Làm gì để đổi mới tư duy giáo dục?
Là một nhà giáo, nhà khoa học giảng dạy ở những trường đại học danh tiếng trên thế giới, am hiểu về hệ thống giáo dục của các nước tiên tiến, nhưng cũng nắm bắt tường tận về nền giáo dục đào tạo của Việt Nam, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng đã có những băn khoăn, ray rứt trước nền giáo dục nước nhà.
Sau khi nhắc lại những thành quả của GD-ĐT của Việt Nam (Việt Nam là một trong những nước trên đường phát triển, đã nhanh chóng thanh toán nạn mù chữ, Việt Nam có một hệ thống giáo dục khá đồng khắp, Việt Nam có một đội ngũ giáo chức khá đông đảo...), ông cho rằng những lợi thế của giai đoạn bao cấp đang trở thành những chướng ngại trong buổi hòa nhập, trong giai đoạn kinh tế bắt đầu phát triển.
Theo ông, cần có những bước đột phá trong việc cải cách hệ thống giáo dục Việt
1. Đổi mới tư duy về giáo dục.
2. Vì sự chệch hướng kéo dài hàng mấy thập kỷ, cần có quyết tâm, thời gian và lộ trình trong việc cải tổ .
3. Để thực hiện cải tổ phải có người mới trong và ngoài nước, có thành phần đã từng cọ xát với các nền giáo dục của các nước tiên tiến tham gia vào ban đề xuất ý kiến, ban tổ chức, ban kiểm tra...
Ba điểm này đã được đăng tải trong trang web "Hướng về giáo dục" do giáo sư Hoàng Tụy đề xướng. Nó cũng tiềm tàng trong bản kiến nghị đã trình chính phủ một cách cô đọng và đầy đủ mà ông đã ký chung với 23 đồng nghiệp. Nay trả lời phỏng vấn ông dẫn giải thêm qua một số ý kiến, kinh nghiệm cá nhân... Đặc biệt ông đề cập rõ ràng hơn nội dung của việc đổi mới tư duy.
1. Đổi mới tư duy là thế nào?
1.1. Lãnh đạo và quản lý tốt phải đồng nghĩa với phục vụ tốt.
Đổi mới tư duy theo tôi trước hết là đoạn tuyệt với lề lối tập trung quan liêu, nói nôm na là thói quen ôm đồm, bao biện, cái gì cũng muốn nắm, cái gì cũng muốn quản lý mà không có khả năng, không có tài lực, không có phương pháp, gây trì trệ, nhũng nhiễu cho nền giáo dục quốc dân… Lãnh đạo và quản lý tốt phải đồng nghĩa với phục vụ tốt. Phục vụ muốn có hiệu quả thì phải mở cơ chế cho thật thoáng để tăng cường khả năng phục vụ. Đây là nguyên tắc làm việc của các nước tiên tiến có trình độ phát triển cao.
1.2. Cần nhanh chóng trao quyền tự quản cho các trường đại học
Chẳng hạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cần nhanh chóng trao quyền tự quản cho các trường đại học, bắt đầu bằng những trường trọng điểm, những trường lớn. Quyền tự quản này bao gồm quyền tuyển sinh, cấp bằng, quản lý và bổ nhiệm nhân sự, tổ chức và kế hoạch việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học… Bộ chỉ dừng lại ở quản lý khung: ngân sách (phần nhà nuớc rót về trường như thế dĩ nhiên gián tiếp chi phối việc bổ nhiệm nhân sự), học trình quốc gia (bất cứ trường nào cũng phải tuân thủ chương trình học do bộ đề ra), chế độ (mức lương tối thiểu, chức danh, học hàm, tài trợ những hướng phát triển trọng điểm, cho bổng học sinh nghèo, hỗ trợ học sinh vùng sâu vùng xa…), thanh tra giám sát, hiệp thương hợp tác quốc tế trên bình diện vĩ mô, vân vân…
Chẳng hạn Bộ GD&ĐT cần giao lại việc xuất bản sách giáo khoa cho một cơ quan khác độc lập với Bộ (Tổng cục xuất bản sách giáo khoa?). Bộ chỉ giữ lại vai trò giám sát.
1.3. Trở về thực học để đào tạo người có thực tài
Tư duy giáo dục hiện nay chạy theo thành tích, theo con số, theo hư danh. Chính tư duy có "tính phong trào“ này đã dẫn đến tâm lý sính đại học, coi thường cao đẳng, sính bằng cấp. Mấy năm gần đây tại các đại học, các viện nghiên cứu lại đào tạo tràn lan, ông thạc sĩ này ông tiến sĩ nọ có danh nhưng không có thực chất. Đào tạo cán bộ giảng dạy cao cấp mà không cẩn thận thì sẽ có tác hại lâu dài đến hàng chục thế hệ. Xin đơn cử một ví dụ cụ thể để so sánh.
Ta phải trở về thực học để đào tạo người có thực tài. Ta phải trở về với quan điểm truyền thống của dân tộc Việt: Nhất nghệ tinh nhất thân vinh. Bởi vì người có bằng tiến sĩ chưa chắc đã là người có thực tài! Có nhiều tiến sĩ hiện nay tuy được đào tạo bài bản nhưng lại phải đang “hành nghề khác”, hay không nghiên cứu thêm, chỉ làm quản lý. Như vậy thì rất phí phạm vì chẳng đóng góp được gì cho khoa học, cho giáo dục. Cũng có những tiến sĩ chỉ nghiên cứu mà không tham gia giáo dục đào tạo, thì những gì mình nghiên cứu được cũng sẽ bị lãng phí.
1.4. Cần phân luồng, phân tầng trong việc tổ chức giáo dục
Ở đây tôi tâm đắc với ý kiến là cần phân luồng, phân tầng trong việc học. Và việc này cần bắt đầu từ trung học. Tôi thấy tại Việt
1.5. Nên mềm đầu vào và cứng đầu ra
Tôi cũng đồng ý với ý kiến là các trường đại học nên mềm đầu vào và cứng đầu ra, không tổ chức đào tạo như cái ống, mà đào tạo theo cái nón.
Tại các nước phương Tây họ áp dụng nguyên tắc chủ đạo sau đây:
"Chỉ cấp bằng cho những người đạt trình độ". Họ quan niệm là cấp bằng cho người không đạt trình độ là chẳng những giúp tay làm hư hại xã hội mà trước tiên làm hư hại chính người được cấp bằng. Bởi vậy thông thường đầu vào thì đông nhưng đầu ra thì không nhiều. Học viên hai năm đầu bị đánh rớt rất đông, cấm thi lại quá bốn lần. Như vậy, các em có điều kiện nhanh chóng đổi ngành, chuyển qua cao đẳng, cho phù hợp với năng khiếu của mình, không mất thời gian, gây hao tốn cho xã hội và gia đình.
Quan điểm này có hệ luận là không cần phải tổ chức thi tuyển đại học nặng nề gây bất bình trong xã hội như hiện nay tại Việt
Hệ luận này kéo theo một hệ luận khác là phải tổ chức lại một cách nghiêm chỉnh hơn các kỳ thi tú tài ở trung học. Thi tú tài là xác định trình độ năng khiếu bậc trung học của học sinh. Việc xác định này cần được tổ chức chu đáo và đồng khắp trong đó tính khách quan và công bình phải được đảm bảo... Phải xoá bỏ tận gốc thói quen mà tôi hay bắt gặp tại Việt
1.6. Lẫn lộn giữa giáo dục và tuyên truyền thì ta không sớm thì chầy sẽ đi đến ngõ cụt của tri thức, đến tụt hậu của tư duy.
Trong quá khứ, ta hay nói đến giáo dục tuyên truyền. Trong thời kháng chiến thì điều này là phù hợp, chính xác. Bởi buổi ấy đất nước còn bị trị, thành phần có ý thức trong các tổ chức cách mạng chỉ là thiểu số. Vấn đề giáo dục và tuyên truyền cho quần chúng theo đúng đường lối, lý tưởng cách mạng, để huy động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia cách mạng, đi kháng chiến cứu nước, cứu nhà là yêu cầu hiển nhiên, là tối cần thiết vì đây là sinh mệnh của dân tộc. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn hội nhập, nếu ta tiếp tục có tư duy lẫn lộn giữa giáo dục và tuyên truyền thì ta không sớm thì chầy sẽ đi đến ngõ cụt của tri thức, đến tụt hậu của tư duy.
Bởi vì tuyên truyền, mang tính tình thế, là hướng đối tượng đi theo đường lối, chính sách của ta. Còn giáo dục đúng nghĩa mang tính nhân văn, lâu dài và phổ quát, lấy con người làm gốc, là phải làm sao tạo điều kiện để đối tượng có hiểu biết để họ hành sự như một thể độc lập, đủ khả năng thích ứng với sự thay đổi vô cùng của bối cảnh, của cuộc sống, của sự việc. Đó là điều tất yếu trong cuộc cạnh tranh sinh tồn trong xu thế hòa nhập.
Giáo dục ở các nước tiên tiến luôn luôn đòi hỏi khả năng trao đổi, thảo luận, tinh thần phê phán phản biện. Bởi vì phải như thế học viên mới có óc sáng tạo, tự mình phát hiện cái mới, cái hay rồi hành xử theo điều kiện cụ thể. Không độc lập trong suy nghĩ thì không cách gì cải tiến công việc, cải tạo cuộc sống, điều kiện của mọi phát triển bền vững.
Cho nên các nước phát triển, họ rất tối kỵ và không bao giờ dùng từ tuyên truyền đi đôi với từ giáo dục.
Tóm lại đổi mới tư duy trong giáo dục đào tạo, trước hết xoá bỏ mọi áp đặt, tuyên truyền, nhồi nhét, là làm thế nào để con em chúng ta có thể hấp thụ bài học một cách tự nhiên, tươi tắn, thoải mái. Các em phải hiểu, phải tiêu hoá được giáo trình, phải yêu thích nội dung, hình thức, tâm phục khẩu phục. Bài học phải linh động, khoa học, đi sát với cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Có như thế các em mới có thể tự tin, tự khám phá, tự vận dụng sáng tạo ra những sản phẩm mới, vươn lên gánh vác sự nghiệp xây dựng đất nước, tranh đua với các dân tộc khác - hiện nay đang đi trước, vì họ có nhiều may mắn hơn chúng ta.
Các nước tiên tiến, đặc biệt là ở Âu châu, đã làm được điều này, do vậy mà họ rất phát triển. Tại Việt
"Tại Việt |
Mỗi năm sau thi viết, tôi đều thực hiện thi vấn đáp qua những cuộc phỏng vấn trực diện. Học viên muốn ghi tên theo học các lớp cao học do tôi đề xướng và tổ chức phải là các kỹ sư, cử nhân đã ra trường. Tôi kiểm tra ngoại ngữ, cách ứng xử, đặc biệt là kiểm tra hiểu biết tổng quát của các em. Tôi cho rằng đã là kỹ sư thì phải có một số hiểu biết chung tối thiểu cần thiết cho việc hành nghề. Nhất là theo học chương trình chúng tôi là chuẩn bị ra xứ người thực tập ngắn hay dài hạn.
Qua kinh nghiệm phỏng vấn 10 khóa tại TP.HCM và 6 khoá tại Hà Nội, tôi thấy phần lớn các em đã tốt nghiệp kỹ sư, nhiều em ra trường 3, 4 năm rồi nhưng lại biết rất ít về lịch sử dân tộc, ngay cả danh nhân của tỉnh mình, làng mình họ cũng không để ý tới. Có em bảo với tôi là Trần Hưng Đạo đã chiến thắng quân Minh, Lê Lợi đã đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ đã phá tan quân Mông Cổ… (!?). Ngay cả lịch sử hai cuộc kháng chiến gần đây họ cũng rất lơ mơ. Tôi buồn quá nên đã có lần hỏi tại sao như thế? Khi các em không biết về lịch sử của chính dân tộc mình thì làm sao các em có thể làm tròn bổn phận của một công dân? Các em ấy đã trả lời thế này: “Thầy ơi, chương trình học vấn hiện nay quá tải, nhiều giáo trình áp đặt, nhồi nhét chán quá, tụi em học trả bài cho qua, học xong là quên hết”. Đó chính là phản ứng ngược. Và khi tuổi trẻ có phản ứng ngược như vậy là họ đã mất lòng tin, mất hứng thú trong việc học.
Và những tệ nạn, sao chép, gian dối đang hoành hành trong các kỳ thi tuyển sinh đại học có lẽ đã bắt nguồn từ đây.
Ta đang trả giá cho những chọn lựa sai lầm trong các quốc sách về giáo dục và đào tạo, bắt đầu đã gần hai thập kỷ qua !
Đến đây tôi xin mở một dấu ngoặc là tôi rất ngạc nhiên có người đánh giá tình trạng giáo dục Việt
Một kinh nghiệm khác cũng cần nhắc đến ở đây.
Có lần một công ty phần mềm tính toán thiết kế cơ học hàng không ở Bỉ có nhờ chúng tôi giúp đỡ để chuẩn bị mở một công ty tương tự tại Việt
1.7. Trả lại cho nhà trường chức năng "thế nhân" cho nhà trường
Để thoát ra khỏi khủng hoảng hiện nay đã đến độ báo động, ta nên trả lại cho nhà trường chức năng "thế nhân" của nó (ở đây tôi muốn dịch chữ "laïcité" của tiếng Pháp). Nhà trường chân chính không thể là chỗ đào tạo ra những tín đồ, những chức sắc, những người chỉ biết vâng vâng dạ dạ, lặp đi lặp lại ngày này qua tháng khác những công thức vô bổ!
Đổi mới tư duy còn cần trở về với bản sắc chân chính của dân tộc và những giá trị trường cửu của truyền thống phương Đông.
Đổi mới tư duy cần đề cao nhân cách, không chỉ dừng lại ở nhân cách của các nhà cách mạng, của các liệt sỹ, mà còn là nhân cách của các nhà văn hoá, nhà khoa học, nhà phát minh, nhà thám hiễm, nhà giáo, nhà nghệ sỹ, nhà doanh nghiệp, nhà hoạt động từ thiện..., tóm lại những người tài, người hiền về mọi mặt của dân tộc và của thế giới...
Tôi rất tâm đắc với ý kiến sau đây trong bản kiến nghị do GS Hoàng Tụy và các đồng nghiệp tóm lược và đề bạt:
(Nhà trường) "Cần coi trọng rèn luyện các phẩm chất đạo đức cơ bản của con người hiện đại có cá tính nhưng bao dung, biết giao tiếp và hợp tác, biết làm việc có hiệu quả, có tư duy cởi mở với cái mới, thích dấn thân, không ngại đương đầu với thách thức, khó khăn, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm vì mục đích lớn, và nhất làtrung thực và có đầu óc sáng tạo, là những đức tính tối cần thiết trong đời sống xã hội hiện đại. Đồng thời cần quan tâm đến giáo dục thẩm mỹ, giáo dục cảm xúc, đào tạo toàn diện con người có tâm hồn và thể chất khoẻ mạnh".
1.8. Tổ chức hướng tới tri thức quốc tế
Đổi mới tư duy cần hướng nền giáo dục và đào tạo Việt
Hướng tới tri thức thế giới trước hết là phải giỏi ngoại ngữ. Một nước trung bình như Việt
2. Cần phải có thời gian, lộ trình để cải tổ nền giáo dục đào tạo:
Việc cải tổ giáo dục tại Việt
Tôi hoàn toàn đồng ý với bản kiến nghị "Chấn hưng, cải cách, hiện đại hoá giáo dục"về nhận định như sau:
"Cải cách giáo dụctheo phương hướng hiện đại hoá (như trên) là việc lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ xã hội nêncần có kế hoạch chu đáo, được nghiên cứu và chuẩn bị kỹ để thực hiện từng bước, từng bộ phận, trong một lộ trình thống nhất do Quốc hội thông qua, tránh đột ngột và xáo trộn gây căng thẳng trong xã hội".
Thí dụ áp dụng tiêu chí quốc tế tôi vừa đưa ra trong việc đánh giá chất lượng và chuẩn bị đội ngũ cán bộ giảng dạy tương lai không thể tính theo năm mà phải tính theo thập kỷ.
2.1. Chuyên tu và tại chức
Tuy nhiên tôi thấy cũng có những hướng có thể giải quyết ngay mà không tốn nhiều ngân sách lại có hiệu ứng tức thì.
Tôi xin mạnh dạn đề ra hai ý kiến cụ thể như sau.
Theo tôi, ta nên loại bỏ việc cấp bằng cho các khóa chuyên tu, tại chức. Tôi không bài bác ý kiến phải luôn luôn học tập. Tôi hoan nghênh việc mở những lớp bổ túc, những lớp học cộng đồng để cho mọi công dân, ở bất cứ độ tuổi nào, ngay cả khi đã về hưu cũng có thể tiếp tục học tập, trau dồi kiến thức để sống vui và giúp ích cho xã hội. Nhưng không nên cấp bằng tại chức, trên thực tế đã được dùng tương đương như chính quy, tuy giáo trình cũng như thời gian theo học không đủ chuẩn. Chính điều đó đã biến một số quan chức thành người đi mua bằng, biến một số giáo chức vô tình hay hữu ý thành người đi bán bằng. Tệ hại nhất là việc này đã gây hoang mang trong xã hội nhất là khiến cho con em chúng ta bị tác động theo hướng tiêu cực, bởi học làm gì khi bỏ công sức phấn đấu dài hạn mà chắc gì có chỗ vươn lên. Các vị có bằng tại chức chiếm chỗ hết rồi! Đó là lời tôi nghe được từ các em sinh viên. Họ không có nhuệ khí để học thực vì học dởm được vinh thân phì gia!.
Ta chỉ nên cấp chứng chỉ cho những khóa học tại chức chứ không cấp bằng. Nếu thực hiện được điều này thì sẽ có một đổi mới trong suy nghĩ chung của nhà giáo và người đi học. Và những người muốn có bằng dởm sẽ phải suy nghĩ lại và không chạy theo bằng cấp nữa. Như vậy ta sẽ có một sự thay đổi đáng kể mà không tốn kém gì cả.
2.2. Sát nhập các cơ cấu nghiên cứu và giáo dục đào tạo
Ngoài ra luật giáo dục ở Bỉ cấm các giáo sư không được dạy thêm, làm thêm ở ngoài quá một ngày trong tuần. Không tuân thủ thì phải thôi việc. Dĩ nhiên, họ trả lương đầy đủ để giới hạn tối đa những vi phạm.
2.3. Chỉ nên có hai hệ thống trường công lập và trường tư thục.
"Bởi vậy ta không nên quálo ngại cho việc có mặt của các trường tư thục ngay cả có yếu tố 100% nước ngoài". |
Tôi tâm đắc với ý kiến, và đây cũng là ý kiến của phần lớn các nhà giáo tâm huyết là, ta phải song song phát triển giáo dục đào tạo tinh hoa và giáo dục đại trà.
Nhà nước cần đầu tư cho các trường trọng điểm, nâng cao trình độ giáo chức, thường xuyên rà soát và kiểm tra chất lượng để các trường này có điều kiện đóng vai trò chủ lực trong GD&ĐT, đào tạo những tinh hoa cho đất nước. Ở đây cần cứng đầu vào cùng một lúc chặt chẽ đầu ra, cần duy trì và nâng cao tính bao cấp về ngân sách (Nhưng không bao cấp về quản lý!)...
Bên cạnh đó ta cũng phải tổ chức một hệ thống giáo dục đại trà để đáp ứng nhu cầu học tập của quần chúng nhân dân. Ta phải mở rộng đầu vào, mạnh dạn cho phép hình thành hệ thống trường tư. Ở đây cần có sự rõ ràng, minh bạch. Chỉ nên có hai hệ thống: trường công lập và trường tư thục. Công là công mà tư là tư, không nên nhập nhằng như hiện nay.
2.4. Giáo dục phải chăng là hàng hoá?
Việt
Bởi vậy coi giáo dục như là một món hàng thuần túy là quan điểm, tôi xin lỗi phải dùng một từ hơi cũ, hữu khuynh. Quan điểm này thường gần gũi các nhà kinh tế và có nhiều ủng hộ tại các nước của khối Anh-Mỹ-Úc...
Tôi xin lưu ý bạn đọc vài điểm sau đây:
Tại Hoa Kỳ, Canada các nước có nhiều trường ĐH tư phát triển sớm và có lẽ qui mô nhất thế giới, tuy có đến 50% ĐH tư nhưng chỉ chiếm lĩnh 20% sinh viên toàn nước. Các sinh viên còn lại phải theo học trường công của các tiểu bang hay liên bang.
Ở nước thị trường là vua như nước Mỹ, có nền kinh kế nhất thế giới, có các đại gia tài phiệt thống lĩnh toàn cầu, mà dịch vụ này chỉ cung ứng có thế thôi thì hàng hoá này quả là đặc biệt!
Tại Bỉ, địa bàn tôi biết rõ, có bốn trường ĐH đa ngành có tầm cỡ: Bruxelles, Gent, Liège và
Tại toàn châu Âu (Pháp, Đức, Ý....) trường công lập là chính, các trường tư thục gần như không đáng kể.
Ta thấy như thế, tại những nước có trình độ phát triển cao nhất thế giới, có nền kinh tế thị trường liên tục từ ngày lập nước tới ngày nay, mà GD&ĐT gần như toàn bộ nhà nước phải bao biện ngân sách. Tại sao thế? Tại vì chỉ có nhà nước mới có thẩm quyền, uy tín, đảm đương tính công bình dân chủ của quốc sách giáo dục: Bình đẳng trong cơ may, ai cũng có thể đi học, đạt trình độ nếu có năng khiếu.
Không có nhà nước, không có quyết tâm của toàn dân, thì không thể có nền học vấn có đủ chất lượngđể duy trì vị trí hàng đầu của các nước này trên thế giới.
Bởi vậy ta không nên quá lo ngại cho việc có mặt của các trường tư thục ngay cả có yếu tố 100% nước ngoài.
Vấn đề đặt ra là phải có luật lệ hẳn hoi minh bạch để có phương tiện can thiệp kịp thời, tránh những chệch hướng có thể xảy ra. Theo tôi, việc quan trọng cần tránh nhất chính là đừng để cho giáo dục trở thành hàng hoá thuần tuý.
Những tiêu cực hiện hữu đã xảy ra tại Việt
"vô tình hay hữu ý, duy trì cơ chế độc quyền, làm mất cân bằng giữa cung và cầu" |
Việt
Bộ GD&ĐT nên hoàn tất luật trường tư theo định hướng trên, nhưng thoáng trong việc quản lý để nhiều ĐH khác sớm ra đời. Yếu tố cạnh tranh tích cực, lành mạnh sẽ sớm có hiệu ứng theo hướng có lợi cho người dân. Các ĐH tư phải có một lộ trình hẳn hoi là sau một thời gian thoả đáng (10 năm?) phải trở thành đa ngành, thích ứng với yêu cầu công nghệ hoá hiện đại hoá đất nuớc, các ngành khoa học cơ bản, các ngành công nghệ hiện đại… Theo lộ trình này thì những ĐH tư không nghiêm túc sẽ bị đào thải thôi.
3. Để thực hiện cải cách phải có người mới
Tôi cho điều này là một hiển nhiên. Cần có chuyên gia quốc tế, có Việt kiều tham gia những bước đi của con đường cải tổ từ giai đoạn hiến kế đến khâu thực hiện kiểm tra thì thời gian mới được rút ngắn, kết quả mới mỹ mãn... Việc này đòi hỏi một quyết định chính trị có tính đột phá.
4. Lời kết
Trên đây tôi đã nói một mạch, không tham khảo, những điều tôi biết và thâu lượm, liên quan đến yêu cầu cải cách giáo dục tại Việt
Xin minh định rõ là tôi không phải là chuyên gia nghiên cứu các hệ thống giáo dục, tôi không phải là nhà kinh tế. Tôi chỉ là một kỹ sư, một nhà giáo, một nhà nghiên cứu trong một lĩnh vực công nghệ mũi nhọn khá chật hẹp. Tôi chỉ nhắc đến ở đây, những cảm nhận của tôi sau gần 40 năm là nhà giáo, nhà nghiên cứu khoa học, được tiếp cận với các trung tâm nghiên cứu, các trường ĐH lớn ở Âu, Mỹ, Mỹ La tinh, Canada, Nhật, Úc, Phi châu, Trung Quốc... Tôi cũng đã tham gia, đi thỉnh giảng thường xuyên tại Việt Nam từ năm 1977 cho tới ngày nay, trừ 10 năm đứt đoạn (79-89). Những điều tôi phát biểu, ngoài những kinh nghiệm riêng, những cảm nhận cá nhân, những hướng đi hợp lý, phần lớn là những ý kiến đã có người đã nhắc đến trong ấy có một số đồng nghiệp bạn bè mà tôi được dịp gần gũi và trao đổi.
Mong thay việc cải tổ GD&ĐT tại Việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt