Không phải chấn hưng mà là cách mạng giáo dục
Vào năm 2005, nhiều người đã từng tạm yên lòng với đề xuất mới: Năm 2005, năm chấn hưng giáo dục... Nay, rõ ràng cần có một cuộc cách mạng giáo dục, thoát ly hẳn với suy nghĩ cũ về đào tạo con người như một cách sản xuất công cụ!
Đã có quá nhiều cấp lãnh đạo bày tỏ sự sốt ruột, đông đảo nhà giáo dục nhiệt tâm đóng góp ý kiến, cùng biết bao nhiêu nỗi bức xúc của người dân, vậy mà đến nay cái công việc “trăm năm trồng người” ấy vẫn tách rời thực tiễn và kém thiết thực, với nội dung giảng dạy áp dụng cho hầu hết các cấp đều chưa quan tâm đến những năng lực cơ bản của học sinh, trong đó có suy nghĩ độc lập và kỹ năng sáng tạo.
Và giờ đây, sau khi những sóng gió trên các diễn đàn đã qua đi, có vẻ nhiều người trong chúng ta đang tạm yên lòng với đề xuất mới:Năm 2005, năm chấn hưng giáo dục...
Để mở đâu bài viết, xin ghi lại đây hai câu truyện.
Chuyện thứ nhất, một bà mẹ trẻ có con gái đang học lớp 4 một trường ở quận 1 kể lại:
Con tôi là học sinh xuất sắc suốt mấy năm qua, và tất nhiên để có được thành tích ấy cháu không thể không học thêm ngoài giờ. Tuy nhiên, giời đây niềm vui của các bậc cha mẹ có con cái học giỏi là một niềm vui không trọn vẹn. Chẳng hạn có lần thấy con gái thức khuya đến tận 11 giờ đêm, tôi nóng ruột hỏi han thì được biết cháu phải học thuộc lòng bảy bài văn mẫu để chuẩn bị thi học kỳ. Tôi xem qua một bài về đề tài “mô tả công việc em lảm giúp gia đình” và thấy có câu: “pha trà xong, em đem đổ trà vào gốc mai”. Tôi buột miệng bảo con: “có lẽ con không nên tả như vậy vị thật sự nhà mình đâu có trồng mai. Nêu con viết rằng cho xác trà vào thùng rác gần bể nước thì có phải đúng hơn không?. Và tôi nói với con, trong những bài viết như thế nên ghi lại những sự việc có thật, vừa dễ diễn tả lại khỏi mắc vào thói quen nói dối. Thế nhưng không ngờ con tôi lại phản đối: “con mà nghe theo lời mẹ thì sẽ bị điểm thấp, bởi cô giáo đã dặn phải viết theo đúng các bài văn mẫu”.
Thế là tôi đành rút lui ý kiến, bởi điểm văn mà thấp thì làm sao giữ được danh hiệu xuất sắc! Tuy vậy lòng vẫn không khỏi băn khoăn, nhất là khi xem qua cả sáu bài văn mẫu còn lại, toàn sử dụng lời văn sáo rỗng và xa rời cuôc sống thực chung quanh.
Không chỉ môn văn, mà hầu như môn học nào cũng có bài mẫu. Có nghĩa là, ngay từ lứa tuổi còn rất hồn nhiên ấy, con tôi - và cả bạn bè cùng trang lứa - đã bị triệt tiêu các suy nghĩ cá nhân rất riêng và rất thật. Điều này khiến tôi thật sự lo ngại rồi đây con mình sẽ không còn khả năng tư duy độc lập nữa. Nghĩ vậy, nhưng tôi cảm thấy mình bất lực, không biết phải làm sao bây giờ”!
Chuyện thứ hai, một giảng viên trường đại học than thở:
“Thi kiểm tra học kỳ, tôi cho một câu hỏi mở để sinh viên vận dụng những điều mình đã hướng dẫn và trình bầy tại lớp. Thất đáng buồn khi hầu hết các bài làm đều giống nhau đến mức tưởng như chúng được sao chép từ một giáo trình có sẵn. Hỏi sinh viên tại sao mà chỉ thuần ghi lại những điều thầy giảng, các bạn ấy trả lời: “Sợ làm không đúng bài bản sẽ bị điểm thấp, mất công phải thi lại”!
Trong thực tế đã có nhiều giảng viên đồi thay phương pháp dạy theo hướng tạo điều kiện cho sinh viên phát triển tư duy sáng tạo, nhưng sinh viên lại vẫn rất thụ động trong học tập.
Hai câu chuyện trên chỉ là đơn cử rất nhỏ về việc học hành ở hai cấp đầu và cuối của một quá trình đào tạo con người vồn là vấn đề lớn của ngành giáo dục, mà suốt những năm qua đã gây nhiều chấn thương trong suy nghĩ của mọi người.
Đã có quá nhiều cấp lãnh đạo bày tỏ sự sốt ruột, đông đảo nhà giáo dục nhiệt tâm đóng góp ý kiến, cùng biết bao nhiêu nỗi bức xúc của người dân, vậy mà đến nay cái công việc “trăm năm trồng người” ấy vẫn tách rời thực tiễn và kém thiết thực, với nội dung giảng dạy áp dụng cho hầu hết các cấp đều chưa quan tâm đến những năng lực cơ bản của học sinh, trong đó có suy nghĩ độc lập và kỹ năng sáng tạo.
Và giờ đây, sau khi những sóng gió trên các diễn đàn đã qua đi, có vẻ nhiều người trong chúng ta đang tạm yên lòng với đề xuất mới: Năm 2005, năm chấn hưng giáo dục.
Thế nhưng, sao lại nói đến chấn hưng mà không phải là một cuộc cách mạng? Thời gian qua, căn bệnh giáo dục đã được mổ xẻ đến tận gốc để lộ ra bao nhiêu là vấn nạn, nào là bệnh chạy theo thành tích, chất lượng bất cập, dạy theo kiểu học vẹt, nào là phương pháp lạc hậu, nội dung sách giáo khoa không theo kịp thời đại, đầu vào đầu ra đều có vấn đề, nào là đồng lương chết đói, quản lý dàn trải… Tất cả đều là những gam màu xám xịt, ngược lại với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục nhiều năm qua đã theo chiều hướng ngày càng sáng sủa đi lên: năm 1997 là 12,8%, năm 2003 là 16,2%, năm 2004 là 17,1% và dự kiến đạt mức 20% trong vòng 5 năm tới.
Chấn hưng giáo dục là chưa đi vào tận gốc của vấn đề, vẫn còn là sự thoả hiệp với một điệp khúc - đã trở nên nhàm chán - rằng “thành tựu của giáo dục là đã nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”.
Đã có lúc chúng ta bàn đến việc giáo dục theo cơ chế thị trường, người thì đồng ý kẻ lại phản đối, mà những người lên tiếng ấy lại toàn là các bậc thức giả cả! Rồi chúng ta mổ xẻ về công bằng đại học, với những thông tin không vui rằng ở Đồng bằng sông Hồng tỷ lệ số người có trình độ đại học cao gấp năm lần ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Vậy thì vấn đề giáo dục của nươc ta cần được nhìn nhận như thế nào, khi mà hầu hết căn bệnh trầm kha của nó quy lại chính là hậu quả của một công nghệ nặng về kỹ thuật, thể hiện qua việc sản xuất công cụ là những con người giống nhau từ nhận thức đến hành động, với những trường học rập chung một khuôn mẫu, nhiêu hơn là đào tạo những con người có suy nghĩ độc lập và sáng tạo trong việc áp dụng các cơ sở học của mình. Điều đó giải thích tại sao nguồn nhân lực của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Rồi giữa bao nhiêu ngổn ngang của chất lượng giáo dục chưa có phương hướng giải quyết thảo đáng, thì chúng ta lại tính đến chuyện chi ra những khoản tiền lớn để đạo tạo 700 nhân tài. Ở đây phải chăng đã có sự nhầm lẫn giữa người có kiến thức cao và nhân tài. Thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội đã chứng minh nhân tài không phải là sản phẩm của một chương trình đào tạo mà là những con người có năng lực vượt trội xuất hiện trong những điêu kiện thuận lợi nhất.
Cũng đã có lúc chúng ta cho rằng tư duy giáo dục cần được đổi mới tư duy như thế nào, xuất phát từ đâu, thì chưa thấy có một nhà cải cách nào đề ra. Có người nói phải từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, có đúng như vậy không khi bộ giáo dục và đào tạo cũng như bao nhiêu bộ khác cũng chỉ là cơ quan quản lý về mặt nhà nước một lĩnh vực hoạt động? hay là phải từ cấp lãnh đạo toàn diện mới có thể xây dựng một chiến lược con người của thời kỳ đổi mới?
Nền giáo dục của chúng ta sau nhiêu năm đổi mới lại tiếp tục bàn chuyện đổi mới, nhưng bàn mãi vẫn chưa đến đâu để rồi cuối cùng đành chấp nhận những biện pháp chắp vá. Cũng như gần đây, chuyện tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay vẫn như cũ sau những dự định cải tiến như thi trắc nghiệm, các trường được tự quyết định thi hoặc xét tuyển…
Rõ ràng cần có một cuộc cách mạng giáo dục, thoát ly hẳn với suy nghĩ cũ về đào tạo con người như một cách sản xuất công cụ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý