Cần một hội nghị “Diên Hồng” trong giáo dục

08:43 CH @ Thứ Sáu - 16 Tháng Sáu, 2006

Ngày 12/7/2004 là một ngày rất có ý nghĩa với ngành diáo dục, khi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Phan Văn Khải. Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về giáo dục nhằm nghe các nhà giáo hiến kế đế canh tân nền giáo dục nước nhà đang có nhiều bức xúc- Một ngày không đủ thờigian cho những cánh tay giơ lên liên liếp đề nghị đăng đàn.

“Việc đánh giá cho đúng tìnhhình giáo dục nước ta có ý nghĩa quan trọng nhằm tìm ra đúng nguyên nhân,từ đócó biện pháp để khắc phụcnhững yếukém tồn tại và thúc đẩy nền giáo đục nước nhà. Những năm vừa qua, ngành giáo dục nước ta xuất hiện nhiều tiêu cựcvà có nhiềubức xúcmà dư luận đang rất quantâm" - Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia giáo dục đã lưu ý như vậy sau khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển trình bày báo cáo đề dẫn.

Hoàng Thị kim Yến (giáo viên trường THCS Ninh Khánh, Ninh Bình): Nên thấuhiểu giáo viên và học sinh chứ không chỉ lây ý kiếntừ hội họp.

Khi nói đến giáo dục phải nói đến chất lượng thực. Có một thực tế: Các giáo viên phải chịu áp lực về thành tích giảng dạy "năm sau phải cao hơn năm trước". Có giáo viên từ khi mới về trường cho đến nay, yêu cầu về tỷ lệ học sinh giỏi của lớp mình giảng dạy đã tăng từ 8% đến 20%, trong khi học sinh giỏi không phải năm nào cũng tăng tiến như vậy.

Tôi là giáo viên dạy Văn, cuối năm học nào cũng ra một đề yêu cầu học sinh trình bày những cảm nhận của mình trong năm học. Các em cứ bày tỏ...nỗi sợ ở trường học đã nhiều, về nhà bố mẹ lại bắt học, không có thời gian vui chơi ở trường, ngoài việc học, các em còn phải tham gia vào quá nhiều cuộc thi, mà thực chất là dành thời gian để chép các câu trả lời để nộp cho đủ số lượng. Giáo viên thì vất vả đằng giáo viên. Một tuần, ngoài 20 tiết trên lớp, chưa tính thời gian soạn bài thì phải tham gia quá nhiều cuộc hội họp hình thức, làm nhiều các loại sồ sách cũng hình thức. Đi học bồi dưỡng sách giáo khoa mới thì chẳng thu được mấy kiến thức vì thực ra đã có trong sách giáo viên.

Theo tôi, để đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện và khách quan Bộ GD -ĐT cần trưng cầu ý kiến hoặc tìm hiểu thật đúng và kỹ tâm tư của giáo viên, học sinh chứ không chỉ làm theo cách lấy ý kiến từ các quan chức hay người nghiên cứu.

Gs Văn Như Cương(Hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội): Tiêu cực khó bằng chứng vẫnphải thông kê.

Phải tổng kết việc day và học chương trình và sách giáo khoa như thế nào để tìm câu trả lới xem chương trình dạy và học có nặng hay không. Với tôi, sách giáo khoa mới không nặng. Ví dụ, Toán lớp 3 chỉ học có 3.5 - 4 tiết/tuần, trong khi thời lượng này ở các nước là 6 - 8 tiết.

Việc làm báo cáo về chất lượng giáo dục để trình Quốc hội vào cuối năm, số liệu rất quan trọng. Trong thực tế của giáo dục hiện nay, có những tiêu cực như: ép buộc các phụ huynh đóng góp theo hình thức "hảo tâm", chạy bằng, chạy trường. chạy vào ĐH lại khó có thể thống kê bằng dữ liệu cụ thể. Tuy nhiên, đề có bức tranh toàn diện các mặt của giáo dục nước nhà thì những hiện tượng như thế này cũng nên có phản ánh bằng những thông số đáng tin cậy.

Gs Nguyễn Văn Hiệu (Viện Khoa học - Công nghệ Quốc gia): Bộ CD-ĐTphải tiếp cận các địaphương mở trường CĐ.

Việc Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ nhà giáo thế này là tốt, bởi hàng năm Thủ tướng đều có cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp. Vấn đề mà dư luận bức xúc, hay nói như Bộ trưởng GD-ĐT là “những điều bấtbình thường trong giáodục", theo tôi đó là một số nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục chưa toàntâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục, thiếu gương mẫu về đạođức và lốisống cábiệt còncó người viphạm pháp luật, làm giảm sútuy tín đội ngũ của ngành”.

Tuy nhiên, có những tiêu cực chưa đến mức đưa ra xử lý theo pháp luật thì sao? Theo dõi tin tức thì thấy, trước các tiêu cực như dạy học thềm tràn lan, gian lận thi cử, Bộ trưởng GD-ĐT đều có chỉ thị. Nhưng tôi có cảm giác chỉ thị như nước đổ lá khoai, cái gì cũng chỉ thị. Giải quyết tiêu cực mà hành chính hóa như vậy, trong khi lại coi nhẹ sự thuyết phục, động viên tham gia của các tổ chức xã hội khác!

Có một chuyện nữa: Phát triển các trường ĐH, CĐ để đáp ứng nhu cầu học tập chính đáng của người dân. Tôi đi địa phương, thấy các tỉnh nói họ sẵn sàng có nguồn kinh phí để mở trường CĐ nhưng thiểu nhất là đội ngũ giáo viên. VậyBộ GD-ĐT nên có cách "tiếp cận tấn công" hơn, không chờ các tỉnh đến gõ cửa xin mở trường. Có một việc chỉ có Bộ làm được là đào tạo giáo viên. Bộ tiếp cận các địa phương "mở trường CĐ đi, chúng tôi sẽ lo đào tạo giáo viên".

Gs Phạm Phụ (ĐH Bách khoa TP. HCM): Xâydựng chính sách công để áctrường ĐHrõ ràng về tài chính.

Tôi chỉ khoanh vùng ý kiến của mình ở lĩnh vực giáo dục ĐH với năm đề xuất về giải pháp:

Thứ nhất, tăng quy mô giáo dục lên 10% hàng năm, việc này làm trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục và giải quyết bằng cách: phân tầng các trường ĐH.

Thứ hai, việc tăng này chủ yếu nên phát triển ĐH tư thục. Nên phát triển ĐH tư thục theo hai loại: trường vì mục tiêu lợi nhuận. và trường không vì mục tiêu lợi nhuận cực đại (tức là người góp vốn chỉ được hưởng lãi theo mức nhất định, số còn lại bổ sung vào quỹ để phát triển giáo dục của trường).

Thứ ba, tăng đầu tư cho giáo dục song song với hiệu quả. Giải pháp cụ thể cho vấn đề này là cố gắng duy trì mức đầu tư như hiện nay (cho một sinh viên tương đương GDP/người), tăng học phí của các trường lên 15-20%, cho thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong trường ĐH, kiểm toán trường ĐH và công khai.

Thứ tư, đổi mới chương trình đào tạo theo xu hướng toàn cầu hóa. cụ thể là không dạy học sinh theo hướng lý giải vấn đề ("tại sao") mà hướng sang dạy các em giải quyết vấn đề ("như thế nào").

Thứ năm, thiết kế chính sách công về giáo dục đào tạo. Cụ thể là: chia sẻ học phí giữa Nhà nước, người học, nhà trường, hiệu quả của chính sách du học, quản lý tài chính giữa trường công và tư, công bằng xã hội, xây dựng quan hệ công chúng của ngành giáo dục.

GS Võ Tòng Xuân(Hiệu trưởng trường ĐH An Giang): Cầncó Hộinghị Diên Hồng tronggiáo dục

Chỉ có một ngày đề Thủ tướng lắng nghe các nhà giáo "hiến kế" cho giáo dục thì sẽ không nghe hết thông tin. Vì vậy, cần phải tổ chức hội nghị kiểu "Diên Hồng" để các nhà giáo có thể tham gia nhiều ý kiến khác. Chuyện cô giáo ở Ninh Bình nêu ra cũng là chuyện tôi nghe được khi gặp gỡ nhiêu giáo viên ở đồng bằng sông Cửu Long. Có một thực tế là sức ép thành tích đã “quét" các em từ lớp 1 lên lớp 2, lớp 2 lên lớp 3, cứ thế "quét" lên phổ thông, rồi vào ĐH, tạo ra...chất lượng "ảo"!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quan niệm giáo dục “Tự Tân” của Phan Bội Châu

    28/10/2014TS Dương Thiệu TốngNhững từ tưởng và hoạt động giáo dục của cụ Phan Bộ Châui suy ngẫm về các vấn đề canh tân văn hóa giáo dục, canh tân xã hội đáng để chúng ta quan tâm đến...
  • Không phải chấn hưng mà là cách mạng giáo dục

    20/11/2013Hoàng VănVào năm 2005, nhiều người đã từng tạm yên lòng với đề xuất mới: Năm 2005, năm chấn hưng giáo dục... Nay, rõ ràng cần có một cuộc cách mạng giáo dục, thoát ly hẳn với suy nghĩ cũ về đào tạo con người như một cách sản xuất công cụ!
  • Tại sao giáo dục Việt Nam khủng hoảng và đâu là lối thoát?

    19/02/2013Nguyễn Đình ĐăngNguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch hiện nay của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu? Phải chăng gốc rễ của vấn đề nằm ở hai điểm chính: Thứ nhất là truyền thống học để làm quan của người Việt và thứ hai là thái độ không tôn trọng (nếu không nói là coi rẻ) cá nhân con người trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là thái độ chưa thực sự tin tưởng trí thức...
  • Một quốc nạn còn đáng lo ngại gấp bội tệ nạn tham nhũng

    03/06/2006Nguyễn Viết Hùng (TP.HCM)Đó chính là hiện trạng giáo dục. Có ở đâu mà người dân phải kêu lên trên báo chí: "Con tôi khổ quá, ông Bộ trưởng Giáo dục ơi!"? Có bao giờ lại đổ đốn lắm bằng cấp "tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi" đến như bây giờ? (1)
  • Mầm họa đang lớn

    10/03/2006Trước những bức xúc trong giáo dục hiện nay, Gs, Ts khoa học toán lý Nguyễn Xuân Hãn cho rằng cả ba lĩnh vực: chương trình sách giáo khoa, giáo viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục hiện nay đều đang có vấn đề...
  • Chi tiêu cho giáo dục: Những con số "giật mình"!

    16/02/2006Vũ Quang Việt (chuyên viên Thống kê cao cấp của Liên Hợp Quốc, New York, Mỹ)Từ New York (Mỹ) chuyên viên thống kê cao cấp của Liên Hợp Quốc Vũ Quang Việt gửi tới VietNamNet những phân tích thú vị về chi tiêu cho giáo dục Việt Nam rút ra qua những số liệu tính và phương pháp tính toán của bản thân...
  • Làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách

    13/02/2006Hà Văn Thịnh (Đại học khoa học Huế)Nếu giáo dục không gây nên tất cả mọi lỗi lầm thì ít nhất, cũng đã và đang gián tiếp một cách lâu dài, tạo nên nhiều yếu tố tiềm tàng để không đủ sức nhìn thấy và, ngăn chặn những lỗi lầm ấy...
  • Văn hiến… xưa và nay & văn hiến trong tương lai

    23/11/2005Hoàng Ngọc HiếnBàn về văn hiến... xưa và nay nên dành một phần thời gian cho sự thảo luận để hình dung văn hiến trong tương lai. Riêng trong ngành giáo dục, điểm qua những nhân tài xưa và nay tôi thấy hào quang của quá khứ và hiện tại nhưng chưa thấy tương lai.
  • Chúng ta muốn gì?

    18/10/2005Xuân DungĐồng hành với sự thay đổi về vai trò của bằng cấp (chứ không phải sự thay đổi nhận thức về vai trò của học vấn) là hàng loạt vấn đề mới về giáo dục - đào tạo: Chương trình quá nặng nhưng lại bất cập so với nhu cầu thực tiễn cải cách và tính hiệu quả của cải cách, lạm thu và tận thu tới mức chi phí giáo dục trở thành một gánh nặng mà người nghèo khó kham, dạy thêm và học thêm tràn lan, thể lực và trí lực của học sinh suy giảm…
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Giáo dục phải có cuộc cách mạng đồng bộ

    12/07/2005Lê Văn Kiên (Thanh Hóa)Tôi rất đồng tình với các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, họ đã có những bài phát biểu rất tâm huyết và phản ánh rất đúng thực trạng hiện nay của nền giáo dục nước nhà. Tôi đặc biệt quan tâm tới một số ý kiến quan tâm tới vấn đề giáo dục và chủ thể của giáo dục (đối tượng của giáo dục) có thể nói đây là vấn đề chưa được nhắc tới nhiều khi đề cập tới sự yếu kém của nền giáo dục của chúng ta.
  • Mệnh lệnh từ cuộc sống

    02/07/2005Hà Thạch HãnCâu chuyện giáo dục lại nóng lên! Khi 23 nhà giáo, nhà khoa học mà đứng đầu là GS Hoàng Tụy “dâng sớ” đề nghị Thủ tướng Chính phủ cải cách và hiện đại hóa nền giáo dục, mọi người đều đồng thuận, hưởng ứng...
  • Cuộc cách mạng về giáo dục

    16/01/2004Tháng 4/2001, Massachusetts Institute of Technology (Học viện Công nghệ Massachusetts, viết tắt là MIT, vốn vẫn được xem như nơi cung cấp các nhà khoa học đoạt giải Nobel) chính thức đưa lên Internet tài liệu và bài giảng của khoảng 2.000 môn học. MIT gọi chương trình nay là Open Course Ware (Công cụ khóa học mở, viết tắt là OCW).
  • Làm giáo dục mà sai thì sẽ hỏng cả một thế hệ

    07/08/2003Làm bác sĩ nếu sai thì chỉ gây tử vong một người. Nhưng nếu làm giáo dục mà sai thì sẽ làm hỏng cả một thế hệ...
  • Sự lãng phí trí tuệ

    16/06/2003Trần Quốc TuấnCó thể khẳng định mà không sợ quá đáng chút nào rằng, trong số những vấn đề cơ bản và cũng là cấp bách nhất hiện nay ở nước ta, vấn đề giáo dục nổi cộm nhất, đụng tới đời sống hôm nay và cả tương lai của hàng chục triệu người (trên thực tế là tất cả). Không phải chúng ta không làm được gì. Làm được không ít. Nhưng sao chúng ta vẫn thấy nền giáo dục nước ta dường như giẫm chân tại chỗ?
  • Gọi đúng tên thực trạng giáo dục

    10/02/2003Tương LaiTôi muốn đề nghị gọi đúng tên thực trạng của nền giáo dục nước nhà khi những băn khoăn, lo lắng về một mùa thi, một mùa tuyển sinh vừa kết thúc, một năm học mới sắp khai giảng, tạo nên một mối bất an trong tâm lý xã hội.
  • xem toàn bộ