Cần một cách làm mới

03:51 CH @ Thứ Bảy - 06 Tháng Mười Hai, 2003

Nhưng trên thực tế, LGD sớm lạc hậu và chưa thật sự đi vào cuộc sống không phải chỉ vì những nguyên nhân khách quan này. Trong số những nội dung được đưa ra xem xét sửa đổi, bổ sung lần này có thể nhận thấy có những vấn đề không hề mới, đã từng là chủ đề được tranh luận khá nhiều nhưng ngành giáo dục chưa bao giờ tìm được giải pháp cuối cùng (ví dụ như việc nên có một hay nhiều bộ sách giáo khoa dựa trên một chương trình thống nhất). Rồi cũng có những vấn đề bị đánh giá là sai lầm, sẽ lạc lõng với thực tế ngay từ khi luật mới ban hành như việc xóa tên loại hình trường trung học nghề...

Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu và cán bộ quản lý giáo dục, việc chậm có những qui định chi tiết, hướng dẫn cụ thể cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến LGD gặp nhiều hạn chế khi đi vào cuộc sống. Sau năm năm có LGD, nhiều ý kiến cho rằng ở một số lĩnh vực của giáo dục dường như vẫn... chưa có luật. Đến thời điểm này, khi vấn đề “sửa luật” đã đặt ra, vẫn còn gần 50% các văn bản qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành LGD chưa được ban hành.

Mặt khác, một chuyên gia giáo dục cho rằng nội dung LGD phải bao quát hết những vấn đề chủ yếu của toàn bộ nền giáo dục, cùng lúc đáp ứng các yêu cầu để giải quyết ba vấn đề cơ bản: động lực đối với nhà giáo và người học, nguồn lực để đầu tư phát triển và hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục. Một hệ thống pháp lý cho cả một nền giáo dục, tất cả chỉ được gói ghém trong chín chương, hơn 100 điều.

Trong khi đến thời điểm này, trong nhiều vấn đề, chính những người làm quản lý giáo dục vẫn chưa tìm được sự thống nhất dựa trên những luận cứ khoa học thuyết phục như bỏ hay không bỏ thi tốt nghiệp tiểu học, có nên có nhiều bộ sách giáo khoa, chuyển CĐ về giáo dục nghề nghiệp hay để ở giáo dục ĐH như hiện nay... Dù có được sửa đổi nhưng LGD cũng không thể tiến xa hơn nếu lại chỉ chứa đựng những điều luật nhằm điều chỉnh những tình thế cụ thể hay sửa chữa một cách chắp vá.

Không ít nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục kỳ vọng rằng việc sửa đổi, bổ sung LGD sẽ là cơ hội để “điều chỉnh” một số bất cập trong nội dung của LGD đã bộc lộ ngay khi bắt đầu áp dụng vào thực tiễn (mà trên thực tế đã phải có những điều chỉnh nhất định qua các văn bản khác). Nói cách khác, lần sửa đổi, bổ sung này hoàn toàn có thể trở thành cơ hội để hoàn thiện hệ thống giáo dục và quản lý nhà nước về giáo dục. Đây sẽ là một thách thức đối với những người soạn luật: làm sao để luật có sức sống dài lâu hơn trong thực tiễn giáo dục, không bị lạc hậu trước sự phát triển của giáo dục nói riêng và xã hội nói chung?

Sẽ không làm được điều này nếu như việc bổ sung, sửa đổi LGD vẫn chưa có cách làm mới hơn, các điều luật vẫn “dĩ hòa vi quí” trước những vấn đề buộc phải có câu trả lời dứt khoát.(ví dụ như việc nên có một hay nhiều bộ sách giáo khoa dựa trên một chương trình thống nhất). Rồi cũng có những vấn đề bị đánh giá là sai lầm, sẽ lạc lõng với thực tế ngay từ khi luật mới ban hành như việc xóa tên loại hình trường trung học nghề...

Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu và cán bộ quản lý giáo dục, việc chậm có những qui định chi tiết, hướng dẫn cụ thể cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến LGD gặp nhiều hạn chế khi đi vào cuộc sống. Sau năm năm có LGD, nhiều ý kiến cho rằng ở một số lĩnh vực của giáo dục dường như vẫn... chưa có luật. Đến thời điểm này, khi vấn đề “sửa luật” đã đặt ra, vẫn còn gần 50% các văn bản qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành LGD chưa được ban hành.

Mặt khác, một chuyên gia giáo dục cho rằng nội dung LGD phải bao quát hết những vấn đề chủ yếu của toàn bộ nền giáo dục, cùng lúc đáp ứng các yêu cầu để giải quyết ba vấn đề cơ bản: động lực đối với nhà giáo và người học, nguồn lực để đầu tư phát triển và hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục. Một hệ thống pháp lý cho cả một nền giáo dục, tất cả chỉ được gói ghém trong chín chương, hơn 100 điều.

Trong khi đến thời điểm này, trong nhiều vấn đề, chính những người làm quản lý giáo dục vẫn chưa tìm được sự thống nhất dựa trên những luận cứ khoa học thuyết phục như bỏ hay không bỏ thi tốt nghiệp tiểu học, có nên có nhiều bộ sách giáo khoa, chuyển CĐ về giáo dục nghề nghiệp hay để ở giáo dục ĐH như hiện nay... Dù có được sửa đổi nhưng LGD cũng không thể tiến xa hơn nếu lại chỉ chứa đựng những điều luật nhằm điều chỉnh những tình thế cụ thể hay sửa chữa một cách chắp vá.

Không ít nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục kỳ vọng rằng việc sửa đổi, bổ sung LGD sẽ là cơ hội để “điều chỉnh” một số bất cập trong nội dung của LGD đã bộc lộ ngay khi bắt đầu áp dụng vào thực tiễn (mà trên thực tế đã phải có những điều chỉnh nhất định qua các văn bản khác). Nói cách khác, lần sửa đổi, bổ sung này hoàn toàn có thể trở thành cơ hội để hoàn thiện hệ thống giáo dục và quản lý nhà nước về giáo dục.

Đây sẽ là một thách thức đối với những người soạn luật: làm sao để luật có sức sống dài lâu hơn trong thực tiễn giáo dục, không bị lạc hậu trước sự phát triển của giáo dục nói riêng và xã hội nói chung? Sẽ không làm được điều này nếu như việc bổ sung, sửa đổi LGD vẫn chưa có cách làm mới hơn, các điều luật vẫn “dĩ hòa vi quí” trước những vấn đề buộc phải có câu trả lời dứt khoát.

LinkedInPinterestCập nhật lúc: