Đổi mới triết học trong quá trình đổi mới hoạt động lý luận ở nước ta
Tư duy lý luận của chúng ta bao gồm tư duy triết học, tư duy về các bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư duy về các khoa học cụ thể. Đổi mới hoạt động lý luận, trước tiên là đổi mới tư duy triết học, đổi mới phương pháp học tập, giảng dạy và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin với ba bộ phận cấu thành của nó. Bởi vì, vượt lên cách tiếp cận tôn giáo, đạo đức và ý thức "thuần khiết" về con người, triết học macxit xuất phát từ con người thực tiễn để kiến giải các quan hệ giữa người và người, người với tự nhiên cùng các quy luật chung nhất chi phối các quan hệ đó, nhằm xây dựng cơ sở lý luận triết học của mình, đông thời tạo ra cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho hoạt động lý luận nói chung.
I - Thực trạng hoạt động lý luận ở nước ta
Cùng với việc triển khai toàn diện và đi vào chiều sâu của công cuộc đổi mới ở nước ta, hoạt động lý luận đang chuyển từ giai đoạn mô tả, tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích, phê phán và có hệ thống hóa chuyển sang giai đoạn phân tích logic, tổng hợp và có thể xây dựng được các lý thuyết khoa học. Trong bối cảnh đó nếu không nhất quán tiếp tục đổi mới nhằm nâng cao vềchất sáng tạo khoa học thì không thể xây dựng được hệ thống các quan điểm và lý thuyết khoa học khả dĩ định hướng được công cuộc đã mới vững bước tiến lên, nhất là trong bối cảnh biến động thường xuyên hiện nay của đời sống lý luận, chính trị, kinh tế thếgiới. Trước tiên không đột phá giải quyết được vấn đề chung này thì, trong khi giải quyết các vấn đề riêng của sự nghiệp đổi mới sẽ không sao tránh khỏi "vấp phải" vấn đề chung đó một cách không tự giác.
Ngày hiện nay sự nghiệp đổi mới của chúng ta cũng đã, đang vấp phải một loạt những vấn đề lý luận rất cơ bản. Chẳng hạn đó là việc vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin: cuộc đời, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chi Minh, lý luận và CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, đặc điểm của CNTB hiện đại, nội dung và đặc điểm của thời đại ngày nay, chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu cơ chế thị trường và kế hoạch trong nền kinh tế vi mô và vĩ mô, cơ cấu xã hội trong đó những cơ cấu xã hội giai cấp ở nước ta, vấn đề dân tộc và tôn giáo, văn hóa và văn nghệ, vấn đề chỉnh đốn và đổi mới Đảng, hệ thống chính trị và dân chủ hóa đời sống xã hội, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ...
Đây là những vấn đề lý luận bức xúc của hoạt động lý luận để phục vụ việc hoàn chỉnh cương lĩnh và chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đó từng là cơ sở lý luận giúp Đảng và Nhà nước xây dựng các chỉnh sách cụ thể và chỉ đạo thực tiễn.
Hoạt động lý luận chưa đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu của công cuộc đổi mới có căn nguyên lịch sử - xã hội của nó với các điều kiện khách quan và chủ quan. Ở dây chỉ xin nêu 2 nhược điểm cơ bản trong hiện trạng hoạt động lý luận nói nhung, và triết học nói riêng.
Thứ nhất,hoạt động lý luận là một sản phẩm lịch sử có tính dân tộc, vì thế nó có nội dung và hình thức khác nhau trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định. Nội dung và hình thức đó khi đã trở thành khuôn mẫu, ví dụ khuôn mẫu nho giáo, thì rất khó thay đổi, bởi lẽ nó có sức ỳ dai dẳng và bám sâu vào hoạt động thực tiễn của mọi thành viên xã hội.
Nước ta chưa trải qua giai đoạn phát triển TBCN, nghĩa là về mặt tư duy chưa đạt đến trình độ phát triển tư duy lý luận phê phán khoa học. Tư duy của chúng ta, chủ yếu ở trình độ tiền khoa học, còn mang nặng các yếu tố cảm tính và kinh nghiệm chủ nghĩa. Trong hoạt động lý luận nổi lên tính chiết trung ngụy biện hay duy tâm siêu hình, máy móc, ý chí luận và kinh nghiệm chủ nghĩa. Một dạng của chủ nghĩa duy ý chí chủ quan chẳng hạn, là tư duy phong kiến đẳng cấp, coi ý kiến người có chức có quyền là hệ quy chiếu áp đặt cho khoa học và cho cấp dưới. Trong khi đó một biến tướng của chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều, ngụy biện là sự sao chép sách vở và kinh nghiệm nước ngoài, là việc lấy qúa khứ làm tiêu chuẩn xem xét, đánh giá hiện tại, lấy kinh nghiệm thời chiến áp đặt cho thời bình, lấy quan điểm chỉ đạo chiến tranh vận dụng vào hoạt động kinh tế...
Thứ hai, hoạt động lý luận mang tính giai cấp, vì thế trên cái nền quang phổ của tư duy tiền khoa học và cũng do điều kiện giao tranh khốc liệt của cuộc cách mạng dàn tộc dân chủ, đã dẫn ra cuộc đấu tranh giằng co gay gắt giữa một bên là hệ tư tưởng duy vật biện chứng macxit và bên kia là hệ tư tưởng duy tâm siêu hình mang màu sắc nho giáo phong kiến phương Đông, tiểu tư sản và tư sản. Do đó cho đến nay trong hoạt động lý luận, trong đó có triết học, không tránh khỏi những biểu hiện đồng nhất giữa hệ tư tưởng và tri thức khoa học, đồng nhất triết học và các ngành khoa học xã hội khác vào chủ nghĩa Mác-Lênin với ba bộ phận cấu thành của nó. Hậu quả là hệ thống tri thức khoa học và phương pháp tiếp cận của triết học và của các ngành khoa học xã hội khác bị mất đi bản sắc đặc thù, và trở nên nghèo nàn, không đủ tư cách pháp nhân phát triển các ngành khoa học độc lập. Và vì thế, hệ thống tổ thức khoa học và phương pháp tiếp cận của chủnghĩa Mác - Lênin tất nhiên cũng nghèo nàn, xơ cứng và do đó vai trò hệ tư tưởng và cơ sở lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước cũng trở nên kém hấp dẫn, giảm đi sứcc lôi cuốn vốn có của nó.
Thực trạng trên cắt nghĩa tại sao hoạt động lý luận nói chung, và triết học nói riêng, sau nhiều thập niên mặc dù đã được chú ý phát triển, nhưng vẫn chưa vượt qua giai đoạn mô tả để chuyển sang giai đoạn phân tích logic và khái quát khoa học. Trong khi đó, do trình độ yếu kém của hoạt động lý luận cho nên ban quản lý, kể cả phần lớn tầng lớp tri thức, thường nặng về ý chí luận và giáo điều, còn đông đảo nhân dân lại dừng ở chủ nghĩa kinh nghiệm giản đơn cảm tính, chủ nghĩa thực dụng, bài xích khoa học và công nghệ trong hoạt động thực tiễn của mình. Chính môi trường xã hội này là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng gia trưởng, thiếu dân chủ trong hoạt động lý luận, cản trở sự phát triển tư duy độc lập sáng tạo của cá nhân các nhà khoa học và các trung tâm khoa học. Còn cơ chế quan liêu bao cấp trong hoạt động lý luận thực ra chỉ phản ánh lớp quan hệ bề mặt, và suy cho cùng, bản thân nó cũng là sản phẩmcủa tư duy khoa học chưa phát triển.
II - Nhận thức lại vấn đề đổi mới tư duy
Tư duy khoa học như đã rõ, gắn liền với năng lực trừu tượng có tính khoa học của con người, gắn liền với chất lượng của quá trìnhnhận thức thống nhất: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Ở nước ta trong những cuộc Hội thảo khoa học về đổi mới tư duy trong các năm 1986 – l987 đã nổi lên xu hướng nhấn mạnh việc nâng cao và đổi mới tư duy trừu tượng khoa học, mà không chú ý đúng mức đến việc khai thông nấc thang nhận thức “từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn". Do vi phạm sự thống nhất của quá trình nhận thức chân lý, tất nhiên cũng sẽ không nhận thức được các nấc thang biến đổi "từ lúc quan sinh động đến tư duy trừu tượng”, bậc thấp (phân tích) và sau đó là bậc thang cao (tổng hợp). Tiếp tục đổi mới tư duy có nghĩa là trở lại, nâng cao chất lượng của sự thống nhất trong logic nhận thức "từ trực quan sinh động... đến thực tiễn". Đó là con đường biện chứng trong nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan.
Tư duy ở nấc thang trừu tượng của qúa trình nhận thức đã khái quát hóa các thu nhận ban đầu của trực quan sinh động với sự hiểu biết còn mang tính cảm giác, tri giác về sự vật, hiện tượng để phản ánh hiện thực khách quan thông qua các biểu tượng, khái niệm, phạm trù khoa học. Gác lại những gì là ngẫu nhiên, không âmbản của sự vật, hiện tượng, tư duy trừu tượng đi sâu vào bản chất và phát hiện ra quy luật vận động của đối tượng nhận thức.
Cho nên khi nói đổi mới tư duy, thay đổi nhận thức hay cách nghĩ, thì trước tiên đòi hỏi việc nâng cao năng lực tư duy trừu tượng, nâng cao chất lượng của quá trình nhận thức để chúng ta có thể tiếp cận ngày càng chính xác hơn chân lý khách quan. Không có sự chuyển biến tư duy từ trực quan sinh động và tiền khoa học sang tư duy trừu tượng thì không thể phát hiện ra bản chất của sự vật và hiện tượng thực sự khoa học, và do đó cũng không thể có lý luận khoa học, mục đích của hoạt động lý luận là đi sâu vào bản chất của chúng, vạch ra bản chất ấy thông qua hình thác các quy luật lịch sử tự nhiên và để hoạt động lý luận - thực tiễn của con người.
Song tư duy trừu tượng là một khái niệm rộng. Trong tác phẩm "Chống Đuyrinh", F.Engen đã phân nó thành 2 bậc: phân tích và tổng hợp. Nếu nhận thức bắt đầu từ quan sát trực tiếp, thì bậc nhận thức tiếp theo nó là phân tích tự nhiên và xã hội thành các thành phần, và các nhóm thần tượng. Từ tư duy phân tích bắt đầu có hoạt động khoa học. Tuy nhiên việc chuyển tư duy sang trừu tượng đầu tiên (mức thấp) chưa đảm bảo phản ánh đúng đắn thực tại khách quan, cũng chưa làm cho con người vượt lên khỏi nhận thức trực quan sinh động, tư duy kinh nghiệm và duy tâm tư biện được khuôn mẫu tư duy là giáo dung dưỡng trong nhiều thế kỷ ở nước ta.
Việc giới hạn tư duy ở bậc trừu tượng phân tích nay đã làm chúng ta mắc phải cả loại trừu tượng kinh nghiệm và trừu tượng duy tâm tư biện. Tư duy trừu tượng kinh nghiệm hay chủ nghĩa kinh nghiệm thể hiện năng lực trừu tượng còn ở trình độ thấp. Từ kinh nghiệm trong thực tại cuộc sống người ta có thể rút ra những kết luận khá chính xác là những hiện tượng riêng lẻ, song lại chưa thể khái quát được mối liên hệ nội tại, cơ bản giữa các nhóm sự vật và thần tượng. Trong khi đó sự trừu tượng duy tâm tư biện là hoàn toàn tách khỏi thực tại khách quan, đã từ cái tự biện dẫn ra cụ thể, thậm chílại còn "phát sinh ra bản thân cái cụ thể"như C.Mác đã chỉ rõ sự đối lập của nó với trừu tượng khoa học.
Không chỉ rõ những hạn chế của việc giới hạn tư duy trừu tượng chỉ ở việc phân tích sẽ có nguy cơ củng cố, và tuyệt đối hóa bậc nhận thức đạt được của con người, và cùng vói nó củng cố và tuyệt đối hóa luôn cả phương pháp tư duy phân tích, và làm cho nó trở thành một giáo điều khoa học. F.Engen đã chỉ ra rằng "phương thức nghiên cứu phân tích đã làm chúng ta quen xem xét sự vật và quá trình của tự nhiên trong sự tách biệt, bên ngoài những mối liên hệ to lớn của chúng và do đó, bên ngoài sự vận động mà ở trong trạng thái bất động, không biến đổi mà bất biến, không sống mà chết... tức là phương thức tư duy siêu hình.
Như vậy, khía cạnh đầu tiên (hay mặt thứ nhất) của nội dung đổi mới tư duy là chuyển nhận thức từ bậc trừu tượng phân tích lên một bậc cao hơn tức là tư duy trừu tượng tổng hợp. Chỉ trên cơ sở đó mới khắc phục được những biến dạng của tư duy duy tâm siêu hình và kinh nghiệm, để có thể nhận thức được thực tại khách quan và mở ra khả năng xây dựng được các lý thuyết khoa học.
Khi qúa trình nhận thức trong hoạt động lý luận nói chung chưa đạt đến sự thống nhất biện chứng của tư duy trừu tượng phân tích và tư duy trừu tượng tổng hợp thì về cơ bản chúng ta cũng chưa vượt lên được thế giới quan duy vật trước Mác. Do đó mọt mật, trong nghiên đu, giảng dạy và học tập lý luận chúng ta thường lý giải đến mức nhàm chán về sự đối lập siêu hình giữa vật chất và ý thức, và tập trung phê phán tính vô căn cứ của CNDT trong khi nói về nguồn gốc và vai trò của ý thức. Vì vậy không làm sáng tỏ được sức mạnh vô cùng to lớn về sáng tạo ý thức của con người, về sức mạnh cải tạo hiện thực của tư duy trừu tượng khoa học (phân tích và tổng hợp). Mặt khác hệ quả tất yếu là "phát sinh ra cái cụ thể" (Mác) chứ không khai thông được nấc thang nhận thức "từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn".
Sự tách rời siêu hình quá trình nhận thức trong hoạt động triết học nói riêng, và hoạt động lý luận nói chung đã làm cho các hoạt động này rơi vào xu hướng chr thấy các quy luật mà không thấy con người thực tiễn. Con người và ý thức con người thường bị phân cách một cách siêu hình, hay thường bị diễn tả dưới dạng phản ánh thụ động hơn là sự phản ánh chủ động sáng tạo. Rõ ràng chúng ta vẫn chưa tiếp cận được đầy đủ và chính xác CNDV biện chứng macxit, ít nhất là trong các luận cương về Fơbách của Mác mà những luận cương này theo F. Enggen chứa đựng một thế giới thiên tài của Mác.
Vì thế khía cạnh thứ hai của đổi mới tư duy là khai thông nấc thang nhận thức "từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn". Không thực hiện được nấc thang tột cùng này của quá trình nhận thức thì trong hoạt động lý luận vẫn chỉ chú ý "phát sinh" ra những quy luật nhiều khi duy tâm tư biện, mà hầu như không thấy con người thực tiễn và “cây đời mãi mãi xanh tươi” (Gớt). Hoạt động thực tiễn được Lênin khẳng định cao hơn một bậc so với tư duy trừu tượng - lý luận. Ông nhấn mạnh: "Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó không phải chỉ có tính khái quát đích thực mà còn có tính hiện thực trực tiếp nữa. Quả thực hoạt động thực tiễn của con người không phải chỉphát hiện và tuân theo quy luật, mà còn vận dụng, điều khiển sự tác động của quy luật. Hơn thế nữa những nhân tố ngẫu nhiên, tôn giáo, truyền thống dân tộc, chủng tộc... mà F.Engghen đã nói từ năm 1894 trong thư gửi Stáckenbua,nhiều khi cũng đóng vai trò quyết định lịnh sử. Do không chú ý thích đáng đến các nhân tố này đã dẫn đến chưa làm tốt và khả năng nhận thức và dự báo.
Việt định hướng lý luận nói chung và triết học nói riêng quay về với hiện thực cụ thể trực tiếp đã được thực hiện ở thực tiễn nhưng ở mức cao hơn rất nhiều so với việc làm quen bề ngoài khi trực quan sinh động bắt đầu. Cùng với sự kiểm nghiệm của thực tiễn đối với nhận thức thì tư tưởng về sự chuyển hóa từ quanniệm thành thực tại là một tư tưởng sâu sắc, là rất quan trọng với lịch sử nước ta hiện nay.
Sự chuẩn hóa tư tưởng thành hiện thực, thành vật chất ấy chỉ diễn ra khi nào chúng ta khắc phục được sự tách rời siêuhình quá trình nhận thức thành 2 mệnh đề: "đổi mới tư duy" và kết hợp lý luận với thực tiễn. Tựu trung lại đổi mới hoạt động triết học nói riêng và hoạt động lý luận nói chung phải được nhận thức lại trên cơ sở chuyển tư duy trừu tượngbậc thấp lên bậc cao đồng thời khai thông nhận thức từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, để xác lập được logic thống nhất và liên tục (không bị tách rời siêu hình "từ trực quan sinh động...đến thực tiễn".
Qúa trình đổi mới triết học và hoạt động lý luận nói chung chỉ diễn ra trên hệ thống quan điểm triết học nhất định. Từ sự phân tích trên chúng ta thấy rằng, chỉ trên cơ sở khắc phục CNDV cũ đồng thời nâng cao, phát triển và củng cố tư duy biện chứng duy vật mácxít có thể giúp chúng ta nhận thức và dự báo đúng đắn được hiện thực khách quan.
Quan niệm này đồng thời khẳng định vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với qúa trình đổi mới hoạt động lý luận ở nước ta.
█III - Về vai trò của triết học và một số quan niệm đổi mới triết học ở nước ta.
1/ Về vai trò của triếthọc.
Lý luận triết học là kết qủa cao nhất của hoạt động nhận thức của con người. Từ các tài liệu thu thập được bằng quan sát, thực nghiệm về khách thể nghiên cứu, chủ thể nhận thức nêu các giả thiết phản ánh các quy luật hoạt động, phát triển của khách thể đó. Khi giả thuyết được thực tiễn kiểm nghiệm và xác nhận đúng thì nó trở thành triết học. Lý luận triết học là một hệ thống ổn định những học thuyết, khái niệm, nguyên lý các luận điểm khoa học nhất định, gắn bó chặt chẽ với nhau về mặt logic, và phản ánh bản chất các quy luật hoạt động và phát triển của khách thể được nghiên cứu. Hệ thống này tồn tại ổn định trong một giai đoạn và trở thành "khuôn mẫu" trong hoạt động triết học. Dưới sự tác động của hoạt độngthực tiễn của con người đã diễn ra qúa trình phát triển tiên tiến và đột biến, giữa tiến hóa và cách mạng trong khoa học nói chung và triết học nói riêng.
Công cuộc đổi mới hiện nay đặt vấn đề phải nâng cao và phát triển lý luận triết học, đồng thời phải chuyển hóa nội dung của lý luận thành hệ thống các chuẩn mực, yêu cầu, thao tác trong hoạt động thực tiễn của con người, để lý luận trở thành cơ sở phương pháp luận của qúa trình đổi mới triết học nói riêng và đổi mới xã hội nói chung.
Lý luận triết học đóng vai trò thế giới quan và phương pháp luận ở cả 3 cấp độ: cấp thực tiễn cụ thể, cấp đối tượng nghiên cứu, và cấp lý thuyết khoa học.
Trước trên phải nói ngay rằng, thực tiễn với “con người thực tiễn" đóng vai trò động lực cơ bản thúc đẩy các nghiên cứu lý thuyết triết học. Vì thế triết học phải trực tiếp nghiên cứu những triết lý cụ thể nảy sinh trong hoạt động thực tiễn như là tính quy định tất yếu của logic nhận thức từ trực quan sinh động... đến thực tiễn.
Ở cấp đối tượng, lý luận triết học khám phá những tính quy định tất yếu của đối tượng trong những điều kiện và quan hệ xác định gần gũi với thực tiễn. Thường thì ở cấp độ này lý luận triết học đóng vai trò dưới hai góc độ:
Thứ nhất, soi sáng trở lại mối quan hệ nào đó trong đối tượng nghiên cứu lịch sử của đối tượng nghiên cứu của các khoa học khác.
Thứ hai, được vận dụng để nghiên cứu lịch sử các đối tượng nghiên cứu. Ở cấp độ này lý luận triết học với các khái niệm và phạm trù của mình có giá trị to lớn đối với nghiên cứu liên ngành và thống nhất các ngành khoa học tự nhiên, xã hội, kỹ thuật và nhân văn.
Ở cấp độ lý thuyết khoa học, chỉ khi nào xây dựng được các lý thuyết khoa học của mình, triết học mới thể hiện đầy đủ vai trò thế giới quan và phương pháp luận trong việc nghiên cứu lý luận nói chung.
2/ Một số quan niệm mới lý luận triết học ở nước ta.
Muốn đổi mới hoạt động triết học nói riêng và hoạt động lý luận nói chung (học tập, nghiên cứu, giảng dạy) cần nâng cao và đổi mới hạt nhân cơ bản của chúng là lý luận triết học. Và ở đây phải có một thái độ khoa học, thậm chí một khoa học (hay lý luận và đổi mới.Lý luận đổi mới triết học theo tôi gồm 3 bộ phận sau đây: Mục tiêu (hay nội dung) đổi mới, Hệ quan niệm đổi mới, Hệ giải pháp (chính sách, cơ chế, tổ chức, giáo dục và đào tạo...)đổi mới.
Sau khi đã đề cập đến nội dung đổi mới (ở phần 2 qua chuyên luận này) thìxin trình bày một số quan niệm sau đây để đổi mới nghiên cứu lý luận triết học.
Thứ nhất,đổi mới lý luận triết học là sự thay thế một khuôn mẫu lý luận này bằng một khuôn mẫu lý luận khác cao hơn trên cơ sở kế thừa, đổi mới có kế thừa và mở ra các phương hướng và phươn pháp tiếp cận mới với những kiến thức mới. Ở đây điều quan trọng nhất là đổi mới bộ máy khái niệm, phương hướng, phương pháp và phong cách tiếp cận đối tượng đồng thời cần phải tìmiểu thế giới quan và hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão đã và hiện vẫn còn để lại những dấu ấn, những hạn chế trong tư duy lý luận triết học ở nước ta cần phải phê phán và khắc phục tư duy lý luận phong kiến, đẳng cấp, kiểu hoài cổ bắt hiện tạivà tương lai phải khuôn theo. Phương hướng này nhằm khắc phục những kiểu tư duy lý luận đa tạp, siêu hình, máy móc, hoặc chiết trung ngụy biện nhằm xác lập phổ biến và vững chắc tư duy lý luận biện chứng duy vật ở nước ta.
Thứhai, lý luận triết học được đổi mới theo nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nghĩa là phải xuất phát từ đời sống hiện thực của một xã hội tiền tư bản đang ở chặng đầu thời kỳ quá độ lên CNXH.
Nếu như trước đây định hướng lý luận thường xuất phát từ việc tiếp thu(cả chọn lọc lẫn máy móc) định hướng lý luận của các nước xã hội chủ nghĩa có trình độ phát triển hơn nước ta và ở các điều kiện lịch sử cụ thể hoàn toàn khác chúng ta, thì ngày nay hoạt động lý luận trước tiên phải xuất phát từ con người, đời sống thực tiễn, độc lập sáng tạo và thích ứng với qúa tnnh vận động và phát triển của thế giới hiện đại.
Thứ ba, với tư cách một ngành khoa học độc lập, triết học vì thế có tính quốctế sâu sắc trên cả bình diện lịch đại và đồng đại và bao gồm nhiều trào lưu, trường phái triết học khác nhau phát triển "như là sự thống nhất của các mặt đối lập". Như C.Mác, F.Engen và Lênin đã làm, chúng ta cần xây dựng hệ thống triết học của mình trên cơ sở nghiên cứu và tiếp thu đầy đủ những nhân tố hợp lý cả trong trào lưu triết học quá khứ lẫn các trào lưu triết học đương thời ngoài macxit, mà không ít người trong cáctrào lưu ấy là kẻ đại diện về mặt tư tưởng - lý luận của giai cấp tư sản. Nghĩa là đổi mới lý luận là khắc phục quan điểm biệt phái có nguy cơ tách triết học duy vật biện chứng khỏi dòng tiến hóa của nền văn minh nhân loại. Điều đó không có nghĩa là phủ định triết học mácxít. Mà với tư cách là khoa học, triết học mácxit phải được không ngừng bổ sung, phát triển trong sự tiếp nhận các nhân tố tích cực của các trào lưu triết học khác, đồng thời đấu tranh vớichúng để khẳng định thế giới quan, hệ kiến thức và phương pháp tiếp cận của mình.
Thứ tư,triết học kết tinh, thăng hoa và thống nhất với tri thức khoa học của tất cả các ngành khoa học. Chính C.Mác và F.Engen đã giải thích về mặt lý luận đối với sự thống nhất khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đồng thời ra sức kết hợp chúng trong thực tiễn. Hơn 100 năm nay nhận thức của con người về phương thức thực hiện sự thống nhất đó sâu sắc thêm rất nhiều. Ngày nay đối tượngnghiên cứu, mục đích, phương pháp nghiên cứu tiêu chuẩn kiểm tra chân lý của các khoa học tự nhiên, xã hội và kỹ thuật càng trở nên thống nhất. Các khoa học thống nhất vớinhau trong tính bộ phận và tính chỉnh thể, thông qua các bộ máy lý luận mang tính liên ngành, thông qua khoa học kỹ thuật, và cơ bản là thông qua triết học. Vì thế, một mặt sự thống nhất của các ngành khoa học thông qua quá trình phân ngành và hợp ngành trở thành hiện tượng nghiên cứu của triết học, và mặt khác quy luật phát triển gia tốc của khoa học đặt ra trước triết học một loạt những vấn đề lý luận, phương pháp luận buộc nó phải giải quyết. Chỉ chừng ấy cũng chỉ rõ sự thống nhất tất yếu của triết học với các ngành khoa học trong đời sống khoa học của triết học cũng diễn ra2 quy luật phổ biến như trong các ngành khoa học khác:
a)Quy luật phân ngành và hợp ngành,
b)Quy luật phát triển lũy tiến cả tri thức lẫn phương pháp nghiên cứu.
Thứ năm,triết học, nhất là các học thuyết triết học, luôn luôn thể hiện dưới hình thức sáng tạo cá nhân. Một quan niệm cơ bản của đổi mới triết học là tạo ra cơ chế và môi trường tự do và dân chủ khích lệ, kích thích nhiềuhơn quan điểm cá nhân của các nhà triết học, chống độc quyền thông tin và độc quyền chân lý để khích lệ bản lĩnh cá nhân, và nhân cách triết gia vốn còn mờ nhạt trong đời sống triết học nước nhà.
Thứsáu, đổi mới lý luận triết học là khai thông các lực lượng xã hội. Hoạt động triết học (nghiên cứu, giảng dạy và học tập) và thậm chí cả việc nghiên cứu lý luận triết học có tính độc lập tương đối, nhưng suy cho cùng không thể đặt ngoài các điều kiện xã hội (tư tưởng, chính trị, kinh tế...). Do đó cần phải đổi mới đang bộ các khía cạnh cơ chế, chính sách, tổ chức, quản lý, đào tạo, môi trường xã hội… của nghiên cứu lý luận triết học trong sự đổi mớicủa hoạt động lý luận, và của cả đời sống xã hội nói chung.
Thứbảy, đổi mới lý luận triết học gắn bó mật thiết với đổi mới hoạt động thực tiễn. Sứcmạnh của lý luận triết học là tính năng động giải thích và cải tạo hiện thực. Tuy nhiêu tiêu chuẩn để kiểm tra lý luận là hoạt động thực tiễn. Cho nên sự gắn bó khăng khít giữa đổi mới lý luận và đổi mới hoạt động thực tiễn lànhằm hình thành những hình tròn xoáy ốc với gia tốc đổi mới ngày càng cao: đổimới hoạtđộng lý luận hoạt động thực tiễn, đổi mới hoạt động lý luận cao hơn trên cơ sở phủ định biện chứng, kế thừa và đổi mới.
Khi xem xét lại luận đề macxit về thực chất của triết học thìphải nói rằng, nhiệm vụ của nó không chỉ giải thích các hiện tượng mà còn thay đổi thế giới xung quanh. Đó thực sự là chức năng cách mạng của triết học. Vì thế, triết học cần phải đổi mới cùng với sự đổi mới của hoạt động lý luận nói chung, bởi vì nhiều luận đề triết học trước đây đã và đang bị công cuộc đổi mới xã hội nước ta dưới ánh sáng Đại hội lần VI và VII của Đảng vượt qua rồi.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự Lập“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt