Mọi lời giải đều có tính chất khoa học chứ không mang hơi thở cuộc sống, trong khi dường như ngày càng nhiều câu hỏi đầy nghịch lý không dễ dàng gì để thích mà giải được? Cũng vì thế nên mọi câu hỏi cần đặt theo luật phối cảnh từ xa đến gần, từ to đến nhỏ…"/>Mọi lời giải đều có tính chất khoa học chứ không mang hơi thở cuộc sống, trong khi dường như ngày càng nhiều câu hỏi đầy nghịch lý không dễ dàng gì để thích mà giải được? Cũng vì thế nên mọi câu hỏi cần đặt theo luật phối cảnh từ xa đến gần, từ to đến nhỏ…"/>

Tản mạn nghịch lý và tại sao???

02:53 CH @ Thứ Bảy - 29 Tháng Mười Hai, 2007

Cách đây hơn nửa thế kỷ, các nhà khoa học đã cho ra đời một bộ sách nhan đề Mười vạn câu hỏi vì sao nhằm giải đáp nhiều vấn đề khiến người ta phải hỏi tại sao trên mọi lĩnh vực của đời sống. Hàng vạn câu hỏi và lời giải đáp ấy tuy chưa đầy đủ (vì không bao giờ đầy đủ được), nhưng cũng thỏa mãn phần nào cơn khát thắc mắc của mọi người, tuy mọi lời giải đều có tính chất khoa học chứ không mang hơi thở cuộc sống, trong khi dường như ngày càng nhiều câu hỏi đầy nghịch lý không dễ dàng gì để thích mà giải được? Cũng vì thế nên mọi câu hỏi cần đặt theo luật phối cảnh từ xa đến gần, từ to đến nhỏ…!

Tất nhiên rất nhiều loại câu hỏi không thể giải đáp được vì nhiều lý do khác nhau như: Tại sao lại có lỗ đen vũ trụ và nó dãn đến đâu (hạn chế của tri thức và hiểu biết)? Tại sao người ta cứ yêu rồi lại ghét (phức tạp của tâm lý, tình cảm)? Tại sao cứ gây chiến tranh, chết chóc rồi lại xin lỗi, bồi thường (bộ mặt xấu xa nhất của tham vọng và quyền lợi)? Ta nên đưa một vài vấn đề dễ hỏi và cũng thuận tiện việc từ chối trả lời hơn, ví dụ: Khí hậu trái đất trở nên khắc nghiệt, khó lường hơn với những thiên tai bất thường: bão lũ, cháy rừng, động đất, núi lửa, sóng thần, nhiệt độ tăng cao - hạ thấp quá, băng tan, hạn hán, lở đất… thế mà những nước phát triển, kinh tế thịnh vượng không mặn mà lắm trong việc tìm kiếm, nghiên cứu cách giải quyết mà chăm chú đầu tư vào phát động chiến tranh, trừng phạt, trả đũa, đảo chính và cãi vã quanh mấy lò phản ứng hạt nhân? Trong khi các bác sỹ cặm cụi tìm cách cứu chữa những căn bệnh tai ác như: ung thư, HIV, cúm, lao thì những nhà khoa học xuất chúng cũng hăm hở sáng tạo ra những loại bom nguyên tử mini, khinh khí, cha (FOB), mẹ (MOB), tên lửa tầm bắn xa gần, cao thấp có thể giết người hàng loạt hoặc hủy diệt cả thành phố trong nháy mắt? Tại nhiều nơi trên thế giới, người ta rủ nhau biểu tình khỏa thân để phản đối việc hủy hoại môi trường, tăng học phí hay sử dụng da, lông động vật làm quần áo, túi xách, thế nhưng chưa thấy ai cũng làm như thế để phản đối nạn lạm dụng tình dục và bóc lột sức lao động trẻ em trên khắp thế giới? Khi ở hầu hết các quốc gia châu Phi, nhân dân sống nghèo khổ đến mức chỉ trông chờ vào hàng viện trợ quốc tế và cứu trợ nhân đạo của các tổ chức từ thiện, thì tại các nước văn minh, giàu có người ta thi nhau thành lập bệnh viện và thẩm mỹ viện cho vật nuôi yêu quý như chó, mèo, chim cảnh và thậm thí còn lập di chúc để lại cả triệu đô la cho con vật cảnh?. Tổ chức Y tế thế giới vẫn liên tục cảnh báo về tác hại nguy hiểm của thuốc lá đối với người hút chủ động lẫn người ngửi bị động và bắt buộc thi hành các biện pháp tăng thuế bán, ghi rõ cảnh báo trên vỏ bao bằng cỡ chữ to…vậy tại sao người ta cứ để các nhà máy sản xuất thuốc lá đua nhau tăng sản lượng đều đều và thi thố quảng cáo, cải tiến mẫu mã, hương vị nhằm mồi chài người tiêu dùng mà không cấm sản xuất thuốc lá có phải nhanh chóng, gọn nhẹ không? Kể cũng khó trả lời, trừ cụm từ: ơ, cứ để yên xem sao!


Nhưng có những điều không thể để yên được, kể cả khi câu trả lời chưa thỏa đáng. Chẳng hạn tình hình giáo dục của ta khá nhiều tiêu cực tạo nên hậu quả chất lượng thấp kém, giả tạo chạy đua theo thành tích khiến cho học sinh ngồi nhầm lớp giáo viên dạy đối phó. Khi phát động phong trào hai không trong giáo dục thì mọi chuyện bắt đầu khác, tuy nhiên mục đích của người học và người dạy vẫn chưa giải quyết được. Giáo viên dạy học, ngoài yêu cầu bắt buộc về đạo đức và trách nhiệm của người thầy, thì cũng là người làm việc kiếm sống bằng năng lực của mình, nên nếu lương không đủ sống thì không thể bắt họ tận tâm và yêu nghề đến quên tính được, vì vậy mới sinh ra chuyện dạy thêm đế thu thêm học phí. Đa phần học sinh 12 năm đến trường chỉ mong hướng tới cái đích vào đại học bằng mọi giá, bất chấp khả năng, điều kiện và hoàn cảnh, vậy nên sinh viên mới tốt nghiệp đại học càng khó tìm việc bởi ta luôn thừathầy thiếuthợ? Cũng việc học, bàn luôn chuyện kết quả thi đại học năm 2007 của môn Lịch sử đã và đang gây nhiều ngỡ ngàng, lo lắng trong xã hội vì có đến 90% thí sinh dưới điểm 5? Các nhà phân tích quy kết do sách giáo khoa khô cứng, giáo viên giảng bài không sinh động, chưa mở rộng nội dung. . . nhưng nguyên nhân đó chưa đủ. Thời khóa biểu một tuần lèo tèo mỗi 1 tiết do tầm quan trọng của môn lịch sử trong thi cử thấp hơn các môn trọng tâm nên kiến thức sử nhanh chóng bị chìm nghỉm trong toán, văn, lý, hóa, ngoại ngữ, tin học . . . (ở các nước khác, mỗi tuần có vài tiết học, chưa kể những chuyến tham quan dã ngoại các bảo tàng, di tích lịch sử). Nếu quá bộ ra các nhà sách lớn, ta dễ dàng thống kê khoảng 10 cuốn sách bày trên giá thì có 3 cuốn về Trung Quốc và 1 trong 3 cuốn đó viết về lịch sử, dã sử, Nho giáo! Còn sách sử của chúng ta, ngoài vài cuốn truyện kinh điển, đa phần là thể loại na ná tên đại cương, giản lược, giáo trình. . . Thêm nữa, trên các kênh truyền hình VTVI, VTV3, HTV, Hà Nội, Hà Tây. . . đều chiếu phim dài tập về lịch sử hoặc phim về xã hội Trung Quốc thời hiện đại, các kênh TV cáp cũng triền miên phim kiếm hiệp, dã sử. Thậm chí các nhà đài còn thi nhau chiếu phim nổi tiếng để thu hút khán giả như Tây du ký, dù đã chiếu lại mấy lần nhưng khi VTV3 đang chiếu phim này do truyền hình TƯ Trung Quốc sản xuất thì HTV cũng chiếu phim do đài địa phương sản xuất và một kênh cáp nữa cũng chiếu phim thể loại hoạt hình! Hỡi các nhà nghiên cứu, tiểu thuyết gia, đạo diễn, kịch bản phim và viết sách về lịch sử Việt Nam ơi! Bao giờ mới tạo ra sản phẩm thu hút được khán giả, rồi tiến tới đưa phim sử ta sang chiếu trên TV Trung Quốc cho thỏa lòng?

Câu hỏi này không khó trả lời nhưng khá đau đầu và liên quan đến cái đầu, nên chuyển sangmột vấn đề sốt dẻo về mũ bảo hiểm! Đội mũ bảo hiểm rõ ràng là lợi ích thiết thực, những trường hợp chẳng may va chạm, tai nạn, ngã xe sẽ bảo vệ được cái đầu (tất nhiên phải là mũ đảm bảo chất lượng), nhưng mũ dù tốt và đắt đến mức nào cũng chỉ có tác dụng trong giới hạn nhất định. Nếu tài xế uống rượu say, buồn ngủ lao vào cán hàngloạt người đi xe máy, trèo qua dải phân cách, phi lên hè và húc đổ cả nhà dân, người đi xe máy quá tốc độ đâm vào người đi xe đạp (không thuộc đối tượng phải đội mũ) hoặc đánh võng, đua xe với tốc độ kinh hoàng vừa hại mình, vừa hại người khác; người đi bộ (cũng không bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm) cứ lao bừa qua đường, bất cần luật giao thông, thể nào cũng bị tai nạn vì bất kỳ phương tiện gì… thì không loại mũ nào có thể cứu ta được, trong khi Bao Thanh Thiên lúc nào cứng nhắc nhở: mạng người là quan trọng. Vậy, câu hỏi: tại sao thiếu ý thứctự giáccoi thườngsinh mạng của bản thân mình cùng những người khác mới chính là biểu tượng sinh động của nghịch lý?!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: nhiều mâu thuẫn, phá hoại, thiếu khiêm nhường

    13/04/2018Vương Trí NhànChẳng có mặt nào của tính cách người Việt lại không có mặt bù lại và không gợi ra ngay tức khắc một bằng chứng ngược lại. Chúng ta đã nói vế tính biếng nhác và sự uể oải của người Việt, nhưng người ta chẳng thấy nơi nào trên thế giới một dân tộc cần cù như vậy...
  • Những nghịch lý của cuộc sống

    25/02/2017Kim LuânCó những điều hiển nhiên đến nỗi bạn không bao giờ bận tâm về nó. Có những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt và bạn đã không làm từ rất lâu vì nhiều lý do...
  • Những nghịch lý giáo dục

    30/09/2015Hoàng TụyVì sao con em ta giỏi toán mà đời sống kinh tế, xã hội ở nước ta về nhiều mặt lại thể hiện một cung cách làm ăn không hề biết tính toán? Vì sao trẻ em ta có tinh thần kỷ luật cao, mà đời sống công cộng của người lớn trong xã hội lại biểu lộ một ý thức kỷ luật, trật tự thấp kém không thể chấp nhận được ở một nước cần hướng tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa? Vì sao trẻ em được dạy bảo phải thật thà, trung thực, mà xã hội người lớn có quá nhiều gian dối, tham nhũng, buôn lậu? Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu nghịch lý nhức nhối.
  • Nghịch lý CIO: Làm sao để vừa thành công vừa Hạnh phúc?

    25/10/2014Minh Anh dịch, Megan SantosusKhi nói về nghề giám đốc công nghệ thông tin (CIO), người ta nghĩ đến dạng người gần như độc tưởng - luôn đi sớm về khuya, cống hiến bản thân cho công việc, không có thời gian để tạo sự thăng bằng trong cuộc sống...
  • Sống chung với… mâu thuẫn

    05/09/2006Dịch từ The INCKhi nói về một doanh nhân thành đạt, mọi người thường chỉ đến các kỹ năng kinh doanh và tư duy quản lý của người đó...
  • Nghịch lý sách - có không?

    11/07/2006Phạm Thọ XuânChuyện viết sách, xuất bản sách, phát hành sách thì nhiều. Vui có, buồn có và cũng lắm nghịch lý. Sách ghi chú thích là “tham khảo nội bộ” mà trên thực tế lại phát hành rộng rãi...
  • Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta

    17/06/2006Nguyễn Tấn HùngVấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng...
  • Nghịch lý tiền lương

    11/05/2006Nguyễn Vạn PhúNếu như cách đây 10 năm, mức lương 1.500 USD Mỹ/tháng cho người trong nước là rất hiếm hoi, chủ yếu ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì nay mức 3.000 USD, thậm chí 5.000 USD không phải là ít, ở ngay công ty trong nước. Trong khi đó, lương phổ biến của công nhân trước đây 10 năm chừng 700.000 đồng, bây giờ giỏi lắm cũng chỉ trên 1 triệu/tháng...
  • 6 nghịch lý của Người Việt

    03/05/20061. Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc.
    2. Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.
    3. Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống....
  • Nghịch lý của tư duy

    20/04/2006Phạm Anh100% các DN đều biết được tiện ích cũng như giá trị kinh tế to lớn do công nghệ thông tin mang lại. Đó là nơi quảng bá hình ảnh DN, thương hiệu và sản phẩm. Thế nhưng, có tới 91,9% số DN không quan tâm tới thiết kế, xây dựng website để "cho thế giới biết mình là ai"...
  • Nghịch lý của quy luật 80/20

    02/04/2006Trong marketing, quy luật 80/20 có nghĩa là 80% doanh thu hay lợi nhuận của doanh nghiệp thường do 20% số khách hàng thường xuyên tạo ra (tính thường xuyên này được xác định theo doanh số mua hàng của từng khách hàng)...
  • Phi mâu thuẫn có phải bao giờ cũng là quy luật của tư duy đúng đắn?

    24/03/2006Nguyễn Ngọc HàĐể phản ánh chính xác hiện thực khách quan trong tư duy (dưới dạng các khái niệm, phán đoán... ), con người cần phải tuân thủ một số nguyên tắc hay quy luật nhất định. Một trong những quy luật đó, theo Aritstốt, là "phi mâu thuẫn”: hai mệnh đề phủ định nhau thì không thể đều đúng...
  • Sống với nghịch lý

    21/03/2006Nguyễn Thúc HảiNhững nghịch lý về thời gian và công nghệ luôn luôn tồn tại và mỗi con người sẽ phải chọn cho mình cách ứng xử thích hợp để…
  • Hiểm hoạ của nghịch lý

    02/03/2006TS Nguyễn Đức MậuCó một số quan chức hôm qua xuất hiện ở những nơi sang trọng, xuất hiện trên báo chí và được đánh giá như những cán bộ có nhiều năng lực và mẫu mực, thế nhưng hôm nay lại bị khởi tố, bắt giam vì tham nhũng. Nghịch lý kiểu này mang đầy hiểm hoạ đối với xã hội.
  • Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ mâu thuẫn của quá trình phát triển

    01/01/2006GS. TS. Phạm Ngọc QuangQua gần 20 năm đổi mới, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Song, để đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn phức tạp mà trong bài viết này mới điểm danh đại thể 8 mâu thuẫn...
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Cái lý và nghịch lý qua Einstein - dấu ấn trăm năm

    07/11/2005GS. TS. Phạm Duy HiểnBạn hãy tìm lấy những giây phút tĩnh lặng một mình dưới bầu trời đêm, ngắm nhìn những ngôi sao leo lét phía chân trời. Biết đâu cái thế giới xa xăm ấy đã lụi tàn hàng trăm triệu năm trước mà ánh sáng vẫn cứ lầm lũi hành trình qua vũ trụ mênh mông để mang đến cho bạn những dấu ấn của một thời...
  • Những nghịch lý trong ứng dụng CNTT

    15/10/2005Một cuộc nghiên cứu trên quy mô toàn cầu do tập đoàn khảo sát thị trường IDC thực hiện mới đây cho kết quả đáng kinh ngạc: Mọi đối tượng người dùng phần mềm từ các nhà quản lý cao cấp cho tới những nhân viên "quèn" trung bình chỉ khai thác chưa tới 15% các tính năng của phần mềm
  • Nghịch lý chất lượng của môn giáo dục công dân.

    29/06/2003Đã có rất nhiều giấy mực bị tiêu tốn vào việc dự thảo giáo dục pháp luật trong trường phổ thông. Theo Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ “Bộ tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ GD và ĐT chỉ đạo công tác rà soát hệ thống giáo trình, tài liệu, giảng dạy....” Như vậy, hiện có một khối lượng kiến thức cơ bản, khái quát về pháp luật được dạy và học tại các trường phổ thông trên cả nước. Nhưng qua các năm đã triển khai thực hiện, chúng ta nghĩ sao trước thực trạng học sinh, sinh viên (kể cả trẻ vị thành niên) phạm tội ngày càng tăng chứ không giảm?
  • xem toàn bộ