Làm sao “lớn” được với một nền giáo dục yếu kém?
Nhớ lại chuyện tôi đi học ở một trường đình cách đây 50 năm. Gọi là trường đình vì làng nghèo quá, không xây nổi trường nên trẻ em phải học ké ở một gian trống của đình làng. Thầy giáo của chúng tôi chỉ có bằng tiểu học nhưng đối với chúng tôi, nhân cách của ông là một bài học lớn. Chỉ có hai quyển vở, một cây bút cán gỗ và những lời dạy bảo của thầy mà sao chúng tôi cảm thấy thật hạnh phúc vì được làm học trò, được thấy mình càng ngày càng hiểu biết hơn, tốt đẹp hơn. Những câu cách ngôn như "đói cho sạch, rách cho thơm", "giấy rách phải giữ lấy lề", "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" sao cứ theo chúng tôi suốt cả đời. Thầy chẳng soạn giáo án, chẳng sợ thanh tra. Nay thầy kể chuyện trong "Quốc văn giáo khoa thư", mai thầy đọc cho nghe những mẩu chuyện trong "Tâm hồn cao thượng". Thầy chẳng có "phương pháp sư phạm" nhưng thầy thương yêu học trò thật sự và nhất là không bao giờ rao giảng những điều không có thật. Cuối năm, trò nào học giỏi thì lên lớp, học dở thì ở lại học tiếp. Thầy ung dung, thanh thản, chẳng sợ gì ai. Vì yêu thầy, kính thầy, tin thầy nên chúng tôi luôn sống với lòng tự trọng để được xứng đáng là học trò của thầy. Có thể chúng tôi không trở thành anh hùng nhưng chúng tôi không làm điều vô liêm sỉ.
Niềm tin vào người thầy, niềm hạnh phúc được đến trường sao ngày nay nhiều nơi thật hiếm có. Trường thì to, thầy thì bằng cấp cao mà sao tình thầy trò ngày nay thật nhạt nhẽo! Nếu làm một cuộc điều tra thì sẽ thấy thế hệ tương lai của đất nước chán chường, mệt mỏi biết bao trong giờ học tiếng Việt. Tôi cho rằng đó là thất bại lớn nhất của ngành giáo dục. Hằng năm có biết bao thanh niên bước vào đời với tâm hồn trống rỗng, thiếu niềm tin. Báo chí đã nói quá nhiều về những điều tệ hại trong xã hội, gây ra bởi những tâm hồn trống rỗng không yêu nổi giờ học tiếng Việt.
Nước Việt Nam ta chỉ có thể lớn lên được với một nền giáo dục đúng nghĩa bắt đầu từ tình yêu đất nước, ý thức công dân, đề cao lòng chính trực, căm ghét sự dối trá. Nền giáo dục ấy không có gì quá tốn kém, quá khó khăn đến nỗi phải tốn hàng ngàn tỉ đồng để liên tục thay đổi chương trình, làm mỏi mệt biết bao thế hệ con người.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt