Tư duy "kinh kệ": Đương đầu với cái sai
Số liệu thống kê từ các nước phát triển cho biết kể từ 1995, tối thiểu mỗi ngày có ít nhất 4.000 tựa sách khoa học được phát hành và bổ sung vào thư mục ở các thư viện ĐH và trung tâm nghiên cứu.
Thêm một sự kiện: hơn 10 năm trước (1993), kết quả được công bố của một công trình nghiên cứu kéo dài suốt 15 năm đã gây một chấn động trong giới giáo dục đào tạo ở Mỹ: trong lứa 3-5 tuổi, 98% thiếu nhi có những sáng tạo độc đáo trong cách tiếp cận và giải đáp những vấn đề được đặt ra từ nhiều dạng câu hỏi.
Nhưng đầu óc sáng tạo ấy lại giảm dần theo thời gian: 8-10 tuổi tỉ lệ chỉ còn 32% và 13-15 tuổi chỉ còn 10%. Điều đáng nói là đối với 200.000 người trên 25 tuổi có trình độ học vấn và bằng cấp cao, trước những câu hỏi cùng hình thức và nội dung, tỉ lệ sáng tạo độc đáo để giải quyết các vấn đề nêu ra chỉ còn... 2%! Đặt các số liệu trên trong bối cảnh “trồng người” ở đất nước ta nhằm gợi lên một số vấn nạn:
Trước vận tốc tiến bộ đến độ chóng mặt của kiến thức nhân loại, học cơ bản là để “biết” hay để “hiểu”? Câu hỏi đã hàm chứa câu trả lời: tiếng Việt ta, trong từ “hiểu biết”, “hiểu” được đặt trước “biết”.
Quan niệm ấy vô hình trung rất thích ứng với tiến độ phát triển của khoa học: sẽ chẳng bao giờ có thể biết hết được tri thức mỗi ngày mỗi mới!
Do đó, hiểu mới mang đến cho ta khả năng (may ra!) vận dụng những kiến thức tiếp thu được một cách nhuần nhuyễn và sinh động. Từ đó, dễ dàng thấy ngay sự vô cùng nguy hại của việc học theo kiểu nhồi nhét và thầy đọc trò chép!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn