Về chức năng dự báo triết học
Xem xét sự phát triển của khoa học, người ta thấy nó không rời một bước khỏi văn hoá mà nội dung cơ bản là truyền thống. Không gian trước hết là phạm trù của văn hoá, đã nằm trong ngôn ngữ hàng ngày. Với tư cách là phạm trù của văn hoá, không gian có mặt trong tác phẩm nghệ thuật, trong biểu tượng thông dụng của con người về những đối tượng ở môi trường bao quanh, v.v..
Khoa học trung cổ có một vũ trụ quan dựa vào hệ thống địa tâm Ptôlêmê và được sửa chữa thêm bằng những tư tưởng tôn giáo. Vật lý học thời đó xem xét sự vận động của các vật thể theo quan-niệm của Arixtốt - mỗi vật thể chiếm một chỗ của nó. Những biểu tượng về không gian trong khoa học trung cổ là một trong những trở ngại cho việc xuất hiện những lý thuyết mới với tư cách là sự tống hợp của sự miêu tả toán học về tự nhiên và về nghiên cứu thực nghiệm.
Thực nghiệm vật lý đòi hỏi phải tái tạo lại trong những điềm khác nhau của không gian và vì vậy, có thể gọi đó là quan niệm về không gian thuần nhất và đẳng hướng ( mọi điểm và mọi trường đều đồng nhất ). Để cho quan niệm đó thắng thế trong khoa học, phải phá bỏ tận gốc nhiều phạm trù trong văn hóa trung cổ và phải hình thành một nền văn hoá mới. Điều đó đã xảy ra ở thời Phục hưng. Khi đó nội dung của phạm trù không gian đã được kết cấu lại, được sửa lại. Sự việc rất có ý nghĩa khi thấy quan niệm của ơclít về không gian thuần nhất trong vật lý học đường như đã cộng hưởng với những quá trình hình thành những ý tướng mới trong nghệ thuật tạo hình ở thời kỳ Phục hưng. Hội hoạ được hình thành trong quan niệm với viễn cảnh của không gian ơclít được coi như một dữ kiện thực tại cảm tính của tự nhiên.
Ngày nay người ta cũng chứng kiến một sự song hành giữa những ý tướng của tính tương đối trong vật lý học (xây dựng một lý thuyết về tính tương đối ) và quan niệm nghệ thuật mới về thế giới, trong đó có những cách miêu tả và phân tích những hoàn cảnh của con người trong chủ nghĩa ấn tượng và trong nhiều trường phái khác của chủ nghĩa hiện đại ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. ở đây người ta thấy ý thức, thế giới tinh thần và thế giới quan của tác giả không đặt lên trên thế giới tinh thần của các nhân vật, mà cùng tồn tại và đối thoại với với nhau, dẫu rằng trong tác phẩm, giữa các tác giả và các nhân vật không có chung một không gian như trong cuộc sống hàng ngày.
Sự phát triển đó, về cơ bản, xuất phát từ một thế giới quan được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau của sáng tạo văn hoá, và thế giới quan đó có thể giải thích được nếu người ta thấy được rằng những phạm trù không chỉ khu trú ở một nơi nào đó trong tổn tại của văn hoá mà thâm nhập vào mọi lĩnh vực của nó. Vì vậy, việc biến đổi nội dung của phạm trù được xuất phát từ những nhu cầu mới của xã hội và được phản ánh trong một hay nhiều lĩnh vực của văn hoá không tránh khỏi việc gây nên ảnh hưởng đối với các lĩnh vực khác.
Khi rút những phạm trù từ văn hoá, triết học sẽ thể hiện những phạm trù đó dưới hình thức khái niệm - lôgíc, tức những phạm trù triết học. Trong quá trình giải thích, phân tích về mặt triết học, những phạm trù của văn hoá sẽ bị đơn giản hoá hay "sơ đồ hoá" Khi chúng thể hiện bằng khái niệm triết học thì sẽ nổi lên phương thức khái niệm - lôgíc lý giải về thế giới, còn về mặt nghiệm sinh (Vécu ) đối với thế giới sẽ bị loại trừ và một số nghĩa có tính cá nhân tồn tại trong những phạm trù của văn hoá thì vẫn nằm trong bóng tối.
Quá trình suy tưởng triết học về những cấu trúc của thế giới quan gồm nhiều cấp độ; mỗi cấp độ tương ứng với một loại hình nhận thức và với một kiểu lý giải những phạm trù triết học. Có thế coi đó là những cấp độ cao của sự duy lý hoá triết học của những nền tảng văn hoá được thực hiện nói chung trong khuôn khổ của hoạt động triết học. Nhưng trước khi những hình thức đó của bộ máy khái niệm triết học xuất hiện, tư duy triết học đã tiết ra, đã nằm trong những hiện tượng văn hoá vô cùng khác biệt.
Quá trình lý giải triết học một cách phức tạp những phạm trù văn hoá không chỉ diễn ra trong lĩnh vực triết học mà còn trong nhiều lĩnh vực khác (trong các khoa học nhân văn, trong nghệ thuật, v.v. ). Trong nghệ thuật, những suy tư triết học thường xuất hiện dưới hình thức hình ảnh. Về nguyên tắc, những tập hợp phức tạp và độc đáo về những tư tưởng triết học đều có thể phát triển trên cơ sơ đó.
Trong văn học cuối thế kỷ XIX, cùng với cuộc cách mạng trong khoa học và kéo theo đó là sự biến đổi sâu sắc trong triết học, cùng diễn ra một sự rút ra từ văn hoá những phạm trù để trở thành những hệ thống triết học thực sự đồng kết. Thậm chí người ta nói, mỗi nhà văn đều mang trong mình một nhà triết học. Những khái niệm triết học có vai trò hấp dẫn ngang với những hình tượng văn học.
Như vậy, chúng ta nhận thấy có hai nguồn gốc tạo nên tri thức khoa học:
- Một là, suy tư về những hiện tượng khác nhau của văn hoá (tinh thần và vật chất ), trong đó có những tư tưởng truyền thống và việc làm sáng tỏ những biến đổi đã diễn ra trong những phạm trù của văn hoá trong suốt chiều dài của sự phát triển xã hội.
- Hai là, việc xác lập những liên hệ lôgíc thích hợp giữa những phạm trù triết học, sự tương tác giữa chúng như những yếu tố của hệ thống đang phát triển một khi sự thay đôi của một yếu tố này thì cũng gây nên sự thay đổi của những yêu tố khác. Nguồn gốc thứ hai này dựa vào việc sử dụng bộ máy thao tác lôgíc nhằm xử lý những phạm trù triết học như những đối tượng tư tưởng đặc biệt. Điều đó cho phép đưa ra những định nghĩa mới nhờ "sự vận động bên trong" của hệ thống những vấn đề triết học .
Đương nhiên, không nên tuyệt đối hoá một nguồn gốc nào đó của tri thức triết học. Sự phát triển tự thân, "bên trong" của những phạm trù triết học sẽ trở nên phong phú và vững chắc hơn nếu người ta đồng thời triển khai những mối liên hệ "bên ngoài", trực tiếp của chúng với bối cảnh văn hoá - xã hội và khoa học - kỹ thuật của thời đại. Việc làm cho nhưng phạm trù đó chứa được nội dung mới nhờ sự suy tư về những nền tảng của văn hoá, sẽ làm xuất hiện những tiền giả định cho mỗi giai đoạn sau của sự phát triển lý luận. Sự phát triển đó bảo đảm một phần lớn cho sự hình thành trong triết học những mô hình phạm trù độc đáo về thế giới.
Từ những nguồn gốc đến sự phát triển của tri thức triết học trong khoa học, người ta thấy chính nó với tư cách là nền tảng của khoa học đã làm cho khoa học không ngừng phát triển, mà đã phát triển thì không thể không hé ra một dự báo. Người ta không thể không bàn tới chức năng dự báo của khoa học, mà khả năng ấy nằm trong cơ cấu triết học của nó.
Triết học có khả năng sáng tạo những khuôn phạm trù cần thiết trong khoa học trước khi khoa học còn chưa điều khiên được những kiểu đối tượng tương ứng. Việc ứng dụng nhưng phạm trù triết học trong nghiên cứu cụ thể sẽ làm phát triển và phong phú những phạm trù đó. Nhờ lĩnh hội được nội dung mới của chúng, sự suy tư triết học về khoa học sẽ tạo nên một khía cạnh riêng của sự nhận thức triết học đối với thực tại mà ở đó bộ máy phạm trù triết học đang phát triển.
Nói vậy không có nghĩa là nghiên cứu triết học tự mình giải quyết mọi vấn đề khó khăn của khoa học. Nhưng dù sao, đó cũng là một trong những tiền giả định cần thiết để phát triển khoa học. Chỉ cần nhìn qua sự phát triển của lịch sử triết học và lịch sử khoa học, người ta cũng có thể tìm được không ít ví dụ về chức năng dự báo của triết học đối với khoa học tự nhiên. Chẳng hạn, thuyết nguyên tử một mũi tiên công chủ chốt của khoa học tự nhiên, đã ra đời ngay từ buổi bình minh của nền văn minh loài người và nó được tiếp tục phát triển trong nhiều trường phái triết học cho tới khi khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật đạt tới trình độ cần thiết để biến nó từ một dự báo triết học thành một phát minh khoa học.
Có thể kể tiếp một ví dụ điển hình khác. Đó là nhừng ý tưởng triết học của Lépnít khi đề cập tới những hệ thống lớn đã về tự nhiên trong tổng thể của nó như một sơ đồ cấu trúc và vận hành của nhưng hệ thống cơ giới, dẫu rằng vào thời kỳ đó, nhận thức khoa học mới biết tới những đối tượng còn đơn giản - những hệ thống đơn giản ( khoa học tự nhiên ở thế kỷ XVII còn bị thống trị bởi bảng cơ giới về thế giới ).
Trong học thuyết đơn tử, Lépnit đã đề cập đến nhiều vấn đề , song hầu hết các vấn đề đó đều chịu ảnh hưởng của quan niệm cơ giới. Đó là các vấn đề quan hệ giữa bộ phận và toàn thể, những tác động không phải là những tác động của lực, nhưng liên kết giữa tính nhân quả, tính ảo và thực tại - tất cả đã nhất trí một cách lạ lùng với những mô hình và nhiều quan niệm trong vũ trụ học hiện đại và trong vật lý học các hạt cơ bản.
Những mô hình vũ trụ của Fridman và của Plank đã đưa ra những biểu tượng về quan hệ giữa bộ phận và toàn thể, về nhiều lẽ, đã gợi lên bảng tương tác của các đơn tử. Nói về sự gần gũi với những tư tưởng của Lépnít có thể kể tới những quan niệm về thế giới được phân nhanh và được phát triển của H.Evert, J.Mhecler và B.S. de Witt. Đó là những quan niệm về những hạt của thế giới vĩ mô - những hạt tiềm tàng chứa tất cả các hạt khác - hay cách nhìn những đối tượng vĩ mô như là sự biểu hiện của thế giới vĩ mô, v.v.
Nói như trên không có nghĩa là mọi biểu tượng mới của vật lý học đều bắt nguồn cảm hứng từ triết học của Lépnít. Những yếu tố duy lý trong triết học Lépnít đã thâm nhập vào hệ thống quan niệm về thế giới. Người ta thấy ở đó những nét về biện chứng của những đôi tượng phức tạp. Những tư tưởng của Lépnít đã ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển sau này của tư duy triết học. Những lý giải về nội dung của những phạm trù triết học sau này đã triết học Lépnít gợi lên đã góp phần vào sự phát triển của những phạm trù đó, và theo nghĩa đó, cho phép nói về ảnh hưởng trung gian ( bởi lịch sử triết học và lịch sử văn hoá ) của triết học Lépnít đối với thời hiện tại. Vì vậy, thật có lý khi cho rằng tư tưởng về độ dài và tính đồng thời của H.Béc xông là một đàm thoại với lý thuyết về tính tương đối của A.Anhxtanh.
Khi xem xét vấn đề chức năng dự báo khoa học cửa triết học trong quan hệ với những , nghiên cứu riêng biệt, không thể quên những biểu tượng cơ bản đối với các khoa học hiện
đại có quan hệ với những đối tượng mang khả năng tự phát triển. Trong các phạm trù tạo nên ảnh hưởng của những đối tượng đó đã nêu lên nhưng biểu tượng trước khi các khoa học tự nhiên quan tâm tới. Chính trong triết học đã nổi lên ý tưởng đầu tiên về sự tồn tại của những đối tượng như thế và của những nguyên tắc lịch sử đã được phát triển. Điều đó đòi hỏi khi đề cập tới một đối tượng phải tính tới sự phát triển trước kia và khả năng phát triển sau này cua nó.
Có thể nói, triết học Hêgen đã có những đóng góp giá trị vào sự hình thành bộ máy khái niệm cần thiết cho sự nhận thức và những đối tượng tự phát triển. Trong phép biện chứng của Hêgen, những hệ thống Phát triển có một số đặc điểm quan trọng: những khả năng (bằng cách chỉ ra nhưng mâu thuẫn mở đầu trạng thái nguyên thuỷ, mầm mống) và những trình độ tổ chức không ngừng mới; những thiết kế của toàn thể hệ thống phức tạp do sự xuất hiện mỗi một trình độ mới (dấu dưới một hình thức chưa hoàn chỉnh ).
Triết học Lépnít và triết học Hêgen có thể là nền tảng triết học của khoa học cổ điển, nhưng chủ nghĩa duy lý cơ giới chứa đựng trong đó không thoả mãn được sự phát triển của khoa học hiện đại. Vì vậy, phải có chủ nghĩa duy lý mới và siêu hình học mới. Chủ nghĩa duy lý mới không coi cái duy lý là tất cả; nó thừa nhận cả cái phi duy lý. Siêu hình học mới bỏ lại phía sau nó siêu hình học cũ (chỉ tôn thờ duy nhất một lý trí) và đòi hỏi phải có chủ nghĩa đa nguyên nhân vị lấy mỗi chủ thể hoạt động làm trung tâm của hoạt động khoa học. Vai trò nhân vị của khoa học chính là yếu tố quyết định trong sáng tạo khoa học. Nhà triết học Pháp Alain de Libra coi tiên tri (dự báo) là "tiên tri tự nhiên", không phải là siêu tự nhiên vì nó xuất phát từ một kiến thức về thực tế của sự vật. Nhưng tất cả các nhà triết học về khoa học (từ K.Pôppơ, đến trường phái lịch sử Mỹ) đều thấy con đường qui nạp trong khoa học hiện đại không còn triển vọng. Rằng, trong sáng tạo khoa học cần phải nhờ cậy vào những khả năng thuộc nhân vị con người. Kiến thức về thực tế của sự vật không thể dẫn thẳng tới nhưng phát minh, dự báo khoa học; phải có một trung gian nữa: sức tưởng tượng của con người Một số người theo siêu hình học cho rằng tưởng tượng của cá nhân sẽ dẫn tới "không tưởng". Nhưng trong cuôn Hệ tư tưởng và không tương, Karl Mannhein lại có quan niệm (được nhiều nhà khoa học đồng tình ) cho rằng khác với hệ tư tưởng, không tưởng không đồng nhất với "ảo tưởng"; không tưởng là một thông điệp, là một dấu hiệu về sự thay đổi của cái khả thể là điều kiện không thể thiếu giúp chúng ta hình đung ra những mô hình khác có thể có trong tương lai.
Tóm lại, sự đối chiếu lịch sử triết học với lịch sử khoa học tự nhiên cho phép khắng định rằng triết học có những khả năng dự báo trong nghiên cứu khoa học bởi vì nó có thể đưa ra trước những cấu trúc phạm trù sẽ là cần thiết cho sự phát triển không ngừng của khoa học.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt