Giáo dục phải có cuộc cách mạng đồng bộ
Chúng ta dễ dàng có được phương trình: Phương pháp giáo dục + đối tượng giáo dục = tri thức. Mà kết quả của giáo dục chính là tri thức và đối tượng giáo dục chính là khâu cuối cùng và quyết định để tạo ra tri thức. Vậy một câu hỏi đặt ra rằng, sự yếu kém, tụt hậu của nền giáo dục nước ta hiện nay có phải hoàn toàn tại phương pháp giáo dục?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta có thể tham khảo một chút bất cập sau. Thứ nhất, một điều khá lạ là tại sao sinh viên Đại học lại có vẻ nhàn hơn học sinh phổ thông, chẳng lẽ học càng cao thì càng nhàn. Thứ hai là chúng ta dễ nhận thấy rằng những nơi tập trung nhiều sinh viên, hoặc ở gần các trường đại học thì các tệ nạn như lô đề, bài bạc, điện tử thâu đêm luôn phát triển một cách rầm rộ. Tất nhiên không phải tất cả sinh viên đều như vậy, có một số người có ý thức học tập rất tốt nhưng một cánh én thì không thể làm nên mùa xuân. Và với tình trạng này thì phương pháp giáo dục có tốt đến mấy chúng ta cũng khó lòng có được những kết quả khả quan.
Vậy tại sao đối tượng giáo dục của chúng ta lại lâm vào tình trạng như vậy? Ttheo tôi, có một số nguyên nhân chính:
Thứ nhất là do phương pháp giáo dục bất cập không hợp lý, không thực tế và đặc biệt là sự suy thoái đạo đức trong giáo dục. Thứ hai là do chính cơ chế xã hội của chúng ta đem lai. Tình trạng quan liêu, cửa quyền, con ông cháu cha, người làm tốt không được trọng dụng thậm chí còn bị trù dập, kẻ làm ít thì hưởng nhiều. Bác Hồ đã từng dạy rằng "không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng". Thứ ba là do học sinh sinh viên của chúng ta có tầm nhìn quá hạn chế về thế giới. Chúng ta biết rằng những hoạt động của học sinh sinh viên thế giới luôn mang tính toàn cầu vì vậy họ dễ dàng nhận ra mình là ai, mình so với thế giới như thế nào và từ đấy họ tự tìm ra phương hướng, nhiệm vụ cho mình để phấn đấu.
Ví dụ, như nếu phỏng vấn giới sinh viên Trung Quốc và hỏi họ về tương lai của đất nước, thì chúng ta dễ dàng nhận được những câu trả lời như trong những năm tới chúng tôi sẽ là một trong những quốc gia hàng đầu, và trên cơ sở đó họ biết phải làm gì. Có thể nói một cuộc cách mạng đồng bộ giữa phương pháp giáo dục và đối tượng giáo dục là vô cùng cần thiết. Phương pháp giáo dục tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng giáo dục phát triển, đối tượng giáo dục giúp tìm ra những phương pháp giáo dục hiệu quả hơn, với sự tương trợ nhau mật thiết như vậy chắc chắn giáo dục sẽ tìm ra được những bước đột phá.
Đất nước ta còn nghèo, nhân dân ta còn khổ vì vậy nhiệm vụ của chúng ta là phải sử dụng đồng tiền của Nhà nước một cách linh hoạt nhất, phải làm sao đồng tiền đó ý nghĩa hơn, hiệu quả hơn các nước giàu, chúng ta không thể mang nó ra để thử nghiệm hoặc chia nhau. Có như vậy thì chúng ta mới co cơ hội để sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong đợi. Và để có thể thành công thì các cán bộ trong ngành giáo dục phải hiểu rằng, chỉ giỏi thôi chưa đủ mà phải rất giỏi và tâm huyết.
Chúng ta nên có những cuộc hội thảo lớn, những cuộc thi lớn của giới trẻ về giáo dục, hãy cho chúng tôi thấy rằng chính chúng tôi mới là hạt nhân là yếu tố quan trọng để quyết định thành công này.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900