"Nút cổ chai" và "cửa thoát" của giáo dục
"Nút cổ chai": Học để thi
Cùng với nhận định "đời bộ trưởng hiện tại đang lãnh đủ di sản nặng nề của các đời bộ trưởng cũ, chưa tìm được lối ra, thậm chí như bị sa lầy trong khó khăn", GS. Trần Thanh Đạm bày tỏ: "Dù là người lạc quan dễ tính hay bi quan khó tính đều không thể hài lòng được với chất lượng giáo dục thấp một cách toàn diện".
Theo nhìn nhận của các giáo sư uy tín và các nhà quản lý giáo dục lão thành, nền giáo dục ứng thí chính là một trong những nguyên nhân nặng nề dẫn đến chất lượng giáo dục thấp. GS. Văn Như Cương: "Người học đáng ra phải thấm nhuần mục tiêu: học để biết, học để làm, học để hòa nhập cộng đồng và tự khẳng định mình, còn thi cử chỉ là một khâu nhỏ trong học tập để có thể đánh giá sự thu hoạch của người học chứ không phải mục đích cuối cùng. Thế nhưng nhìn vào không khí học tập của ta hiện nay, hầu như toàn bộ nỗ lực của thầy và trò đều tập trung vào thi cử". Theo GS. Văn Như Cương, con đường học tập tuy khá rộng rãi ở bậc phổ thông thì lại bị "thắt cổ chai" ở quãng đường lên ĐH và CĐ. Cũng chính vì nền giáo dục ứng thí mà "không đâu trên thế giới có hệ thống thi cử nặng nề, tốn kém mà ít hiệu quả, lại gây lắm chuyện tiêu cực như ở nước ta" theo nhận xét của GS. Hoàng Tụy.
Cửa thoát: Hiện đại hóa ĐH và "thanh xuân hóa" phổ thông
"Tôi sẽ không khách khí", GS. Hoàng Tụy đã đặt vấn đề như vậy và sau khi phân tích những di chứng của "nền giáo dục bệnh hoạn", ông đã đề xuất ba biện pháp "cắt bỏ khối u". Ba khối u đó gồm: thi cử nặng nề, cả nước lao vào học thêm, dạy thêm với cường độ và quy mô hiếm thấy; sách giáo khoa thường xuyên bị chỉnh lý. Việc cắt bỏ ba khối u dị dạng là giải pháp để hiện đại hóa giáo dục - cửa thoát duy nhất để gỡ những khó khăn của giáo dục hiện nay.
Ba mặt gồm: nghiên cứu - đào tạo - chỉ đạo; ba bước gồm: Trung ương - Địa phương - Đại trà; ba nhân vật gồm: học sinh - giáo viên - cha mẹ học sinh và các nhân vật khác.
Quan điểm "hiện đại hóa" cũng được GS. Hồ Ngọc Đại bày tỏ sự đồng tình. GS. Đại đề xuất "đường lối hiện đại hóa theo giải pháp: chín điểm gồm ba mặt, ba bước, ba nhân vật. Hiểu đơn giản hơn, đặc điểm cơ bản của giáo dục hiện đại là xuất phát và đáp ứng nhu cầu của người dân và chất lượng giáo dục được đo bằng sức lao động của cá nhân nhận được từ giáo dục nhà trường và mức hạnh phúc của người dân hưởng từ giáo dục.
Lâu nay, có một vấn đề luôn là câu hỏi làm nhiều người băn khoăn là làm thế nào để tăng quy mô mà vẫn giữ được chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, tại hội thảo, các đề xuất đều thiên về xu hướng mở rộng quy mô. GS. Văn Như Cương gọi việc mở rộng hệ thống các trường ĐH và CĐ là một đột phá xoay chuyển giáo dục ứng thí. Do đó, cần phải có kế hoạch khả thi để mở rộng thêm nhiều trường ĐH, công lập cũng như dân lập với: ĐH tinh hoa, ĐH cộng đồng, ĐH địa phương, ĐH vùng và ĐH cho người cao tuổi. GS. Hồ Ngọc Đại cũng cho rằng "mở rộng cho đến hết cỡ những gì đang có trong ngành giáo dục".
GS. Trần Thanh Đạm đề xuất "thanh xuân hóa" giáo dục phổ thông bởi giáo dục phổ thông là dành cho thế hệ đang lên chứ không phải cho cụ già hay "cụ non". "Thanh xuân hóa" bằng việc tinh giản nội dung để năng động phương pháp, dành nhiều không gian và thời gian suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo cho thầy giáo và học sinh. Nếu chưa bớt được thời gian học là 12 năm như hiện nay thì nên thư giãn chương trình, cấu tạo lại nội dung các môn học cho gọn nhẹ và thú vị hơn.
Đã có rất nhiều giải pháp trực tiếp hoặc gián tiếp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo được đưa ra qua một cuộc hội thảo với nhiều ý kiến "không khách khí" theo cách nói của GS. Hoàng Tụy. Nhưng để những giải pháp này mang đến hiệu quả thực tế, lại là sự ra tay hành động của các nhà quản lý giáo dục ở mức độ nào.
Hạ Anh
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh Bùi