Của thời bội thu trái đắng

06:08 SA @ Thứ Sáu - 26 Tháng Năm, 2006

Nền giáo dục, nền tảng của mọi nền tảng, mà hơn cả¼thếkỷ vẫn chưa đặt nổi nền tảng cho một bộ sách giáo khoa.

Giữ cho một ngôi nhà bền vững là cái móng. Giũ cho một quốc gia được bền vững là nền tảng tinh thần của dân tộc. Đoàn quân thiện chiến Mông Cổ đã từng dùng lưỡi gươm và vó ngựa dẫm nát nhiều đồng cỏ và thành phố Á - Âu để kiến tạo một đế quốc mênh mông. Nhưng sau khi chinh phục Trung Quốc, lập ra triều Nguyên thì những vó sắt kiêu hãnh đó dễ dàng bị khuất phục bởi những ngọn bút lông mềmmại, để cá một đế chế hùng cường với những thảo nguyên tan biến đi trong nghiên mực của nền văn minh Hoa Hạ!

Mấy trăm năm sau, điều đó cũng lặplại cho người Mãn Châu với triều Thanh. Những lâu đài nguy nga được xây trên cát đó đã bị đợt thủy triều của nền văn hoá cao hơn cuốn trôi đi, chỉ để lại những dấu tích nhạt mờ của một thời vang bóng. Suất một ngàn năm đô hộ, người Việt, dầu chỉ ít ỏi như một dân tộc thiểu số vẫn bất khuất ngẩng cao đầu không chịu bị đồng hoá trước mọi kẻ thù phương bắc, để phục quốc xưng vương và giành lại nền tự chủ. Điều đó cho thấy căn nguyên sâu xa trong sự tồn vong cả một dân tộc không nằm trong sự hưng thịnh nhất thời về kinh tế mà tiềm ẩn trong chính đời sống tinh thần.Mà nuôi dưỡng đời sống tinh thần cho nhiều thế hệ là trách nhiệm của ngành giáo dục.

Nền giáo dục, nền tảng của mọi nền tảng, mà hơn cả ¼thếkỷ vẫn chưa đặt nổi nền tảng cho một bộ sách giáo khoa. Cái trò thử nghiệm và việc thay đổi sách giáo khoa xoành xoạch, mỗi năm một loại sách giáo khoa, khiến em không thể học sách của anh chị, đến nay vẫn còn là điều đau đầu nhức óc với gia đình học sinh nghèo. Phải hơn một phần tư thế kỷ rồi mới lọ mọ quay về với cái gọi là "thống nhất về chữ viết" cho cấp tiểu học! Một điều tưởng chửng như trò đùa vô ý thức lại xảy ra với tất cả sự nghiêm túc đáng ngạc nhiên. Ngưỡng cửa vào Đại học lại bị lúng túng trong phương thức tuyển chọn. Hình như không có năm nào lại không có những sai sót cơ bản về kiến thức trong các đề thi ở các cấp. Một hiện tượng có lẽ chỉ xảy ra ở nước ta. Mà dường như không một tập thề hay cá nhân nào mạnh dạn đứng ra chịu trách nhiệm, và nói lời xin lỗi chân thành với thế hệ trẻ cùng các bậc phụ huynh. Tinh thần trách nhiệm đã bị biến thành một loại xa xỉ phẩm mà không có ai dùng tới Nêntảng đạo lý, do đó, cũng bị biến tướng theo.

Tri thức, sản phẩm chính của giáo dục, đã bị biến thành món hàng rẻ tiền. Cảnh tượng bát nháo trong việc mua bằng bán cấp đồng nghĩa với việc mua quan bán tước, bởi vì chính các mảnh bằng đó đảm bảo tiêu chuẩn cho cái ghế ngồi của những cán bộ bất tài, xảy ra gần như công khai. Điều đó cũng giải thích vì sao suất mấy chục năm qua, "con rùa hành chính", được những quan chức bất tài chiếm chỗ của rùa thần Kim Qui, để ngẩng cao đầu thách thức mọi nỗ lực đổi mới, khiến cho guồng máy hành chính càng thêm trì trệ. Đó là cái giá phải trả rất đau xót cho một quan điểm về giáo dục.

Cho đến nay, nền giáo dục vẫn tiếp tục bị sa lầy trong sự mâu thuẫn giữa chi tiêu và chất lượng. Đã có biết bao nhiêu cậu tú, cô tú đi thi Đại học với cái đầu rỗng tếch, không kiến thức! Giáo viên, nhất là giáo viên Tiểu học, THCS không thể cho điểm học sinh theo đúng trình độ mà phải cho điểm dưới áp lực nặng nề của chỉ tiêu. Rồi cuối năm vẫn cùng nhau ngồi lại liên hoan để tổng kết và đánh giá cao thành quả đạt được.Một sự dối trá đến kinh khủng mà vẫn được nhiều người hồn nhiên chấp nhận, giống như chúng ta cứ sơn son thếp vàng một cái gốc cây lung lay lụn bại, và cứ trông chờ những trái ngon. Chúng ta sẽ nhận được gì từ lực lượng kiến tạo đất nước như thế trong tương lai?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hư học hư làm, hư tài

    16/04/2014Thực đau lòng bảy đội bóng trẻ con vốn là mô hình sân chơi "trung thực, lành mạnh, hồn nhiên" được xem là gian lận, gian lận tuổi. Một vết nhơ của bóng đá trẻ nước nhà! Một cầu thủ U.15 sinh ngày 14-3-1987, học lớp 10D trung học phổ thông Nguyễn Huệ đã được gia đình, công an hộ khẩu, công chứng tỉnh làm phép "biến trâu thành nghé"...
  • Phải nhìn thẳng vào sự lạc hậu của nền giáo dục

    16/03/2006Giáo sư Nguyễn Văn ĐạoĐiều quan trọng nhất để chấn hưng giáo dục (GD) là phải đổi mới căn bản tư duy về GD, dám nhìn thẳng vào sự lạc hậu của nền GD VN so với thế giới và so với yêu cầu của đất nước và của thời đại mới.
  • Chất lượng giáo dục của Việt Nam "có vấn đề"?

    06/09/2005Huỳnh DuyTheo những gì mà tôi quan sát và tìm hiểu được thì câu trả lời là: người bảo có và cũng có người bảo không. Những người bảo chất lượng giáo dục VN có vấn đề ở đây là các đại biểu quốc hội, những vị đại biểu của nhân dân mà kỳ họp nào cũng lên tiếng phàn nàn về chất lượng giáo dục yếu kém của nước nhà. Vậy có thực là có vấn đề hay chỉ là lo lắng thái quá ở một số người.
  • Thiếu tính chuyên nghiệp

    06/07/2005Cả nước chưa hết xôn xao chuyện huấn luyện viên ngoại sau vụ liểng xiểng Tiger Cup. Người chê, người bênh, người bịt mũi, người giẩu miệng, người nhún vai, người xoa tay dàn hoà. Nhưng mấy ai biết nhìn nhận như sau: dân Brazil là những nghệ sĩ đá bóng tuyệt vời của hành tinh này, nhưng ưu điểm của người cầu thủ không tất yếu biến họ thành thầy dạy nghề bóng đá. Nhìn xa hơn sẽ thấy một ông trọng tài Italia gầy gò, mắt trố, lý lịch trích ngang là chuyên viên tài chính-ngân hàng, sút bóng nhất định không bằng lũ trẻ Brazil và Italia, thế nhưng ông ta là thầy giáo trong làng bóng đá...
  • Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21

    10/02/2003Bùi Quang MinhTừ quá trình tự trau dồi tri thức, Alibaba tự đúc rút ra thần chú của riêng mình để mở toang các kho báu Tri thức. Đó chính là “Cùng học cùng chơi; Bồi bổ Trí nhớ, Gợi mở Tư duy; Làm chủ Công cụ”. Trái với nó là “Học quá tải, thi nặng nề; Nhồi nhét trí nhớ, Hao mòn Tư duy; Xa rời Công cụ” là điều mà cách học không đúng hay mắc phải.
  • Mệnh lệnh từ cuộc sống

    02/07/2005Hà Thạch HãnCâu chuyện giáo dục lại nóng lên! Khi 23 nhà giáo, nhà khoa học mà đứng đầu là GS Hoàng Tụy “dâng sớ” đề nghị Thủ tướng Chính phủ cải cách và hiện đại hóa nền giáo dục, mọi người đều đồng thuận, hưởng ứng...
  • Vừa ăn vừa kêu: giá sách cao!

    27/01/2004Bài "Vừa ăn vừa kêu" của tác giả Hai Văm Sáu chỉ bằng ít chữ đã tóm tắt được toàn bộ căn bệnh giá sách cao gấp mấy lần giá thành, diễn ra từ hàng chục năm nay ở nước ta mà càng gần đây càng tỏ ra nghiêm trọng...
  • "Thu lượm" ý kiến đóng góp của nhân dân cho giáo dục

    13/01/2004Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển đã cho biết như vậy tại cuộc giao ban báo chí sáng nay (13/1) khi thông báo về nội dung hoạt động của ngành trong năm 2004. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng thừa nhận 3 bất cập của công tác giáo dục đào tạo...
  • Mới chống phần "ngọn"

    25/12/2003Từ xưa tới nay, không bao giờ lại có thể cấm dạy và cấm học, kể cả dạy thêm và học thêm. Vấn đề chỉ là dạy và học như thế nào?
  • "Nút cổ chai" và "cửa thoát" của giáo dục

    24/12/2003Ngày 23/12, Bộ GD-ĐT và báo Nhân Dân tổ chức hội thảo "Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo" với sự tham gia của các GS có uy tín và lãnh đạo một số trường ĐH, Sở GD-ĐT. Tại đây, các đại biểu đã đưa ra kiến nghị và đề xuất "cứu" trước những bức xúc về chất lượng giáo dục gần đây...
  • 45 năm dạy học và mối bận lòng về giáo dục

    04/12/2003GS-TS. Dương Thiệu Tống dạy trung học từ năm 1945, rồi du học ở Anh lấy bằng cử nhân, sang Mỹ lấy bằng thạc sĩ, cuối cùng đậu tiến sĩ giáo dục ở ĐH Columbia của Mỹ. Hiện ở tuổi 80, GS vẫn một niềm say mê nghiên cứu và viết sách về giáo dục...
  • Trường học phải là nơi thiêng liêng nhất

    24/11/2003Đọc bài “Chất lượng giáo dục bắt đầu từ người thầy THẬT” trên TTCN 16-11 của chị Nguyễn Thị Oanh tôi rất thích chữ “Thật”. Trong đó có ý rất hay là phải biến trường học thành nơi thiêng liêng nhất trong cuộc đời làm người...
  • Nghĩ về chuyện dạy và học

    11/11/2003Khi nền giáo dục Phương tây quan tâm chú trọng tới phương thức học gọi là "tấn công não" - tức lấy người học làm trung tâm, thì ở Việt Nam điều đó còn thật mới lạ và nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
  • Không thể có sự đổi mới phương pháp trên nền tảng một nội dung lạc hậu

    11/11/2003Vừa qua Bộ GD-ĐT và Công đoàn GDVN có tổ chức một cuộc hội thảo bổ ích về đổi mới phương pháp dạy và học ở đại học. Tôi có được tham gia phát biểu một số ý kiến như sau với hội thảo, tuy bàn trực tiếp về đại học nhưng cũng có nhiều phần chung cho cả các cấp học.
  • Chất lượng thấp - Thách thức của giáo dục VN

    04/09/2003“Tôi phải công nhận điểm yếu nhất của hệ thống giáo dục chúng ta hiện nay là chất lượng, hiệu quả còn thấp so với yêu cầu. So với các nước phát triển trong khu vực, chúng ta còn thua kém một khoảng cách khá lớn...” Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển đã phải thừa nhận điều này trong cuộc trao đổi với báo chí nhân dịp khai giảng năm học mới...
  • Làm giáo dục mà sai thì sẽ hỏng cả một thế hệ

    07/08/2003Làm bác sĩ nếu sai thì chỉ gây tử vong một người. Nhưng nếu làm giáo dục mà sai thì sẽ làm hỏng cả một thế hệ...
  • Dân bàn chuyện học

    29/06/2003Vấn đề giáo dục của nước ta đang được quan tâm rất nhiều. Dư luận, báo chí đang phản ánh, người đọc đang đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh chất lượng giáo dục hiện nay. Những gì cần phải nhìn nhận lại và những gì cần hoạch định cho tương lai?
  • Sự lãng phí trí tuệ

    16/06/2003Trần Quốc TuấnCó thể khẳng định mà không sợ quá đáng chút nào rằng, trong số những vấn đề cơ bản và cũng là cấp bách nhất hiện nay ở nước ta, vấn đề giáo dục nổi cộm nhất, đụng tới đời sống hôm nay và cả tương lai của hàng chục triệu người (trên thực tế là tất cả). Không phải chúng ta không làm được gì. Làm được không ít. Nhưng sao chúng ta vẫn thấy nền giáo dục nước ta dường như giẫm chân tại chỗ?
  • xem toàn bộ