Bàn về Nguyên khí, Dương khí & Âm khí
Thống nhất nhận thức rằng: Sự chuyển hóa các quá trình bên trong một Sinh thể / Cấu trúc sống như thế nào sẽ quyết định các trạng thái của nó phát triển lành mạnh hay lụn bại
Khí: Trong khuôn khổ bài viết này, Khí được hiểu là sự hiện sinh nội tại lưu chảy bên trong, giữa những bộ phận khác nhau của một Sinh thể /Cấu trúc sống nhất thể, ví như: trong một Con người hay trong cấu trúc Xã hội. Dòng Khí trôi chảy biểu hiện sự luân lưu bình thường của các dòng tương tác sống, dấu hiệu về sự thông suốt trong toàn bộ Cấu trúc nhất thể đó. Trong Cấu trúc sống đó luôn xảy ra các quá trình đốt cháy, hay chuyển hóa vật chất, sản phẩm của quá trình đó là: Năng lượng + Cặn + Khí. Năng lượng dùng để nuôi cấu trúc hoạt hóa, Cặn bị đào thải thông qua ‘Dị hóa’, còn Khí, lấp đầy không gian bên trong Sinh thể / Cấu trúc sống, tạo nên môi trường đảm bảo cho chu trình tuần hoàn khép kín và cân bằng nội tại của chính nó. Đồng thời các hiện tượng của Sinh thể / Cấu trúc sống có thể nhận dạng được bởi và thông qua môi trường đó. (nên Y học Phương Đông hay có phương pháp: chẩn Khí / vân Khí / điều Khí / hoạt Khí…). Về phương diện vật chất là nhẹ nhất và dường như khó nhận thấy bằng cách thông thường trong hoạt động của Sinh thể / Cấu trúc sống. Để dễ hiểu chúng ta hãy hình dung đến mọi hoạt động đang xảy ra trên Trái đất, và tạo ra Bầu Khí Quyển vậy – Cũng tương tự như thế đang xảy ra trong một Sinh thể / Cấu trúc sống: như một Con người hay trong Xã hội của họ.
Nguyên khí: là Khí dưới dạng tinh khôi như cấu trúc tự nhiên ban đầu, xác lập cho Sinh thể có trạng thái cân bằng tối ưu, làm chúng khi sinh ra, với chính tiềm năng của mình, có tiềm năng là tối đa để ứng xử, đối ứng, trao đổi trong các quan hệ tương tác với các Bộ phận khác / Cấu trúc khác. Bởi vậy, trong quá trình sống, chúng mang trong bản thân tiềm năng tối đa ấy đi dần đến sự trưởng thành lành mạnh, cân bằng. Nguyên Khí không chỉ có từ thuở ban đầu mà còn luôn được sinh ra khi Sinh thể / Cấu trúc sống nằm trong tình trạng cân bằng theo đúng qui luật tự nhiên với Môi trường. Đến lượt nó lại có tác dụng đóng góp cho việc củng cố sự cân bằng đó theo chiều hướng trong lành… Trong quá trình sống sự lệch lạc, không cân bằng… bên trong và bên ngoài… lâu không được (set / clean / back / make / get…) up nên trạng thái đó dần bị lệch pha, không giữ được tỉ lệ (lượng và chất) để có trạng thái cân bằng tối ưu ban đầu, nên lệch lạc và tha hóa…
Dương Khí: là phần Nhiệt của Khí nói ở trên, mang Năng lượng sống – dưới dạng Công năng, nuôi dưỡng sự chuyển hóa theo chu trình thuận, làm thanh sạch môi trường bên trong Cấu trúc đó. Nhờ thế kích thích các phản ứng ‘sinh thành’ và tương tác của các Bộ phận trong chính nó và với nhau, để trưởng thành và lớn mạnh. Ví như bầu khí quyển bao quanh Trái đất khi được ấm nóng nhờ ánh sáng Mặt Trời thì muôn sự sống dễ đâm chồi nảy lộc, sinh sôi vậy… Hay nhiệt thân thể của Người Mẹ lan tỏa sang làm đứa con họ yên ổn và tương tác cho cơ thể nó phát triển được bình thường… Dương Khí luôn có khuynh hướng ‘bốc lên’ do đó tăng cường các ‘quá trình thuận’ của sự sống và làm sự sống, các Bộ phận hội nhập thuận lợi dễ dàng, tham gia tích cực vào chu trình tuần hoàn chung trong môi trường của Cấu trúc. Dương Khí quá mạnh sẽ làm cho Sinh Thể / Cấu trúc sống dẫn đến cực đoan, tự hủy hoại sớm
Âm khí: Nền nhiệt của Sinh thể / Cấu trúc sống, tạo nên khoảng tối tiềm ẩn, nhưng ‘vùng sình lầy’ trong Sinh thể / Cấu trúc sống, đủ để duy trì ‘vi khuẩn’ / ‘cái xấu’ tồn tại ở mức tối thiểu, vốn dĩ điều đó tạo nên khả năng phân hủy độc tố, giữ cho nó có khả năng ‘Đề Nguyên’ để tiết tố ra những năng lực chống đỡ và tiến hóa. Nếu ví Sinh Thể / Cấu trúc sống như hộp kính, khi nó đủ ‘tối’ sẽ hấp thụ được ánh sáng bên ngoài chiếu vào. Nhưng nếu Âm khí nhiều qua đến mức làm ‘Hộp kính’ dần đen kịt lại, đặc lại bởi u đọng, độc tố bị tích lũy… Mà không tự hủy… sẽ mất khả năng đó và Sinh thể / Cấu trúc sẽ bị hủy hoại, thoái hóa bởi muôn vàn ‘bệnh tật’ / ‘bệnh hoạn’ từ tự sản sinh bên trong và không ngăn được bên ngoài xâm nhập vào nó.
Trên cơ sở những định nghĩa như vậy, một lần nữa tôi đưa ra định nghĩ về Sự cân bằng lành mạnh của mỗi cá thể(Sinh thể / Cấu trúc sống) :
Đó là trạng thái Khí được thông trong Sinh thể / Cấu trúc sống để luôn tồn tại Nguyên Khí, Âm khí & Dương Khí, với một tỉ lệ đảm bảo cho tính Ngũ tương (tương vị / tương đối / tương tác / tương sinh / tương khắc) của chính nó và tạo nên sự chuyển hóa tích cực giữa các Bộ phận trong Sinh thể / Cấu trúc được diễn ra thuận lợi, làm Sinh thể / Cấu trúc sống hoạt hóa, thanh sạch, đề nguyên để phát triển lành mạnh, đồng thời tuân thủ, hợp thuận với các qui luật của môi trường sống.
Thống nhất cách hiểu như vậy sẽ làm tiền đề nhận thức rất tốt đề người ta học được dễ dàng và đúng đắn Thiền Định / Khí Công nhằm giữ gìn sức khỏe (tôi sẽ đăng tiếp trong những bài tới )
Tôi đã có một bài viết ‘Sự sống, môi trường và đẳng cấp loài’, ở đây tôi trích lại những yếu tố tạo nên sự cân bằng của Môi trường trong đó có các Sinh Thể / Cấu trúc Sống, nhờ sự cân bằng đó mà không gây ra sự u bế, vẩn quẩn, tích nạp cực đoan…: của Nguyên Khí, Dương Khí, Âm Khí trong mỗi một Sinh thể / Cấu trúc sống…
• Atmosphere (Khí quyển) - phải đi đến sựThanh Sạch
• Ecosphere (Sinh quyển) - phải đi đến sựCân bằng
• Phychosphere (Tâm quyển) - phải đi đến sựMinh sáng
• Sociosphere (Xã quyển) - phải đi đến sựChính chuẩn
• Noosphere (Trí quyển) - phải đi đến sựThức hành
Chúng ta cần nỗ lực và rèn luyện để tạo ra trong Bản thể mình Nguyên Khí, Dương Khí, Âm Khí như định nghĩa nêu trên. Nhưng hiểu rộng ra …Chính sự bất cập của “Ngũ Quyển’ này là nguyên nhân ghê gớm dẫn đến sự tha hóa, suy đồi và phá hủy Thế Giới / Xã hội / Con người.
Thông qua bài này, tôi muốn cùng mọi người thấy dễ hiểu và ngẫm nghĩ sâu sắc hơn về ý nghĩa của điều vẫn thỉnh thoảng vẫn nghe nói: ‘Âm thịnh Dương suy’…hay câu: ‘giữ gìn Nguyên Khí’… Thực ra là như thế nào và căn nguyên của những điều bất cập gây ra nó.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng