Vào cuộc thôi ngành giáo dục
Một sự thật
Em HS lớp 11 ở Hà Nội Này đã viết trong bài thi (xin trích hai đoạn chính): Đề thi HS giỏi năm nay là “Giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn Tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc” những thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số mười HS như em thì có chín người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản vì bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình.
...Em cũng biết bài văn này cũng không được điểm nào, nhưng em chỉ muốn nêu lên chính kiến của mình trước tác phẩm, cũng như những bức xúc của một HS khi phải học một chương trình không phù hợp. Em không muốn phải viết những lời khen sáo rỗng về một tác phẩm mình không thích. Và em hy vọng các thầy cô sẽ linh hoạt hơn trong việc ra đề để bọn em tự do bày tỏ chính kiến, tự do yêu ghét một tác phẩm nào đó.
Có thể tin những điều em viết là sự thật, một sự thật để lại nhiều hệ luỵ đau lòng. Rằng có đến 90% các em HS không thích một tác phẩm văn học hay như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Rằng các em suy nghĩ (và tin rằng) “vì bọn em không sống trong thời điểm chiến tranh” nên không thể cảm nhận và rung động trước những tác phẩm viết trong thời chiến tranh, về chiến tranh. Rằng các em HS đã thực sự bức xúc “lâu nay, sự bức xúc đối với ngành GD thường được phản ánh thông qua công luận nói chung) khi phải học một chương trình không phù hợp. Rằng dù chúng ta hô hào “đổi mới GD, lấy người học làm trung tâm...” thì thực tế các em HS vẫn chỉ đang mong mỏi “được tự do bày tỏ chính kiến”, bởi điều đó hầu như chưa được thực hiện. Sự học vẫn chỉ là để cho ra những “công cụ”, sự sáng tạo trong việc học hầu như không tồn tại; ngay cách ra đề thi HS giỏi môn văn- một môn học khuyến khích sáng tạo bậc nhất, mỗi người có sự cảm nhận khác nhau- cũng thể hiện một sự áp đặt, khiến HS phải phản ứng lại một cách tiêu cực, kiểu “tức nước vỡ bờ”. Và quan trọng hơn, hệ luỵ cuối cùng là đã (quá) đến lúc ngành GD phải thay đổi một cách quyết liệt hơn, để mọi chuyện không còn là “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Nguyên nhân vì đâu?
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của cụ Đỗ Chiểu có phải là một tác phẩm xoàng, không đáng đưa vào chương trình môn văn dành cho HS? Câu trả lời của đa số người hiểu biết là “không phải”. Anh Nguyễn Quang, người cách đây 10 năm là một HS lờp 11 viết: “...Thưa cụ Nguyễn Đình Chiểu, Chắc cụ buồn lắm, nều được đọc bài bào này (viết về chuyện em HS nói trên –LL) nới chín suối. (...) Thưa cụ, 10 năm trước , chính tôi cũng “oán” cụ như vậy khi ông giáo nghiêm khắc của chúng tôi bắt phải “nhai đi nhai lại” bài văn tế dài dằng dặc, đầy rẫy những tiếng cổ, những phương ngữ này. Hồi ấy chúng tôi thích những bài thơ mới lãng mạn và tình tứ, những bài thơ mà chúng tôi vừa học vừa muốn chép tặng nhau cơ. Thế nhưng, năm tháng dần trôi đi, những gì thấy hay, thấy cảm động thời mới lớn chỉ là giá trị thoảng qua, giờ đọc lại không ít chỗ thấy buồn cười, thấy ngây ngô. Trái lại không ít cái cổ điển, dưới vỏ ngoài khô khan, mực thước, sau này bỗng thấy thấm thía. (...) Thưa cụ Chiểu, vì thế cụ không nên buồn vì em HS kia không thích văn của cụ, mà chính ngành GD phải nên suy nghĩ về cách bố trí chương trình và cách dạy văn của mình”. Ông Bùi Mạnh Mạnh Nhị, Hiệu trưởng Trường Đại Học Sư Phạm TP.Hô Chí Minh cũng có một cách nhìn nhận rất đúng mực: “Chuyện HS khẳng định không thích tác phẩn văn học mà đề thi yêu cầu đã phản ánh phần nào thực trạng dạy và học văn hiện nay ở các trường Phổ thông. Tôi thấy tác phẩm Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một tác phẩm hay và cho HS cảm nhận được “Thấu” được cái hay, thế mà HS không rung động được thì do lỗi người thầy. Bên cạnh đó, việc một HS giỏi không thích tác phẩm văn học nổi tiếng như vậy cũng cho thấy rằng: HS không có phương pháp tự tìm kiếm tri thức, tự đọc thêm nghiên cứu thêm”.
Chuyện HS không thể yêu thích một tác phẩm hay có hai nguyên nhân: người thầy không đủ khả năng (hoặc không muốn, không đủ thời gian) làm cho HS cảm được và (dù người thầy đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình) HS không cảm nhận được do năng lực hoặc về một lý do khác. Trường hợp em HS này có thể do cả hai nguyên nhân đó: người thầy không gợi cho em thấy được cái hay cái đẹp của tác phẩm và bản thân em không có ý định yêu thích tác phẩm này bởi đã có định kiến “Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời điểm chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình”.
Nều em được bày tỏ quan điểm trên ở lớp học ( khi học bài này), được một người thầy rộng lượng và có năng lực lắng nghe, có lẽ sự việc đã khác. Thầy sẽ cho em biết rằng không phải cứ sống trong thời chiến tranh, ta mới có thể rung động với số phận con người, đát nước trong chiến tranh. Cũng như không phải sống dưới sự cát cứ, thù hận của các lãnh chúa mới nức nở cùng Romeo và Juliet của Shakespeare, phải là một ngư dân từng lênh đênh trên biển mới thấm thía cái hay, cái kỳ diệu của Ông già và biển cả (Hemingway)...Thấy sẽ giảng em nghe những từ khó hiểu trong bài văn tế của cụ Đỗ Chiểu, để em biết “hoả mai đánh bằng rơm con cúi” là gì, vì sao chỉ bằng loại vũ khí vô cùng thô sơ đó mà những người nông dân chơn chất Nam bộ vốn “côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó” lại thù. Hào khi dân tộc, tinh thần đồng lòng muốn người như một chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, nhân dân ta được thể hiện một cách cực kỳ ấn tượng.
Nhưng các em rất khó gặp được những người thầy như thế (nếu có, coi chừng thầy sẽ bị đánh giá tồi vì luôn làm cháy giáo án!). Giờ học văn (và nhiều môn học khác) đa phần là sự khô cứng, nhàm chán, “đua” với thời gian để hết chương trình. Các em được bắt học thuộc lòng (dù không hiểu gì), buộc phải tán rằng nó hay, nó đẹp mà không hiểu hay chỗ nào, đẹp làm sao. Buộc một nửa lớp làm theo cách nhập đề này, kết luận kia, nửa lớp còn lại làm theo một cách khác, để cho bài làm được đa dạng! Buộc phải học thuộc lòng những bài văn mẫu, để sao chép ngu ngơ cho qua chuyện. Buộc phải đi học thêm những điều “cần biết thì không được biết và ngược lại” chỉ để đạt điểm số cao trong lớp, không sợ bị “đì”. Buộc phải....
Tất cả hãy vào cuộc!
Lỗi không phải chỉ ở người thầy – trình độ, cách dạy. Lỗi còn ở một chương trình học nặng nề, hàn lâm, thiếu tính thực tiễn....mà hễ có lời phàn nàn thì các vị soạn sách giáo khoa hoặc có tránh nhiệm lại đưa ra những lập luận rất sắc bén, là đã tham khảo sách giáo khoa các nước phát triển lẫn khu vực rồi, đã được đánh giá là rất phù hợp với HS rồi, được hội đồng chuyên môn có uy tín thẩm định rồi...Lỗi ở cái bệnh chuộng thành tích của không ít các nhà quản lý GD, đánh giá lãnh đạo giỏi hay dở qua số lượng HS giỏi, tỷ lệ đậu rớt...Từ sở xuống phòng, xuống đến trường đến lớp...Khi mà việc dạy, học được đánh giá qua những con số khô khan tỷ lệ phần trăm HS rớt đậu tốt nghiệp, giáo viên nào lỡ bị đánh giá kém thì thu nhập (vốn đã không nhiều) lập tức sụt giảm, thử hỏi mấy vị dám chạy ra ngoài chương trình, dám cho HS “có ý kiến này nọ”, dám không nhồi nhét miễn sao “tất cả cùng đậu”?
Quan trọng hơn cả, có phần lỗi của rất nhiều người, khi đã hơi ảo tưởng về vị trí của nền GD hiện tại. Nhiều người quên mất rằng xuất phát điểm của nước ta nói chung, nền GD nói riêng còn thấp. Ba mươi năm sau ngày đất nước thống nhất, nỗ lực của ngành GD để mọi người đều được học hành, rồi phổ cập GD tiểu học, trung học cơ sở, để lọt vào nhóm nước có tỷ lệ người dân biết chữ cao nhất thế giới đã khiến nhiều người tin rằng nền GD của chúng ta đã phát triển, để đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi... ngoài tầm tay của ngành này. Ai cũng muốn con mình phải học giỏi, phải tiên tiến, xuất sắc, dù có những em học lực dưới trung bình, vậy mà khi nghe tỷ lệ lên lớp phổ biến gần như 100% ai cũng lên án, vì đó không phải là thực chất! chúng ta đòi hỏi đội ngũ giáo viên mà khi đi học đa phần không phải là những HS ưu tú nhất, nhiều người chưa đạt chuẩn và đang nhận những khoản thu nhập từ việc dạy học phải tằn tiện mới đủ sống-phải thật giỏi giang, tận tuỵ, phải, phải...Đó là duy ý chí. Thực tế còn nhiều giáo viên không đủ trình độ nắm bắt những yêu cầu, nhiệm vụ mới. Nhiều giáo viên dạy qua loa, dành thời gian và công sức để dạy thêm hay làm việc khác mới đủ sống. Muốn tăng thu nhập (ngoài lương) cho giáo viên để từ đó động viên, khuyến khích dạy tốt, trong điều kiện tiền thu từ học phí là cố định, các trường phải tặng sĩ số, lại dẫn đến chất lượng dạy và học giảm sút. Cái vòng luẩn quẩn.
Chúng ta yêu cầu ngành GD vào cuộc, sửa ngay những bất hợp lý đang tồn tại. Đúng nhưng chưa đủ. Giảm tải chương trình; sắp xếp chương trình cho phù hợp độ tuổi, trình độ hiểu biết, tâm sinh lý HS; đánh giá lại việc dạy và học, thi cử; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên...là nhiệm vụ của ngành GD. Nhiệm vụ của xã hội là biết chấp nhận thực trạng của nền GD, sẵn sàng chấp nhận tỷ lệ 60 -70% HS lên lớp, đậu tốt nghiệp, trao quyền cho các trường được mởi lớp chất lượng cao nhưng học phí cũng cao bên cạnh những lớp phục vụ cho việc học đại trà... Nâng cao đời sống và vị trí của người thầy mới là cách làm căn cớ nhất. Có được người giáo viên giỏi, yêu nghề, yêu trò; có phương pháp dạy, học, thi cử đổi mới; có chương trình học nhẹ nhàng, khoa học...như vậy, chắc chắn sẽ không còn những bài văn lạc lõng vừa đáng khen vừa đáng trách kia.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam Sơn