Quan niệm về con người đã phát sinh và tồn tại từ khi triết học mới hình thành, nhưng phải đợi đến cuối thế kỷ XIX, khi xuất hiện hệ thống triết học phê phán của nhà triết học cổ điển Đức I.Kant (1724- 1804) thì các quan niệm đó mới được hệ thống hoá và trình bày dưới dạng một học thuyết triết học với tên gọi là chủ nghĩa nhân bản. Tiếp thu những giá trị tư tưởng trong nhân bản học của Kant, đồng thời dựa trên những thành tựu mới của khoa học tự nhiên đương thời, L. Feuerbach (1804-1872) có tham vọng vươn tới việc thiết lập một nền triết học mới - triết học tương lai, lấy con người và đời sống tâm - sinh lý của nó làm đối tượng nghiên cứu cơ bản. Triết học mới - Feuerbach viết: “Biến con người, kể cả giới tự nhiên với tư cách là nền tảng của con người, thành đối tượng duy nhất, phổ biến, cao nhất của triết học, do đó cũng biến nhân bản học, kể cả sinh lý học thành khoa học phổ quát".
Vậy nền triết học mới mà Feuerbach đề cập đến ở đây là gì? Đó là triết học phản ánh chân lý của thời đại, nó đặt ra và lý giải những vấn đề xã hội đương thời mà chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm trước ông đều bất lực: "Chân lý không phải là chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm, không phải là sinh lý học hay tâm lý học. Chân lý là nhân bản học". Theo Feuerbach, triết học mới hay triết học tương lai sẽ khắc phục được sự khác biệt của mình đối với tôn giáo, sẽ không còn là thứ triết học nhận thức tư biện, mà trở thành nhân bản học - một học thuyết toàn diện về con người, về mối quan hệ của nó với thế giới. Trong triết học mới (triết học nhân bản), hình ảnh con người sẽ được trình bày cả trên cơ sở của các dữ liệu khoa họe cũng như trên cơ sở của học thuyết về Chúa. Con người trong nhân bản học không chỉ được hiểu như là một bộ phận của giới tự nhiên mà còn là một sinh thể tự nhiên toàn năng. Triết học môi có sức mạnh truy tìm lời giải đáp hiện thực để giải quyết mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Triết học cũ là hệ thống triết học gắn liền với thần học, chứng minh cho sự tồn tại hợp lý của chúa trời, còn triết học mới kết hợp chặt chẽ với khoa học tự nhiên, thực hiện sứ mệnh cao cả của mình là giúp con người: 1) nhận diện chính mình như một bộ phận, như là cọn đẻ của giới tự nhiên, 2) nhận ra chân giá trị của cuộc sống, 3)nhằm nỗ lực phấn đấu cho hạnh phúc ngay trong thế giới trần gian. Và để thực hiện được sứ mệnh lịch sử thiêng liêng đó thì "triết học cần thiết phải liên hệ chặt chẽ với khoa học tự nhiên, còn khoa học tự nhiên phải liên hệ chặt chẽ với triết học".
Vốn là người có tư tưởng cách tân, Feuerbach mơ tới việc thiết kế những đồ án cho việc cải cách triết học và ông thực sự đã làm như vậy trong 2 tác phẩm: Những luận điểmdự thảo chocuộc cảicách triếthọc (1842), Những luận đềcơ bản của triết học tương lai (1843).Trong các tác phẩm đó ông đã khai mở một hướng đi mới cho các nhà triết học hậu thế, đó là truy tìm bí mật của triết học ngay trong giới tự nhiên và con người: “Hãy quan sát giới tự nhiên và con người, bạn sẽ thấy trong đó những bí mật của triết học". “Quan điểm của tôi chỉ có thể biểu đạt trong hai từ: Giới tự nhiên và con người". Với cách đặt vấn đề như vậy, người thiết kế đồ án triết học mới này đi sâu vào việc nghiên cứu bản chất con người bắt đầu từ việc truy tìm: 1) mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, 2) mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, 3) mối quan hệ giữa người và người, để rồi từ đó ông đi đến kết luận về 4) mối quan hệ giữa người và thần.
Tiếp thu những thành tựu của khoa học tự nhiên trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật nhân bản, Feuerbach cho rằng, con người không phải là sản phẩm của thượng đế như các nhà thần học quan niệm, nó cũng không phải là sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối như Hêgen nói, mà là sản phẩm của giới tự nhiên, ông viết: "Giới tự nhiên là ánh sáng, điện từ, từ tính, không khí, nước, lửa, đất, động vật, thực vật, là con người, bởi vì con người là một thực thể hoạt động thiếu tự chủ và vô thức". Như vậy, sự phát sinh và tồn tại của con người cũng giống như sự phát sinh và tồn tại của của các hiện tượng tự nhiên khác, chỉ có điều khác là: con người là sản phẩm tiến hoá cao nhất của giới tự nhiên, là một sinh vật bậc cao, có tính vượt trội so với các loài động vật khác ở đời sống tinh thần của nó: "Sự khác biệt căn bản giữa loài người và loài vật là gì? Câu trả lời chung rất đơn giản là: đó là sự khác nhau trong ý thứcđúng với nghĩa chân chính của từ này... Bởi ý thức theo nghĩa chính xác chỉ có ở chỗ, khi chủ thể có khả năng nhận thức được loài của mình, bản chất của mình. Động vật nhận thức mình như một cá thể, nó chỉ làm chủ được quá trình tự cảm giác mà thôi, chứ không phải như một loài...bởi vậy, động vật sống đơn giản một mình, còn con người sống có bạn. Đời sống nội tâm của con vật hoà đồng với thế giới bên ngoài, còn con người sống với cả hai chiều: nội tâm và thế giới bên ngoài. Đời sống nội tâm của con người liên quan mật thiết với loài và bản chất của nó. Con người suy nghĩ, bàn luận và nói với chính mình".
Toàn bộ mối quan hệ giữa giới tự nhiên và con người phản ánh mối quan hệ giữa thế giới vô cơ và thế giới hữu cơ, phản ánh tiến trình tiến hoá của sự sống, theo nghĩa thế giới vô cơ là tiền đề, là cơ sở nền tảng của mọi sự sống nói chung, của đời sống con người nói riêng. Con người chỉ có thể tồn tại trong giới tự nhiên, trong sự tiếp xúc với thế giới khách quan bên ngoài nó, và cũng chính thế giới này quy định sự tồn tại và phát triển của các giác quan con người chứ không phải ngược lại như chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định. Ánh sáng tồn tại không phải để cho con mắt nhìn, mà con mắt tồn tại bởi vì có ánh sáng, tương tự như vậy, không khí tồn tại không phải để cho con người hít thở mà con người hít thở bởi vì có không khí, bởi vì, nếu không có không khí thì sẽ không có sự sống. Tồn tại một mối quan hệ tất yếu giữa thế giới vô cơ và thế giới hữu cơ. Mối quan hệ qua lại này chính là cơ sở, là bản chất của sự sống. Bởi vậy, chúng ta không có căn cứ nào để giả định rằng, nếu như con người có nhiều cảm giác hay nhiều cơ quan thì nó sẽ hiểu biết được nhiều thuộc tính hay nhiều sự vật của tự nhiên hơn... con người có vừa đủ những giác quan cần thiết để cảm nhận thế giới trong tính toàn vẹn và tính tổng thể của nó.
Từ việc quan sát hình thể bên ngoài của con người,.cho đến mọi hoạt động lao động sản xuất cũng như hoạt động tinh thần của nó, Feuerbach cho rằng, con người là một sinh vật có hình thể vật lý -sinh lý ở trong không gian và thời gian, nhờ vậy nó cónăng lực quan sát và suy nghĩ vượt trội so với các loài sinh vật khác.Bản chất con người là một cái gì đó thống nhất toàn vẹn giữa hai phương diện thể xác (tồn tại) và tinh thần (tư duy). Sự thống nhất toàn vẹn này đảm bảo cho con người có thể tồn tại và phát triển như một sinh vật cao nhất, hoàn thiện nhất trong mọi sinh vật hiện có.Và sai lầm của chủ óc, nghĩa duy tầm là sự toan tính thủ tiêu sự thống nhất toàn vẹn đó của con người, tách rời tư duy con người khỏi tồn tại của nó, biến tư duy thành một thực thể siêu tự nhiên có khả năng sáng tạo nên thế giới vật chất. Còn sai lầm của chủ nghĩa nhị nguyên là đánh đồng tư duy và tồn tại, coi chúng như những thực thể tồn tại độc lập bên cạnh nhauđó là một sụ khẳng định vòng vo, là lối nói nửa vời, tách đôi trái ngược.
Phê phán những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tầm và chủ nghĩa nhị nguyên trong việc tách đôi thể xác và tinh thần, tồn tại và tư duy, Feuerbach đã thừa nhận một cách dứt khoát rằng quan hệ thực sự của tồn tại đối với tư duy là tồn tại - chủ thể, tư duy - thuộc tính. Tư duy xuất phát từ tồn tại, chứ không phải tồn tại xuất phát từ tư duy… cơ sở của tồn tại nằm ngay trong tồn tại chính là cảm tính, là nguyên lý trí tuệ là sự tất yếu và chân lý... bản chất của tồn tại với tư cách một tồn tại chính là bảnchất của giới tự nhiên. Tạisao tồn tạilà chủ thể, còn tư duylà thuộc tính (của chính chủ thể đó)?Để trả lời câu hỏi này, theo Feuerbach, chúng ta cần đến từ đâu đến, bộ óc từ đâu đến, cơ quan cơ thể từ đâu đến, thì tinh thần cũng đến từ đấy ngay cả hoạt động tinh thần cũng là việc làm của cơ thể, của đầu óc con người, hoạt động đó khác với các hoạt động khác ở chỗ, nó là hoạt động của đầu óc.
Không phải là người nghiên cứu sâu về sinh lý học, song Feuerbach cũng nhận thấy rằng, mỗi con người cụ thể bằng xương bằng thịt đang sống và hoạt động là những bằng chứng sinh động về sự thống nhất giữa thể xác và tinh thần, giữa phương diện vật lý và phương diện tâm lý. Sự thống nhất này phản ánh sự thống nhất giữa cấu trúc và chức năng, giữa giải phẫu học và sinh lý học. Và cũng từ đó ông dễ dàng rút ra một kết luận triết học duy vật rằng, tư duy, ý thức của con người không là cái gì khác như là thuộc tính vốn có của một dạng vật chất có tổ chức cao - bộ óc con người. Chính ở đây, ông đã phần nào phỏng đoán được nội dung vấn đề cơ bản của triết học, điều mà sau này Ăngghen đã phát biểu một cách rõ ràng hơn trong tác phẩm LutvichPhơbách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức.
Sau khi công nhận một cách dứt khoát rằng, tồn tại là chủ thể, tư duy là thuộc tính, ý thức là sản phẩm của bộ óc con người, Feuerbach đi đến việc tìm hiểu sâu hơn bản chất tự nhiên - sinh học của con người. "Bản chất chung của con người là gì? Những nhân tính cơ bản trong con người là gì? Đólà lý tính, ý chí và trái tim.Con người hoàn thiện có năng lực tư duy, sức mạnh ý chí và nguồn lực tình cảm. Năng lực tư duy chính là ánh sáng của nhận thức, sức mạnh của ý chí chính là năng lượng của tính cách, nguồn lực tình cảm chính là tình yêu... Trong ý chí, tư duy và tình cảm luôn chứa đựng bản chất tốicao, tuyệt đốicủa con người và mục đích tồn tại của nó... con người tồn tại để nhận thức, yêu thương và mong muốn. Nhưng mục đích của lý tính, của ý chí, của tình yêu là gì? là để làm cho con người trở thành người tự do". Đoạn trích này là một văn bản điển hình thuộc Chương I với nhan đề Bản chất chung của con ngườitrong tác phẩm Bản chất Kitô giáo,do Feuerbach viết vào năm 1841. Qua những lời lẽ đó, nhà triết học cổ điển Đức muốn chứng minh rằng, bản chất chung của con người là tổng hoà mọi khát vọng chính trị, mọi năng lực nhận thức và nhu cầu tự nhiên - sinh học đã trầm tích trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài của nó.
Mọi mong muốn, khát vọng tự nhiên của con người theo quan điểm của Feuerbach không phải xuất phát từ tư tưởng thuần tuý mà chúng phản ánh đời sống hiện thực của con người và do đời sống đó quy định. Nói cách khác, trong con người, cái sinh lý quy định cái tâm lý, cái tự nhiên - sinh học quy định cái xã hội, nhu cầu vật chất quy định hành động xã hội. " Điều ác xuất hiện không phải trong đầu óc, trong trái tim - Feuerbach viết - mà xuất hiện chính trong dạ dày con người". Quan điểm này của Feuerbach đã làm cho Ăngghen rất chú ý. Trong tác phẩm Lútvich phơbáchvà sự cáo chung của triếthọc cổ điển Đức, Ăngghen đánh giá cao luận điểm của Feuerbach: "Trong một cung điện, người ta suy nghĩ khác trong một túp lều tranh", "Nếu như vì đói, vì nghèo, mà trong cơ thể không có chất dinh dưỡng, thì trong đầu óc anh, trong tình cảm và trong trái tim anh cũng không có chất nuôi đạo đức". Đây là luận điểm hoàn toàn mới so với đương thời, vì theo quan điểm này thì điều kiện sinh hoạt vật chất của con người quy định suy nghĩ và tư tưởng của nó. Tuy nhiên, Feuerbach chưa có khả năng nhìn nhận con người với tư cách là một cá thể của loài, với tư cách là một thành viên xã hội, mà ông chỉ mới dừng lại ở con người cụ thể. "Tôi chỉ đưa ra mộtluận điểm, nhưng đây là luận điểm cốt yếu mà mọi luận điểm khác phải xoay quanh nó. Đó là khái niệm cá thể.Sự khác biệt cơ bản giữa quan điểm của tôi với quan điểm của người phê phán tôi (mà cụ thể là giáo sư triết học người Đức- Schalier (1810 -1868) - LCS) là trong con người tồn tại cả tính cá thể và tính loài, trong khi đó, theo ý kiến tôi thì tính cá thể đã bao quát toàn bộ bản chất con người, bản chất con người chỉ có một - đó là bản chất cá thể" .
Tuy nhấn mạnh tính cá thể của con người, song Feuerbach cũng hé mở một ý tưởng cho rằng, trong quá trình sống, con người có thể giao tiếp với những người khác, vôi cộng đồng xã hội. Do tiếp xúc với xã hội mà "từ một tồn tại thuần tuý vật lý, con người trở thành một tồn tại chính trị, nói chung trở thành một cái gì đó khác với tự nhiên, tồn tại đó chỉ quan tâm đến bản thân mình". Quan niệm cho rằng, con người là một tồn tại xã hội đã có trong triết học của aristote, nhưng Feuerbach đã vượt lên trên quan niệm này khi đưa vào đời sống của con người những phạm trù xã hội phản ánh đời sống đa dạng sinh động của con người như: tự do, nhân cách, luật pháp. Feuerbach viết: "Con người là một tồn tại của tự do, tồn tại có nhân cách, tồn tại của luật pháp. Chỉ có trong con người thì "cái tôi" của Phichte, "cái đơn tử" của Leibniz, "cái tuyệt đối" của Hêgen mới được bén rễ". Ở đây, nhà triết học duy vật cổ điển Đức đã nhìn thấy rằng,"cái tôi", "cái đơn tử", "cái tuyệt đối" được miêu tả trong triết học của các bậc tiền bối mới chỉ là xuất phát điểm, là nền tảng vật lý - sinh lý của con người. Vấn đề quan trọng hơn là bản chất đích thực của con người, tức là những yếu tố quy định sự tồn tại của nó với tư cách là một sinh thể có tính loài hay nói theo cách của Mác là tính xã hội của con người. Bởi vì" khi con người sinh ra từ giới tự nhiên, nó mới chỉ là một sinh vật tự nhiên đơn thuần chứ không phải là người...con người là sản phẩm của văn hoá và của lịch sử". Như vậy, theo Feuerbach, khi nói về con người, nhất thiết phải giả định rằng, có những người khác và chỉ có trong mối quan hệ đó thì con người mớilà con người với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Từ việc công nhận con người như là sản phẩm của văn hoá, của lịch sử, Feuerbach đi đến quan điểm cho rằng, tính ích kỷ không chỉ mang tính cá nhân như các nhà tư tưởng, các nhà đạo đức học trước ông (đặc biệt là những người theo eudaimonism - chủ nghĩa duy hạnh) tuyên bố, mà nó còn mang tính xã hội. "Không chỉ có một tính ích kỷ đơn độc hay là tính ích kỷ cá nhân - Feuerbach viết - mà còn có một tính ích kỷ xã hội, một tính ích kỷ của gia đình, của tập thể, của cộng đồng, một tính ích kỷ yêu nước. Tất nhiên, tính ích kỷ là nguyên nhân của mọi điều ác, nhưng cũng là nguyên nhân của mọi điều thiện, bởi vì không cái gì khác ngoài tính ích kỷ đã tạo nên sự chiếm hữu ruộng đất, nên thương nghiệp, cũng vì tính ích kỷ mà có nghệ thuật, có khoa học... tính ích kỷ ngăn cấm sự trộm cướp, dối trá, làm hạn chế sự ngoại tình". Đây là một quan điểm hoàn toàn mới so với lịch sử đương thời, khi đọc những lời này của Feuerbach, Lênin cho rằng, đây là "phôi thai của chủ nghĩa duy vật lịch sử". Tiến xa hơn bước nữa, nhà triết học mang nặng tinh thần nhân đạo coi tính ích kỷ của con người như là một động lực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội. "Trong lịch sử, một thời đại mới bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ chỗ, đông đảo quần chúng bị áp bức đưa ra tính ích kỷ chính đáng của mình chống lại tính ích kỷ cực đoan của thiểu số người khác... tính ích kỷ của đa số nhân loại đang bị áp bức phải và sẽ thực hiện quyền của mình và mở ra một thời đại lịch sử mới...không thể để cho thiểu số người là cao thượng, có tài sản, còn số khác là thấp hèn, là chẳng có gì.Tài sản phải có ở tất cả mọi người". Những lời lời lẽ có tính tuyên chiến với xã hội tư bản này được Feuerbach nói ra vào thời điểm lịch sử khi Tuyên ngôn Đảng cộng sảncủa Mác và Ăngghen mới ra đời đã phần nào phản ánh tư tưởng chủ nghĩa xã hội của Feuerbach và được Lênin đánh giá cao trong Bút ký triếthọc”.
Nhìn nhận con người vừa như là một cá thể chứa đầy tham vọng cá nhân, vừa như là sản phẩm của con người, sản phẩm của văn hoá và lịch sử chính là cơ sở lý luận để Feuerbach xem xét mối quan hệ giữa người và thần.Feuerbach cho rằng, viện nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của tôn giáo phải xuất phát từ việc nghiên cứu bản chất của con người và đời sống hiện thực của nó.
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa nhân bản, Feuerbach cho rằng yếu tố quan trọng hàng đầu tạo tiền đề cho sự xuất hiện tôn giáo đó là trạng thái tâm lý của con người. "Thượng Đế không phải là thực thể sinh lý hay thực thể vũ trụ- Feuerbach viết- mà là thực thể tâm lý". Chính sự xúc cảm mạnh, sự chiêm nghiệm hay trạng thái đau khổ của con người là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo. Nhưng sự chiêm nghiệm hay trạng thái đau khổ, trạng thái xúc cảm không phải là hiện tượng có tính chủ quan như chủ nghĩa duy tâm chủ quan quan niệm , mà chúng có tính khách quan, nghĩa là gắn liền với các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội. Feuerbach viết "Tôn giáo là giấc mơ của tinh thần con người nhưng trong giấc mơ đó chúng ta không phải ở trên bầu trời mà ở trên mặt đất trong vương quốc của hiện thực, chúng ta nhìn thấy các đối tượng của hiện thực không phải trong thế giới thực tế của tính tất yếu mà là trong thế giới say mê của trí tưởng tượng và sự kỳ quặc. Nhiệm vụ của tôi là bóc trần bản chất đích thực của tôn giáo và triết học tư biện hay thần học, chuyển thế giới nội tâm ra thế giới bên ngoài, nghĩa là biến đối tượng tưởng tượng thành đối tượng hiện thực". Trên tinh thần như vậy, ông phê phán các quan điểm cho rằng, tôn giáo là hiện tượng có tính ngẫu nhiên hoặc có tính bẩm sinh.
TheoFeuerbach, tình cảm tôn giáo cũng như các ý niệm và biểu tượng của nó luôn thay đổi theo sự thay đổi của lịch sử xã hội loài người. Tử lập trường của chủ nghĩa nhân bản, Feuerbach cho rằng, trong con người luôn có những ham muốn, nhu cầu, khát vọng và thái độ ích kỷ. Những nhu cầu sinh học và trạng thái tâm sinh lý này có thể được đáp ứng hoặc có thể không được đáp ứng, từ đó gây nên trong con người hai xu hướng trạng thái tâm lý: hoặc sợ hãi, bất lực, nỗi buồn chán, đau khổ (nếu con người gặp những điều bất hạnh) hoặc sự ngưỡng mộ, kính phục, lòng biết ơn (nếu con người gặp những thuận lợi). Feuerbach viết "Tôn giáo là sự phản ánh thời thơ ấu của nhân loại hay trong tôn giáo con người là đứa trẻ. Đứa trẻ không thể thực hiện ý muốn của mình bằng sức mạnh của nó, phải nhờ đến một tồn tại mà nó cảm thấy lệ thuộc... tôn giáo có nguồn gốc xuất hiện, có chỗ đứng chân chính, có ý nghĩa trong thời thơ ấu của nhân loại".
Ở đây, khi nghiên cứu vấn đề tôn giáo Feuerbach phải nhờ vào những tư liệucủa lịch sử và khảo cổ học, theo đó thì con ngườinguyên thuỷ là con người cảm tính chứ không phải con người lý tính. Đời sống của người nguyên thuỷ hàng ngày bắt phải tiếp xúc với muôn vàn sự vật, hiện thể tượng đa dạng của giới tự nhiên như mặt trăng, mặt trời, sấm sét, bão lụt, giông tố, sông sâu, biển rộng, núi non hiểm trở, rừng rậm, cây cao... và lẽ đó nhiên là con người phải lệ thuộc vào chúng để tồn tại. Từ đó làm phát sinh tâm lý hay tình cảm trong con người đối với giới tự nhiên: "Điều mục đầu tiên của tôi trong Bản chất của tôngiáo có thể nói một cách vắn tắt là: cơ sởcủa tôn giáo là tình cảm về sự lệ thuộc của con người. Trong ý nghĩa đầu tiên, giới tự nhiên chính là đối tượng của tình cảm lệ thuộc này. Vì vậy, giới tự nhiên nói chung là khách thể đầutiên của tôn giáo". Từ trước tới giờ đối tượng của các bài giảng của tôi chính là ở chỗ, tình cảm về sự lệ thuộc chính là cơ sở và nguồn gốc của tôn giáo... còn đối tượng của sự lệ thuộc đó chính là giớitự nhiên". Vậy tạisao giới tự nhiên lại trở thànhđối tượng đầu tiên bắtbuộc con người phảilệ thuộcFeuerbach giải thích như sau:
Thứ nhất, bởi giới tự nhiên là đối tượng cảm giác trực tiếp của con người, là cái tác động hàng ngày, hàng giờ lên cácgiác quan nhận biết của con người: "cái bắt con người, lệ thuộc, cái mà con người cảm thấy lệ thuộc, cái mà từ đó con người biết được sự lệ thuộc của mình chính là giới tự nhiên,là đối tượngcủa cảm giác, tất cả những ấn tượng mà giới tự nhiên tạo ra cho con người thông qua các cảm giác đều có thể trở thành lý do của sự sùng bái tôn giáo".
Thứ hai,sự sùng bái giới tự nhiên còn bắt nguồn từ việc trong quá trình sống, do thể chất yếu ớt của mình, con người thường có tâm lý sợ hãi các hiện tượng của giới tự nhiên, dẫn đến tình trạng bất lực trước các hiện tượng đó: "Quan niệm về sức mạnh vô biên như là đặc tính cơ bản của thần thánh xuất hiện và phát triển trong con người đặc biệt khi con người so sánh hành động củamình với hành động của tự nhiên. Con người không thể tạo nên cây cỏ, không làm nên bão tố và thời tiết, không thể làmsáng loé như chớp, gào thét như sấm... tất cả những hiện tượng tự nhiên này vượt trội sức mạnh của con người, làm cho con người cảm thấy bất lực. Chính vì vậy, thực thể tạo nên các hiện tượng đó đối với con người là một thực thể siêu nhân - thực thể có tính thần thánh".
Thứba, như một hiện tượng tâm lý, tình cảm lệ thuộc vào giới tự nhiên của con người gắn liền với quan niệm về đời sống tâm linh của nó, hay nói cụ thể hơn là gắn liền với quan niệm về cái chết. Theo quan điểm hiện đại, con người là một thực thể tự nhiên - sinh học, nên nó cũng phải tuân theo quy luật sinh - lão, bệnh - tử. Nhưng người nguyên thuỷ thì chưa thể hiểu được điều đó, họ cho rằng sự đau ốm, chết chóc chính là sự trừng phạt của Thánh thần, bởi vậy, "tình cảm về sự lệ thuộc và tình cảm về sự hữu hạn của đời người là đồng nhất với nhau. Con người luôn có ý thức rằng vào một lúc nào đó nó sẽ chết. Giá như con người không chết, giá như nó sống vĩnh viễn, nói tóm lại nếu như khôngcó cái chết thì sẽkhông có tôngiá". Luận điểm này của Feuerbach thực ra không có gì mới, bởi cái chết là đề tài muôn thuở của tôn giáo cái chết gây nên một sự sợ hãi trong con người cả về phương diện vật lý lẫn phương diện tâm lý, trong đó phương diện tâm lý là cơ bản, bởi con người sợ hãi cái chết khi nó hoàn toàn khoẻ mạnh, bởi "con người luôn mong muốn được tồn tại vĩnh cửu. Sự mong muốn đó cũng là mong muốn được bảo toàn tính mạng. Mọi người ai cũng muốn sống chứ không ai muốn chết". Điều đáng nói ở đây là, Feuerbach đã coi sự sợ hãi cái chết của con người như một hình thức tâm lý phổ biến và vận dụng hiện tượng này vào việc giải thích nguồn gốc tâm lý của tôn giáo coi hiện tượng này như một dạng tình cảm lệ thuộc của con người đối với giới tự nhiên và thần thánh. Trong các hình thức tín ngưỡng tôn giáo, nhà triết học cổ điển Đức rất quan tâm đến vấn đề cầu nguyện, bởi đây là một hiện tượng tâm lý đặc biệt phản ánh thế giới nội tâm của con người một cách sâu sắc nhất, toàn diện nhất, phản ánh mối quan hệ trực tiếp giữa con người và thần thánh. Feuerbach viết: "Người tín ngưởng hướng tới Thượng đế cùng với lời cầu nguyện sùng kính, anh ta tin rằng Thượng đế sẽ tham dự vào những đau khổ, những lòng mong muốn của anh ta...tin rằng Thượng đế sẽ nghe thấy tiếng nói của anh ta trong lúc cầu nguyện". Bản chất thầm kín của tôn giáo được bộc lộ trong lời cầu nguyện... trong cầu nguyện, con người hướng một cách trực tiếp tới Thượng đế, cho nên Thượng đế đối với con người là nguyên nhân trực tiếp thực hiện lời cầu nguyện". Theo cách nhìn hiện đại thì sự cầu nguyện thể hiện chức năng an ủi đền bù hư ảo của tôn giáo, trong sự cầu nguyện đó hoặc phần nào làm dịu bớt đi mọi nỗi đau khổ, mất mát của con người mà nó đã gánh chịu trước đó trong cuộc sống, hoặc thể hiện những lời cảm ơn của con người đối với thần thánh, hoặc xin thân thánh xá tội cho, bởi vậy cầu nguyện là hình thức phổ biến của mọi tôn giáo và cũng nhờ hình thức tín ngưỡng này mà tôn giáo thu hút được đa số công chúng.
█Phân tích một cách toàn diện về nguồn gốc phát sinh của tôn giáo, Feuerbach có cơ sở khoa học để đi đến kết luận: "Không phải Thượng đế đã sáng tạo nên con người theo hình đáng của mình như đã miêu tả trong Kinh thánh,mà chính con người đã sáng tạo nên Thượng đế theo hình dáng của mình... mọi Thượng đế đều là tồn tạiđược sáng tạo nên bằng tư tưởng tượng... chính sức mạnh của tư tưởng tượng đã hướng vào những tính chất cơ bản của con người. Con người u sầu, ốm yếu phản ánh tâm trạng của mình trong hình ảnh một Thượng đế tương tư, con người vui vẻ thì ngược lại, họ miêu tả Thượng đế với bộ mặt tươi tỉnh, sáng ngời. Tính đa dạng của con người quy định tính đa dạng của Thượng đế". Như vậy, có thể nói một cách ngắn gọn rằng, Feuerbach đã truy tìm bản chất của tôn giáo trong bản chất của con người, ông viết. "Bản chất thần thánh không là cái gì khác như là bản chất con người, bản chất đó đã được gột rửa, được giải phóng khỏi những giới hạn cá nhân, nghĩa là khỏi những con người vật lý hiện thực, được khách quan hoá, được nhìn nhận như một bản chất độc lập xa lạ.Bởi vậy, mọi sự xác đinhvề bản chất thần thánh đều có liên quan đến việc xác định bản chất con người.
Dựa trên những khảo cứu lịch sử hiện thực của nhân loại, Feuerbach thấy rằng trong thực tế thường diễn ra sự thù địch giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, sự thù địch giữa người theo đạo và kẻ dị giáo. Hơn nữa có những người có chức sắc tôn giáo cao trong giáo hội, song họ vẫn có nhũng hành vi phi đạo đức. Từ đó ông lên tiếng phản đối quan điểm của các nhà thần học cho rằng dường như phủ định thương đế là một bước dẫn tới sự tiêu diệt quan hệ đạo đức. TheoFeuerbach, để có một xã hội tất đẹp thì phải tiến hành cải cách tôngiáo: "Nếu như bản chất con người là bản chất cao quý của con người, thì tình yêu hiện thực đối với con người cần phải là quy luật đầu tiên cao quý của con người. Con người đối với con người là thượng đế - đó chính là nền tảng thực tiễn cao nhất, là xuất phát điểm của lịch sử toàn cầu. Quan hệ của đứa bé đối với cha mẹ mình, của chồng đối với vợ, của anh đối với em, của bạn bè đối với nhau, nói chung là quan hệ của con người đối với con người, nói tóm lại, các quan hệ đạođức thuần tuý chính là các quan hệ tôn giáo.
Quan điểm về cải cách tôn giáo được Feuerbach trình bày khá rõ trong đoạn kết của Tập bài giảng về bản chấtcủa tôn giáo:"Thưa các bạn, bằng những lời này, tôi kết thúc các bài giảng của mình, tôi mong muốn rằng sẽ đạt được nhiệm vụ đã đặt ra trong các bài giảng này, mà chính là: Từ bạn của thượng đế, trở thành bạn của con người, từ những tín đồ trở thành người duy lý, từ những người luôn cầu nguyện thượng đế rủ lòng thương trở thành người lao động, từ những nghiên cứu sinh ở thế giới bên kia trở thành những người nghiên cứu viên ở thế giới trần gian, từ những tín đồ Kitô giáo theo sự thừa nhận, theo ý thức của chính họ, “là nửasúc vật, nửa thiên thần"trở thành những con người hoàn thiện.Những lời trên cũng có thể được coi như bức thông điệp hoà bình của ông gửi đến các thế hệ mai sau với ngụ ý rằng, con người trước hết phải thương yêu nhau thực sự ở chốn trần gian, bởi đây mới là những tình yêu chân chính theo đúng nghĩa của từ này.
Quan niệm về con người trong triết học Feuerbach như đã trình bày ở trên theo đánh giá của A.G.Spirkin "chính là điểm xuất phát cho những lập luận của Mác về con người và bản chất con người". Bởi vì, bằng những quan niệm đó, người khai mở con đường cho chủ nghĩa duy vật nhân bản đã giáng một đòn phá tan mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy vật và chỉ nghĩa duy tâm khách quan của Hêgen, "đưa một cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua", ông đã khẳng định một cách dứt khoát rằng "tự nhiên tồn tại độc lập đối với mọi triết học. Nó là cơ sở trên đó con người chúng ta bản thân chúng ta cũng là một sản phẩm của tự nhiên đã sinh trưởng”. Mác và Ăngghen luôn đánh giá cao triết học của Feuerbach nói chung, chủ nghĩa duy vật nhân bản của ông nói riêng, họ tự thừa nhận mình là môn đồ của ông, chào đón quan điểm mới đó một cách nhiệt liệt, tin và đi theoFeuerbach với một tinh thần hào hứng, phấn khởi.
Tuy đánh giá cao Feuerbach như vậy, nhưng hai ông cũng nhận thấy rằng hạn chếcơ bản xuyênsuốt toànbộ triết học nhân bản của Feuerbachlà chủ nghĩa nhânđạo trừu tượngvà chủ nghĩaduy tâm về lịch sử."Lấy con người làm xuất phát điểm, song ông hoàn toàn không nói đến thế giới trong đó con người ấy sống. Vì vậy con người mà ông nói luôn là con người trừu tượng... con người đó không ra đời từ trong bụng mẹ, mà lại sinh ra từ ông thần của các tôn giáo độc thần... con người đó cũng không sống trong thế giới hiệan thực".
Luận cương về Feuerbachđược coi như là bản tổng kết toàn bộ những khiếm khuyết trong triết học Feuerbach, trong đó khi phê phán quan điểm về con người trừu tượng của nhà triết học này, Mác viết: "Feuerbach hoà tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người.Nhưng bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.
Trong Hệ tư tưởngĐức, Mác và Ăngghen đã dành hẳn một chương bàn về triết học Feuerbach, theo các ông, thì "so với các nhà duy vật "thuần tuý", Feuerbach có ưu điểm lớn là ông thấy rằng, con người cũng là một "đối tượng của cảm giác", ...nhưng ông vẫn còn bám vào lý luận và không xem xét con người trong mối quan hệ xã hội nhất định của họ, trong những điều kiện sinh hoạt... làm cho họ trở thành những con người đúng như họ đang tồn tại trong thực tế...nên ông vẫn cứ dừng lại ở một sự trừu tượng.
Trung tâm thế giới quan mới do Mác và Ăngghen đặt nền móng là chủ nghĩa duy vật về lịch sử. Theo ý kiến của họ, con người không phải bước ra từ sâu thẳm của giới tự nhiên thành một sinh thể tự nhiên phổ quát như Feuerbach nhận định, mà nó trở thành như vậy trong tiến trình lịch sử. Con người khác vôi động vật trước hết không phải bởi nó có ý thức như Feuerbach nói, mà bởi sự bắt buộc phải lao động sản xuất nhằm tạo ra cho mình các phương tiện sống. Trong quá trình sản xuất đó, con người khám phá ra sức mạnh tự nhiên, chuyển nó thành lực lượng lao động xã hội, tạo nên nội dung của lịch sử thế giới. Sự khám phá đó được tiến hành bởi các cá nhân có những nhu cầu tự nhiên - xã hội xác định và những năng lực hoạt động của họ trong phạm vi những hình thái kinh tế - xã hội được chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác.Với nghĩa như vậy, Mác và Ăngghen viết: "Những tiền đề xuất phát của chúng tôi, không phải là những tiền đề tuỳ tiện, không phải là giáo điều, đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ...tiền để đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống. Vì vậy, điều cụ thể dầu tiên cần phải xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của tự nhiên". Những năm cuối đời, Ph.Ăngghen đã dành phần lớn thời gian cho việc nghiên cứu triết học. Feuerbach, kết quả cụ thể của việc nghiên cứu đó là tác phẩm Ludvig Feuerbachvà sự cáo chung của triết học cổ điển Đức.Trong tác phẩm nổi danh này, người kế tục sự nghiệp của Mác phê phán quan điểm duy tâm về lịch sử của Feuerbach: "Chủ nghĩa duy tâm thực sự của Feuerbach - Ăngghen viết là ở chỗ ông xét các mối quan hệ giữa người và người dựa trên cảm tình đối với nhau, như tình yêu nam nữ, tình bạn, lòng thương xót, tinh thần tự hy sinh... Feuerbach cho rằng, những quan hệ ấy chỉ có giá trị đầy đủ, khi người ta đem lại cho chúng một sự tôn phong tối cao bằng cái tên là tôn giáo". Do dựa trên một quan niệm duy tâm sai lầm như vậy, nên "học thuyết của Feuerbach về đạo đức thì cũng giống như tất cả những học thuyết trước đó. Nó được gọt giũa cho thích hợp với mọi thời kỳ, mọi dân tộc, mọi hoàn cảnh, và chính vì thế mà không bao giờ nó có thể đem áp dụng được ở đâu cả. Và đối với thế giới hiện thực, nó cũng bất lực như cái mệnh lệnh tuyệt đối của Kant vậy". Sự bất lực đó của nhà triết học trước thực trạng xã hội Đức đương thời đã làm cho ông "không tìm thấy con đường thoát khỏi vương quốc của sự trừu tượng, mà bản thân ông ghét cay ghét đắng để đi tới hiện thực sinh động. Ông bám hết sức chặt lấy giới tự nhiên và con người, song đối với ông, tất cả tự nhiên lẫn con người vẫn chỉ là những danh từ mà thôi. Ông không biết nói với chúng ta một cái gì chính xác về tự nhiên hiện thực, cũng nhu về con người hiện thực". Nhưng lịch sử phát triển của nhận thức loài người có tính logic của nó,những gì mà Feuerbach chưa thực hiện đã được Mác triển khai và hoàn thiện trong các tác phẩm của mình.