85% + 10.000 = dưới trung bình + Liệt
Một tổng kết và phân loại điểm của các thí sinh vừa qua cho thấy có đến 85% số thí sinh có điểm thi đại học dưới trung bình (tức dưới 15 điểm/ba môn thi) và có 10.000 thí sinh có điểm liệt (nguồn: báo Người Lao Động, 26-8-2003). Tuy đó chỉ là những con số vô tri vô giác nhưng lại là một triệu chứng (trong nhiều triệu chứng) cho thấy rằng nền giáo dục của chúng ta đang bị bệnh rất nặng và càng ngày càng trầm trọng theo thời gian. Hãy thử nhìn qua sơ đồ dưới đây chúng ta sẽ thấy nền giáo dục của chúng ta được vận hành một cách rất mâu thuẫn:
- Tiểu học --> toàn xuất sắc
- Trung học --> trên 90% tốt nghiệp
- Thi đại học --> 85% điểm dưới trung bình
- Thi cao học --> giảm yêu cầu ngoại ngữ, giảm từ phải tốt nghiệp đại học loại khá giỏi trở lên xuống loại trung bình, trung bình khá.
Sơ đồ trên cho thấy càng học lên cao thì chất lượng của học sinh càng giảm. Có phải vì càng lên bậc học cao thì việc học càng khó hơn nên học sinh có kết quả học kém ? Hay là bởi vì ở những bậc học thấp (không phải đại học) thì cơ chế đánh giá học lực của chúng ta không phản ánh đúng thực chất trình độc của học sinh? Tôi nghĩ rằng lý do thứ hai có vẻ xác đáng hơn. Vì sao?
Tôi nhớ lại tronglần trả lời chất vấn của kỳ họp HĐND tp. HCM vừa qua, khi trả lời caua hỏi tại sao có hiện tượng lạm phát học sinh xuất sắc thì vị đại diện Sở GD-ĐT nói rằng do ngày nay học sinh có điều kiện học tốt hơn và do chuẩn đánh giá học sinh xuất sắc đã thay đổi theo hướng “thoáng hơn” trước. Tôi e rằng khi nói học sinh xuất sắc nhiều là nhờ có điều kiện tốt hơn trước kia là một nhận định võ đoán bởi đã có những nghiên cứu nào của ngành giáo dục chứng minh được mối quan hệ đồng biến giữa điều kiện vật chất với chất lượng học của học sinh chưa(tức là điều kiện học càng cao thì chất lượng học cũng cao theo)? Bởi nếu đúng như thế thì thiên tài chỉ có thể là con của Warren Buffett hoặc Bill Gates (hai người giàu nhất thế giới) mà thôi, cũng như chẳng bao giờ có học sinh xuất sắc ở vùng sâu vùng xa. Điều kiện vật chất có thể tác động nhưng không đến mức tạo ra những 99% học sinh xuất sắc được, bởi bên cạnh đó ít nhất là còn có phương pháp giảng dạy nữa
Do đó, lý do thứ hai (tức là thay đổi chuẩn đánh giá) là yếu tố quyết định mạnh mẽ nhất đến sự lạm phát số học sinh xuất sắc của chúng ta. Vấn đề là sự thay đổi ấy lại đi ngược lại với xu thế phát triển của xã hội. Như chúng ta đều biết, khi xã hội càng phát triển thì những yêu cầu về chất lượng trong mọi lĩnh vực đều tăng cao , nôm na là càng phải khó hơn. Nhưng việc thay đổi chuẩn đánh giá lại có tính “thoáng” hơn và ít gắt gao hơn trước kia, do đó chỉ làm chất lượng nền giáo dục của chúng ta ngày càng đi xuống chứ không phải là nâng lên (nhưng đây lại là điều mà chúng ta mong đợi). Vì ở những bậc học thấp, chúng ta không đánh giá đúng năng lực học của học sinh, và vì không đánh giá đúng năng lực, chúng ta đã không trang bị những nền tảng cần thiết và đầy đủ cho học sinh nên khi lên bạc học cao hơn thì họ phải đối diện với nhiều khó khăn. Bài viết của tác giả Phan Trung Nguyện trên báo tuổi trẻ ngày 23-8-2003, con số 85% có điểm dưới trung bình, 10.000 thí sinh bị điểm liệt cùng với việc hạ yêu cầu về trình độ đối với thí sinh ao học là một minh chứng hùng hồn nhất cho sự trang bị kém cỏi đó.
Có lẽ người Việt chúng ta chẳng học kém đâu, nhưng chính việc tự huyễn hoặc mình bằng những danh hiệu, những con số thống kê của những người quản lý giáo dục đã làm cho chất lượng học sinh của chúng ta giảm một cách đáng báo động. Vậy chúng ta phải làm gì đây?
Lê Minh Tiến
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh BùiSách và doanh nghiệp: Đọc để phát triển
01/01/1900Tố Tâm