Chủ nghĩa duy vật nhân văn
Vấn đề chủ nghĩa duy vật nhân văn là một hướng nghiên cứu lớn mà chúng tôi đã nhiều năm tìm tòi, suy ngẫm và đã được công bố trong một số công trình, làm rõ các góc độ khác nhau của vấn đề cả mặt khoa học cơ bản và mặt ứng dụng thực tế, cả mặt triết học và khoa học nhân văn, cả mặt lịch sử và mặt đương đại. Các kết quả nghiên cứu của hơn mười năm được nâng cao, hệ thống hóa và sắp xếp tập trung vào 2 cuốn sách...
Phương pháp luận duy vật nhân văn: Nhận biết và vận dụng
Tác giả: Tiến sĩ Hồ Bá Thâm
NXB: Văn hóa thông tin
Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
Số trang: 304
Chủ nghĩa duy vật nhân văn và định hướng nhân văn của sự phát triển xã hội
Tác giả: Tiến sĩ Hồ Bá Thâm
NXB: Văn hóa thông tin
Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
Số trang: 304
Phương pháp luận duy vật nhân văn: Nhận biết và vận dụng
Mục lục
Lời mở đầu
Phần 1. Bàn thêm về chủ nghĩa duy vật nhân văn
1. Chủ nghĩa duy vật nhân văn và mục tiêu của thời đại
2. Chủ nghĩa duy vật nhân văn – nhìn từ truyền thống văn hóa dân tộc
3. Chủ nghĩa duy vật nhân văn theo quan điểm tích hợp.
Phần 2. Phương pháp luận duy vật nhân văn
1. Chủ nghĩa duy vật nhân văn – phương pháp luận nghiên cứu con người
2. Phương pháp luận duy vật nhân văn - nhận biết và vận dụng định hướng hiện nay.
Phần 3. Mấy vấn đề về triết học con người dưới ánh sáng khoa học hiện đại
1. Nguồn gốc loài người dưới ánh sáng khoa học hiện đại
2. Con người là một tiểu vũ trụ - con người sinh thái , con người tâm linh.
3. Đâu là bản chất của đời sống? ( hay nhận thức và cuộc đời con người )
Phần 4. Nhân cách và tha hóa nhân cách hiện nay
1. Bản năng , văn hóa và nhân cách
2. Tha hóa nhân cách và chống tha hóa nhân cách trong cán bộ đảng viên
3. Tha hóa nhân cách và chống tha hóa nhân cách trong giới trẻ.
4. Giáo dục , xây dựng nhân cách cho giới trẻ trong thời kì mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa , hội nhập quốc tế.
Thay kết luận
Lời mở đầu
Vấn đề chủ nghĩa duy vật nhân văn là một hướng nghiên cứu lớn mà chúng tôi đã nhiều năm tìm tòi, suy ngẫm và đã được công bố trong một số công trình, làm rõ các góc độ khác nhau của vấn đề cả mặt khoa học cơ bản và mặt ứng dụng thực tế, cả mặt triết học và khoa học nhân văn, cả mặt lịch sử và mặt đương đại.
Cuốn sách Phương pháp luận duy vật nhân văn. nhận biết và vận dụng, có 4 phần lớn:
1. Bàn thêm về chủ nghĩa duy vật nhân văn.
2. Phương pháp luận duy vật nhân văn.
3. Một số vấn đề triết học về con người dưới ánh sáng khoa học hiện đại.
4. Nhân cách, tha hóa nhân cách và việc khắc phục sự tha hóa ấy hiện nay
Đây là công trình tổng hợp và nâng cao từ các bài viết mà một phần đã được công bố trên các tạp chí khoa học lý luận hoặc Kỷ yếu hội thảo trong thời gian gần đây. Do đó, những hạn chế về lôgic là khó tránh khỏi, mong bạn đọc góp ý xây dựng. Vì đảm bảo tính hệ thống và lôgic của cuốn sách, nên chúng tôi có sử dụng lại một vài nội dung đã in trong hai cuốn sách nói trên. Đồng thời, cũng lưu ý bạn đọc muốn biết về những nội dung cụ thể của chủ nghĩa duy vật nhân văn, nên xem thêm trong cuốn Khoa học con người và phát triển nguồn nhân lực.
Cuốn sách Phương pháp luận duy vật nhân văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, tâm lý học chiều sâu và những môn nhân văn có liên quan tới con người.
Nhân dịp này, tác giả xin cám ơn Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin đã tận tình tạo điều kiện cho cuốn sách sớm tới tay bạn đọc. Xin giới thiệu với độc giả.
TP.HCM, tháng 2. 2004
Thay kết luận
1. Hình thành triết học nhân văn, triết học toàn diện về con người và sự nghiệp giải phóng, phát triển con người, là một việc còn mới bắt đầu tuy có đã có những cơ sở trong triết học Mác, và lịch sử tư tưởng nhân loại. Phát triển triết học nhân văn - chủ nghĩa duy vật nhân văn là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận trực tiếp cùng với chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử soi sáng sụt tiến hóa của thời.đại. .
2. Nhận biết, vận dụng phương pháp luận triết hệ Mác cũng như chủ nghĩa duy vật nhân văn nhằm nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn xây dựng con người và xã hội là hết sức cần thiết. Nghiên cứu để cụ thể hóa các nội dung phương pháp luận ấy còn phải tiếp tục bằng những công trình khoa học sâu hơn.
3. Hiện tại có những vấn đề con người dưới sánh sáng khoa học và tâm linh với tư duy mối cần nhìn nhận đúng đắn, nhân văn hơn bằng phương pháp luận duy vật nhân văn, biện chứng nhân văn. Đó là các vấn đề đời sống con người ở chiều sâu, nhận thức của con người ở tầm bản chất như trực giác, tâm linh, thông hiểu, trong quan hệ với mặt duy lý, khoa học; vấn đề tiến hóa, phát triển, tha hóa của con người trong thế giới đương đại...
4. Cũng cần vận dụng phương pháp luận nhân văn vào việc phân tích tìm hiểu vấn đề nhân cách và xây dựng nhân cách cụ thể ở một số đối tượng mà xã hội rất quan tâm như cán bộ đáng viên và giới trẻ. Từ đó cho chúng ta nhận thức đúng đắn hơn về các vấn đề con người và nhân cách đang nổi lên hiện nay.
Khuynh hướng vận dụng này của chủ nghĩa duy vật nhân văn còn thể hiện trên nhiều mặt khác ở các công trình khác về con người và văn hóa mà chúng tôi đã xuất bản và sẽ xuất bản.
Công trình này tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn cuộc sống và từ thực tế cuộc sống, phục vụ cuộc sống; đồng thời góp phần xây dựng khoa học triết học nhân văn.
Chúng tôi hy vọng còn được bàn tiếp chủ đề này ở một công trình khác.
Chủ nghĩa duy vật nhân văn và định hướng nhân văn của sự phát triển xã hội
Mục lục
Lời mở đầu
Phần 1: Bàn về chủ nghĩa duy vật nhân văn
Chương 1: Cơ sở và sự hình thành của chủ nghĩa duy vật nhân văn
Chương 2: Bản chất và đặc điểm của chủ nghĩa duy vật nhân văn
Chương 3: Phương pháp luận duy vật nhân văn với nhân học và vấn đề sức khỏe con người
Phần 2: Chủ nghĩa duy vật nhân văn với định hướng nhân văn của sự phát triển xã hội
Chương 1: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, là chủ nghĩa nhân văn thực tiễn, cao cả và hoàn bị trong kế thừa và phát triển.
Chương 2: Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh
Chương 3: Định hướng xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa duy vật nhân văn
Chương 4: Văn hóa nhân văn và tôn giáo
Chương 5: Văn hóa nhân văn, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kết luận
Lời mở đầu
Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đều chuyển dần sang chiến lược phát triển lấy con người làm trung tâm và theo hướng của chủ nghĩa nhân văn hiện thực, đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu. Nhưng chỉ ở các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và nhất là khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng về cơ bản thì mới thực hiện được thật sự quan niệm con người vừa là động lực, vừa là mục đích của sự phát triển. Tuy trong thực tế lịch sử của mình, các nước đang xây dựng và phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa cũng có không ít những thất bại và khó khăn liên quan tới việc giải quyết vấn đề con người và xã hội.
Những điều kiện phát triển của thực tiễn và khoa học công nghệ cũng như văn hóa của thế giới đương đại đang làm nổi bật vấn đề con người trong phát triển ở tầm nhận thức mới, trước hết về mặt triết học ngày càng sâu sắc. Trong bản thân triết học Mác, cũng như ngoài chủ nghĩa Mác và các khoa học nhân văn cũng có nhu cầu và đã tích lũy được những hiểu biết nhất định để hình thành một khoa học nhất quán, tích hợp, đại cương về con người với tư cách những vấn đề nhân học triết học và những vấn đề triết học về phát triển con người theo tinh thần chủ nghĩa nhân văn có cội nguồn lịch sử mà đỉnh cao là chủ nghĩa nhân văn mác xít sẽ đang tạo nên một triết học toàn diện về con người mà chúng tôi gọi là chủ nghĩa duy vật nhân văn: Triết học nhân văn này đúng là có cội nguồn không chỉ trong chân tầng lịch sử triết học nhân loại mà còn trực tiếp phát triển từ "chủ nghĩa duy vật thực tiễn" và nhân văn của Mác, làm sâu sắc và hoàn chỉnh thêm hệ thống triết học Mác gồm cả chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật nhân văn, mở ra một triển vọng đưa triết học Mác lên một hình thái mới, đỉnh cao mới với bộ phận mới.
Chủ nghĩa duy vật nhân văn vừa với tư cách là bộ phận mới cơ bản, vừa là bản chất nhất quán thấm nhuần trong toàn bộ triết học Mác sẽ là thế giới quan, phương pháp luận tổng quát và trực tiếp của nhân học, khoa học về con người, các khoa học xã hội - nhân văn khác và chiến lược phát triển con người trong xã hội mới. Đồng thời qua đó, chúng ta cũng sẽ hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về bản chất, triển vọng đổi mới của chủ nghĩa xã hội khoa học và thực tiễn xây dựng, phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực mà lần sử đương đại đã cho chúng ta bài học đắt giá.
Trong gần mười năm nay, vẫn suy tư và nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật nhân văn với tư cách là một giả thuyết khoa học, kể từ bài báo đầu tiên Chủ nghĩa duy vật nhân văn - một vấn đề cần phát triển (năm 1993 trên tạp chí Sinh hoạt lý luận) trên cơ sở bài tham luận trong một cuộc Hội thảo khoa học trước đó của Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thiết học Mác Lê nin và thời đại, năm 1992), chúng tôi đã công bố một số kết quả nghiên cứu quan trọng trong hàng chục bài báo khoa học trên các tạp thí lý luận của Đảng (Tạp chí Cộng sản, Thông tin lý luận, Triết học, Nghiên cứu lý luận, Công tác khoa giáo, Nghiên cứu con người…. ) và có ba bài viết trong ba cuốn sách in chung (Di chúc Hồ Chí Minh và công cuộc đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2000 và Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới, Nhà xuất bản Đà Năng, 1998, tr.142-145; Nửa thế kỷ nghiên cứu và giảng dậy triết học Việt Nam, Viện Triết học xuất bản, 2000) đã được bạn đọc trao đổi và khích lệ. Và gần đây Nhà xuất bản Tổng hợp tp.HCM đã xuất bản cuốn Khoa học con người và nguồn nhân lực, hơn 300 trang, đây coi như một phần rất quan trọng nằm trong chủ đề của chủ nghĩa duy vật nhân văn. Tiếp theo công trình ấy, chúng tôi xin phép công bố công trình chủ nghĩa duy vật nhân văn và định hướng nhân văn của sự phát triển xã hội. Với các kết quả nghiên cứu được nâng cao, hệ thống hóa và sắp xếp tập trung vào 2 chủ đề (2 phần) để bạn đọc tiện theo dõi, và góp ý kiến.
PHẦN 1 : BÀN VỀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN VĂN
PHầN 2 : CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN VĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NHÂN VĂN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN.
Cụ thể là:
1. Những tiền đề khách quan tạo nên sự hình thành chủ nghĩa duy vật nhân văn; vấn đề xuất phát và đối tượng của chủ nghĩa duy vật nhân văn; quan hệ của chủ nghĩa duy vật nhân văn với một số khoa học liên quan trực tiếp, nhất là nhân học, văn hóa học; vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân văn đối với nhận thức khoa học và thực tiễn. Chủ nghĩa duy vật nhân văn trình bày ở đây, vừa là làm rõ cơ sở phương pháp luận hình thành, xây dựng một triết học nhàn văn Một số nội dung của chủ nghĩa duy vật nhân văn hay triết học về con người dưới ánh sáng khoa học và thực tiễn mới. Nhưng vì, chúng tôi đã xuất bản chuyên luận Khoa học con người và phát triển nguồn nhân lực nên vấn đề con người không trình bày nhiều ở đây.
2. Chủ nghĩa duy vật nhân văn có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thức bản chất của chủ nghĩa xã hội và vấn đề phát triển con người trong nền kinh tế thị trường, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Như vậy là thông qua triết học ấy cũng gợi ý một phương pháp tiếp cận nhân văn trong việc phát triển xã hội, phát huy nhân tố con người vì con người ở nước ta lên văn minh, hiện đại và chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta đã có khá nhiều sách chuyên luận bàn về vấn đề con người và chủ nghĩa nhân văn, nhưng việc đặt tất cả những vấn đề đó trong một hệ thống và nâng lên tầm khái quát như một hệ thống triết học riêng thì quả là còn quá ít. Đây không phải là một cuốn giáo trình mà là một chuyên luận, đang trong quá trình nghiên cứu có ý nghĩa như một nhập môn, đặt vấn đề, giới thiệu một cách tiếp cận về triết học con người và vận dụng triết học ấy. Tuy vậy, hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích, gợi ra cách suy nghĩ cởi mở cho bạn đọc quan tâm về triết học nhân văn, nhân học và vấn đề phát triển con người trong quá trình xây dựng thủ nghĩa xã hội trong tình huống đổi mới, hiện đại hóa hiện nay. Điều này càng quan trọng khi thúng ta đang thực hiện đề tài cấp nhà nước về phát triển con người và nguồn nhân lực, trong đó có vấn đề phương pháp luận của cách tiếp cận con người và văn hóa, mà công trình này của chúng tôi sẽ góp một cách nhìn rất đáng được quan tâm.
Công trình, vì vậy, nhìn nhận cả mặt lý luận khoa học và thực tiễn ở cấp độ khái quát, nhưng quán xuyến tất cả là một cách tiếp cận triết học cơ bản.
Là một vấn đề rất mới, nhạy cảm, phức tạp, lại mới nghiên cứu bước đầu, do tác giả khó tránh khỏi thiếu sót rất mong bạn đọc thông cảm và góp nhiều ý kiến xây dựng. Tác giả chân thành cảm ơn bạn bè gần xa khuyến khích và Nhà xuất bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuốn sách sớm đến tay bạn đọc.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12-2003
Kết Luận
1. Thời đại ngày nay là thời đại hướng tới chủ nghĩa nhân văn hiện thực, nhưng hiện tại đang có nhiều mâu thuẫn, nhiều mặt trong đời sống nhân loại còn phản .nhân văn. Nói cám khác, con người là nhân tố trung tâm và mục tiêu của sự phát triển nhưng con người chưa thật .sự được giải phóng, nhiều vấn đề từ đó đặt ra như vấn đề kỹ thuật sinh thái đến sự suy thoái nhân cách, những ngọn cứu mới về con người... ngày càng phức hợp, toàn diện
2. Thời đại đang đòi hỏi hoàn chỉnh triết học Mác- Lê nin, nhất là triết học về con người. Từ tư tưởng triết học của Mác về con người và giải phóng con người, cũng như từ nhiều tư tưởng triết học khác mà hạt nhân hợp lý của nó có thể làm phong phú cho một triết học mới về con người. Cần phải xây dựng một triết học toàn diện vế .con người trên lập trường duy vật và biện chứng. Triết học đó cô thể là chủ nghĩa duy vật nhân văn. Triết học này là thế giới quan và phương pháp luận tổng quát và chủ yếu để nhận thức con người tổng thể.
3. Triết học nhân văn nghiên cứu toàn diện các phương diện của con người thực tiễn đang hoạt động. Nhưng nhận thức về con người không dễ và chúng ta vẫn còn thiếu nhiều hiểu biết về con người. Khoa học hiện đại, đạo đức học và triết học Mác giúp ta sáng tỏ những bí ẩn ở nơi con người. Khó nhất là hiểu con người ở cấp độ chiều sâu tâm linh, trực giác, bản tính, bản năng và văn hóa của con người trong lịch sử tiến hóa. Nhưng không nên coi thường nhận thức con người về mặt hiện thực, con người kinh tế xã hội, con người văn hóa và chính trị đạo đức trong đời sống hàng ngày.
4. Những hiểu biết về con người và sự nghiệp giải phóng con người mà thời đại mang lại dưới sáng sáng của khoa học và chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và cả tư tưởng nhân văn tôn giáo đang định hướng cho xã hội chúng ta trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, một xã hội nhân văn hoàn bị và hiện thực ngày càng cao, phát triển con người tự do và toàn diện. Nhưng sự vận động đó là thông qua cuộc đấu tranh và xây dựng gian khổ lâu dài nhất là trong giai đoạn hiện nay, nhưng nhất định chúng ta sẽ giành được, đạt được mục tiêu đó.
5. Chủ nghĩa duy vật nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lê nin hiện đại, trên cơ sở kế thừa chủ nghĩa nhân văn trong lịch sử nhận thức nhân loại, là triết học trực tiếp soi sáng cho con đường đó. Tuy nhiên, trong công trình này chỉ mới trình bày khái quát và chưa đầy đủ, nhưng nó có thể gợi mở ra một hướng mới cho khoa học và thực tiễn hiện nay.
Nội dung khác
Review sách “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”
17/05/2019Tóm tắt nội dung 'Triết học Hội Tụ'
06/12/2021TS. Nguyễn Bá TrinhCố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ
31/12/2018L.TPhật giáo trong thời đại chúng ta
14/11/2018Nhiều tác giảNhững quy luật Tâm lý về Sự Tiến Hóa của các Dân tộc
28/05/2017Gustave Le BonDẫn nhập về hạnh phúc
08/06/2016Chiến tranh tiền tệ
27/06/2008Minh Bùi (sưu tầm)Nguyên lý Kim Tự Tháp Minto
23/06/2008Minh BùiĐợt sóng Thứ ba
25/02/2008GS. Nguyễn Hồng Phong (Viện sử học Việt Nam )Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên
17/01/2008Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu
14/12/2007Thạc sĩ Phạm Hùng