Lạm bàn về giáo dục
Không riêng gì ở Việt nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia. Nơi đây những người lãnh đạo cao nhất của đất nước thường phải vào cuộc. Trong thông điệp liên bang năm 1997 Tổng thống B. Clinton đã dành phần lớn thì giờ đề cập đến những yếu kém của nhà trường phổ thông ở Mỹ và đề ra chương trình cải cách mười điểm để chuẩn bị hành trang cho nước Mỹ tiến vào nền kinh tế tri thức trong thế kỷ 21. Nhà trường Mỹ là niềm ao ước của bao nhiêu bậc cha mẹ ở khắp nơi trên thế giới mà còn bị chính Tổng thống công khai chê bai trước quốc hội, huống hồ gì là nhà trường Việt nam ta.
Đương nhiên, cái khó của bài toán giáo dục mỗi nơi một khác, tuỳ theo trình độ phát triển và đặc điểm văn hoá của từng nước. Nhà trường các nước tiền tiến phải lo đuổi bám theo tri thức khoa học công nghệ, cứ sau 4-5 năm lại tăng lên gấp đôi. Không thể cứ nhồi nhét kiến thức vào đầu học trò, mà phải dạy cách học để học suốt đời, cách làm người trong xã hội hiện đại.
Các nước kém phát triển lại còn đương đầu với nhiều thách thức gay gắt hơn do đầu tư ít ỏi cho giáo dục và mặt bằng văn hoá khoa học công nghệ cách rất xa các nước phát triển. Song muốn sống còn trong cuộc cạnh tranh và hội nhập với thế giới, các nước này chỉ còn cách trông vào giải pháp giáo dục. Bởi thế, nếu có chiến lược tốt và được thiết kế chu đáo, giáo dục sẽ trở thành lợi thế của các nước đi sau. Không thấy hết cái khó của bài toán giáo dục để có quốc sách đúng đắn và thu hút nhân tài vào giáo dục tức sẽ đánh mất cái lợi thế duy nhất đó.
Nhưng thế nào là một nền giáo dục tốt? Có lẽ hiện nay rất khó tìm được một mô hình kiểu mẫu để cứ thế mà sao chép nguyên xi. Ngay đến việc đánh giá chất lượng theo kết quả khảo thí cũng vẫn bộc lộ ra những câu hỏi khó giải đáp. Kết quả khảo thí quốc tế hơn nửa triệu học sinh lớp tám thuộc 45 quốc gia năm 1996 cho thấy Singapore, Tiệp khắc, Nam Triều tiên và Nhật bản dẫn đầu về môn toán và khoa học tự nhiên. Học sinh Mỹ chỉ ở mức trên dưới trung bình đôi chút về hai môn đó (Science, Vol. 274, p. 1296, 1996). Cuộc khảo thí trên 50.000 học sinh lớp 8 từ 38 quốc gia năm 2002 cũng cho thấy học sinh Mỹ còn đứng sau Đài loan, Singapore, Nam Triều tiên, Nhật bản và Hồng kông (Time, 15/04/2002).
Nhưng như vậy phải chăng mô hình giáo dục phổ thông của Mỹ lạc hậu hơn các nước Đông á? Học sinh nhiều nước Đông á vẫn cứ phải bò ra mà học. Tờ Time nói trên còn giới thiệu chương trình hằng ngày của một học sinh Nam Triều tiên chỉ còn lại không đầy năm giờ để ngủ. Mỗi ngày các em phải mất năm giờ học thêm ở trường tư và phụ đạo ngoài giờ. Các trường dạy thêm đang được xem là một ngành “kỹ nghệ phát đạt” ở nhiều nước Đông á. Thi cử là gánh nặng tâm lý đối với học sinh và phụ huynh.
Trong khi đó ở Mỹ thầy cô giáo không được dạy thêm lấy tiền. Nhà trường phổ thông Mỹ đề cao hoạt động đa dạng của con người trong cuộc sống, chú trọng đào tạo kỹ năng công nghệ và tính đồng đội cho học sinh. Rất nhiều người chê bai chất lượng nhà trường phổ thông ở Mỹ, nhưng tại sao từ đó lại có những trường đại học đỉnh cao trên thế giới, rồi từ đó lại sản sinh ra rất nhiều nobel khoa học trong những thập kỷ gần đây và là đầu tàu của nền kinh tế tri thức năng động nhất toàn cầu? Nước Đức từng là cái nôi của khoa học và giáo dục. Thế mà điểm khảo thí của học sinh trung học ở Đức thuộc diên thấp nhất trong số các nước OCED, và trình độ học sinh lại rất chênh lệch nhau giữa em giỏi và kém. Người ta bắt đầu đổ lỗi cho nền giáo dục công cộng miễn phí từng được xem là ưu việt của nước này.
Gần đây, những thông tin từ Thái lan càng chứng tỏ tính chất gay gắt của bài toán giáo dục ở các nước đi sau. Thủ tướng Thái lan Thaksin đã đích thân trở lại bục giảng, chắc hẳn không phải chỉ để trình diễn tầm quan trọng của việc chấn hưng giáo dục trước bàng dân thiên hạ, mà muốn tự mình vào cuộc, hòng tìm ra giải pháp cho chất lượng thấp kém đang hạn chế khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Thái lan. Trong năm 2002, ông Thaksin đã phải ba lần thay bộ trưởng giáo dục, để rồi vị bộ trưởng thứ ba phải lắc đầu mà than “hình như không có phương thuốc gì hay hơn là khuyến khích học sinh học thuộc lòng và đánh đòn chúng để giữ kỹ luật trong nhà trường” (Time,
Nhưng như vậy phải chăng mô hình giáo dục phổ thông của Mỹ lạc hậu hơn các nước Đông á? Học sinh nhiều nước Đông á vẫn cứ phải bò ra mà học. Tờ Time nói trên còn giới thiệu chương trình hằng ngày của một học sinh Nam Triều tiên chỉ còn lại không đầy năm giờ để ngủ. Mỗi ngày các em phải mất năm giờ học thêm ở trường tư và phụ đạo ngoài giờ. Các trường dạy thêm đang được xem là một ngành “kỹ nghệ phát đạt” ở nhiều nước Đông á. Thi cử là gánh nặng tâm lý đối với học sinh và phụ huynh.
Trong khi đó ở Mỹ thầy cô giáo không được dạy thêm lấy tiền. Nhà trường phổ thông Mỹ đề cao hoạt động đa dạng của con người trong cuộc sống, chú trọng đào tạo kỹ năng công nghệ và tính đồng đội cho học sinh. Rất nhiều người chê bai chất lượng nhà trường phổ thông ở Mỹ, nhưng tại sao từ đó lại có những trường đại học đỉnh cao trên thế giới, rồi từ đó lại sản sinh ra rất nhiều nobel khoa học trong những thập kỷ gần đây và là đầu tàu của nền kinh tế tri thức năng động nhất toàn cầu? Nước Đức từng là cái nôi của khoa học và giáo dục. Thế mà điểm khảo thí của học sinh trung học ở Đức thuộc diên thấp nhất trong số các nước OCED, và trình độ học sinh lại rất chênh lệch nhau giữa em giỏi và kém. Người ta bắt đầu đổ lỗi cho nền giáo dục công cộng miễn phí từng được xem là ưu việt của nước này.
Gần đây, những thông tin từ Thái lan càng chứng tỏ tính chất gay gắt của bài toán giáo dục ở các nước đi sau. Thủ tướng Thái lan Thaksin đã đích thân trở lại bục giảng, chắc hẳn không phải chỉ để trình diễn tầm quan trọng của việc chấn hưng giáo dục trước bàng dân thiên hạ, mà muốn tự mình vào cuộc, hòng tìm ra giải pháp cho chất lượng thấp kém đang hạn chế khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Thái lan. Trong năm 2002, ông Thaksin đã phải ba lần thay bộ trưởng giáo dục, để rồi vị bộ trưởng thứ ba phải lắc đầu mà than “hình như không có phương thuốc gì hay hơn là khuyến khích học sinh học thuộc lòng và đánh đòn chúng để giữ kỹ luật trong nhà trường” (Time,
Vấn đề của chúng ta
Bình quân mỗi người Thái đầu tư cho giáo dục gấp tám lần người Việt. Theo cách nói của ông cha ta “có thực mới vực được đạo’, thì chất lượng học sinh ta có thấp kém đôi chút so với họ cũng không phải là chuyện đáng hỗ thẹn. Thậm chí, người Việt nam còn có quyền tự hào về nền giáo dục của mình nhờ đó đã tùng chiến thắng hai đế quốc lớn và đã biết phát triển nhanh nền kinh tế sau khi có công cuộc đổi mới.
Nhưng hiện nay giáo dục đang lao đao trước quy mô đào tạo mở rộng và tác động tiêu cực của làn sóng thương mại hoá. Cho nên rất dễ hiểu tại sao gần đây một số học giả cao niên đã từng góp sức xây dưng ngành giáo dục từ những ngày đầu cách mạng lại kiên trì lên tiếng lo ngại về hiện trạng giáo dục nước nhà. Qua hai kỳ tuyển sinh đại học 2002-2003, và qua một số sách giáo khoa cải cách rất tốn kém vừa được trình làng, chất lượng giáo dục thấp kém của chúng ta đang nổi cộm lên làm xôn xao dư luận. Bên cạnh đó, hàng loạt “bệnh hoạn” khác như dạy thêm học thêm tràn lan, sách giáo khoa ngớ ngẩn, thi cử nặng nề, mua bằng bán điểm, lạm phát tiến sĩ, giáo sư v. v..., càng làm cho “tập hồ sơ” giáo dục mỗi ngày một dày thêm.
Báo Tuổi trẻ số ra ngày 22/3/ 2004 có đăng bài trích lời một vị lãnh đạo Tp Hồ chí Minh về giáo dục nói rằng: “chúng tôi lấy ý kiến của người dân làm thước đo chất lượng giáo dục. Thời gian sau này dân không còn “kêu” như trước – dĩ nhiên ở đây không thể loại trừ yếu tố dân kêu nhiều quá nên mệt mỏi không kêu nữa ...”. Đó là câu trả lời cho ý kiến phàn nàn của ông Giám đốc Sở Giáo dục rằng “.. trong vấn đề đánh giá chất lượng (giáo dục), chuẩn mực và phương thức thực hiện vẫn còn những lúng túng bất cập ...”.
Hai ý kiến từ giới chính thống nói trên càng cho thấy đúng là chúng ta đang lúng túng trong việc xác định mục tiêu đào tạo ra những con người như thế nào, căn cứ theo thang chuẩn mực nào để đánh giá họ, tổ chức giảng dạy và thi cử theo kiểu gì để đạt đến mục tiêu đó. Nỗi lo của chúng ta chưa phải là chất lượng thấp. Bi kịch của chúng ta là đáng lý phải đào tạo ra những con người có khả năng làm chủ thiên nhiên, xã hội và bản thân, thì ngược lại một bộ phận khá lớn hiện nay trong hệ thống giáo dục đã bị lợi dụng để thương mại hoá và hợp thức hoá các nhãn mác và danh hiệu của con người trong xã hội. Xã hội nào cũng đủ loại nhãn mác, danh hiệu. Có điều bên trong chúng là món hàng gì, và việc gắn các nhãn mác đó có tác động tích cực như thế nào cho sự phát triển chung của xã hội. Nếu chỉ biết chạy theo nhãn mác mà không chú ý đúng mức đến chất lượng thì chẳng những sản phẩm kém phẩm chất sẽ làm ô nhiễm môi trường xã hội mà giáo dục còn là nơi lãng phí nhất tiền của ít ỏi của người dân.
Nhà trường của chúng ta phải chịu trận
Ngành giáo dục phải chịu trận trước hết bởi những nhãn mác của chính mình. Để vừa có tiền vừa đạt danh hiệu thi đua, có nơi thầy cô phải phụ đạo trước cho học sinh về bài thi tại nhà riêng của mình. Có học sinh kém, thầy sẽ mất danh hiệu thi đua, nhà trường không được tiền tiến, xuất sắc để báo cáo lên cấp trên, cấp trên lại báo cáo lên cấp trên nữa... Cuộc chơi vừa đá bóng vừa thổi còi đó đã không còn đủ thang điểm để chấm, nên điểm mười lại phải gắn thêm một, hai hoặc ba dấu cộng để phân loại (theo lời kể của cô giáo hiệu phó một trường trung học nổi tiếng ở Tp Hồ chí Minh). Điểm thi của học sinh trở thành một thứ tiêu chí qua đó đánh giá thành tích phát triển của địa phương, cho nên cứ phải đẩy tỷ lệ tốt nghiệp ở các cấp lên sát 100%.
Trẻ em chen chúc nhau để lọt qua cỗng trường đại học làm cho các lò luyện thi với những bộ đề mẫu trở thành siêu lợi nhuận. Nhưng một khi lọt qua cỗng rồi thì mãnh bằng đại học coi như đã cầm chắc trong tay. Mái trường đại học là nơi nhàn nhã nhất trong đời học sinh. Đó là nhận xét của một số sinh viên nghiêm túc khi so sánh đại học với trường phổ thông. Nếu bảo giáo dục của chúng ta đang tụt hậu thì đại học chính là nơi tụt hậu xa nhất. Càng lên bậc học cao nhãn mác càng hấp dẫn gây nên nạn lạm phát giáo sư tiến sĩ. Đại học và trên đại học là nơi hội tụ của giáo dục với khoa học công nghệ. Thật là oan nếu đổ tất cả chuyện lạm phát tiến sĩ, giáo sư đó lên đầu Bộ giáo dục, trong khi phần trách nhiệm lớn ở đây lại thuộc về giới khoa học.
Làn sóng thương mại hoá giáo dục hiện nay đang làm xói mòn tính văn hoá của giáo dục mà mục tiêu văn hoá của nhà trường phải đặt lên là trên hết, trên cả những mục tiêu sản xuất và kinh tế. Nhà trường không thể chỉ dạy cái có lợi mà phải chú trọng dạy cái đẹp trong kho tàng văn hoá của dân tộc và thế giới, cái đẹp bên trong mỗi kiến thức khoa học. Người thầy phải là một hình ảnh văn hoá. Nếu người thầy chỉ sa đà vào việc đi bán kiến thức, chạy xô hết trường này đến trường khác ba bốn mươi giờ mỗi tuần, thì món hàng dễ bán nhất là kiến thức chết.
Công bằng mà nói, không biết bao nhiêu nhà trường của chúng ta đã bị cuốn theo cơn lốc thương mại hoá đó? Nó càng khơi đậm thêm yếu điểm vốn có ở một nước lạc hậu như nước ta là nhồi nhét các kiến thức khô cứng rồi đóng dấu chất lượng cho học sinh. Có người lại dùng dấu chất lượng đó làm “hòn gạch Lỗ Tấn” để gõ cửa vào chốn quan trường. Lọt qua cửa rồi, người ta sẽ vứt hòn gạch đi. Giáo dục bị lợi dụng và trở thành một sân chơi hết sức lãng phí. Nguyên nhân bao trùm là chúng ta chưa xem trọng và xây dựng được một xã hội nghề nghiệp, trong khi vẫn cứ hô hào xây dựng một xã hội học tập để tiến lên nền kinh tế tri thức. Khi tính chuyên nghiệp chưa được xã hội tôn vinh thì giáo dục sẽ không có chỗ đứng trong xã hội, và nó bị lợi dụng để thương mại hoá là xu hướng khó tránh khỏi? Nhưng trình độ chuyên nghiệp đạt được bằng cách nào? Bằng cả một quá trình tích luỹ và kế thừa. Trong quá trình đó tri thức và kinh nghiệm bắt đầu từ nhà trường của mỗi người cứ tăng tiến theo quy luật cấp số nhân.
Như vậy, bài toán giáo dục trước hết là bài toán xã hội. Giáo dục không thể chấn hưng nếu không đồng thời quyết tâm làm lành mạnh xã hội, lấy tính chuyên nghiệp làm thước đo giá trị của từng người và đẩy lùi những tệ nạn xã hội. Nếu những tệ nạn đó trở nên quá phổ biến trước con mắt của trẻ em, thì đối với chúng đạo đức chân chính lại trở thành bài học phản diện. Khi mà các bậc cha anh mua bằng bán điểm để chạy chọt vào chốn quan trường thì ai có thể cấm trẻ con nghĩ rằng quay cóp trong lớp là vi phạm đạo đức?
Nói giáo dục là bài toán xã hội không có nghĩa là ngành giáo vô can trước những sa sút hiện nay của nhà trường chúng ta. Bộ giáo dục buông lỏng quản lý chất lượng để cho mặt trái của cơ chế thị trường chi phối. Trong khi đó lại nhúng tay quá sâu vào việc thi cử, là nhiệm vụ của nhà trường. Cũng như mọi hoạt động sản xuất và dịch vụ khác trong xã hội hiện đại, giáo dục cần được xã hội hoá và thương mại hoá trong khuôn khổ các khung pháp lý về đảm bảo chất lượng (quality assurance). Bộ giáo dục có nhiệm vụ bảo đảm thực thi chính sách giáo dục của nhà nước, đề ra khung pháp lý cho nhà trường hoạt động, đồng thời phải giám sát quản lý chất lượng giáo dục qua những tổ chức thanh tra chuyên nghiệp. Đánh giá hoạt động của nhà trường phải căn cứ vào hệ thống thanh tra chuyên nghiệp thay vì qua điểm thi của học sinh được “chỉ đạo” từ phía chính quyền.
Có dịp về thăm mấy trường trung học ở một tỉnh miền Trung, chúng tôi thấy cơ sở nhà trường đã khang trang hơn, nhưng không nơi nào vui lòng chỉ cho chúng tôi xem một phòng thí nghiệm hay một vườn trường. Hỏi kỹ mới biết thầy giáo đã quen dạy chay, vì thi cử đâu có đòi hỏi kỹ năng thực hành của học trò. Một trường trung học ở vùng nông thôn mà không có đất để làm vườn thí nghiệm. Bộ Giáo dục có cung cấp một số thiết bị dạy học và một dàn máy vi tính, nhưng máy không sử dụng được, lắp lên để đó, đánh trống bỏ dùi. Vào thăm một thư viện được Bộ công nhận là “thư viện chuẩn” chỉ thấy lèo tèo mấy sách báo cũ, rất ít liên quan đến nội dung học tập của học sinh. Trong khi đó, nghe nói sắp đến Bộ sẽ có dự án nối mạng internet để học sinh khai thác thông tin trên mạng. Có mấy thầy giáo lắc đầu khi biết tin này. Bởi họ sợ hiệu quả lại giống như các dự án trước đây.
Phải mất ít nhất một thế hệ để chấn hưng nền giáo dục của chúng ta nếu có đầy đủ quyết tâm và những bước đột phá
Những yếu kém trong nền giáo dục của chúng ta đã tồn tại từ lâu, lại có cỗi rễ sâu xa trong xã hội, nên phải mất ít nhất là một thế hệ (trên 20 năm) mới hòng đổi mới được, nếu chúng ta thật sự nhận ra nguyên nhân và quyết tâm giải quyết vấn đề một cách nghiêm túc. Như trên đã nói vấn đề vừa mang tính toàn cầu vừa đặc thù của nước ta. Trước hết cần phải có thời gian để đẩy lùi các tệ nạn xã hội dường như đang gia tăng chưa kiểm soát được, thay đổi hẳn cách nhìn nhận về con người và hoàn thiện một xã hội nghề nghiệp, trong đó tính chuyên nghiệp là thước đo giá trị đích thực của mỗi người, bất kể anh ta hành nghề gì. Đây là xu thế tất yếu do nhu cầu phát triển bền vững của đất nước, công nghiệp hoá hiện đại hoá, do hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
Đương nhiên, phải có khâu đột phá trong quan điểm từ phía lãnh đạo và sớm thể hiện ra một số chính sách cán bộ cụ thể, nếu không chúng ta sẽ mất thời cơ. Ngay trong Bộ giáo dục, cũng cần phải có một vài khâu đột phá. Chẳng hạn, giao việc thi cử tuyển sinh đại học cho các trường để chăm lo xây dựng hệ thống thanh tra chuyên nghiệp về chất lượng giáo dục. Xoá bỏ hoàn toàn việc lấy điểm thi của học sinh làm tiêu chí thi đua của thầy giáo, nhà trường và địa phương.
Thứ hai, cũng cần có một khoảng thời gian đủ dài như thế mới đào tạo ra được một thế hệ giáo viên hoàn toàn mới cho các cấp học từ trên xuống dưới. Có thể nói đó là đội ngũ thầy giáo biết dạy cách học, cách làm người trong xã hội hiện đại. Đó là thế hệ thầy giáo có tri thức khoa học công nghệ thấm đẫm trong chất văn hoá của dân tộc và nhân loại. Nhiệm vụ này lại phải bắt đầu từ người thầy của những người thầy, nghĩa là từ hệ thống đại học và trên đại học. Đến đây ta lại chạm vào mãnh đất KHCN mà bệnh tình của nó thậm chí còn trầm trọng hơn. Dư luận ít xôn xao hơn về KHCN chỉ vì lãnh vực này ít động chạm đến nhiều tầng lớp xã hội mà thôi. Như vậy khâu đột phá thứ hai phải là bậc đại học, trên đại học và KHCN.
Trước hết, đội ngũ chuyên gia cao cấp đang ngày một ít dần phải tận dụng vào nhiệm vụ đào tạo ra những chiếc máy cái mới, từ đó sẽ nhân dần lên, nhất là trong các lãnh vực khoa học tự nhiên và xã hội. Có thể cần phải có những đột phá mạnh về tổ chức, xem đại học là cơ sở tiến hành các hoạt động R&D trong cả nước. Thật là nghịch lý và phí phạm khi để 70% giáo sư và phó giáo sư nằm ngoài trường đại học. Hoạt động khoa học và giảng dạy phải theo chuẩn mực quốc tế. Sự nhìn nhận các kết quả nghiên cứu trên những tạp chí quốc tế là thước đo chất lượng nghiên cứu và trình độ của người thầy đại học. Có làm như thế mới chặn đứng được nạn lạm phát học hàm học vị hiện nay. Cố tình chạy theo số lượng và nhãn mác đang là nguy cơ lớn nhất chẳng những làm suy yếu đội ngũ trí thức mà còn vùi lấp những trí thức thực thụ vốn rất ít ỏi ở nước ta. Và ở đây thời cơ không còn nhiều nữa.
Phải có cách mạng trong giáo dục, một sự lựa chọn duy nhất hiện nay. Không thể gọi đó là cải cách, vì nó đụng chạm đến hệ khái niệm và quan niệm, chứ không chỉ thay đổi phương pháp dạy, học và thi cử. Thậm chí nó đòi hỏi phải xáo trộn lại tổ chức giáo dục, KHCN, điều mà thỉnh thoảng vẫn có người nhắc đến, nhưng chưa ai dám làm.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam Sơn