Trên học lễ!
Chỉ trong một số báo Lao Động mà thông tin 3 chuyện động trời về trường học. Tại sao có thể ngang nhiên cho học sinh nghỉ học để lấy trường học tổ chức đám cưới cho con của "quan"? Tại sao không có bằng THPT vẫn có bằng tốt nghiệp đại học? Tại sao là thầy giáo lại có thể đánh học sinh tàn nhẫn thế?
Lâu nay đã không hiếm chuyện bức xúc về giáo dục. Nào là bằng tiến sĩ rởm; nào là sách giáo khoa không sạch, đại học toàn là "mô hình" đọc chép... Cứ tưởng báo chí nói nhiều thế, cái xấu sẽ bớt đi. Nhưng không! Thật buồn giáo dục lại là một trong những ngành có số vụ tiêu cực thuộc loại hàng đầu. Về nguyên tắc, giáo dục nhất thiết phải là ngành có chỉ số sai phạm thấp nhất, vì đó là ngành được sinh ra nhằm đảm bảo cho việc "di truyền", thu nạp và phát triển văn hoá của một dân tộc. Nếu văn hoá, giáo dục bị xuống cấp thì dân tộc rơi vào con đường đi tới thảm hoạ. ảnh hưởng của ngành giáo dục đối với xã hội là vô cùng lớn, vì nó không chỉ là chuyện của 5 hay 10 năm. Chẳng lẽ những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục đã quên lời nhắc nhở của Bác Hồ: Việc "trồng người" là lợi ích của trăm năm?
Là một người thầy, có thể ngang nhiên đánh học sinh ngay trong phòng của hiệu trưởng? Câu chuyện này phải hiểu sao đây? Ông hiệu trưởng của trường không thể không chịu trách nhiệm. Không thể có chuyện đổ lỗi quanh co. Tội ác xảy ra trong căn phòng của riêng ông, ông phải nhận lấy hậu quả. Những giáo viên khác trong trường nhìn thấy cảnh đó mà không ai có nổi một mảy may xúc động! Những người đó cũng không xứng đáng để làm thầy giáo, cô giáo. Cha ông dạy rằng, nghề nào cũng cần có tâm, nhưng "nghề thầy" phải có nhiều hơn mới được. Chữ "tâm" mà Nguyễn Du mô tả là: Một vành trăng khuyết ba sao giữa trời.
Ba sao hay ba ngọn lửa ấy được các bậc thầy trong ngành giáo dục giải thích là - một của tà tâm, một của muội tâm và một - ở giữa là chính tâm. Là thầy giáo, cô giáo phải biết gạt bớt những tà, những muội ra khỏi mình để chính tâm toả sáng. Có như thế mới có thể trồng người.
Một khi bắt cả hàng trăm học sinh nghỉ học chỉ vì cả nể một ai đó; hy sinh cái đúng của nhiều người cho cái "thích" của một người, không thể biện giải là chuyện của sự vô tình. Sự học nhất thiết phải là điều thiêng liêng nhất của những người trẻ tuổi. Một khi những người thầy biến nó thành một trò đùa, thành cái chuyện của dôi dư nước mắt từ những tiếng cười mai mỉa thì giáo dục thế nào đây?
Rõ ràng có không ít người trong ngành giáo dục không chịu hiểu rằng, tiên học lễ không phải chỉ là chuyện của học trò, mà vị "Vạn thế sư biểu" còn muốn nói những người đi trước - những thầy, cô giáo phải biết rõ lễ nghĩa mới mong dạy dỗ cho con cháu thành người. Một khi lớp người trên không biết thế nào là tâm, là nhân, là đức thì văn hoá và giáo dục phải giật mình vì chẳng mấy chốc mà ngấp nghé suy đồi!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt