tinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt....
"/> tinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt....
"/>

Cải cách giáo dục: Phá không phải là…Xây

05:44 CH @ Thứ Bảy - 09 Tháng Bảy, 2005

Bao giờ cũng thế, ở đâu cũng thế xung quanh hiện trạng và tương lai của nền giáo dục quốc gia luôn luôn diễn ra những cuộc tranh luận đa dạng, gay gắt và nồng nhiệt nhất. Dự án luật giáo dục của nước ta, dự định sẽ thông qua vào kỳ họp thứ 7của quốc hội diễn ra trong năm 2005 này cũng từng khêu gợi vô số những ý kiến khác nhau trong kỳ họp thứ 6, trên các phương tiện thông tin đại chúng và mới đây nhất, trong các ngày họp 22 và 23-2-2005 của các đại biểu Quốc hội chuyên trách.Thậm chí có đại biểu quốc hội không phải chuyên trách cũng đã xin lên diễn đàn trình bày quan niệm của mình về giáo dục với một thái độ đầy biểu cảm và lôi cuốn… Tuy nhiên, từ những ý kiến mang tính xây dựng theo kiểu mong muồn phá bỏ ngay những cái đang tồn tại trong bộ máy giáo dục nước nhà không hẳn khi nào cũng có thể mang tới những kết quả cần thiết. Giáo dục là một công việctinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt.

Mọi nền giáo dục đều cần liên tục nâng cao chất lượng

Giáo dục là việc mà không một nước nào có thể ngủ yên dưới bóng vòng nguyệt quế đã có của mình. Nhìn ra thế giới, kể cả ở những khu vực “đại phát triển”, có thể thấy rằng, không một quốc gia nào có thể thoả mãn với hiện trạng nền giáo dục của mình. Tại bất cứ đâu người ta cũng thường xuyên tranh luận về chất lượng sách giáo khoa và đội ngũ giáo viên, phương thức đào tạo và nôi dung đào tạo, sự cần thiết cũng như chất lượng của các kỳ thi và bằng cấp…Vấn đề học phí cũng gây nên những cấn cá ở khắp mọi nơi…Ngay như tại Mỹ, những người hữu trách hiện nay cũng đang phải kêu giời trước hiện trạng: chưa ở đâu tung ra vật lực nhiều như ở Mỹ vào ngành giáo dục, cả công lập lẫn dân lập, nhưng theo chứng nhận của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), nhìn nhận một cách thẳng thắn, học sinh Mỹ không hề “trình diễn” được những kiến thức và kỹ năng nổi trội những bạn đồng trang lứa ở các quốc gia khác nhau. Hơn thế nữa, học sinh Mỹ đã tỏ ra thua kém học sinh nhiều nước châu âu ở hàng loạt những tiêu chí. Chính phủ Mỹ mỗi năm trung bình bỏ ra khoảng trên 10 nghìn USD cho một học sinh ở bậc tiểu học (ngay ở trong những nước rất phát triển khác, con số này cũng chỉ lên tới 6 nghìn USD). Thế nhưng, chất lượng học sinh Mỹ vẫn bị đánh giá là chưa cao, không chỉ về kiến thức mà về cả tình trạng tội phạm phổ biến trong lứa tuổi vị thành niên. Chính vì thế nên hệ thống giáo dục phổ thông ở Mỹ đang bị phê phán là không xứng với đồng tiền bát gạo đã nhận. Một cuộc thăm dò xã hội được tiến hành cách đây không lâu cho thấy, chỉ có khoảng 11% số học sinh lớp 8 ở Mỹ (lứa tuổi 13-14)tỏ ra hiểu biết khá về lịch sử của chính nước Mỹ! số liệu thống kê năm 2001 cho thấy, có ít nhất khoảng 47% số học sinh trung học ở Mỹ ít nhất là một lần thử rượu bia, thậm chí có tới 5% uống ngay ở trong trường học (luật pháp Mỹ cấm uống rượu bia cho tới 21 tuổi!). 24% trong lứa tuổi trên từng hút thử ma tuý!...

Về chất lượng của các giáo trình, người Mỹ cũng phải liên tục sửa chữa những sai lầm trong cách truyền đạt kiến thức cho học sinh. Cách đây vài ba năm, một cặp vợ chồng trí thức ở bang Texas là Mel và Norma Gabler đã phát hiện ra trong 6 giáo trình lịch sử dành cho học sinh Mỹ có tới231 lỗi về kiến thức lịch sử, hoặc vô tình hoặc cố ý bị bóp méo bởi những nhà soạn sách. Thậm chí có sách giáo khoa còn viếtrằng hoàng đế Napoléon đã chiến thắng trong trận Waterloo. Năm 2002, cũng tại bang Texas, một nhóm chuyên gia đã phát hiện ra tới 533 lỗi lớn trong 28 cuốn sách giáo khoa về các môn xã hội… Chính quyền đã phải rất mất công mới buộc được những nhà xuất bản từng tung ra những cuốn sách giáo khoa đó sửa sai.

Không thể đạt được những bước tiến nhanh trong việc hoàn thiện hệ thống giáo dục. Người Mỹ cho tới hôm nay vẫn đang đau đầu với việc nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục của mình. Và phải nói rằng, họ làm khá cẩn trọng và luôn luôn gắn chất lượng đào tạo của từng học đường cụ thể với mức hỗ trợ kinh phí mà nhà nước có thể cung cấp cho những học đường đó. Theo Bộ luật giáo dục mà tổng thống Mỹ George Bush ký năm 2002, kinh phí nhà nước cấp cho ngành giáo dục được chia theo nguyên tắc “hưởng theo năng lực”. Trong vòng 12 năm, các học đường phải xây dựng được “tiêu chí chuyên môn” về môn toán và môn tập đọc, đồng thời tạo ra những bước tiến liên tục trong hai môn đó, thì mới được nhận tiền của nhà nước cấp cho. Mức độ tiến bộ của học sinh được kiểm tra chặt chẽ hàng năm bằng các loại test khác nhau. Mỗi một trường học cần phải ghi kết quả các lần kiểm tra đó thành những bản báo cáo đặc biệt và so sánh với kết quả của các trường học khác cùng quận (huyện), thành phố (tỉnh) và cả nước…Những học đường nào có kết cao đủ mức thì được nhận nhiều tiền hơn. Để học sinh có chất lượng học tập ngày một tốt hơn, luật pháp Mỹ cho phép tổ chức học thêm nhưng việc này chỉ dành cho những tổ chức từ thiện đảm nhận…

Cố gắng như thế nhưng nền giáo dục Mỹ hiện nay vẫn bị đánh giá là chưa tương xứng với những yêu cầu cấp thiết của thời cuộc. Nền giáo dục ở Anh, Pháp, Nga, Đức và cả Nhật Bản nữa cũng lâm vào tình trạng tương tự.

Dạy vàhọc phải cùng chung mục tiêu

Tính trên phương diện quốc gia, không thể không nhớ lại lời của Quản Tử: “Kế hoạch trong một năm, không gì bằng trồng lúa; kế hoạch trong mười năm không gì bằng trồng cây; kế hoạch trọn đời không gì bằng trồng người”. Nghìn năm rồi mục tiêu mục tiêu của việc dạy vẫn không thay đổi. Đó không thể đơn thuần là cung cấp và thu nhận kiến thức nghề nghiệp, mà trước hết là để góp phần giáo dục và tự giáo dục nên những nhân cách trọng danh dự, yêu tự do, biết tư duy một cách biện chứng, thấu hiểu quý trọng tất cả đất nước, dân tộc mình lẫn nhân loại và thế giới. Muốn đưa nội dung gì vào sách giáo khoa thì cũng phải cần hướng tới mục tiêu này.

Học tập là quyền của mọi người. Và ở đây cần nhìn vấn đề từ hai phía. Một mặt, nhà nước có nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ cần thiết cho sự nghiệp phát triển quốc gia. Mặt khác, mỗi một công dân đều có quyền trau dồi tri thức của mình theo sơ thích để hoàn thiện hơn nhân cách của mình. Bộ máy giáo dục cần phải làm sao để hai nhu cầu này được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Mọi cải cách bộ máy giáo dục đều phải hướng tới mục tiêu này, chứ không phải chủ yếu hướng tới việc xã hội hoá giáo dục để những trường dân lập thu được nhiều lợi nhuận hơn. Giáo dục, cũng như y tế, không bao giờ nên là ngành kinh doanh thuần tuý. Nhà giáo, cũng như lương ý, ngoài những yêu cầu vật chất cần phải đáp ứng cả những tiêu chí đạo đức mang nặng tính tinh thần. Như thực tế cho thấy, một khi người thầy giáo hay người thầy thuốc quá thiên về doanh thu thì cách ứng xử của họ lắm khi còn tệ hại hơn cả những người chưa từng phải thề giữ vững đạo học hay y đức…Những vụ lình xình ở một số trường dân lập hay bệnh viện xảy ra trong thời gian qua là minh chứng rõ ràng cho nhận định này.

Góp ý cần có tính xây dựng

Nhìn vào thực trạng của nền giáo dục nước ta, dễ thấy không ít điều còn chưa hoàn chỉnh, bất chấp không ít những đợt cải cách đã được tiến hành. Tuy nhiên, không nên bôi lem mọi việc có liên quan đến công việc của giáo dục. Đánh giá một cách công bằng, ngành giáo dục Việt Nam đã làm được vô số những việc to lớn mà minh chứng rõ nhất là chính chúng ta, những người đang góp tay vào xây dựng đát nước không ngừng đi lên. Nói cho cùng, ngay cả những người đang lớn tiếng nhất “vạch lá tìm sâu” đối với ngành giáo dục thì cũng không thể chối bỏ được một sự thật: chính họ cũng từng trưởng thành từ một nền giáo dục mà họ đang muốn phá bỏ. Hơn nữa, phá không bao giờ có nghĩa là xây cả, nhất là trong giáo dục.

Tất nhiên, cũng như ở nhiều nước khác, chất lượng giáo dục ở Việt Nam còn rất nhiều điều cần phải bàn bạc. Thế nhưng, trước mỗi quyết sách mới về giáo dục, bao giờ cũng cần phải hiểu rằng, đấy là việc liên quan tới hiện tại và tương lai của hàng chục triệu con người, không chỉ là đội ngũ đông đảo những người đang công tác trong ngành giáo dục, mà cả những thế hệ học sinh cùng gia đình họ và cả xã hội. Không được vội vàng, không được đột biến mà phải kiên nhẫn, tỉnh táo đủ độ, đó là yêu cầu sống còn đối với mọi kế hoạch cải cách giáo dục trong tương lai. Đừng cải cách giáo dục, nói theo cách của Chu Hy, “như dìu người say, đỡ cho khỏi ngã về đông thì lại nghiêng về tây”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung khác