Tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
Trêncơ sở phân tích sự phát triển của tư tưởng triết học Việt Namđầu thế kỷXX, tác giả đưa một số nhận xétcơ bản sau: thứ nhất, tư tưởng triếthọc Việt Namđầu thế kỷ XX chịu sự quyết định của nhữngđiều kiện vật chất xã hội mang tính lịch sử- cụ thể, thứ hai, sự tiếp nhận triếthọc Lênincó ý nghĩa đặcbiệt quan trọng, thứba, sự phát triểntư tưởng triết học dân tộc giai đoạn này làmột quá trình tiếpbiến biện chứng, thứ tư, nộidung chủđạo của tư tưởng triết học Việt Nam đầu thế kỷXX là vấnđề độc lập dântộc và dân chủ xã hội, thứ năm, hình tháibiểu hiệnnó mang tính tổng hợp.
Xã hội Việt
Tất cả những điểm nêu trên chính là nền tảng và nguồn sức sống để triết lý - triết học Việt
Như trên đã nói, sự biến đổi của đời sống hiện thực đã tạo nên sự biến chuyển của bức tranh triết lý - triết học dân tộc trong suốt nửa đầu thế kỷ vừa qua. Sự biến chuyển này diễn ra qua hai giai đoạn nhỏ: Giai đoạn triết học của phong trào Duy tân(1905 - 1924) vả giai đoạn triết học của phong trào mácxít (1925 - 1945). Ở giai đoạn thứ nhất, tư tưởng triết học tư sản dân chủ tạo nên khuôn mặt mới của tư tưởng dân tộc. Còn ở giai đoạn thứ hai, tư tưởng triết học Mác - Lênin là ngọn cờ và cốt lõi của ý thức dân tộc và cách mạng. Trong cả hai giai đoạn trên, triết học Nho giáo, Phật giáo và
Về mặt nội đung, tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX dường như chỉ tạp trung vào những vấn đề thuộc triết học xã hội, hay là những vấn đề thuộc dân tộc, dân chủ, dân sinh nếu xét ở góc độ chính trị - xã hội. Đương nhiên, do xuất phát từ những lập trường triết học khác nhau, các xu hướng tư tưởng triết học đã giải quyết những vấn đề trên theo các quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
Phong trào Duy tân với những đại biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Nguyễn Thượng Hiền, Trần Quý Cáp và Đông Kinh nghĩa thục đã chủ trương hoạt động theo mục tiêu Chấn dân khí - Khai dân trí - Hậu dân sinh. Những mục tiêu mang tinh thần dân tộc và phù hợp với xu thế thời đại lúc bấy giờ đều dựa trên nền tảng của triết học dân chủ tư sản, thuyết tiến hoá, lý luận biến pháp, chủ nghĩa tam dân của các nhà triết học tư sản phương Tây và phương Đông (Vôn te, Điđơrô, Môngtéxkiơ, Rút xô, Spenxơ, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn). Mặc dù các tư tưởng triết học trên đây đề cao tự do - bình đẳng - bác ái, tiến bộ xã hội, dân chủ, nhân văn, song, tư tưởng duy tân, triết học duy tân đã không có được một hệ tư tưởng, một ý thức giai cấp, một cơ sở triết học nhất quán, khoa học, triệt để, một thực tiễn cách mạng - điều mà sau đó chỉ có được ở phong trào cộng sản và ở những người cộng sản. Mặt khác, lập trường, đường lối và mục đích cứu dân, cứu nước của các nhà duy tân đã không thoát ra khỏi các quan điểm triết học tư sản vốn ngay từ khi ra đời đã mang nhiều khuyết tật, thậm chí là bệnh tật vô phương cứu chữa và đang đi vào khủng hoảng. Đồng thời, dù là "bạo động" hay "cải cách", triết học duy tân cũng không nhận ra được cái gốc rễ của xã hội là vấn đề kinh tế - xã hội", cùng với bản chất của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc đang thống trị nước ta lúc bấy giờ.
Khi chủ nghĩa Mác được truyền bá vào Việt Nam cũng là lúc, cùng với mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa và mâu thuẫn giữa các nước tư bản, đế quốc với nhau, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc vôi chủ nghĩa đế quốc, thực dân đã xuất hiện và ngày càng trầm trọng cả bề rộng lẫn bề sâu, trở thành một mâu thuẫn hết sức sâu sắc của thời đại. Ở nước ta lúc đó, song song với hoạt động phổ biến những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin là phong trào tuyên truyền tư tưởng Nguyễn ái Quốc với tư cách là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Như vậy, có thể nói, ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, sức sống của triết học Mác - Lênin đã được khẳng định ở Việt Nam thông qua sự kết hợp nhuần nhuyễn, biện chứng giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa độc lậpdân tộc với chủ nghĩa xã hội. Sự kết hợp đó không nhằm mục tiêu nào khác là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp),giải phóng con người, xây đựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập,dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc nằm trong hệ tư tưởng Mác - Lênin đỉnh cao của tư tưởng nhân loại, đồng thời, cũng là một "học thuyết" với những quan niệm, quan điểm, luận điểm khoa học, nhất quán, triệt để cách mạng, đã phát triển một cách sáng tạo và làm phong phú thêm, sinh động thêm chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trước hết, Nguyễn Ái Quốc và những người cộng sản Việt Nam đã xác định dứt khoát rằng, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản.
Đến nửa đầu thế kỷ XX, kinh sách nhà phật, thánh thư của Nho giáo cổ điển, Đạo giáo nguyên thuỷ vẫn được lưu truyền, song không còn được tôn sùng như dưới thời Phong kiến Đại Việt. Không ít nhà trí thức, nhất là giới Tây học, đã giải thích, đánh giá lại, thậm chí phê phán Tam giáo truyền thống theo tinh thần "ái quốc luận", "dân quốc luận", "duy tân luận" hoặc "dân chủ luận" (dân chủ tư sản). Có thể nói, giá trịtư tưởng triết học của Nho, Phật, Lão lúc này bị phụ thuộc trực tiếp vào sự biến đổi chính trị, phân hoá xã hội và sự xuất hiện của những tư tưởng triết học mới. Triết học Công giáo khi xâm nhập vào Việt
Có thể nêu ra một số nhận xét chung về tình hình tư tưởng triết học Việt
Nằm trong quy luật chung của hình thái ý thức xã hội, tư tưởng triết học dân tộcchịu sự quy định của những điều kiện vật chất xã hội có tính lịch sử - cụ thể, tính tất yếu, tính khách quan của xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX. Nền kinh tế thuộc địa, thực dân và nửa phong kiến là cơ sở để tạo ra những biến động xã hội, đồng thời, sự tác động của biến chuyển chính trị trở thành nhân tố trực tiếp tạo ra sự phát triển của tư tưởng triết học đương thời. Ở đây, có sự tương ứng giữa quá trình vận động của những điều kiện vật chất xã hội, của đời sống tinh thần dân tộc và tiến trình nảy nở, phát triển của những tư tưởng triết học tiến bộ, cách mạng. Nếu ở những năm đầu của thế kỷ trước, cùng với bước đầu khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và phong trào cách mạng của các nhà duy tân là sự đề xướng triết học dân chủ tư sản, thì, từ những năm 30 về sau, triết học mácxít tăng tiến ưu thế khi ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và phát xít Nhật ngày càng đè nặng lên người dân nô lệ nước ta, cùng với sự bất lực của những tư tưởng triết học, chính trị không đáp ứng được những yêu cầu mới của dân tộc.
Sự tiếp nhận các tư tưởng triết học phương Đông hay phương Tây đã khơi nguồn cho tư tưởng triết học Việt
Sự phát triển của tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là một quá trình tiếp biến biện chứng, trong đó, xu hướng triết học tiến bộ hơn, cách mạng hơn thay thế vai trò "ngọn cờ đầu của xu hướng triết học cũ để đi đến vị thế độc tôn trên mặt trận tư tưởng của dân tộc. Tuy nhiên, sự chuyển giao, tiếp nối đã diễn ra một cách tự giác, dung hợp trên nguyên tắc và mục tiêu vì độc lập dân tộc, dân chủ xã hội và nhân văn hoá con người. Sự thắng thế của triết học Mác - Lênin triết học tiên tiến nhất, đỉnh cao của tư tưởng nhân loại đã được Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo và làm phong phú thêm, là biểu hiện sinh động và thuyết phục về sự phát triển của tư tưởng triết học ở nước ta. Đó là một bước chuyển về chất của đời sống ý thức xã hội Việt
Nội dung triết học thời kỳ này được biểu hiện tập trung ở yêu cầu giải quyết vấn đề về độc lập dân tộc và dân chủ xã hội. Đó là những vấn đề cấp thiết, chủ yếu có tính quyết định đối với vận mệnh đất nước, buộc mọi hoạt động tư tưởng phải giải quyết. Chính từ nội dung trên, các tư tưởng triết học đã được thử thách, kiểm nghiệm và được xác định tính đúng đắn, tính tích cực cùng với giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của chúng. Nói cụ thể hơn, tư tưởng triết học của dân tộc lúc này tập trung giải quyết những vấn đề sau: mộtlà , những nhân tố nội tại quyết định vận mệnh, lợi ích dân tộc và sự phát triển của xã hội: tiến bộ dân trí, văn minh xã hội, cải cách dân quyền, giành quyền trực trị hay độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội (?), hai là,định hướng, mục đích, lý tưởng xã hội: quốc gia tự chủ, xã hội dân chủ tư sản, xã hội văn minh phương Tây hay xã hội cộng sản chủ nghĩa (?), ba là,con đường cứu nước, cứu dân, sách lược chính trị - xã hội, đường lối phát triển xã hội: ý thức dân tộc cổ truyền, tinh thần Tam giáo, niềm tin tôn giáo, thực hành duy tân, cổ động cải lương, hoạt động bạo động, cách mạng quốc gia hay cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng vô sản (?), bốn là, động lực, lực lượng giải phóng dân tộc, thay đổi, phát triển xã hội: Nho sĩ thức thời, trí thức tân tiến, quốc dân ái quốc, ái quần, cá nhân anh hùng hay khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản (?) năm là,con người Việt Nam, phẩm chất, điện mạo, thân phận và giá trị của nó trong hiện tại và trong tương lai: "Dân vong quốc", "Dân nô lệ", "Người nước Nam", "Nhân dân Việt Nam", "Quần chúng cách mạng"... là "chủ đề thường xuyên" được các nhà tư tưởng quan tâm đặc biệt, coi đó là điểm xuất phát và mục tiêu của mọi quan điểm chính trị - xã hội, của mọi lập trường triết học. Tư tưởng về con người Việt
Các tư tưởng yêu nước và cách mạng của giai đoạn này, về mặt triết học, hoặc là xuất phát từ chủ nghĩa duy tâm, hoặc là từ chủ nghĩa duy vật, cũng có thể là nhị nguyên, thậm chí có thể "đa nguyên". Trong thực tế, các xu hướng tư tưởng duy tâm hay duy vật thường xen kẽ, xâm nhập lẫn nhau với ranh giới nhiều khi mỏng manh, mờ nhạt. Ngay ở một xu hướng nhất định, hay ở một nhà tư tưởng nhất định, sự chuyển đổi về thế giới quan (vũ trụ quan), về phương pháp luận, về quan niệm, lập trường triết học vẫn thường xảy ra trước sự vận động, phát triển của điều kiện vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Trên cái nền của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước, các nhà Nho thức thời vừa thừa nhận cái khả thủ của Nho, Phật, Lão cổ điển, vừa cổ vũ tinh thần dân chủ tư sản, văn minh phương Tây, cũng như đề cao phẩm chất cạo quý, khí phách anh hùng của người dân đất Việt. Không ít trí thức đi ra từ cái nôi Nho giáo và văn hoá làng quê lại hướng tới tư tưởng cách mạng của những người cộng sản. Cũng có thể thấy rằng, ngay trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, có thời kỳ một số luận điểm của nó được nhận thức một cách giáo điều, duy ý chí. Nhìn chung, từ nửa đầu thế kỷ XX trở đi, tư tưởng triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin ngày càng được khẳng định trong đời sống thực tiễn cách mạng Việt Nam, trở thành "cẩm nang thần kỳ", "kim chỉ nam", "mặt trời soi sáng", ngọn cờ tập hợp sức mạnh của toàn dân vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Ở góc độ hình thái biểu hiện, tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX thường hiện diện dưới dạng tư tưởng văn hoá, tư tưởng chính trị - xã hội, tư tưởng triết lý và tư tưởng văn học, thẩm mỹ (những dạng mang tính truyền thống ở cả nước phương Đông, trong đó có Việt Nam). Hình thái biểu hiện mang tính tổng hợp như vậy vừa thoả mãn nhu cầu chuyển tả thông tin nhiều mặt, đa dạng và sinh động của tư tưởng cách mạng, vừa phù hợp với năng lực nhận thức và trình độ tiếp nhận những tư tưởng mới của đông đảo quần chúng lao động. Rõ ràng, bên trong các hình thái biểu hiện trên là cái nền tảng, cái cốt lõi, cái hạt nhân triết học. Vì vậy, việc nắm bắt những luận điểm triết học trong văn hoá Việt Nam bằng con đường "duy lý", "logíc" như triết học phương Tây sẽ không thể là một phương pháp tiếp cận khoa học thích hợp.
Tư tưởng triết học Việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường