Tìm hiểu về tư tưởng cải cách triết học của L.Phoiơbắc
Phoiơbắc (1804 - 1872) là đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức, người đã đem đến sự kết thúc đầy ý nghĩa toàn bộ nền triết học phương Tây cổ điển nói
Năm 1831, Hêgen mất, tám năm sau, Phoiơbắc công bố tác phẩm Góp phần phê phán triếthọc Hêgen,qua đó đoạn tuyệt vời thế giới quan duy tâm, trở thành nhà duy vật. Vấn đề cải cách triết học được ông bàn đến ở hầu hết các tác phẩm sau đó, nhưng nổi bật nhất là trong ba tác phẩm kế tiếp nhau: gồm Bản chất củaCơ đốc giáo(1841), Sơ thảo luận cương về cải cách triết học(1842), Những nguyên lý cơ bản của triếthọc về tương lai(1843). Ba tác phẩm này có sức thu hút lớn đối với Mác thời trẻ bởitính kiên định, phân minh về thế giới quan và thiên hướng chính trị dân chủ, nhân văn của chúng.
Cải cách triết học của Phoiơbắc thể hiện trước hết trong việc giải quyết một cách duy vật vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, tư duy và tồn tại. Trong khi giải quyết vấn đề này, Phoiơbắc đã đưa thuyết nhân bản đến gần chủ nghĩa duy vật. Luận điểm xuất phát của triết học Phoiơbắc là giới tự nhiên tồn tại không lệ thuộc vào ý thức, nó là cơ sở của tồn tại người, ngoài tự nhiên và con người, không có gì cả, bản chất của Thượng đế chẳng qua là sự phản ánh hư ảo bản chất con người.
Nguyên tắc nhân bản nằm ở tính thống nhất của bản chất con người, tinh thần và thể xác, trong đó thể xác là bộ phận của thế giới khách quan, và ở chừng mực nào đó nó bao hàm cả tồn tại của thế giới ấy. "Triết học mới Phoiơbắc viết, biến con người, gồm cả tự nhiên với tư cách cơ sở của con người, thành đối tượng duy nhất, phổ quát và cao nhất của triết học và do đó, biến thuyết nhân bản, trong đó có triết học, thành khoa học phổ quát".
Sự phân tích tiếp
Phoiơbắc xem không gian và thời gian là điều kiện cơ bản, là phương thức của tồn tại (ngầm hiểu là tồn tại vật chất). Không gian và thời gian cũng đồng thời là phương thức của tư duy, bởilẽ tư duy cần phản ánh trung thực tồn tại khách quan. Vật chất vận động và phát triển trong không, thời gian hiện thực. Tính khách quan của không gian và thời gian được Phoiơbắc xem như tiêu chuẩn đầu tiên của thực tiễn.
Trong chương trình cải cách triết học của mình, Phoiơbắc còn vạch ra và phê phán những tư tưởng đã làm cho triết học xa rời nhu cầu thực tiễn của con người. Triết học tư biện, thần học "duy lý hoá", thần luận tự nhiên, phiếm thần luận... đều trở thành đối tượng phê phán của Phoi nhắc. Nhà triết học trẻ tuổi, một mặt, đối với triết học tư biện, thứ "thần học thực sự, triệt để và duy lý hoá".
Sự xem xét lại tư tưởng triết học của quá khứ và điều chỉnh cách tiếp cận cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới không chỉ là điều cần thiết, mà còn có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của chính triết học. Triết học, theo Phoiơbắc, cần được giải phóng khỏi tính mập mờ của phiếm thần luận Xpinôda, chủ nghĩa duy tâm - thần luận của Cantơ, Phíchtơ, Selinh và chủ nghĩa duy tâm phiếm thần luận - phiếm logic của Hêgen.
Phê phán chủ nghĩa duy tâm Hêgen trong nhận thức, Phoiơbắc cho rằng, không phải cuộc sống diễn ra theo đồ thức luận tư duy sẵn có, mà ngược lại, đồ thức luận ấy cần được làm mới, điều chỉnh thường xuyên bằng chất liệu của cuộc sống, chịu sự phán quyết của những điều kiện sống. "Chân lý - Phoiơbắc viết, không nằm trong tư duy và trong tri thức như cái tự thân tự tại. Chân lý ở ngay trong cuộc sống và trong bản chất con người". Do đó, Phoiơbắc vạch ra nhiệm vụ của triết học là, từ sự "nhận thức cái đang có", nhận thức bản chất sự vật như nó thể hiện ra cho chủ thể, cần suy nghĩ về cái cần có trong tương lai. Khi triết học hướng đến thực tiễn (Phoiơbắc hiểu thực tiễn từ góc độ những nhu cầu của cuộc sống con người), nó thể hiện mình như triết học của con người và vì con người, đồng thời đặt con người trong sự thống nhất hài hoà với tự nhiên. Phoiơbắc nhấn mạnh: "Triết học là khoa học về thực tiễn trong tính đầy đủ và trọn vẹn của nó, song tổng thể thực tiễn là tự nhiên, hiểu
Ngược lại, nếu triết học tự giới hạn mình trong khuôn khổ của thứ "triết học học đường", chủ nghĩa kinh viện mới theo kiểu Hêgen, thì những cải cách mà nó nêu ra chẳng qua chỉ là trò bịa đặt của tư duy. Phoiơbắc nhất trí với Cantơ trong quan niệm về tính phức tạp, "nghịch lý" của nhận thức, nhưng phê phán Cantơ trong học thuyết về sự không thể nhận thức được "vật tự nó". Đương nhiên, mỗi thời đại chỉ có thể giải quyết những nhiệm vụ phù hợp với khá năng hiện có, song không vì thế mà đào hố sâu ngăn cách giữa khả năng thực tế và khát vọng của con người. Phoiơbắc khẳng định: "Những gì chúng ta còn chưa nhận thức được, con cháu chúng ta sẽ nhận thức". Lý luận nhận thức của Phoiơbắc chịu ảnh hưởng của duy cảm luận duy vật thế kỷ XVII - XVIII.
Con người, theo Phoiơbắc, là sự kết tinh toàn bộ giá trị người, mà những giá trị người đó được tích luỹ trong quá trình vươn đến tự do, và được thể hiện trong tư tưởng của các vĩ nhân lý trí (triết gia). Hợp nhất các giá trị mang tính loài đặc thù ấy của con người cung có nghĩa là xác định tồn tại người trong tổng thể các tính quy định của nó. Phoiơbắc viết: "Con người là tồn tại tự do, tồn tại của nhân cách, tồn tại của pháp quyền. Chỉ trong con người mới tồn tại cái Tôi của Phíchtơ, đơn tứ của Lépnít, cái tuyệt đối". Triết học mới vừa có tính phủ định, vừa có tính thống nhất, nó phủ định cái phiến diện ở mỗi học thuyết và thống nhất các chân lý dù đối lập nhau nhưng cùng đóng vai trò tích cực cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Triết học của tương lai không phải là phép cộng hay sự chiết trung tư tưởng từ ngày hôm qua, mà là thuyết nhân bản (nhân loại học) có định hướngthực tiễn,phát huy cao nhất quan hệ chân chính, khắc phục tình trạng phân đôi bản chất của con người. Phoiơbắc xem tình yêu, từ tình yêu như kết quả và sự thể hiện của quan hệ hôn nhân, gia đình, đến tình yêu nhân loại (tình yêu phổ quát) là quan hệ chân chính, quy sự đố kỵ và thù địch về quan hệ không chân chính, bị tha hoá.
Phoiơbắc phê phán quan niệm về con người cả ở các nhà duy vật thế kỷ XVII - XVIII lẫn triết học tư biện Hêgen. Vấn đề là ở chỗ, Đêcáctơ, La Méttơn, Điđrô là những nhà tư tưởng lớn của thời đại mình đã đề cao năng lực tư duy, ý chí sáng tạo, khát vọng tự do của con người, nhưng do chịu sự chi phối của các nguyên lý cơ học và xu thế toán học hoá tư duy, nên đôi khi họ mô tả cơ thể người theo một môtíp hết sức máy móc, đại loại như "con người - cỗ máy", “xã hội - tổ hợp máy". Không chỉ Phoiơbắc, mà trước đó, quan điểm trên đã bị các nhà duy tâm, các nhà thần học phê phán quyết liệt. Phoiơbắc cho rằng, các nhà duy vật thế kỷ trước đã không làm nổi bật hình ảnh con người sống động, bằng xương, bằng thịt. Phải chăng chính vì thế mà cả Cantơ lẫn Phíchtơ và Hêgen đều đồng nhất chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa giáo điều?
Ở Hêgen, mọi thứ đều được xem xét tử góc độ của lý trí tư duy. Nhưng lý trí, dù là nấc thang cao nhất của quá trình nhận thức cũng không thể đem đến lời giải đáp duy nhất thoả đáng cho đời sống phức tạp và phong phú của con người. Tinh thần,
Hêgen đã dệt thêu nên cả một huyền thoại về lý trí, duy lý hoá niềm tin vào Thượng đế thậm chí xem lịch sử tôn giáo là lịch sử vận động của ý thức phản tỉnh. Ngược lại, Phoiơbắc đưa bản chất tôn giáo về bản chất con người, loại Thượng đế ra khỏi đối tượng nghiên cứu của triết học, đưa hình ảnh đó về đúng vị trí của nó - thần học. C.Mác nhận ra sự "nổi loạn" này ngay trong thời kỳ đang còn chịu ảnh hưởng của triết học Hêgen. Sự nhậnthức lại cung đồng thời là sự cải cách, là "suối lửa”, mở ra con đường cho triết học thực tiễn đúng nghĩa, triết học cải tạo thế giới, gắn với tên tuổi của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Lẽ cố nhiên, phương án cải cách của Phoiơbắc không tránh khỏi những ảo tưởng, do chịu sự tác động của thời đại mình. Trong triết học tự nhiên, sự cải cách của Phoiơbắc chỉ thể hiện được một nửa. Trước hết, trong khi phê phán triết học tư biện, duy tâm của Hêgen, Phoiơbắc không đánh giá đúng mức "hạt nhân hợp lý" của phép biện chứng Hêgen, vì vậy sự phê phán của ông đôi chỗ tỏ ra thiếu sâu sắc, thiếu sức thuyết phục. Hơn nữa, mặc dù Phoiơbắc giải quyết một cách duy vật vấn đề cơ bản của triết học, song ông lại né tránh thuật ngữ duy vật, không thừa nhận bản chất thế giới quan của mình. Phoiơbắc xuất phát tử những khiếm khuyết của chủ nghĩa duy vật ở những thế kỷ trước để phủ nhận các giá trị thực sự của nó trong lịch sử, hay nói cách khác, ông quy hiện tượng nhất thời của một khuynh hướng thế giới về bản chất của nó, tức "thấy cây mà không thấy rừng". Ông nói nhiều đến vận động, phát triển, song không lý giải một cách đúng đắn động lực của phát triển. Trọng tâm phân tích của Phoiơbắc là làm sáng tỏ tính khách quan của tự nhiên, chứ không phải tính biến đổi, tính quy luật, tính tất yếu khách quan và tính lịch sử của nó. Với những diều vừa nêu, có thể thấy rằng Phoiơbắc chưa thể vượt qua khuôn khổ của chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Trong thuyết nhân bản - đạo đức, Phoiơbắc nhấn mạnh giá trị con người, "tố chất người" nói
Đạo đức học của Phoiơbắc,
Cách tiếp cận giá trị luận về con người là cần thiết, nhưng chưa đủ cơ sở đề lý giải bản chất thực sự của con người. Chính vì thế mà trong thời kỳ xác lập những tư tưởng nền tảng của triết học mới, C.Mác đã nêu ra hai phạm trù lớn trong một tuyên ngôn triết học của mình - phạm trù thực tiễnvà phạm trù bản chất con người.Thống nhất hai phạm trù đó sẽ hiểu được điểm xuất phát và mục đích cuối cùng của triết học Mác. Cái cầncó trong triết học mang tính cải cách của Phoiơbắc chỉ dừng lại ở những nét phác thảo đơn giản, sơ lược và đầy mâu thuẫn. Đóng góp lớn nhất của Phoiơbắc chính là ở chỗ, ông đã vượt qua một thói quen tư duy để hình thành cách suy nghĩ mới, cả trong quan niệm về tự nhiên, về lý luận nhận thức lẫn trong cách hiểu về con người. "Triết học hiện đại từ bỏ tư tưởng kinh viện..." tuyên bố đó của Phoiơbắc trong Nhữngnguyên nhân cơ bản của triếthọc về tương laitự nó đã thể hiện thiên hướng cải cách tích cực của ông. Triết học cần từ bỏ tính sách vở, những biện luận thuần tuý của tư duy để đến vớicuộc sống, được vật chất hoá trong hoạt động thực tiễn của con người. Cái cần có trong dự án cải cách triết học của Phoiơbắc - sự kết hợp giữa chủ nghĩa duy vật và thuyết nhân bản đã được hiệu chỉnh, hoàn thiện, phát triển lên trình độ cao, trình độ của chủ nghĩa duy vật biện chứng triệt để và khoa học.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường