Làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách

12:08 CH @ Thứ Hai - 13 Tháng Hai, 2006

Khi được hỏi về những tệ nạn xã hội trên đất nước ta ngày nay, một vị Giáo sư nói: Tất cả là do sai lầm của nền giáo dục! VịGs đó là người từng du học ởHarvard, và cách đây mấy năm có sang bên đó để giảng dạy. Chính vì thế, không ai dám kết luận rằng ông đã hơi "hoang ngôn". Những người nghe còn lúng túng hơn nữa khi ông hỏi liên tiếp hai câu: Triết lý giáo dục hiện nay là gì? Và có Thầy (cô) giáo nào giải thích cho học sinh biết thế nào là “Tiên học lễ, hậu học văn” không?

Nếu giáo dục không gây nên tất cả mọi lỗi lầm thì ít nhất, cũng đã đang gián tiếp một cách lâu dài, tạo nên nhiều yếu tố tiềm tàng để không đủ sức nhìn thấy và, ngăn chặn những lỗi lầm ấy.

1.Mặc dù không ít nhà giáo dục và báo chí đã nói rất nhiều nhưng trong các tường trình giáo dục hiện nay không hề hướng tế sự kiếm tìm một con đường đúng để nângcao đạo đức cho học sinh. Trong phần VII của Dự thảo: Nâng cao chấtlượng, hiệu quả giáo dục vàđào tạo…cũngkhông có một từ nào nói về vấn đề này.

Câu hỏi đặt "trên bàn" và ngay trước mắt chúng ta là đạo đức của học sinh nói riêng, của toàn xã hội nói chung, đang xuống cấp một cách trầm trọng. Nguyên nhân ở đâu? Không ít người cho rằng cứ phấn đấu một thời gian, cái làng đó sẽ trở thành làng văn hóa, cứ bắt học sinh mặc đồng phục, tự khắc đó là thực chất của quy củ, phép tắc?

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đề nghị phải có một chiếnlược thật sự thông qua một chiến dịchrõ ràng để “nâng cấp" một cách toàn diện cho yếu tố hàng đầu là giáo dục về đạo đức cho học sinh.

2. Chúng ta hướng đến hội nhập toàn cầu - có nghĩa là mỗi người dân Việt phải được đào tạo để có đủ tự tin, bản lĩnh, trí tuệ khi ngồi vào "bàn tiệc" của khoa học và hiểu biết. Chính vì thế, phương châm thực hiện nghiêm túc… phù hợp tâm lýlứa tuổi và điều kiện cụ thể của Việt Nam,theo chúng tôi có những điều chưa hợp lý.

Thứ nhất, nếu khi nào cũng phải "phùhợp” thì e rằng còn lâu chúng ta mới theo kịp thế giới.

Thứ hai, các môn KHTN nhất thiết phải chọn một hoặc hai mô hình tiên tiến nhất. Chỉ có những môn KHXH mới cần "phù hợp” với hoàn cảnh Việt Nam mà thôi. Không lẽ các nước trên thế giới soạn SGK không phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của con em họ? Không cần thiết phải băn khoăn phù hợp hay không phù hợp mà là, tồn tại hay không tồn tại. Một chương trình tốt của một nước tiên tiến nào đó được thực tiễn chứng minh, tại sao không thể học hỏi nghiêm túc và, thật sự?

Thứ ba, ba từ "đại chúng", "phổ cập", "phù hợp” có nghĩa tương đối giống nhau. Nên chăng giản lược bớt?

3. Dự thảo khẳng định: Phát triển KHXH hướng vào việc tiếp tục góp phần làm sángtỏ những nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, giải đáp nhữngvấnđề mới của kinh tế thịtrường XHCN, con đường,bước đi của quá trình công nghiệp hoá...

Chúng tôi nghĩ rằng, không nên"buộc" ngành KHXH phải "gánh" các ngành kinh tế. Đất nước ta đã không ít bài học khi các nhà văn, nhà thơ làm kinh tế. Vì vậy, yêu cầu đối và KHXH phải là những vấn đề sau.

1) KHXH chỉ nghiên cứu những tác động xã hội, tư tưởng… của nền kinh tế thị trường hay quá trình doanh nghiệp hóa chứ không phải là chính bản thân quá trình đó.

2) Nền tảng của một nền văn hóa mớiphải là sự cân đối giữa truyền thống, tinhhoa của quá khứ kết hợp và hiệntại.

3) Để nghiên cứu các vấn đề lớn và khó khăn trên, một "Tơ rớt óc"(Brains' Trust), tập hợp các cán bộ nghiên cứu liên ngành là cần thiết. Nếu chỉ riêngKHXH thì chắc chắn không tránh khỏi những sai lầm, suy diễn, phi thực tiễn.

4. Ở đoạn cuối cùng của phần VII, Dự thảo viết: Trọng dụng nhân tài các nhàkhoa học đầu ngành, tổng công trình sư kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề, và công nhân kỹ thuật có tay nghềcao.

Định hướng trên có lẽ là chưa ổn và một số điều bất cập.

1) Nhân tài đá bóng hay nhân tài âm nhạc đều có giá trị như nhau.Đó là chưa nói về ý nghĩa đối ngoại và ýnghĩa xã hội.Chẳng lẽ đây chỉ là thời kỳ lên ngôi thực sự của hiệu quả và cụ thể?

2) Chính sách trọng dụng nhân tài thực sự chỉ có tác dụng khi loại bỏ ngay, ít nhất là 30% TS vô bổ như chính ông Bộ trưởng giáo dục đã thừa nhận. Các nhân tài sống và làm việc chung và các “TS giấy” rõ ràng là không ổn. Tại sao chúng ta biết rõ có 30%"vô bổ" nhưng vẫnchấp nhận nó?

5. Đã đến lúc phải cụ thể đến mức tốt nhất có thể, mọi ngôn từ chính trị có vai trò ảnh hưởng. Nền giáo dục của nước ta không thể tiến kịp thế giới nếu như không kiên quyết thay đổi. Thay đổi theo nghĩa đúng nhất của từ này: toàn diện, triệt để, sâu sắc. "Học sinh giỏi” thi Đại học bị điểm 1, điểm 0 mà có thấy ai bị kỷ luật đâu? Những GV không xứng đáng phải được bố trí công tác khác. Không thể phát triển nếu không thay đổi, loại bỏ những lực cản. Chẳng hạn, một TS sau 3 năm không có một trong trình nghiên cứu nào được chấpnhận, ông Bộ trưởng có quyền thu hồi bằng hay không? Tại sao ở một nền khoa học chậm phát triển nhưnước ta mà không có công trình nghiên cứu nào không được nghiệm thu thu?Khoa học mà không có thất bại , không có những sai sót, "hoàn hảo" đến như thế, đáng lẽ khoa học nước ta đã vượt cả nước Mỹ từ lâu rồi!

Triết lý giáo dục hiện nay chưa tìm ra, làm sao đổi mới? Nếu có thể đóng góp chút ít cho triết lý đó, tôi xin mạo muội trình lên tám chữ: Họchỏi, thực chất, tiên tiến, lương tâm.Một giảng viên đại học dạy một năm 2000 giờ thì nghiên cứu và đọc sách vào lúc nào? Chẳng lẽ thành công của giáo dục là tiền "hát theo giờ” để có thêm vài chục triệu là tốt. Mỗi năm viết đúng một bài để “tính điểm công trình". Đó là điều không ai không làm được. 4 năm Đại học, học chính trị và quân sự hết mất một năm, làm sao nâng cao tri thức để sánh ngang tầm quốc tế.

Trở lại câu chuyện của vị Gs nọ, có lẽ ông đã nói không sai nhiều lắm.Làm sao có thể đào tạo những con người chân chính khi có đến 1/3 tinh hoa khoa học của nước nhà là đồ dỏm? Lão Tử nói: Trên không chính thìdưới có chính cũng thành nguy, người lành cũng biến thành kẻ gian tà.Tôi thiết tha mong mỏi Đại hội X tập trung vào một trong những vấn đề quan trọng nhất là giáo dục. Nếu giáo dục không gây nên tất cả mọi lỗi lầm thì ít nhất, cũng đã và đang gián tiếp một cách lâu dài, tạo nên nhiều yếu tố tiềm tàng để không đủ sức nhìn thấy và ngăn chặn những lỗi lầm ấy.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những nghịch lý giáo dục

    30/09/2015Hoàng TụyVì sao con em ta giỏi toán mà đời sống kinh tế, xã hội ở nước ta về nhiều mặt lại thể hiện một cung cách làm ăn không hề biết tính toán? Vì sao trẻ em ta có tinh thần kỷ luật cao, mà đời sống công cộng của người lớn trong xã hội lại biểu lộ một ý thức kỷ luật, trật tự thấp kém không thể chấp nhận được ở một nước cần hướng tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa? Vì sao trẻ em được dạy bảo phải thật thà, trung thực, mà xã hội người lớn có quá nhiều gian dối, tham nhũng, buôn lậu? Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu nghịch lý nhức nhối.
  • Bàn về “Cái vô lý” và “Cái thiếu hiểu biết” trong xã hội

    01/07/2015Vũ Duy PhúLâu nay, những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đều thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định “Triết lý Giáo dục". Có lẽ cũng không thừa, nếu nói một chút về khái niệm Triết lý nói chung...
  • Không phải chấn hưng mà là cách mạng giáo dục

    20/11/2013Hoàng VănVào năm 2005, nhiều người đã từng tạm yên lòng với đề xuất mới: Năm 2005, năm chấn hưng giáo dục... Nay, rõ ràng cần có một cuộc cách mạng giáo dục, thoát ly hẳn với suy nghĩ cũ về đào tạo con người như một cách sản xuất công cụ!
  • Cải cách giáo dục nhìn ra thế giới

    07/09/2013Xã hội thay đổi, mục tiêu của giáo dục cũng phải thay đổi theo. Xây dựng chương trình cải cách giáo dục riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu trong nước, nhưng tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục đích: Dạy - học như thế nào để có hiệu quả nhất. Xin giới thiệu cách dạy học ở một số quốc gia để các bạn có thể so sánh với nội dung cải cách giáo dục ở nước ta...
  • Tại sao giáo dục Việt Nam khủng hoảng và đâu là lối thoát?

    19/02/2013Nguyễn Đình ĐăngNguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch hiện nay của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu? Phải chăng gốc rễ của vấn đề nằm ở hai điểm chính: Thứ nhất là truyền thống học để làm quan của người Việt và thứ hai là thái độ không tôn trọng (nếu không nói là coi rẻ) cá nhân con người trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là thái độ chưa thực sự tin tưởng trí thức...
  • Còn có thể đi tới triệt để hơn

    07/07/2012Nguyên NgọcCó lẽ chưa bao giờ sự quan tâm của xã hội đối với giáo dục lại tập trung, sôi nổi, ráo riết như những ngày này, thể hiện qua dư luận của nhiều tầng lớp nhân dân phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc hội thảo hoặc của các tổ chức trong và ngoài ngành giáo dục, hoặc ở các diễn đàn độc lập của những người tự thấy cần lên tiếng một cách có trách nhiệm về vấn đề trọng đại và đang quá nhiều bức xúc này...
  • Lại bàn về giáo dục

    15/01/2011Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt Nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia.
  • Giáo dục phổ thông - Những tồn tại lưu niên

    17/01/2006Hàn Liên HảiSuốt cả một đời gắn bó với ngành giáo dục, Nhà giáo ưu tú Hàn Liên Hải đau xót nhận xét "Giáo dục phổ thông vẫn đang tiếp tục trong tình trạng khủng hoảng" ...
  • Giáo dục với tăng thiện giảm ác

    04/01/2006TS. Nguyễn Chu PhácCái ác của con người đang tăng lên đáng lo ngại, hàng ngày biết bao nhiêu chuyện "giết người" với nhiều cách khác nhau: có loại bằng dao, bằng súng đổ máu, có loại đang được gọi với cái tên tham nhũng, móc tiền của Nhà nước, của nhân dân một cách tàn bạo, có loại bằng mưu mô thâm độc...
  • Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

    30/12/2005Phạm Xuân Anh"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy...
  • Văn hiến… xưa và nay & văn hiến trong tương lai

    23/11/2005Hoàng Ngọc HiếnBàn về văn hiến... xưa và nay nên dành một phần thời gian cho sự thảo luận để hình dung văn hiến trong tương lai. Riêng trong ngành giáo dục, điểm qua những nhân tài xưa và nay tôi thấy hào quang của quá khứ và hiện tại nhưng chưa thấy tương lai.
  • Mười vấn đề lớn của giáo dục

    21/11/2005Nguyên NgọcMột xê-mi-na độc lập về cải cách giáo dục, do giáo sư Hoàng Tụy đề xướng và chủ trì, được nhiều nhà khoa học và văn hoá trong ngoài nước tham gia thảo luận về các nội dung: Đánh giá thực trạng giáo dục, nêu những vấn đề giáo dục lớn hiện nay cần giải quyết và đề xuất các phương hướng chính chấn hưng giáo dục...
  • Khủng hoảng giáo dục, đáng mừng hơn lo!

    30/10/2005Nhà văn Ngô Tự LậpKhủng hoảng giáo dục ở nước ta là không thể phủ nhận, và đó là điều đáng lo của toàn xã hội, nhưng theo tôi sự khủng hoảng này là một dấu hiệu tích cực...
  • Chúng ta muốn gì?

    18/10/2005Xuân DungĐồng hành với sự thay đổi về vai trò của bằng cấp (chứ không phải sự thay đổi nhận thức về vai trò của học vấn) là hàng loạt vấn đề mới về giáo dục - đào tạo: Chương trình quá nặng nhưng lại bất cập so với nhu cầu thực tiễn cải cách và tính hiệu quả của cải cách, lạm thu và tận thu tới mức chi phí giáo dục trở thành một gánh nặng mà người nghèo khó kham, dạy thêm và học thêm tràn lan, thể lực và trí lực của học sinh suy giảm…
  • Hãy mạnh dạn đặt câu hỏi

    14/10/2005Tr. Anh (Theo TST)Gần đây trong cuộc mạn đàm về vấn đề sáng tạo trong nhà trường. Giáo sư Lee Yuan Tseh - nhà hóa học đoạt giải Nobel đã đề cập đến vấn đề được xem là "cực kỳ nhạy cảm"...
  • Đổi mới tư duy giáo dục phổ thông

    10/10/2005Nguyễn Kế HàoChúng tôi nói về tư duy giáo dục phổ thông chứ không bàn về tư duy giáo dục chung chung, vì trên thực tế, trong nhiều năm qua giáo dục phổ thông và giáo dục đại học đã không được dẫn dắt bằng tư duy phù hợp với hai bậc học này, mà khi thì đại học bị phổ thông hoá, lúc thì phổ thông lại bị đại học hoá...
  • Thêm đôi suy nghĩ về giáo dục

    30/09/2005Nguyên NgọcGiáo dục động chạm đến hàng chục triệu người, và những vấn đề của nó khiến hàng chục triệu người thấy đã đến lúc không thể ngồi yên. Tương lai của con cháu họ bị thách thức, thậm chí bị “uy hiếp” nghiêm trọng...
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Cải cách giáo dục: Phá không phải là…Xây

    09/07/2005Nguyễn Minh Danh... Từ những ý kiến mang tính xây dựng theo kiểu mong muồn phá bỏ ngay những cái đang tồn tại trong bộ máy giáo dục nước nhà không hẳn khi nào cũng có thể mang tới những kết quả cần thiết. Giáo dục là một công việc tinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt....
  • Cần nhắc lại mục tiêu của giáo dục

    09/07/2005Chân LuậnGiáo dục (GD) cần phải tạo ra những con người biết sống có nhân bản và làm việc có hiệu quả. Chân lý ấy tưởng chừng như xuyên suốt, nhưng mỗi thời, nó lại được vận dụng theo những định hướng khác nhau. Và phải chăng, chúng ta đang vận dụng lệch?
  • Thiếu tính chuyên nghiệp

    06/07/2005Cả nước chưa hết xôn xao chuyện huấn luyện viên ngoại sau vụ liểng xiểng Tiger Cup. Người chê, người bênh, người bịt mũi, người giẩu miệng, người nhún vai, người xoa tay dàn hoà. Nhưng mấy ai biết nhìn nhận như sau: dân Brazil là những nghệ sĩ đá bóng tuyệt vời của hành tinh này, nhưng ưu điểm của người cầu thủ không tất yếu biến họ thành thầy dạy nghề bóng đá. Nhìn xa hơn sẽ thấy một ông trọng tài Italia gầy gò, mắt trố, lý lịch trích ngang là chuyên viên tài chính-ngân hàng, sút bóng nhất định không bằng lũ trẻ Brazil và Italia, thế nhưng ông ta là thầy giáo trong làng bóng đá...
  • Giáo dục Việt Nam: những vấn đề căn bản

    06/07/2005Trương VũTrong suốt hơn một thập niên qua, những vấn đề giáo dục của Việt Nam thường là những đề tài gây tranh luận trên báo chí. Hầu hết đều ghi nhận truyền thống hiếu học của học trò Việt Nam và sự hy sinh của bố mẹ cho việc giáo dục con cái. Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn.
  • Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21

    10/02/2003Bùi Quang MinhTừ quá trình tự trau dồi tri thức, Alibaba tự đúc rút ra thần chú của riêng mình để mở toang các kho báu Tri thức. Đó chính là “Cùng học cùng chơi; Bồi bổ Trí nhớ, Gợi mở Tư duy; Làm chủ Công cụ”. Trái với nó là “Học quá tải, thi nặng nề; Nhồi nhét trí nhớ, Hao mòn Tư duy; Xa rời Công cụ” là điều mà cách học không đúng hay mắc phải.
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • "Nút cổ chai" và "cửa thoát" của giáo dục

    24/12/2003Ngày 23/12, Bộ GD-ĐT và báo Nhân Dân tổ chức hội thảo "Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo" với sự tham gia của các GS có uy tín và lãnh đạo một số trường ĐH, Sở GD-ĐT. Tại đây, các đại biểu đã đưa ra kiến nghị và đề xuất "cứu" trước những bức xúc về chất lượng giáo dục gần đây...
  • Tại sao học sinh chúng ta học dở?

    28/11/2003Giáo sư Võ Tòng XuânTừ khi Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn đương chức, ông đã mô tả tình trạng giáo dục của ta "tụt nhanh như nhảy dù”, cho đến hôm nay, chất lượng giáo dục ở nước ta vẫn dậm chân tại chỗ hay nói đúng hơn còn xuống dốc nhanh hơn nhảy dù... Tại sao học sinh chúng ta học dở như vậy?
  • Giáo dục Việt Nam phải học lại cách học và cách dạy

    11/11/2003Việt Nam muốn phát triển nhanh thì phải học lại cách học và cách dạy theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo từ người học và người dạy. Chúng ta hết sức tránh khuynh hướng học thụ động, "tầm chương, trích cú" theo kiểu "thầy đồ nho"...
  • Giáo dục - Lực bất tòng tâm?

    23/08/2003Võ Sư PhạmNhiều điều xã hội kêu ca về chuyện học thường được nghe thanh minh tại lực bất tòng tâm. Rồi ai cũng hiểu ta thừa tâm, chỉ thiếu lực. Lực là tiền, là cơ sở vật chất để thực hiện cái tâm. Còn cái tâm là gì?
  • Sự lãng phí trí tuệ

    16/06/2003Trần Quốc TuấnCó thể khẳng định mà không sợ quá đáng chút nào rằng, trong số những vấn đề cơ bản và cũng là cấp bách nhất hiện nay ở nước ta, vấn đề giáo dục nổi cộm nhất, đụng tới đời sống hôm nay và cả tương lai của hàng chục triệu người (trên thực tế là tất cả). Không phải chúng ta không làm được gì. Làm được không ít. Nhưng sao chúng ta vẫn thấy nền giáo dục nước ta dường như giẫm chân tại chỗ?
  • Nghĩ về Toà nhà Giáo dục Quốc gia

    11/02/2003Nguyễn Chí ThànhNăm sắp hết, Tết gần kề. Thiên thì rối lên, chộn rộn. Trong lòng vẫn cứ dửng dưng. Thong thả rẽ vào Việt nam Miếu, tìm lấy chút thanh thản. Ngoài kia nhộn nhạo quay cuồng. Trong này là một cõi khác biệt...
  • Gọi đúng tên thực trạng giáo dục

    10/02/2003Tương LaiTôi muốn đề nghị gọi đúng tên thực trạng của nền giáo dục nước nhà khi những băn khoăn, lo lắng về một mùa thi, một mùa tuyển sinh vừa kết thúc, một năm học mới sắp khai giảng, tạo nên một mối bất an trong tâm lý xã hội.
  • Nhà nghề trong nhà trường

    10/02/2003Hàn LongNhìn một cách nào đó, sinh viên vừa là sản phẩm vừa là khách hàng của nhà trường. Vì vậy, nhà trường vừa phải liên tục theo dõi chất lượng sản phẩm, vừa phải ghi nhận ý kiến phản hồi của khách hàng.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác