Trăm năm… nghìn năm…

09:21 CH @ Thứ Ba - 04 Tháng Bảy, 2006

Chuyện thời sự ngày xưa: nhà bác học tìm ra nguyên lý đòn bẩy, để khẳng định sự đúng đắn của mình, đã hùng hồn tuyên bố “Cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Nhại lại tuyên ngôn kia, cũng một chuyện thời sự thời Khai sáng, một nhà bác học tuyên bố “Cho tôi giáo dục, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Không nhại ai hết, từng có một nhà bác học thời đương đại đã nói với một vị thủ tướng không hiểu trọn vẹn ý tưởng người đối thoại “Cho tôi học sinh lớp một của cả nước, tôi sẽ dạy lại cách tư duy cho cả một dân tộc”.

Theo dòng lịch sử, một dân tộc thường vẫn định kỳ được học đổi mới tư duy. Tiếc rằng những bài học không định kỳ thường chỉ đến với người lớn tuổi theo lối ăn xổi. Chẳng hạn, khi tại một vài vùng trong cả nước bùng nổ ra các cuộc đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, chống cường hào ác bá, chống cả những cuộc thay đổi kỹ thuật dẫn đến thất nghiệp, đó đều là những bài tập ngắn về thay đổi tư duy cho người lớn tuổi. Đến khi từ một vùng nó lan ra khắp các vùng, khi đó có bài tập lớn về thay đổi tư duy, nhưng cũng vẫn chỉ là cho người lớn tuổi. Đặc điểm của những trường học, lớp học cho người lớn tuổi là việc học diễn ra theo phong trào. Phong trào là những làn sóng. Mà sóng thì có lúc dâng cao và có lúc tụt thấp. Đặc điểm nữa của các làn sóng là khi chúng dâng nước lên thì chúng vừa đẩy lên cao những thứ nặng như kim cương vốn ẩn ở tầng nước sâu bên dưới vừa để lại trên mặt nước cả rác rưởi nữa. Những rác rưởi trong tư duy chính là những điều ngộ nhận. Rác rưởi trong tư duy cũng là sự con người không khi nào thực sự trưởng thành, có lớn mà vẫn không có khôn.

Thay đổi tư duy cho trẻ em phải tiến hành chậm nhất là từ khi các cháu đang còn ẵm ngửa. Nhưng công cuộc đó chỉ có thể tiến hành ở gia đình. Còn tiến hành theo lối có tổ chức, đồng loạt cho cả cái dân tộc năm-sáu tuổi đời kia, thì chắc là phải chờ tới tuổi các cháu vào lớp một. Một tỷ lệ nhất định con em trước giai đoạn năm-sáu tuổi có thể nhận sự rèn luyện tư duy trong gia đình song song với trường mẫu giáo. Nhưng cái tỷ lệ tuyệt đối rèn luyện tư duy cho đủ một trăm phần trăm các cháu thì chỉ có thể đợi xã hội tổ chức cho, và tiến hành trong hệ thống nhà trường giáo dục phổ thông. Không tiến hành từ lớp một, và không tiến hành cho các cháu biết ăn ngủ, biết học hành là ngoanvà đợi đến đại học mới đổi mới tư duy thì đã quá muộn.

Điều quan trọng để các cháu biết ăn ngủ, biết học hànhngay từ trường phổ thông và bắt đầu từ lớp một là người lớn phải biết cách tổ chức việc ăn ngủ học hành đó. Người lớn là những ai? Trước hết đó là các nhà sư phạm. Nhà sư phạm không chỉ lao đầu vào sửa sách giáo khoa và soạn sách tham khảo vô căn cứ, mà trước hết cần biết cách thứctrẻ em ăn ngủ ra sao và học hành như thế nào là đúng. Người lớn không chỉ đứng ra giảng giải thiên hô bát xát, mà phải tổ chức việc học của trẻ em theo cách họcđúng với tinh thần thời đại. Người lớn-nhà sư phạm không chỉ mở cổng cái nhà trường mỗi buổi sáng đã coi là xong việc, mà còn phải biết đổ đầy nội dung bên trong cái phương pháp nhà trường ấy. Dĩ nhiên sau người lớn-sư phạm, còn có những người lớn có trách nhiệm tổ chức cho các nhà sư phạm thành công trong sự nghiệp trăm năm trồng ngườicủa họ. Súng đã kéo vào trận địa sẵn sàng nhả đạn, mà nhà quản lý bảo gấp càng lại và kéo đi chỗ khác, vì đang mải bận ưu tiên chống tham nhũng, thì nhà sư phạm có tài thánh cũng bó tay và nhà trường sẽ thả sức hứng chịu những bẻ bai của xã hội.

Nhưng điều kiện tiên quyết để người lớn hoàn thành trách nhiệm huấn luyện tư duy mới cho cả một dân tộc năm-sáu tuổi đời lại nằm trong tay người lớn-nhà sư phạm. Và nhiệm vụ đó cũng lại chỉ gói gọn trong một điều này thôi, phải biết rõ trẻ em học như thế nàođể dựa trên những hiểu biết đó mà tổ chức việc học của trẻ em.

Ngay từ lớp một, trẻ em đã phải có cách họcđể có thể sở hữu ba kiểu ngôn ngữ đặc trưng ba lối tư duy của loài người.

Trước hết có lối tư duy với đối tượng tự nhiên. Chẳng hạn, số là một đối tượng tự nhiên, do đó toán học là cách học mang tính phương pháp nhà trường để có lối tư duy lô gích của số. Vật chất là một đối tượng tự nhiên, do đó vật lý học, hóa học là cách học để có lối tư duy thực chứng đối với các dạng tồn tại của vật chất. Đặc điểm của cách học các môn học “tự nhiên” này, cũng là cách chiếm lĩnh các đối tượng này, ấy là tính khách quan, tính phân tích, tính thực chứng.Ngay từ lớp một, trẻ em đã không chỉ học bằng kinh nghiệm để biết 3 lớn hơn 2, mà còn phải biết chứng minh vì sao 3 lớn hơn 2. Cũng ngay từ lớp một, cách học theo lối “xóa nạn mù chữ” cũng sẽ phải được tiến hành theo cách thứckhác hẳn, đó là cho trẻ em biết cách nghiên cứu mang tính ngữ âm họcđối với các vật liệu là tiếng Việt.

Loài người còn có cách tư duy theo lối ẩn dụ gửi trong các sản phẩm nghệ thuật. Tư duy ẩn dụ tiến hành không bằng cách khách quan, phân tích, thực chứng, mà bằng tưởng tượng, liên tưởng.Việc học văn thơ ở nhà trường không phải là để học đạo lý. Học toán mà giỏi thì cũng sẽ có cái đạo lý của nhà lô-gích, với tư duy độc lập và thực chứng, không chịu ăn theo và nói leo. Học khoa học lịch sử mà giỏi thì cũng có đầu óc phân tích các sự kiện mà do chỗ chúng không xảy ra ngay trước mắt nên càng đòi hỏi cái đạo lý của con người lịch sử chịu tìm tòi đến kiệt cùng sự kiện, chứ không dừng lại ở tuyên truyền lòng ái quốc. Việc học văn và thơ ở trường phổ thông là cái mẫu để hiểu biết các dạng hoạt động nghệ thuật khác của con người. Có được cái tư duy nghệ thuật từ trường phổ thông thì khi lớn lên sẽ thấy một tài năng như tác giả “Cánh đồng bất tận” là không thay thế được; những ai khác chết thì có ngay một nghìn lá đơn xin thế chỗ, nhưng Nguyễn Ngọc Tư chết, sẽ chẳng có nổi một ai thế chân.

Và loài người có cách tư duy thứ ba cần huấn luyện cho trẻ em ngay từ khi nhỏ tuổi và nhất là từ khi đến trường học lớp một, đó là lối tư duy không nói thành lời. Lối tư duy vô ngôn này bộc lộ những phẩm chất rất khó phân biệt giữa cách chủ thể biểu hiện ra và động cơ thật của chủ thể. Ta cần nhận rõ sự thành thực trong câu nói của vị thay mặt Đảng ủy Bộ Giao thông Vận tải: “Trước khi bị bắt, họ là những đảng viên tốt”. Ông này chỉ bộc lộ một cách học chưa đủ và chưa đúng ngay từ lớp một, vì ông không có hiểu biết về lối tư duy vô ngôn. Yêu thương, ganh ghét, nhớ nhung, ghen tuông, giận hờn, cảm thông, hận thù… những phẩm chất này có thể biểu hiện trùng hợp hoặc trái nghịch với động cơ thực của chủ thể. Cũng như một bà già Việt Nam ít học nhưng biết làm phúc và yêu thương thực sự là một bậc chân tu so với những người mang đô-la giả đi gặp đồng chí Chúa Kho mặc cả vay mướn; những vị chân tu này sẽ không tu cái bàn tay khi ra khỏi cửa chị Chúa Kho để bốc thịt chó và chăm phần chăm dzô dzô dzô.

Các nhà sư phạm hiện đại cho rằng cái phẩm chất tư duy vô ngôn gắn bó rất chặt với hai cách tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật đã nói bên trên. Một vị lang băm không thể nào có y đức, vì có nổi cơn yêu đồng loại thì cũng bó tay vì không có nghề. Một người không biết bơi thì không thể cứu đồng loại dưới nước. Người vớ vẩn về nghệ thuật làm sao có thể hiểu nối một cái “cánh đồng bất tận” của quê hương đất phèn nhà mình? Chính vì thế mà có câu nói rất hay này về sứ mệnh trăm năm nghìn năm trồng người, xin chép tặng bạn đọc để thay lời kết: “nếu bạn rời khỏi một ngôi nhà và không ngó ngàng gì trong một thời gian dài, nhà có thể biến thành đống gạch. Nhưng nếu bạn có bỏ một đống gạch mà đi và chẳng ngó ngàng gì trong thời gian bất kể bao lâu, thì đống gạch tự nó chẳng thể nào biến thành ngôi nhà”.(Michael White & John Gribbin, Einstein A Life in Science, trang 27-28, Simon & Schutter UK Ltd xuất bản, 1993, 1994, 1997, 2005).

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có những người bay: Thầy dạy bay và bầu trời bay

    16/06/2019Nguyễn Đức LamKhông có lẽ năm này qua năm khác ta cho ra trường đời những "chú gà công nghiệp" mãi sao? Đâu rồi những chú chim ưng dũng cảm, kiêu hãnh, tung cánh vào bầu trời khoáng đạt, bao la? Làm thế nào để có những chú chim ưng biết bay và dám bay?
  • Đầu tư học tập - đầu tư quan trọng nhất cho bản thân, đất nước

    10/10/2018Khiết Hưng - Hương GiangĐiều quan trọng nhất mà tôi muốn nhắn gửi các bạn là phải đầu tư vào việc học tập của mình. Những việc làm lý thú, đem lại nhiều tiền, giúp cải thiện thế giới, cải thiện cuộc sống của các bạn... đều đòi hỏi rất nhiều từ việc học tập...
  • Có phải là tính hiếu học?

    15/09/2018Nghiêm Xuân MinhNhững điều thực tiễn quan sát được gợi cho tôi phải suy nghĩ về truyền thống hiếu học của người Việt chúng ta và tôi có phần hoài nghi về sự khẳng định tính hiếu học đó.
  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • Bàn về “Cái vô lý” và “Cái thiếu hiểu biết” trong xã hội

    01/07/2015Vũ Duy PhúLâu nay, những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đều thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định “Triết lý Giáo dục". Có lẽ cũng không thừa, nếu nói một chút về khái niệm Triết lý nói chung...
  • Độc quyền, độc đoán, sợ trách nhiệm và sợ sai

    15/05/2015Tôn Thất Nguyễn ThiêmHãy khởi đầu bằng mấy sự việc: Cách đây hơn 30 năm (1973), một nhà kinh tế học người Pháp, G. Anderla, đã tính toán là tri thức của nhân loại được nhân lên gấp đôi mỗi 6 năm...
  • Tư duy "kinh kệ": Đương đầu với cái sai

    06/12/2014Số liệu thống kê từ các nước phát triển cho biết kể từ 1995, tối thiểu mỗi ngày có ít nhất 4.000 tựa sách khoa học được phát hành và bổ sung vào thư mục ở các thư viện ĐH và trung tâm nghiên cứu...
  • Quan niệm giáo dục “Tự Tân” của Phan Bội Châu

    28/10/2014TS Dương Thiệu TốngNhững từ tưởng và hoạt động giáo dục của cụ Phan Bộ Châui suy ngẫm về các vấn đề canh tân văn hóa giáo dục, canh tân xã hội đáng để chúng ta quan tâm đến...
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Không phải chấn hưng mà là cách mạng giáo dục

    20/11/2013Hoàng VănVào năm 2005, nhiều người đã từng tạm yên lòng với đề xuất mới: Năm 2005, năm chấn hưng giáo dục... Nay, rõ ràng cần có một cuộc cách mạng giáo dục, thoát ly hẳn với suy nghĩ cũ về đào tạo con người như một cách sản xuất công cụ!
  • Cải cách giáo dục nhìn ra thế giới

    07/09/2013Xã hội thay đổi, mục tiêu của giáo dục cũng phải thay đổi theo. Xây dựng chương trình cải cách giáo dục riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu trong nước, nhưng tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục đích: Dạy - học như thế nào để có hiệu quả nhất. Xin giới thiệu cách dạy học ở một số quốc gia để các bạn có thể so sánh với nội dung cải cách giáo dục ở nước ta...
  • Làm sao “lớn” được với một nền giáo dục yếu kém?

    17/06/2006Phan Thanh (Khánh Hòa)Nước Việt Nam ta chỉ có thể lớn lên được với một nền giáo dục đúng nghĩa bắt đầu từ tình yêu đất nước, ý thức công dân, đề cao lòng chính trực, căm ghét sự dối trá. Nền giáo dục ấy không có gì quá tốn kém, quá khó khăn đến nỗi phải tốn hàng ngàn tỉ đồng để liên tục thay đổi chương trình, làm mỏi mệt biết bao thế hệ con người...
  • Cần một hội nghị “Diên Hồng” trong giáo dục

    16/06/2006Hạ AnhNgày 12/7/2004 là một ngày rất có ý nghĩa với ngành diáo dục, khi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Phan Văn Khải. Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về giáo dục nhằm nghe các nhà giáo hiến kế đế canh tân nền giáo dục nước nhà đang có nhiều bức xúc- Một ngày không đủ thờigian cho những cánh tay giơ lên liên liếp đề nghị đăng đàn...
  • Để hội nhập, phải hiện đại hóa giáo dục

    01/06/2006GS Hoàng Tụy vừa trở về từ Mỹ trong một dự án hợp tác khoa học. Trong bộn bề công việc, ông vẫn dành cả một buổi chiều để cùng PV Đại Đoàn Kết trao đổi về những việc của khoa học và giáo dục...
  • Của thời bội thu trái đắng

    26/05/2006Huỳnh Ngọc ChiếnNền giáo dục, nền tảng của mọi nền tảng, mà hơn cả ¼ thế kỷ vẫn chưa đặt nổi nền tảng cho một bộ sách giáo khoa...
  • Trên học lễ!

    23/03/2006Hà Văn ThịnhChỉ trong một số báo Lao Động mà thông tin 3 chuyện động trời về trường học. Tại sao có thể ngang nhiên cho học sinh nghỉ học để lấy trường học tổ chức đám cưới cho con của "quan"? Tại sao không có bằng THPT vẫn có bằng tốt nghiệp đại học? Tại sao là thầy giáo lại có thể đánh học sinh tàn nhẫn thế?
  • Phải nhìn thẳng vào sự lạc hậu của nền giáo dục

    16/03/2006Giáo sư Nguyễn Văn ĐạoĐiều quan trọng nhất để chấn hưng giáo dục (GD) là phải đổi mới căn bản tư duy về GD, dám nhìn thẳng vào sự lạc hậu của nền GD VN so với thế giới và so với yêu cầu của đất nước và của thời đại mới.
  • Phải dạy làm người

    24/02/2006Mai Chí ThọSinh thời, khi xem chương trình của chín lớp tiểu học và trung học cơ sở, Bác Hồ đã phát biểu: “Sao dạy làm người ít quá”.
  • Làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách

    13/02/2006Hà Văn Thịnh (Đại học khoa học Huế)Nếu giáo dục không gây nên tất cả mọi lỗi lầm thì ít nhất, cũng đã và đang gián tiếp một cách lâu dài, tạo nên nhiều yếu tố tiềm tàng để không đủ sức nhìn thấy và, ngăn chặn những lỗi lầm ấy...
  • Văn hiến… xưa và nay & văn hiến trong tương lai

    23/11/2005Hoàng Ngọc HiếnBàn về văn hiến... xưa và nay nên dành một phần thời gian cho sự thảo luận để hình dung văn hiến trong tương lai. Riêng trong ngành giáo dục, điểm qua những nhân tài xưa và nay tôi thấy hào quang của quá khứ và hiện tại nhưng chưa thấy tương lai.
  • Chúng ta muốn gì?

    18/10/2005Xuân DungĐồng hành với sự thay đổi về vai trò của bằng cấp (chứ không phải sự thay đổi nhận thức về vai trò của học vấn) là hàng loạt vấn đề mới về giáo dục - đào tạo: Chương trình quá nặng nhưng lại bất cập so với nhu cầu thực tiễn cải cách và tính hiệu quả của cải cách, lạm thu và tận thu tới mức chi phí giáo dục trở thành một gánh nặng mà người nghèo khó kham, dạy thêm và học thêm tràn lan, thể lực và trí lực của học sinh suy giảm…
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Làm gì để đổi mới tư duy giáo dục?

    12/07/2005Tố PhươngGS.TSKH Nguyễn-Đăng Hưng (Giáo sư trường ĐH Liège, Bỉ - Chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ&Việt tại ĐHBK TP.HCM và Hà Nội) được mệnh danh là người "tiếp thị" chất xám Việt Nam, người "chở" chất xám về Việt Nam, người “đi tìm” tiến sĩ cho Việt Nam vì đã và đang thực hiện các chương trình đào tạo thạc sỹ Bỉ-Việt tại các Đại học Bách khoa Hà Nội và TP.HCM, với chương trình 50 tiến sĩ bằng học bổng Quốc gia…
  • Giáo dục phải có cuộc cách mạng đồng bộ

    12/07/2005Lê Văn Kiên (Thanh Hóa)Tôi rất đồng tình với các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, họ đã có những bài phát biểu rất tâm huyết và phản ánh rất đúng thực trạng hiện nay của nền giáo dục nước nhà. Tôi đặc biệt quan tâm tới một số ý kiến quan tâm tới vấn đề giáo dục và chủ thể của giáo dục (đối tượng của giáo dục) có thể nói đây là vấn đề chưa được nhắc tới nhiều khi đề cập tới sự yếu kém của nền giáo dục của chúng ta.
  • Cải cách giáo dục: Phá không phải là…Xây

    09/07/2005Nguyễn Minh Danh... Từ những ý kiến mang tính xây dựng theo kiểu mong muồn phá bỏ ngay những cái đang tồn tại trong bộ máy giáo dục nước nhà không hẳn khi nào cũng có thể mang tới những kết quả cần thiết. Giáo dục là một công việc tinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt....
  • Vào cuộc thôi ngành giáo dục

    09/07/2005Ly LamTất cả hãy vào cuộc!Lỗi không phải chỉ ở người thầy – trình độ, cách dạy. Lỗi còn ở một chương trình học nặng nề, hàn lâm, thiếu tính thực tiễn....mà hễ có lời phàn nàn thì các vị soạn sách giáo khoa hoặc có tránh nhiệm lại đưa ra những lập luận rất sắc bén, là đã tham khảo sách giáo khoa các nước phát triển lẫn khu vực rồi, đã được đánh giá là rất phù hợp với HS rồi, được hội  đồng chuyên môn có uy tín thẩm định rồi...
  • Thiếu tính chuyên nghiệp

    06/07/2005Cả nước chưa hết xôn xao chuyện huấn luyện viên ngoại sau vụ liểng xiểng Tiger Cup. Người chê, người bênh, người bịt mũi, người giẩu miệng, người nhún vai, người xoa tay dàn hoà. Nhưng mấy ai biết nhìn nhận như sau: dân Brazil là những nghệ sĩ đá bóng tuyệt vời của hành tinh này, nhưng ưu điểm của người cầu thủ không tất yếu biến họ thành thầy dạy nghề bóng đá. Nhìn xa hơn sẽ thấy một ông trọng tài Italia gầy gò, mắt trố, lý lịch trích ngang là chuyên viên tài chính-ngân hàng, sút bóng nhất định không bằng lũ trẻ Brazil và Italia, thế nhưng ông ta là thầy giáo trong làng bóng đá...
  • Giáo dục Việt Nam: những vấn đề căn bản

    06/07/2005Trương VũTrong suốt hơn một thập niên qua, những vấn đề giáo dục của Việt Nam thường là những đề tài gây tranh luận trên báo chí. Hầu hết đều ghi nhận truyền thống hiếu học của học trò Việt Nam và sự hy sinh của bố mẹ cho việc giáo dục con cái. Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn.
  • Giáo dục đang đi về đâu?

    30/06/2005Giáo sư Hoàng TụyTừ nhiều năm nay, hầu như kỳ họp nào của Quốc hội cũng sôi nổi khi bàn đến giáo dục. Nhưng rồi vẫn không thấy có chuyển biến gì thật sự đáng kể, đến kỳ họp sau lại cũng trở lại quanh quẩn bấy nhiêu vấn đề. Người dân cảm thấy hết kiên nhẫn và mong muốn có những giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ để cho giáo dục xứng đáng là quốc sách hàng đầu.
  • Lạm bàn về giáo dục

    09/07/2005Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia. Nơi đây những người lãnh đạo cao nhất của đất nước thường phải vào cuộc.
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi bằng con đường nào?

    09/07/2005Nguyên NgọcĐã ít lâu nay, khi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, hình như nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được.
  • Cuộc cách mạng về giáo dục

    16/01/2004Tháng 4/2001, Massachusetts Institute of Technology (Học viện Công nghệ Massachusetts, viết tắt là MIT, vốn vẫn được xem như nơi cung cấp các nhà khoa học đoạt giải Nobel) chính thức đưa lên Internet tài liệu và bài giảng của khoảng 2.000 môn học. MIT gọi chương trình nay là Open Course Ware (Công cụ khóa học mở, viết tắt là OCW).
  • Học để thi hay học để làm, học để sáng tạo?

    11/01/2004Nhìn vào hiện trạng của các “sản phẩm” của nền giáo dục CĐ-ĐH hiện nay có thể thấy rằng, hình như xã hội “không mê” các sản phẩm này. Sở dĩ có thể nói như thế là bởi vì qua một cuộc thống kê nho nhỏ về trình độ của những người tìm việc làm ở một tờ báo TPHCM trong tháng 3-2003 thấy được những con số quá giật mình về trình độ học vấn của những ứng viên tìm việc...
  • "Nút cổ chai" và "cửa thoát" của giáo dục

    24/12/2003Ngày 23/12, Bộ GD-ĐT và báo Nhân Dân tổ chức hội thảo "Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo" với sự tham gia của các GS có uy tín và lãnh đạo một số trường ĐH, Sở GD-ĐT. Tại đây, các đại biểu đã đưa ra kiến nghị và đề xuất "cứu" trước những bức xúc về chất lượng giáo dục gần đây...
  • Cần một cách làm mới

    06/12/2003THANH HÀ“Sau năm năm thực thi, Luật giáo dục (LGD) đã bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp với thực tiễn”. Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu để đặt ra vấn đề sửa đổi LGD. Tại sao một bộ luật quan trọng, mới chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian chưa dài đã “không còn phù hợp với thực tiễn”? Một quan chức Bộ GD-ĐT lý giải: có những điều luật qui định thời điểm đó là phù hợp nhưng nay tình thế đã thay đổi...
  • 45 năm dạy học và mối bận lòng về giáo dục

    04/12/2003GS-TS. Dương Thiệu Tống dạy trung học từ năm 1945, rồi du học ở Anh lấy bằng cử nhân, sang Mỹ lấy bằng thạc sĩ, cuối cùng đậu tiến sĩ giáo dục ở ĐH Columbia của Mỹ. Hiện ở tuổi 80, GS vẫn một niềm say mê nghiên cứu và viết sách về giáo dục...
  • Nghĩ về đào tạo nhân tài

    24/11/2003Nhân tài phải được coi là tài sản vô giá của quốc gia. Nó vừa là nguồn vốn, vừa là công cụ để nước ta bước vào nền kinh tế tri thức. Trong thực tế hiện nay, việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài ở nước ta vẫn còn nhiều điều bất cập...
  • Trường học phải là nơi thiêng liêng nhất

    24/11/2003Đọc bài “Chất lượng giáo dục bắt đầu từ người thầy THẬT” trên TTCN 16-11 của chị Nguyễn Thị Oanh tôi rất thích chữ “Thật”. Trong đó có ý rất hay là phải biến trường học thành nơi thiêng liêng nhất trong cuộc đời làm người...
  • Giáo dục và quá tải!

    24/11/2003Dương Trung QuốcTrong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển, tôi (tác giả - Dương Trung Quốc) có đăng ký phát biểu nhưng vì hết thời gian nên không có cơ hội trình bày. Lại thấy vấn đề mình quan tâm không thấy người hỏi và người trả lời đề cập tới. Do vậy, tôi viết ý kiến của tôi để ai quan tâm thì tham khảo...
  • Làm rõ thêm về khái niệm Xã hội học tập

    20/11/2003Để làm rõ thêm về khái niệm này, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của TS Nguyễn Như Ất – nguyên giảng viên trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, chuyên gia nghiên cứu về GD - ĐT...
  • Nghĩ về chuyện dạy và học

    11/11/2003Khi nền giáo dục Phương tây quan tâm chú trọng tới phương thức học gọi là "tấn công não" - tức lấy người học làm trung tâm, thì ở Việt Nam điều đó còn thật mới lạ và nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
  • Cần có tầm nhìn xa trong giáo dục

    11/11/2003Nhân dịp khai giảng năm học mới, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn có bài viết nhìn lại năm học cũ, nêu lên những mặt tích cực đã đạt được và những vấn đề cần giải quyết trong năm học mới...
  • Hoàn toàn mới: Thực nghiệm giáo dục

    11/11/2003Giáo sư Hồ Ngọc Đại kể chuyện thực nghiệm giáo dục với các bạn Văn Nghệ Trẻ vì dễ chia sẻ những chuyện lãng mạn như thế với bạn trẻ...
  • Nếu thực lòng muốn thay đổi

    10/11/2003Trong bài CCGD - phải làm lại từ đầu đăng trên KH&ĐS số 16, ra ngày 3/3/2003 tác giả mới trình bày sự cần thiết phải thay đổi một số giải pháp giáo dục cơ bản để các giải pháp đó không chống lại mục tiêu giáo dục - đào tạo như hiện nay. Trong bài này, tác giả trình bày tiếp sự cần thiết phải thay đổi phương pháp đó không triệt tiêu mục tiêu giáo dục - đào tạo như chúng ta đang thấy.
  • Bộ trưởng giáo dục lại hứa ''sẽ...''

    31/10/2003Tùng DuyChiều 30/10, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển đã trao đổi với các phóng viên về một số vấn đề bức xúc trong hệ thống giáo dục nước ta hiện nay. Và cũng như không ít dịp trao đổi tại các kỳ họp Quốc hội trước, Bộ trưởng lại tiếp tục khẳng định ''sẽ xử lý nghiêm các sai phạm đã và đang diễn ra trong ngành''.
  • Căn bệnh giáo dục: Phải chữa trị, đừng sợ "mắc tội"!

    31/10/2003Bệnh thành tích trong giáo dục: Không chữa trị sẽ mắc tội lớn với nhân dân, với lịch sử và với các thế hệ sau này. Một lần nữa, những lời báo động về giáo dục lại vang lên ở diễn đàn Quốc hội. “Bệnh thành tích đã ăn rất sâu! Ngành giáo dục hãy thử siết chặt công tác thi cử xem thực chất trình độ học sinh của ta đang nằm ở đâu”. Đấy là ý kiến của một vị đại biểu Quốc hội. Một vị khác “đề nghị ngành giáo dục nhất quyết không được lấy thành tích tốt nghiệp của học sinh làm thước đo đánh giá năng lực giáo viên”...
  • Vấn đề giáo dục không nên nhìn một chiều

    30/10/2003Không chỉ dư luận, mà ngay tại diễn đàn Quốc hội kỳ này, nhiều đại biểu có ý kiến rất bức xúc về giáo dục. Vậy những ý kiến này được các đại biểu QH trong ngành giáo dục nhìn nhận như thế nào? Bên lề QH, phóng viên Báo Lao Động đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển và GS-TS Nguyễn Minh Thuyết - người từng công tác lâu năm trong ngành giáo dục...
  • Cửa phòng Bộ trưởng Giáo dục bao giờ "mở"?

    22/10/2003Tưởng đã "mở" sau quy định tiếp dân hàng tháng vào ngày 25, nhưng đến tháng thứ 9, ngày này đột nhiên "biến mất" khỏi lịch làm việc. Tưởng đã "mở" ra sau lời hứa "thiết lập diễn đàn" góp ý về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhưng đến giờ, diễn đàn vẫn chỉ mở trên "giấy"... Câu chuyện nói không làm hoặc làm mà không đúng của ngành giáo dục đã khiến người quan tâm đến giáo dục không thể bàng quan.
  • Giáo dục Việt Nam, thừa mà thiếu!

    10/09/2003Phải chăng, ngoài những kiến thức toàn diện hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc hoặc giảm tải (!), những học sinh của nền giáo dục luôn được đổi mới vẫn còn cần được dạy một cái gì đó đơn giản và bình thường như là cách làm người văn minh?
  • Học phí - thực trạng và hướng điều chỉnh

    06/09/2003Khung học phí (HP) hiện nay được áp dụng từ năm 1998. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ GDĐT đến thời điểm hiện nay khung HP này đã trở nên "không thực tế". Vì vậy, việc điều chỉnh khung học phí lần này là bước đầu đổi mới theo lộ trình đó để dần dần có thể xác lập một cơ chế thu học phí, cấp học bổng, trợ cấp hợp lý, công bằng hơn...
  • 85% + 10.000 = dưới trung bình + Liệt

    06/09/2003Một tổng kết và phân loại điểm của các thí sinh vừa qua cho thấy có đến 85% số thí sinh có điểm thi đại học dưới trung bình (tức dưới 15 điểm/ba môn thi) và có 10.000 thí sinh có điểm liệt (nguồn: báo Người Lao Động, 26-8-2003). Tuy đó chỉ là những con số vô tri vô giác nhưng lại là một triệu chứng (trong nhiều triệu chứng) cho thấy rằng nền giáo dục của chúng ta đang bị bệnh rất nặng và càng ngày càng trầm trọng theo thời gian....
  • Nghĩ về Toà nhà Giáo dục Quốc gia

    11/02/2003Nguyễn Chí ThànhNăm sắp hết, Tết gần kề. Thiên thì rối lên, chộn rộn. Trong lòng vẫn cứ dửng dưng. Thong thả rẽ vào Việt nam Miếu, tìm lấy chút thanh thản. Ngoài kia nhộn nhạo quay cuồng. Trong này là một cõi khác biệt...
  • xem toàn bộ