Văn hiến… xưa và nay & văn hiến trong tương lai
Bàn về văn hiến... xưa và nay nên dành một phần thời gian cho sự thảo luận để hình dung văn hiến trong tương lai. Riêng trong ngành giáo dục, điểm qua những nhân tài xưa và nay tôi thấy hào quang của quá khứ và hiện tại nhưng chưa thấy tương lai. Mãi gần đây tình cờ được xem một bộ phim tư liệu Pháp có nhan đề là “Double Je"(tạm dịch “Người có hai cái tôi") tôi mới tìm được một hình mẫu người hiền tài cần thiết cho văn hiến Việt Nam trong tương lai.
Bộ phim nói trên quaphỏng vấn giới thiệu ba nhân tài thấm nhuần văn hoá Pháp vì sống ở Pháp lâu năm, chịu ảnh hưởng sâu sắc giáo dục Pháp) nhưng vẫn giữ được văn hoá dân tộc gốc: một người gốc Trung Hoa, một người gốc Ý và người thứ ba gốc Ma-li (chính vì vậy họ được xem như những “người có hai cái tôi"). Tôi đặc biệt chú ý đến người thứ ba, ông tên là Niođibô Điarra, hiện nay là một giáo sư toán học tầm cỡ quốc tế, một học giả lớn ngành Hàng không vũ trụ. Điarra sau khi tốt nghiệp THPT ởtrong nước thì được học bổng sang Pháp học Đại học. Thời gian đầu học Đại học là những năm tháng tủi nhục: tiếng Pháp lõm bõm, lóng ngóng thích nghi với một môi trường văn minh và văn hoá hoàn toàn khác và khổ nhất là không có tiền mua sách. Ông nói:
" ... Cứ hai tuần, một giáo sư lại đề ra một cuốn sách sinh viên bắt buộc phải mua để tham khảo, bằng không sẽ không theo được giáo trình. Tôi đến sứ quán xin tiền, hoạ hoằn mời được cấp kinh phí. Mà giấy tờ, thủ tục rất lâu, có khi hai tháng sau mới nhận được tiền". Trong hoàn cảnh như vậy, năm đầu tôi học kém. Có bà giáo nhiếc tôi: "Mày ngồi đây là chiếm chỗ của mộtthanh niên Pháp, suất học bổng của mày lẽ ra phải trao cho một người khác xứng đáng hơn". Cuối cùng do sự nỗ lực và năng lực cá nhân tôi tốtnghiệp là một cử nhân xuất sắc...
Tôi rất mê cuộc sống ở
Những điều kiện làm việc ở đây đã giúp tôi hoàn thành những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng. Hiện nay tôi là một chuyên gia hàng đầu trong việc tính toán thời gian vận hành của những con tầu vũ trụ, tôi còn là một chuyên gia tin học. Khoá trình tin học của tôi được giảng ở nhiều trường Đại học lớn ở Châu Âu và châu Mỹ. Các bạn đồng nghiệp đều ca ngợi tôi là một người "thành đạt". Nhưng trong tôi lúc nào cũng canh cánh một nỗi niềm: làm sao giúp đỡ có hiệu quả cho nền Đại học của nước Ma li nhỏ bé của tôi cũng như của Châu Phi nghèo nàn và lạc hậu của tôi...
Châu Phi có 21 trường Đại học lớn. Làm sao khoá trình Tin học của tôi đến được với các sinh viên Châu Phi? Trên thực tế tôi không có thời gian để đi đến từng trường Đại học để giảng. Tôi nghĩ đến việc sử dụng công nghệ cao viễn thông để tổ chức việc giảng dạy của tôi. Những bài giảng của tôi được phát "nghe và nhìn" lên vệ tinh và truyền về trái đất. Tôi tổ chức lắp đặt những thiết bị cho các trường Đại học để có thể bắt được kênh truyền hình những bài giảng của tôi. Tôi không bằng lòng với việc rao giảng một chiều. Ở mỗi trường, tôi đặt 4 trợ lý theo dõi sự tiếp nhận bài giảng của tôi ở các sinh viên. Sau mỗi buổi nghe giảng họ có nhiệm vụ làm một bản báo cáo về những thắc mắc của sinh viên, về những chỗ họ hiểu sai, những đoạn cần giảng lại và bổ sung. Và có khi chỉ ngày hôm sau họ lên lớp và qua màn ảnh ở trước mặt họ nghe và nhìn tôi giảng lại bài, giải đáp những câu hỏi. Đến nay có thể kết luận là những bài giảng của tôi qua những kênh viễn thông có hiệu quả tốt. Nhất là giá thành rất rẻ. Một sinh viên Mỹ ở
Văn hiến Việt
Môđibô Diarra không chỉ là một người yêu nước, ông quan tâm đến nềnĐại học của toàn thể Châu Phi. Môđibô Diarra không chỉ là một người thầy dạy giỏi, biên soạn những bộ sách giáo khoa hay và lúc cao hứng đề ra những tư tưởng giáo dục lớn. Ông còn có năng lực sử dụng công nghệ cao tổ chức phát huy ngàn vạn lần hiệu quả laođộng của mình. Trong bộ phim tư liệu nói trên ông gọi năng lực này là fonctionalité (tiếng Anh: functionality) và theo ông môi trường công nghệ cao phổ cập và trình độ tổ chức xã hội cao ở Mỹ thuận lợi cho sự phát triển năng lực này (theo ý riêng của tôi trí thức Việt Nam đa số học thì giỏi nhưng fonctionalité rất kém). Ông đánh giá cao nền giáo dục Đại học Pháp và nhất là ngôn ngữ Pháp. Theo ông để tư duy sáng tạo tốt nhất là nghĩ bằng tiếng Pháp. Nhưng đi vào tổ chức, quản lý công việc nhất là những quy trình công nghệ phức tạp, theo ông, tiếng Anh có ưu thế lớn.
Có độc giả có thể thắc mắc: nước
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu