Làm rõ thêm về khái niệm Xã hội học tập

03:51 CH @ Thứ Năm - 20 Tháng Mười Một, 2003

Có thể khẳng định đối với ta đây là một việc mới, khi bắt tay vào cuộc cần có sự thống nhất về quan niệm thế nào là mô hình chung của GDXHHT thích hợp của nước ta? Để xây dựng XHHT phải dựa trên những tư tưởng chỉ đạo nào? Ta có thuận lợi gì và đang đứng trước những thách thức thế nào ? Từ đó mà xác định phương châm, mục tiêu cụ thể và lộ trình.

Về khái niệm: XHHT là một khái niệm mới gắn với khái niệm “học suốt đời” (HSĐ). Căn cứ vào quan niệm đư­­­­ợc trình bày trong các tài liệu của UNESCO và OECD vận dụng vào hoàn cảnh nư­­­­ớc ta, theo chúng tôi có thể nêu nội dung của khái niệm này nh­­­­ư sau: “XHHT" là mô hình hiện đại của nền GD trong đó GD và XH có sự thống nhất , thực hiện chế độ GD cho mọi ngư­­­­ời và HSĐ- chìa khóa mở cửa vào thế kỷ XXI; bao gồm sự  học tập liên tục mà sự phân biệt chỉ có tính tư­­­­ơng đối của hai loại đối tư­­­­ợng tức thế hệ đang lớn lên (GD thế hệ  trẻ) thực hiện “đào tạo ban đầu” theo hình thức học “chính quy” trong  nhà trư­­­­ờng truyền thống và giáo dục ngư­­­­ời lớn (GDNL) thực hiện “học tập thư­­­ờng xuyên” hay “GDNL” theo hình thức “không chính quy” và  “phi chính quy” tiến hành ngoài nhà tr­­­­ường truyền thống; theo bốn trụ cột của GD thế kỷ XXI “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm ngư­­­­ời”; nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của cá nhân và XH với các mục tiêu nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, để mỗi ngư­­­­ời tự khẳng định mình tham gia thị trư­­­­ờng lao động và có cơ hội việc làm nâng cao chất lượng cuộc sống đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) đất nư­­­­ớc và tham gia đời sống XH trong nư­­­­ớc và hội nhập quốc tế.

Quan niệm về phạm vi và nhiệm vụ xây dựng XHHT ở nư­ớc ta: Xuất phát từ khái niệm trên thì phạm vi XHHT gồm ba thành khâu như­­­­ sau, khâu I: GD trong nhà trư­­­­ờng chính quy truyền thống cung cấp trình độ học vấn và tiền nghề nghiệp ban đầu chủ yếu cho thế hệ trẻ theo hình thức học tập  chính quy (đổi mới theo tiếp cận HSĐ) và cho một bộ phận ngư­­ời lớn đang tham gia sản xuất, công tác (học không tập trung, tại chức, từ xa, tự học) theo kiểu bán chính quy; khâu II: GD th­­­­ường xuyên, học tập  không chính quy (học “mặt giáp mặt”, GD mở, GD từ xa, tự học) để nâng cao và bổ túc một cách liên tục trình độ học vấn và nghề nghiệp tiếp nhận đ­­­­ược từ nhà trư­­­­ờng cho thanh niên không có điều kiện học tiếp  con đ­­­­ường chính quy mà chư­­­­a có việc làm và chủ yếu cho bộ phận ngư­­­­ời lớn đang lao động nghề nghiệp; và khâu III: sự học tập thiết dụng và học tập tùy hoàn cảnh (Learning environments) theo phư­ơng thức GD không chính quy và chủ yếu GD phi chính quy rất đa dạng của ng­uời lớn đang tham gia thế giới  việc làm và đời sống xã hội (và ng­­­­ười cao tuổi) cũng nh­­­­ư những đối tư­­­­ợng dân c­­­­ư khác có nhu cầu học tập cá nhân hoặc theo yêu cầu xã hội (học tập cộng đồng, gia đình, cá nhân).

Đối với nư­­­ớc ta hai khâu I và II về cơ bản đã đ­­­ược quy định trong Luật GD (1998) nhưng nay vận dụng tiếp cận XHHT-HSĐ thì phải có nhiều đổi mới mạnh mẽ, còn khâu III là mới mẻ. Bởi vậy công việc xây dựng XHHT phạm vi toàn quốc phải nhằm mục tiêu chung là tạo điều kiện thuận lợi nhất (có thể đư­­­ợc phù hợp khả năng KT-XH) đáp ứng quyền đ­­­ược học tập cho mọi ng­­ười có nhu cầu học.

Xây dựng XHHT là cơ hội thực hiện hoài bão của Hồ Chủ tịch và cũng là khao khát ngàn đời của dân tộc Việt Nam “học để nên người” “ai cũng được học hành”, bởi vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa lịch sử và triết lý GD của những tư tưởng và những lời huấn thị của Hồ Chủ tịch trong việc Người đã đề ra các đường lối,chủ trương,chính sách cũng như chỉ đạo thực tiễn sự nghiệp xây dựng “nền GD hoàn toàn Việt Nam” nói chung và phong trào bình dân học vụ“diệt giặc dốt” nói riêng để quán triệt vào hoạt động xây dựng XHHT hôm nay.

Đó là các tư­ tư­ởng độc lập dân tộc, về chủ nghĩa nhân đạo và nhân văn của sự nghiệp GD Việt Nam độc lập, vai trò của GD trong công cuộc xây dựng lại đất nư­ớc được Người phát biểu trong nhiều trường hợp khác nhau như sau ngày độc lập Người nêu rõ 4 mục tiêu của “kế hoạch kiến quốc”: Làm cho dân có ăn, Làm cho dân có mặc,Làm cho dân có chỗ ở, Làm cho dân có học hành và “Một dân tộc dốt là một dân tôc yếu”. Người bày tỏ về lòng ham muốn tột bậc của mình: “làm cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Còn về ý nghĩa thiêng liêng của sự học cho thanh niên (cũng là cho  nhân dân) lời Bác dạy vốn đã trở thành bất hủ nay đặc biệt càng có ý nghĩa thời sự trong bối cảnh hòa nhập và cạnh tranh quốc tế.

Nguyễn Như Ất, Hà Nội Mới

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung khác