải dẫn nguyên văn, nguyên ý của những người đi trước. Hơn nữa, việc trích dẫn hiện nay thường theo hướng: sau khi trình bày nội dung cơ bản của câu văn định trích dẫn, tác giả lại trích dẫn chính câu văn đó với hàm ý rằng, chính các nhà kinh điển đã khẳng định như vậy. Việc tiếp theo cần triển khai như thế nào thì rất ít người làm được. Vì vậy, có người có nhiều bài viết, nhiều công trình song ít được người trong ngành chú ý đến với tư cách nhà khoa học. Thực trạng này không chỉ diễn ra trong ngành triết học, mà còn biểu hiện trong một số ngành khoa họe xã hội khác nữa. Chúng ta đã biết rằng, hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin đồ sộ như vậy, nhưng khi đánh giá sự đóng góp thực sự của các ông, người ta thường chỉ nói đến hai nội dung chính: chủ nghĩa duy vật lịch sử chủ yếu là quan điểm duy vật về lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư.

Vì vậy, đối với người nghiên cứu, khi viết bài nên chú trọng đến ý tưởng mới hoặc cách đặt vấn đề mới hơn là việc "tầm chương trích cú”. Tính triết học của một bài viết không phụ thuộc vào việc trích dẫn tư tưởng các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác. Nhưng, làm thế nào để bài viết có tính triết học? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần lưu ý đến một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu. Phải thấy được vấn đề triết học trong đối tượng được lựa chọn. Nói cách khác, sự vật, hiện tượng được chọn là có vấn đề về mặt thế giới quan hoặc phương pháp luận. Theo ngôn ngữ khoa học, đó là "tình huống có vấn đề”.

Thứ hai, phương pháp trình bày. Bài viết được trình bày theo logic của sự vật, hiện tượng để dẫn tới kết luận có tính chất thế giới quan hay phương pháp luận, hoặc từ thế giới quan, phương pháp luận triết học, bài viết phân tích vấn đề nhằm chỉ ra bản chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng đó.

Thứ ba, phần giải pháp. Đây là hệ quả của sự phân tích trên, được thể hiện ở việc khẳng định những luận điểm, quan điểm của triết học Mác - Lênin hoặc đưa ra những luận điểm, quan điểm mới mang ý nghĩa thế giới quan, phương pháp luận. Bài viết phải tránh đi vào những giải pháp cụ thể, bởi như thế, vô hình trung, triết học lại làm thay các khoa học khác hoặc các ngành khác. Trên thực tế, triết học không bao giờ có thể làm thay những công việc cụ thể đó và không bao giờ đạt được những kết luận như các khoa học cụ thể trực tiếp đưa ra. Chúng ta không bao giờ được quên chức năng chính của triết học là thế giới quan và phương pháp luận. Đưa ra các giải pháp cụ thể là chức năng của các ngành khoa học cụ thể có liên quan. Cũng vì lý do đó mà chủ nghĩa Mác được chia thành ba bộ phận cấu thành là triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Trong đó, chủ nghĩa cộng sản khoa học là hệ quả tất yếu của hai bộ phận kia. Vì vậy, nhiều tác phẩm của Mác thuộc chủ nghĩa cộng sản khoa học hơn là tác phẩm triết học.

Tất nhiên, để đạt được những điều này, ít nhất người viết phải có kiến thức triết học căn bản. Đây là một yếu tố có ảnh hưởng quyết định đối với tính triết học của bài viết.

Có thể có rất nhiều người không đồng ý hoặc phản bác toàn bộ những kiến giải trên đây. Bởi lẽ, vấn đề tiêu chí của một bài viết có tính triết học và làm thế nào để bài viết có tính triết học không đơn giản chỉ như những nội dung mà tôi đã trình bày. Để có được cách lý giải thật sự thuyết phục và có tính khoa học, chúng ta cần đi sâu tìm tòi, tổng kết, tập hợp nhiều hơn nữa ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Mục đích của tác giả bài viết này chỉ nhằm nêu ra vấn đề tưởng như rất cũ, rất đơn giản (vì xưa nay chúng ta vẫn làm và làm thường xuyên) để góp vào việc xác định một hệ thống tiêu chí cụ thể, vừa giúp người thẩm định bài viết thuộc lĩnh vực triết học có cơ sở để đánh giá chuẩn xác, vừa giúp người viết khỏi lạc đề khi viết bài về lĩnh vực triết học và cũng là cơ sở để họ có thể tranh luận với người thẩm định. Với mục đích đó, tôi mong mọi người hãy đưa ra những tiêu chí của mình (vì bất cứ ai, với tư cách thầy giáo, người hướng dẫn, người phản biện… đều đã từng nhận xét tính triết học của một bài viết, cho nên họ đều đã có tiêu chí để đánh giá) và trên cơ sở đó, sớm hình thành nên hệ thống tiêu chí theo cấp độ sau:

(1) Chung nhất, khái quát nhất.
(2) Chi tiết hơn, cụ thể hơn.
(3) Hoàn chỉnh hơn, khoa học hơn.

Cuối cùng, tôi thừa nhận rằng, những tiêu chí mà tôi đưa ra ít nhiều còn mang tính chủ quan, vì chúng chưa được chứng minh và luận giải một cách đầy đủ, khoa học và chắc chắn còn nhiều vấn đề mà bài viết này chưa thể đề cập đến. Rất mong được mọi người quan tâm trao đổi.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Triết học có thể đóng vai trò gì trong cuộc sống?

    24/06/2016GS. TS. Lê Hữu Tầng...đề cập đến hai thái cực trái ngược nhau khi đánh giá vai trò của triết học trong cuộc sống: Thái cực coi thường vai rò của triết học và thái cực ngược lại, lại tuyệt đối hoá vai trò của triết học, cho rằng chỉ cần nắm được triết học thì sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của cuộc sống... <
  • Tản mạn triết học

    30/03/2016Triết học hay là những triết lí trong cuộc sống. Người ta thường nói ai trong chúng ta cũng đều phải đối diện với những vấn đềtrong cuộc sống va người thành công là người có triết lí sống thích hợp. Thế nhưng thế nào là triết lí sống thích hợp?
  • Đưa vào triết học (phần 2)

    08/01/2016Nguyễn Văn TrungTrong lớp triết, chỉ tìm hiểu với một thái độ như thái độ ở lớp khoa học, không thể thực sự hiểu được triết lý. Chỉ có thể hiểu được triết lý từ thái độ sống đó mà thôi...
  • “Trà dư tửu hậu” và triết học

    05/05/2015Võ Trần Bình PhươngQuanh năm quay cuồng với chuyện làm ăn, bàn chuyện kinh tế, chính trị, thời sự; cuối năm có lẽ là dịp để mỗi chúng ta chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời... Thử một lần không bàn về chuyện kinh tế, TBKTSG đã “trà dư tửu hậu” với nhà nghiên cứu triết học phương Tây Bùi Văn Nam Sơn...
  • Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của Triết học

    11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
  • Albert Einstein - nhà khoa học, nhà triết học

    28/10/2014Nguyễn Tấn HùngEinstein nổi tiếng không chỉ vì những cống hiến của ông cho khoa học, mà còn ở những quan điểm của ông về nhiều vấn đề chính trị - xã hội, tôn giáo, đạo đức. Ông nói về chiến tranh và hoà bình, về tôn giáo, về nhân quyền, về chủ nghĩa dân tộc...Quan điểm của ông được bày tỏ một cách thẳng thắn, không khoan nhượng, nhiều khi có vẻ khi có vẻ ngây thơ, những người ta chú ý đến ông, lắng nghe ông nói....
  • Về vai trò sáng lập lịch sử triết học của Arixtốt

    12/04/2014Nguyễn Bá DươngLịch sử triết học bắt đầu từ đâu? Ai là người sáng lập ra lịch sử triết học? Vấn đề này đã và đang thu hút tự quan tâm nghiên cứu và tranh luận của nhiều nhà triết học. V.Gátpi - nhà nghiên cứu lịch sử triết học cổ đại nổi tiếng đã khẳng định Arixtốt là nhà triết học lớn nhất, có bộ óc bách khoa của triết học Hy Lạp cổ đại, là người đầu tiên không chỉ đặt nền móng vững chắc cho lâu đài triết học, logic học và khoa học hiện đại, mà còn là người đầu tiên đặt nền móng cho lịch sử triết học...
  • Liệu triết học có phải là khoa học không?

    28/04/2010“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.
  • Triết học và văn hóa

    15/05/2007GS. Trần Quân TuyểnNghiên cứu vấn đề "Triết học và văn hoá" còn có ý nghĩa thực tiễn cấp bách ở TrungQuốc. Khoảng 2 thập kỷ lại đây, trong giới nghiên cứu Trung Quốc xuất hiện khuynh hướng phủ nhận phong trào văn hoá "NgũTứ".
  • Tiếp tục đổi mới nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta

    18/04/2007Dương Phú HiệpViệc nghiên cứu và giảng dạy triết học vẫn còn yếu kém, bất cập. Nhiều vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra chưa được các nhà triết học nghiên cứu đầy đủ và do đó, chưa có sự trả lời thoả đáng. Công tác giảng dạy triết học chưa khắc phục được tình trạng "thầy không thích dạy, trò không thích học". Cần làmgì để khắc phục những yếu kém trong nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta?
  • Triết học là gì?

    16/03/2007Đặng Phùng QuânKhi thông tin sự cáo chung, triết học cũng mang ý nghĩa đặt định nhiệm vụ của tư tưởng của thời đại mới. Có thật sự một thời đại đã chấm dứt và một thời đại mới bắt đầu?
  • Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

    11/11/2006Bài này chia sẻ những điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông - Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống...
  • Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới khách quan

    27/10/2006Vũ Gia HiềnĐể tồn tại, loài người phải thích nghi với môi trường sống của mình, nhưng con người không thích nghi với thế giới bên ngoài một cách thụ động, mà luôn luôn tìm cách biến đổi thế giới đó theo những yêu cẩu cuộc sống của mình. Muốn vậy, con người phải hiểu thế giới xung quanh cũng như về chính bản thân con người. Thế giới quanh ta là gì?
  • Góp phần tìm hiểu triết học quản lý

    19/10/2006Phạm Ngọc ThanhNghệ thuật quản lý xuất hiện và tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Lý luận quản lý xuất hiện muộn hơn, hình thành ngay trong lòng triết học như là một bộ phận của triết học. Ngay từ thời cổ đại, Platôn đã trình bày học thuyết về Nhà nước và các phương thức quản lý trong các tác phẩm "Luật pháp" và "Nhà nước". Arixtốt cũng trình bày lý luận quản lý Nhà nước trong tác phẩm rất nổi tiếng “chính trị"...
  • Bàn thêm về vấn đề cơ bản của triết học

    07/10/2006Vũ TìnhGiải quyết vấnđề cơ bản của triết họclà một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của việc tìm hiểu triết học nói chung và tìm hiểu một học thuyết triết học nào đó nói riêng...
  • Khoa học hiện đại và triết học

    24/09/2006Nguyễn Văn DũngThế giới ngày nay hiện ra như một tấm thảm rộng mênh mông làm bằng nhiều mảnh bị tung toé ra, không sao ghép lại một cáchkhoa họcđược,- điều không giốngnhư người ta nghĩ trước đây. Đầu thế kỷ chúng ta, khoa học đi chậm lại vì đường đi trước mắt không còn tỏ tường. Triết học đã làmcho con đường đó sáng lên. Khoa học đã nhìn thấy gốc của mình ở siêu hình học và từ đó nó vươn vai đứng lên mạnh mẽ như ngày hôm nay...
  • Khái niệm với tính cách một vấn đề triết học

    20/09/2006Bùi Thanh QuấtKhái niệm là một trong số những thuật ngư được sử dụng rộng rãi trong sách báo khoa học. Chúng ta cần phải biết "Khái niệm là gì?”. Câu hỏi, Khái niệm là gì? trước hết là câu hỏi của triết học. Vấn đề triết học này tuy đã được đặt ra và phân tích trong các sách giáo khoa về logic học, lý luận nhận thức, phép biện chứng, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau....
  • “Mềm hóa” triết học

    13/07/2006N.LCông ty Văn hóa & truyền thông Nhã Nam cùng Nxb Văn học vừa cho ra mắt bộ sách Danh tác triết học,gồm một số tác phẩm của Nietzsche, Schopenhaue... nhưng thay vì những tuyển tập dày cộp, lại là những cuốn mỏng, bìa mềm, dễ đọc, dễ biểu vớivăn phong lưu loát, chỉn chu. Thể thao & Văn hóatrao đổi với ông Nguyễn Nhật Anh (Giám đốc Công ty)...
  • Về cái gọi là hai thế giới - một của tôn giáo và một của triết học mácxit

    12/07/2006Đỗ Lan HiềnHiện nay có những nhà thần học và tôn giáo học cho rằng “có thể tồn tại đồng thời hai chân lý, với hai phương pháp nhận thức. Một phương pháp của khoa học duy vật, một phương pháp nhận thức phi lý tính, nhận thức nhờ có lòng tin, cái chân lý mà tiêu chuẩn của nó không phải thông qua thực tiễn, mà là niềm tin do trực giác đưa lại với tất cả những yếu tố chủ quan của con người....
  • Minh triết phương Đông & Triết học phương Tây

    07/07/2006Nguyên Ngọc (Dịch & giới thiệu)Viết công trình này Francois Jullien qua lại giữa hai bờ của thượng lưu dòng sông tư tưởng nhân loại: tư tưởng TrungHoa cổ dại (là cơ sở để nghiên cứu minh triếtphương Đông) và triết lý Hy Lạp cổ đại (là căn cứ để xác định tư duy triết học phương Tây)...
  • Triết học phương Tây hiện đại

    02/07/2006Lưu Phóng Đồng (dịch giả: Lê Khánh Trường)Đây là quyển giáo trình triết học hướng đến thế kỷ 21 trên cơ sở lấy thái độ thực sự cầu thị của chủ nghĩa Marx mà đánh giá lại toàn bộ triết học phương Tây hiện đại và mối quan hệ của nó với triết học Mácxít. Tác giả sẽ lần lượt trình bày với bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này một dòng triết học với nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa gắn với nhiều triết gia nổi tiếng của triết học phương Tây hiện đại. Chính sự phong phú và đa dạng đó đã tạo cho triết học học phương Tây hiện đại một bức tranh nhiều màu sắc...
  • Tính phức tạp trong việc sử dụng các thuật ngữ triết học

    30/06/2006Nguyễn Ngọc HàNhư ta đã biết, khi trình bày ý nghĩ và tư tưởng của mình, mỗi người đều buộc phải sử dụng các thuật ngữ hay tín hiệu, ký hiệu nào đó. Thuật ngữ nào cũng có nghĩaxác định. Vấn đề là ở chỗ, giữa thuật ngữ và nghĩa của nó bao giờ cũng có quan hệ phức tạp.Tình hình phức tạp đó có ở mọi lĩnh vực của nhận thức: triết học, các khoa học khác, các loại hình nghệ thuật, văn hoá…
  • Để triết học thực hiện được nhiệm vụ cao cả của mình

    31/03/2006Phó TS Nguyễn Văn HuyênTiếp cận triết học không thể là cứng nhắc một chiều mà là tiếp cận hệ thống, đa chiều với toàn bộ văn minh mọi thời đại, mọi nền văn hóa theo tinh thần các cấp độ phát triển như vũ bão của khoa học- công nghệ của thế giới hiện nay. Chỉ như vậy, triết học mới thực sự trở thành công cụ sắc bén nhất cho những mục đích cao cả của con người...
  • Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian) trong tục ngữ Việt Nam

    24/03/2006Vũ HùngTục ngữ và triết học là hai lĩnh vực, hai hiện tượng ý thức xã hội khác nhau. Tục ngữ thuộc lĩnh vực nghệ thuật, là một thể loại folklore, còn triết học thuộc lĩnh vực khoa học, là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận. Tri thức của tục ngữ là tri thức dân gian, được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường"...
  • Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học

    20/03/2006Phạm Văn ĐứcKế thừa và phát triển là quy luật chung của cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Quy luật đó cùng tồn tại một cách khách quan trong lịch sử triết học. Nhưng cũng như mọi quy luật không phải ngay từ đầu mà phải đến một giai đoạn nhất định của lịch sử quy luật đó mới được phát hiện.
  • Triết học phương Tây hiện đại đi về đâu?

    04/03/2006Bửu Ý...triết học khó lòng chiếm một chỗ nhỏ bé trong hoạt động tri thức của con người thời đại. Nó còn được nhắc nhở phần nào chăng qua các phương tiện truyền thông, hay tối thiểu còn có cơ may thu mình lại trên vài trang sách?
  • Đưa vào triết học (phần 3)

    01/03/2006Nguyễn Văn TrungNgười ta thường có thiên kiến cho triết học hay siêu hình học là một môn học không những trừu tượng, khó hiểu mà còn vô ích, vô bổ vì không đi tới đâu. Các triết gia cãi nhau về những vấn đề trong bao nhiêu thế kỷ mà vẫn không đi đến những giải đáp, những kết quả bền vững.
  • Triết học học đường

    07/02/2006Đỗ Anh ThơĐề cập tới hai chữ “triết học”, các em học sinh sinh viên đều có một cách nhìn giống nhau, cho rằng đây là một môn học khô khan, trừu tượng , khó hiểu. Do đó phần lớn thời gian khi ngồi trên ghế nhà trường các em đều học một cách đối phó, bị động, học thuộc lòng, không hề có chút nào động não...
  • Đưa vào triết học

    22/12/2005Nguyễn Văn TrungTrước khi học một môn gì tôi hỏi: Môn đó là gì? Chẳng hạn Vật lý học là gì? Vậy trước khi học triết lý, tôi cũng hỏi triết lý là gì? Và tôi coi việc hỏi như vậy là sẽ tự nhiên đã hẳn là thế, chẳng khác gì tôi hỏi về một vật gì, một việc gì chẳng hạn, cái bàn là gì?
  • Triết học và tâm sự của các nhà giáo

    13/12/2005Cam Lu - Trương Hiệu - Minh Nguyệt (thực hiện)Thực tế ở Việt Nam, việc giảng dạy môn triết học cũng như đội ngũ cán bộ nghiên cứu giảng dạy môn học này hiện ra sao?
  • Những chủ đề cơ bản của Triết học phương Tây

    30/11/2005Phạm Minh LăngCác nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác còn đánh giá rất cao những công trình, những ý tưởng của những người đi trước. Engels luôn kêu gọi chúng ta hãy nghiên cứu và nắm vững lịch sử triết học của thế giới, cái kho tàng đầy ắp những giá trị tư tương của nhân loại....
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Triết học và Thế giới quan (World outlook) là gì?

    27/04/2003Thế giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát (bức tranh) đối với thế giới bao gồm cả thế giới bên ngòai, cả con người và cả mối quan hệ của người – thế giới (tức là mối quan hệ của người đối với thế giới). Nó quy định thái độ của con người đối với thế giới và là kim chỉ nan cho hành động của con người...
  • Cùng triết học vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

    27/04/2003Bùi Quang Minh ([email protected])Để tiến vào tương lai, chắc chắn chúng ta không chỉ dựa vào khoa học hiện đại, vào kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, mà còn nhất thiết cần phải dựa vào tư duy khoa học và tư duy lý luận ở trình độ cao và hiện đại...
  • xem toàn bộ