Ý nghĩa của phép biện chứng Heghen
Triết học luôn luôn phải hướng tới tương lai bởi vì như C. Mác nói: Triết học không chỉ giải thích thế giới mà còn phải góp phần cải tạo thế giới. Đặc biệt, triết học mácxít khi thực hiện chức nàng thế giới quan và chức năng phương pháp luận của mình. không thể không hướng tới tương lai. Song, để hướng tới tương lai và phục vụ tốt cho tương lai thì triết học nói chung đồng thời cũng không ngừng hướng về quá khứ, lịch sử về cội nguồn của mình.
.
Điều này là hoàn toàn hợp quy luật vì rằng nhiều vấn đề tuổi học hiện đại đã được đặt ra ở các thời đại phát triển khác nhau xa xôi trước kia của triết học. Hơn bất cứ một khoa học nào khác triết học kể cả các khuynh hướng mới về nguyên tắc đều đòi hỏi phải dựa vào cội nguồn lịch sử kể từ khi mới hình thành và vào toàn bộ tiến trình phát triển lịch sử của mình.
.
Nếu xem xét một cách cẩn thận và khoa học thì chúng ta thấy rằng các phạm trù cơ bản của triết học vẫn giữ được ý nghĩa của chúng suốt nhiều thế kỷ mặc dù nội dung của chúng có thể biến đổi và trở nên phong phú hơn rất nhiều. Các tác phẩm triết học lớn đã tồn tại đã vượt qua được sự thẩm định hết sức nghiêm khắc của các thời đại và cho đến hiện nay vẫn tiếp tục tỏ rõ vai trò của chúng trong đời sống trí tuệ của nhân loại.
.
Lịch sử đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng từ trước đến nay các học thuyết triết học có ảnh hưởng nhất vốn là kết quả của sự sáng tạo cá nhân của những nhà triết học kiệt xuất bằng cách này hay cách khác ở mức độ này hay mức độ khác đều được phục hồi ở các thời đại sau đó dù cho điều kiện lịch sử đã có những thay đổi rất lớn chẳng hạn đó là học thuyết Platôn, học thuyết Arixtốt học thuyết R.Đêcáctơ học thuyết I.Cantơ học thuyết G.Hêgen.v.v..
.
Trong nghiên cứu triết học cần hết sức chú ý một điều là không nên đi tìm hoặc quy ảnh hưởng của một học thuyết triết học nào đó chỉ ở hoặc về một nhóm các đồ đệ trực tiếp của nó nghĩa là vào một trường phái xác định nào đó. Và điều này cũng hoàn toàn đúng với học thuyết của Hêgen. Chúng ta không cần phải mất công sức chứng minh việc triết học Hêgen đã có ảnh hưởng vượt ra khỏi khuôn khổ của thuyết Hêgen ra sao tức là khuôn khổ của một trường phái đã thừa nhận các tiền đề xuất phát của hệ thống triết học Hêgen.
.
Xét một cách thật chặt chẽ thì học thuyết Hêgen (Hegel) hiện nay không phải là một trào lưu tư tưởng triết học đáng kể. Mặc dù vậy sự quan tâm tới triết học Hêgen đặc biệt là số lượng các công trình nghiên cứu về triết học không những không hề giảm bớt mà trái lại còn tăng lên liên tục. Hơn thế nữa có một điều khá đặc biệt là các nhà nghiên cứu về di sản triết học của Hêgen thường lại không phải là những người theo trường phái Hêgen. Một điều nổi bật khác ở đây là cả các nhà duy tâm lẫn các nhà duy vật, cả những người bảo vệ chủ nghĩa duy lý lẫn những người ủng hộ chủ nghĩa phi duy lý đều tích cực nghiên cứu triết học Hêgen. Trong số các nhà triết học duy tâm lý giải triết học Hêgen và cố gắng đồng hoá các tư tưởng của ông thì thậm chí chúng ta lại bắt gặp những người cố gắng bảo vệ các khuynh hướng triết học hết sức xa lạ với học thuyết Hêgen chẳng hạn chủ nghĩa hiện sinh. chủ nghĩa nhân cách triết học phân tích thần học biện chứng.v.v..
.
Vậy thì điều gì ở trong học thuyết Hêgen (Hegel) đã và đang có sức cuốn hút các nhà tư tưởng vốn theo đuổi những định hướng triết, học rất khác nhau đó đến như vậy?
So sánh cái nhìn của Hegel và Marx về thực tại
.Theo chúng tôi đặt vấn đề này ra là cần thiết để nhận thức cho đúng những nét đặc thù của các trào lưu triết học khác nhau đồng thời cũng là để đánh giá chính xác hơn ý nghĩa của triết học Hêgen đối với sự phát triển của tư tưởng triết học nói chung một khi chúng ta tính đến kinh nghiệm lịch sử từ lúc xuất hiện triết học đó cho đến hôm nay.
.
Đương nhiên khi xem xét các quan điểm của những nhà triết học nổi tiếng của các thời đại trước đây tuyệt nhiên chúng ta không được tô vẽ không được hiện đại hoá các quan điểm đó của họ.
.
Đồng thời chúng ta cũng không được ca ngợi không được biện hộ một chiều các quan điểm đã lỗi thời hoặc bị hạn chế bởi những điều kiện lịch sử hoặc những thiên kiến đương thời. Muốn vậy phải biết phận biệt những gì là giá trị trong di sản triết học với những sự xuyên tạc hoặc lý giải tuỳ tiện về di sản đó. Một mặt, khi xem xét di sản của một nhà tư tưởng thì không bỏ qua những hạn chế lịch sử những khiếm khuyết và sai lầm của nhà tư tưởng đó: những mặt khác chúng ta cần rút ra và nhấn mạnh những gì trong di sản đó đã vượt qua được thử thách ngặt nghèo của thời gian đã trở thành một khâu hữu ích trong quá trình phát triển của tư tưởng triết học.
.
Làm tốt được điều trên đây đối với triết học Hêgen không phải là dễ dàng. Bởi vì triết học Hêgen không những quá đồ sộ quá bách khoa quá uyên bác về nhiều mặt mà còn chứa đựng trong mình nó không ít những mâu thuẫn những xu hướng khác nhau kể cả các xu hướng bài trừ nhau. Những cái đó một phần là nguyên cớ một phần cũng là căn cứ cho những cách lý giải hết sức khác nhau đối với học thuyết, Hêgen.
.
Cho dù có những ý kiến đánh giá khác nhau về triết học Hêgen song không thể phủ nhận được rằng cái có giá trị nhất và có sức sống mạnh mẽ nhất trong triết học của ông chính là phép biện chứng mà thực chất đó là học thuyết về sự phát triển toàn diện với tư cách là sự vận động tiến tới và sự chuyển hoá về chất, với tư cách là sự đi lên theo thang bậc lôgíc có tuần tự về tính chất mâu thuẫn của sự phát triển bao gồm sự tương tác giữa các mặt đối lập sự phủ định tồn tại hiện có và đồng thời là sự giữ lại cái tích cực từ quá khứ.
.
Hệ vấn đề phép biện chứng hiện nay trở nên đặc biệt cấp bách là do tính chất biện chứng trong sự phát triển của xã hội và của sự nhận thức khoa học hiện đại ngày càng bộc lộ rõ nét hơn. Những chuyển biến mang tính lịch sử toàn cầu và vô cùng đa dạng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trong đời sống xã hội trên khắp hành tinh chúng ta hiện nay. Bên cạnh đó trong sự phát triển của mình khoa học tự nhiên hiện đại cũng đang vấp phải không ít các vấn đề biện chứng của chính sự phát triển. Giờ đây sự tiến hoá của giới tự nhiên đang được nghiên cứu ở mọi cấp độ cấu trúc. Quan điểm biện chứng về sự phát triển đã xâm nhập vào nhận thức khoa học tự nhiên cả ở mức độ vĩ mô lẫn mức độ vi mô. Nguyên tắc phát triển thực sự đã trở thành nguyên tắc phổ biến trong nghiên cứu khoa học.
.
Sự tiến bộ và những thành công tuyệt vời của sinh học mấy năm gần đây đánh dấu bước ngoặt mới của sự xâm nhập ngày càng sâu hơn vào các bí mật trong cấu trúc và trong sự phát triển của thế giới vật chất sống. Điều nổi bật nhất về mặt này chính là ở chỗ sinh học phân tử ngày càng quay trở lại mạnh hơn với tư tưởng về sự phát triển và sự tự phát triển.
.
Bí mật của sự tự phát triển của các cơ thể sống đang dần dần được mở ra qua những thành công của kỹ thuật di truyền của công nghệ sinh học. Cơ sở phân tử và dưới phân tử của sự phát triển cá thể và của sự tiến hoá nói chung vì vậy đang thù hút mạnh mẽ trí tuệ của nhiều nhà sinh học và nhiều phòng thí nghiệm lớn của thế giới. Hơn bao giờ hết.
.
Nguyên tắc phát triển đang trở thành nguyên tắc cơ bản của toàn bộ nhận thức sinh học hiệp đại. Vai trò to lớn của của tư tưởng phát triển đối với sự tiến bộ của khoa sinh thái học và của thực tiễn sinh thái ngày càng rõ nét hơn và hiển nhiên hơn. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã làm bộc lộ những mâu thuẫn của sự tiến bộ mà trong quá khứ thường được xem như là sự làm chủ của con người đối với các lực lượng tự phát của tự nhiên như là sự thống trị của con người đối với giới tự nhiên. Tiếc rằng trên thực tế sự làm chủ đó sự thống trị đó không chỉ đem lại toàn những cái hay những điều tốt mà còn gây nên cả những tổn thất không nhỏ cho chính con người lẫn cho giới tự nhiên một khi con người không kiểm soát được nó. Đồng thời: việc áp dụng hợp lý các thành tựu khoa học và công nghệ mới nhằm góp phần bảo vệ giới tự nhiên phát triển bản thân con người thúc đấy sự phát triển xã hội trên nền tảng của chủ nghĩa nhân đạo chỉ có thể thực hiện được một khi đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng. Chính sự biến đổi sự cải tạo môi trường tự nhiên và xã hội một cách hợp lý và trên cơ sở nhân đạo là chiếc chìa khoá để giải quyết các vấn đề bức bách đang được đặt ra trước nhân loại.
.
Rõ ràng là việc vai trò của phép biện chứng tăng lên một cách đặc biệt không phụ thuộc vào bản thân triết học Hêgen. Tuy nhiên chính học thuyết của Hêgen là thứ triết học đã biến phép biện chứng thành trung tâm, thành hạt nhân đích thực của toàn bộ hệ vấn đề triết học. Phép biện chứng được Hêgen lý giải là phương pháp đúng đắn để nhận thức các vấn đề triết học. Phương pháp tư duy biện chứng được ông nghiên cứu một cách đầy đủ nhất và có căn cứ vững chắc là phương pháp chưa từng thấy trong lịch sử triết học trước Mác. Trong triết học Hêgen phép biện chứng biểu hiện ra là lý luận nhận thức và là hình thức cao nhất của lôgíc học của tư duy lôgíc. Đồng thời nó cũng chế định một thế giới quan đặc biệt cần đặt trên niềm tin vào tính tất yếu của sự tiến bộ với tư cách là kết, quả của sự phát triển hợp quy luật.
.
Do tính hạn chế của các điều kiện lịch sử và thiên hướng động hoà với trật tự xã hội phổ hiện tồn thời đó mà Hêgen đã có những kết luận mâu thuẫn và không nhất quán. Trái với các nguyên tắc xuất phát của mình. Hêgen đã đặt ra một giới hạn cho sự phát triển của nhân loại kể cả cho sự phát triển của triết học sau khi tuyên bố rằng học thuyết của mình là sự kết thúc tuyệt đối hoàn thiện của tư tưởng triết học.
.
Nhưng ngay cả những điều ấy cũng không làm mất đi ý nghĩa tiến bộ của các nguyên tắc biện chứng xuất phát của Hêgen. Phù hợp với chúng Hêgen quan niệm lịch sử toàn cầu là sự tiến bộ trong nhận thức về tự do. Cho dù bản chất của tự do có được hiểu khác nhau xong việc thừa nhận nó vẫn trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo và về sự công bằng xã hội. Đó chính là lý do tại sao sự quan tâm của nhiều nhà triết học hiện đại đến học thuyết Hêgen trở thành sự quan tâm có cơ sở sâu sắc và mang ý nghĩa thiết thực.
.
Nhân đây cần phải nhắc đến sự đánh giá của C. Mác đối với phép biện chứng của Hêgen vì chính C. Mác không những đã chỉ phê phán một cách sâu sắc phép biện chứng của Hêgen mà còn cải tạo phép biện chứng đó xây dựng nên phép biện chứng duy vật duy nhất và thực sự khoa học với mẫu mực tuyệt vời của nó là tác phẩm chủ yếu của ông - bộ "Tư bản". C.Mác viết: "Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hêgen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêgen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng ấy ở Hêgen phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần thánh.
.
Triết học duy vật biện chứng chính là giải pháp cho nhiệm vụ nghiên cứu đã được C. Mác đặt ra đó C. Mác và Ph.Ăngghen không gán ghép hay hợp nhất một cách đơn giản phép biện chứng của Hêghen với chủ nghĩa duy vật trước đó. trước hết là chủ nghĩa duy vật của L. Phoiơbắc. Trên thực tế các ông đã phải tiến hành một công việc hết sức phức tạp và đồ sộ là chỉnh lý cải tạo một cách duy vật đối với phép biện chứng duy tâm của Hêgen: chỉnh lý và cải tạo một cách biện chứng đối với chủ nghĩa duy vật máy móc và siêu hình.
.
Trong triết học Mác phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật không phải là các bộ phận cấu thành riêng biệt tách rời nhau mà chúng chuyến hoá lẫn nhau xâm nhập vào nhau và tạo thành một chỉnh thế hữu cơ. Chủ nghĩa duy vật trong hệ thống triết họe mácxít không những là lý luận mà còn là phương pháp nghiên cứu duy vật. Đồng thời phép biện chứng mác xít không chỉ là phương pháp mà còn là lý luận hơn thế nữa là lý luận hoàn thiện nhất đầy đủ nhất toàn diện nhất và không phiến diện nhất về sự phát triển.
.
Cần phải đặc biệt nhấn mạnh rằng các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác không bao giờ coi công việc của mình nhằm chỉnh lý và cải tạo một cách duy vật đối với, phép biện chứng của Hêgen đã là hoàn tất. Trái lại cho đến tận cuối đời các ông vẫn không ngừng nhắc nhở rằng cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu và những khái quát mới về phép biện chứng Hêgen. Điều mà tiếc thay các ông chưa kịp thực hiện.
.
Noi theo tấm gương của C. Mác và Ph. Ăngghen. V. I . Lênin cũng kiên trì nhấn mạnh về sự cần thiết phải tiếp tục công việc chỉnh lý một, cách duy vật đối với phép biện chứng Hêgen. Trong bài viết "Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu" - tác phẩm được coi một cách xác đáng là di chúc triết học của Lênin - ông kêu gọi thành lập "Hội những người bạn duy vật của phép biện chứng Hêgen" để tiến hành công tác nghiên cứu giải thích và tuyên truyền phép biện chứng của Hêgen: "Dựa vào cách của Mác đã vận dụng phép biện chứng của Hêgen hiểu theo quan điểm duy vật chúng ta có thể và cần phải nghiên cứu phép biện chứng đó trên tát cả các mặt".
.
Những chỉ dẫn rất: quan trọng và quý báu đó cũng đồng thời là những kết, luận được chính Lênin rút ra từ các nghiên cứu riêng của ông về triết học Hêgen và trước hết là về phép biện chứng Hêgen. Ngay từ giữa những năm 90 thế ký XIX Lênin đã vạch ra một cách sâu sắc ý nghĩa xã hội của phép biện chứng Hêgen của mặt cách mạng của nó mà thậm chí phái Hêgen mới đã bỏ qua trong bài viết nhan đề "Phriđrích Ăngghen" Lênin viết: "Lòng tin của Hêgen vào lý tính của con người và vào quyền lợi của con người và nguyên lý cơ bản của triết học Hêgen cho rằng trong thế giới luôn diễn ra một quá trình liên tiếp biến hoá và phát triển đã dẫn những học trò của nhà triết học ở Béclanh không muốn điều hoà với hiện trạng đến ý nghĩ cho rằng ngay cả cuộc đấu tranh chống hiện trạng cuộc đấu tranh chống bất công đang tồn tại và chống điều ác đang hoành hành cũng bắt rễ từ quy luật phổ biến là sự phát triển không ngừng. Nếu mọi cái đều phát triển nếu những thể chế này bị thể chế khác thay thế vậy thì tại sao chế độ chuyên chế của vua Phổ hay của Nga hoàng việc một thiểu số rất nhỏ làm giàu trên lưng tuyệt đại đa số sự thống trị của giải cấp tư sản đối với nhân dân lại cứ tồn tại mãi?"Như vậy tiềm năng cách mạng
trong phép biện chứng của Hêgen đã được Lênin vạch ra; tiềm năng đó biểu hiện nội dung cơ bản của nó: tính có quy luật nội tại của sự phát triển sự đấu tranh giữa các mặt đối lập sự phủ định biện chứng với tư cách một bậc thang tất yếu của sự phát triển.
.
Như mọi người đền biết trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho dù phải bận tâm với cuộc đấu tranh chính trị trực tiếp với việc phải phân tích quá trình diễn tiến và sự chín muồi của cách mạng Nga. Lênin vẫn tìm được thời gian để nghiên cứu một cách có hệ thống triết học Hêgen đặc biệt là "Khoa học lôgíc" và "Những bài giảng về lịch sử triết học" của Hêgen. Các bản tóm tắt sâu sắc và cô đọng về những tác phẩm thiên tài này tạo thành bộ phán đáng kể và hơn nữa là bộ phận quan trọng nhất trong "Bút ký triết học" nổi tiếng của V.I. Lênin. trong đó không những ông đã vạch rõ sự phong phú tuyệt vời của các tác phẩm cơ bản của Hêgen mà còn đưa ra các kết luận triết học mới góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa duy vật biện chứng. "Bút ký triết học" của V.I. Lênin chứng tỏ đầy sức thuyết phục rằng công việc chỉnh lý một cách duy vật đối với phép biện chứng Hêgen còn lâu mới hoàn tất rằng trong lĩnh vực này sẽ có những nghiên cứu khám phá và thành tựu mới. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không thể xem xét một, cách thật sự có hệ thống và thật đầy đủ sự phân tích của Lênin về "Khoa học lôgíc". Do vậy chúng tôi chỉ đề cập đến sự đánh giá chung và khái quát của Lênin đối với học thuyết lôgíc của Hêgen. Thực chất của sự đánh giá này là: dưới hình thức lộn ngược học thuyết Hêgen phản ánh bức tranh khách quan về thế giới. Phân tích quan niệm của Hêgen về “ý niệm mà rốt cuộc hoá ra là giới tự nhiên. Lênin viết: "Hêgen đã đoán được một cách tài tình biện chứng của sự vật (của những hiện tượng của thế giới của giới tự nhiên) trong biện chứng của khái niệm".
.
Nói cách khác các quy luật phổ biến của sự phát triển của giới tự nhiên của xã hội loài người và của sự nhận thức không thể được mô hình hoá chỉ phù hợp với các quy luật của một mình sự nhận thức của một mình tư duy như hệ thống Hêgen giả định. Không thể rút ra các quy luật của tồn tại từ tư duy. Từ một thực tế là các quy luật của tồn tại được phản ánh trong tư duy. Hêgen đã rút ra một kết luận sai lầm rằng tồn tại thực chất là tư duy. Quan hệ hiện thực đã bị Hêgen thần bí hoá bị đặt lộn ngược chân lên đầu. Nhưng dù sao Hêgen cũng đã luận chứng theo kiếu duy tâm luận điểm cho rằng các hình thức của tư duy là sự phản ánh các mối quan hệ vốn có trong tự nhiên và trong xã hội không phụ thuộc vào tư duy. Quay trở lại vấn đề này ở một chỗ khác. Lêmn viết: "Hêgen đã chứng minh rằng những hình thức lôgíc và những quy luật lôgíc không phải là một cái vỏ trống rỗng: mà là phản ánh của thế giới khách quan. Nói đúng hơn không phải ông đã chứng minh như vậy mà đã đoán thấy một cách tài tình như vậy" ,
.
Khi phân tích "Khoa học lôgíc" của Hêgen. Lênin thường xuyên đối chiếu nó với "Tư bản" của Mác vì phương pháp luận của "Tư bản" là kết quả của một việc làm đồ sộ là chỉnh lý theo cách duy vật đối với phép biện chứng duy tâm của Hêgen. Trong tác phẩm cơ bản này của mình Mác đã nghiên cứu. thứ nhất sự phát triển của chủ nghĩa tư bản; thứ hai sự phát triển của nhận thức về kinh tế tư bản chủ nghĩa (lịch sử của kinh tế học chính trị) và thứ ba sự phát triển của các phạm trù kinh tế học mà thông qua đó việc nghiên cứu quan hệ sản xuất và trao đổi tư bản chủ nghĩa được thực hiện.
.
Vạch ra sự thống nhất của bả mặt cơ bản nay (bản 'thể luận nhận thức luận và lôgíc học) trong việc nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lênin đã đi đến một kết luận vô cùng quan trọng: "Mác không để lại cho chúng ta "lôgíc học" (với chữ L. viết hoa), nhưng đã để lại cho chúng ta lôgíc của "Tư bản" và cần phải tận dụng đầy đủ nhất lôgíc đó để giải quyết vấn đề mà chúng ta đang nghiên cứu. Trong "Tư bản". Mác áp dụng lôgíc phép biện chứng và lý luận nhận thức . . . của chủ nghĩa duy vật vào một khoa học duy nhất: mà chủ nghĩa duy vật thì đã lấy ở Hêgen tất cả cái gì có giá trị và phát triển thêm lên" Nhờ trí tuệ uyên bác của Mác mà phép biện chứng duy vật đã được tạo ra và với tất cả sự đối lập với phương pháp Hêgen nó vẫn thừa nhận và nhấn mạnh sự giống nhau của mình với phương pháp đó Như trên đã nói cho đến nay sự quan tâm đối với di sản triết học của Hêgen vẫn không ngừng tăng lên. Phải coi đây là hiện tượng tích cực vì về thực chất sự quan tâm ngày một tăng lên này là sự quan tâm không những đối với thứ triết học đã tổng kết về mặt lý luận lịch sử biện chứng đã có từ trước đó mà còn là sự quan tâm đối với toàn bộ lịch sử nhận thức nói chung. Sẽ thật là ngây thơ nếu như không nhận thấy rằng tuỳ thuộc vào định hướng khoa học và ý thức hệ mà các nhà triết học sẽ có các cách tiếp cận khác nhau đối với việc nghiên cứu và đánh giá phép biện chứng của Hêgen. Một số nhà triết học cố gắng nghiên cứu các tư tưởng biện chứng thiên tài của Hêgen trên cơ sở các dữ liệu của khoa học hiện đại và kinh nghiệm lịch sử mới của thời đại. Ngược lại có một số nhà triết học khác lại tiến hành nghiên cứu phép biện chứng Hêgen cất chỉ để bác bỏ nó chỉ để thuyết phục người khác tin rằng về nguyên tắc phép biện chứng không áp dụng được vào thế giới khách quan mà chỉ có quan hệ với tư duy Như vậy không thể không nhận thấy rằng trong số những người nghiên cứu phép biện chứng Hêgen thì một số là các nhà biện chứng còn số khác là kẻ thù của phép biện chứng.
.
Là những người ủng hộ sự phát triển sáng tạo phép biện chứng chúng ta đánh giá cao công lao vĩ đại của Hêgen cho phép biện chứng và coi việc tiếp tục tổng kết khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học và cửa thực tiễn hiện đại đế làm giàu thêm phép biện chứng duy vật của C. Mác là nhiệm vụ quan trọng và không bao giờ kết thúc.
(1) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập. t. 23. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 1993. tr. 35.
(2) V.I.Lênin.Toàn tập. t.45.Nxb Tiến bộ. Mátxcơva. 1983. tr. 36
(3) V.I.Lênin sđd.t.2. tr. 5-6.
(4) V.I.Lênin.. Sđd.. t. 29. tr. 209.
(5) V.I. Lênin. Sđd.. tr. 191.
(6) V.I. Lênin. Sdd.. tr. 359 - 360.
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt