Nỗi buồn lớn của doanh nhân nhỏ

Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Thái Hà Books
01:14 CH @ Thứ Sáu - 08 Tháng Tư, 2016

Tôi quyết định nghỉ việc tại tập đoàn FPT sau 12 năm cống hiến và miệt mài lao động để theo đuổi đam mê từ nhỏ - sách với công ty CP Sách Thái Hà. Tôi rất hào hứng với việc này. Một trong những việc làm rất tâm đắc là mua ngay 2 căn hộ ngay tầng 1, mặt phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy để mở một showroom trưng bày sách và làm phòng đọc sách miễn phí cho tất cả mọi người. Nơi đây cũng là đại bản doanh của Câu lạc bộ yêu sách, dành cho tất cả những ai mê sách trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Thế nhưng…

Tôi chọn Tô Hiệu vì quanh phố này có khá nhiều dân trí thức: viện Khoa học Việt Nam, các trường đại học lớn như Quốc gia, Sư phạm I, Thương mại, Điện lực, Giao thông vận tải, Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng Kinh tế Du lịch,… Trí thức rất nhiều. Mà nếu trí thức còn không đọc sách thì ai sẽ đọc đây!

Có một nhà văn khá nổi tiếng tìm tôi, quyết gặp tôi bằng được. Ông gọi tôi là Khùng, thay vì Hùng, bởi lẽ, theo ông, thời buổi kinh tế thị trường, tiền bạc quyết định tất cả này nếu không phải người khùng không ai bỏ ra diện tích mặt phố đẹp thế này để làm phòng trưng bày sách và đọc sách miễn phí. Ông cho biết với diện tích như thế này, mặt tiền những 7-8 mét con gái ông sẵn sàng thuê 20 triệu đồng/tháng để mở shop thời trang. Ông nói rằng tôi nên cho thuê diện tích này, lấy tiền và hàng ngày đi chơi, đi du lịch, đi hưởng thụ. Tội gì mà làm. Tiền thu không đủ trả tiền điện và nước uống chứ chưa nói đến lương nhân viên. Tôi biết ơn nhà văn. Ông đã rất đúng khi phân tích dưới góc độ kinh tế.

“Có một thứ tài sản duy nhất trên thế gian này ta cho đi không hề bị mất đi mà lại được thêm. Đó là tri thức”. Câu nói này của tôi luôn vang lên tại bất cứ buổi nói chuyện, hội thảo hay toạ đàm nào về sách và văn hoá đọc trên khắp mọi miền đất nước. Trên 80% tri thức đến từ mắt, thông qua văn hoá đọc - kết luận của tôi là vậy. Hiện nay văn hoá đọc của chúng ta đang xuống cấp hay nói đúng hơn là số người đọc giảm sút. Tôi tin rằng showroom trưng bày sách đẹp đến vậy, nhiều sách hay đến vậy, bạn đọc đến đọc miễn phí. Chắc chắn sẽ góp phần nâng cao văn hoá đọc của người dân Thủ đô.

Sau khi mua xong nhà tôi đầu tư hơn nửa tỷ đồng nữa để sửa sang, làm mới nội thất cho thật đẹp, sang trọng và ấm cúng. Tôi khệ nệ bê hết chồng sách nọ đến chồng sách kia, những cuốn sách do tôi sưu tầm từ khắp thế giới về bằng đủ các thứ tiếng đến. Bàn ghế, sa-lông, màn hình LCD để chiếu về sách và tri thức. Ngoài cửa dán các dòng chữ lớn “Đọc sách miễn phí. Wifi free. Hội thảo thường kỳ. Come in please”.Tôi tin chắc mọi người sẽ lũ lượt kéo đến để đọc sách.

Thầy trò chúng tôi tự tay đi chợ mua lá chè xanh, mỗi sáng pha một ấm lớn để phục vụ người đọc. Trên bàn hay có bày kẹo hoặc trái cây… để bạn đọc nhấm nháp cho vui. Bình nước lọc luôn sẵn sàng dành cho đối tượng không thích chè xanh. Internet tốc độ cao được lắp ngay lập tức. Chỉ với mong muốn lượng độc giả tăng dần và văn hoá đọc của Thủ đô cũng dần nâng lên. Dù chỉ là chút ít.

Cũng có sẵn cây ghi ta. Rảnh rang tôi và các đồng nghiệp “biểu diễn” cho bạn đọc. Lại thêm các lọ hoa tươi trang điểm trên mỗi bàn, bảng tin tức treo đẹp đẽ, các thông tin phát khắp nơi, các mẫu đăng ký trở thành viên CLB yêu sách Thái Hà được in sẵn,… Tất cả với tính toán: Sẽ thu hút bạn đọc và những người yêu sách.

Showroom kiêm phòng đọc miễn phí khai trương ngày 22/06/2008. Đến dự và cắt băng khánh thành có cục trưởng cục Xuất bản Nguyễn Kiểm, nhạc sỹ Phạm Tuyên, nhạc sỹ Thuận Yến, nhiều lãnh đạo các nhà xuất bản, các công ty sách, các doanh nghiệp và đại diện các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Tôi vẫn không thể quên bài phát biểu tâm huyết, sự khen ngợi và động viên, sự vui mừng của người đứng đầu ngành xuất bản Việt Nam Nguyễn Kiểm trong buổi lễ ý nghĩa và trọng đại này. Anh Kiểm rất mừng và biết ơn Thái Hà Books đã góp phần nâng cao văn hoá đọc của người Việt.

Thường xuyên chúng tôi tổ chức các hội thảo. Các diễn giả nổi tiếng và tâm huyết với sách như nhà văn Võ Thị Hảo, gương sáng nghị lực Nguyễn Hồng Công (tác giả 2 cuốn sách nổi tiếng “Khát vọng sống để yêu” và “Ở trọ trần gian”), Thượng toạ Thích Thanh Điện chùa Quán Sứ, phó chủ tịch tập đoàn Metso (Hoa Kỳ) - Stephen Gandy, khách mời của “Người đương thời” và cũng là tác giả các cuốn “Tìm về cảm giác thư thái”,“Dưới ánh sáng của thiền”đến từ vương quốc Anh - Mike George, tác giả của “Những bài học chiến tranh” - John Merson và phu nhân, người đứng đầu tổ chức Giá trị sống và cũng là người đã làm nên chuỗi chương trình “Quà tặng cuộc sống” VTV2 và cũng là tác giả cuốn “Lăng kính tâm hồn” - Trish Summerfield, người sáng lập tập đoàn Andin International, New York và cũng là tác giả các cuốn sách “Năng đoạn kim cương”“Quản lý nghiệp” - Michael Roach… Biết bao tâm huyết của các diễn giả và khách mời. Họ cũng là những nhân vật có tên tuổi, là tác giả những cuốn sách lừng vang. Cũng chỉ mong qua tiếp xúc với họ, số lượng người đọc sách sẽ nhiều hơn, và mỗi người sẽ đọc nhiều thêm.

Và kết quả của các quan sát là: Mỗi ngày lèo tèo vài người đến đọc. Có những ngày cá biệt mở từ 08h00 sáng đến 21h00 tối chỉ có 3 người đến. Thú vị rằng một số em sinh viên biết đây là nơi mát mẻ, có nước uống đã mang bài tập đến để làm. Không ít lần bắt gặp các bạn trẻ đến đây nằm ra đi văng hay gục trên bàn học để… ngủ. Vì mát quá! Không dưới 3 lần tôi thấy các bà mẹ mang con vào đây cho ăn cháo, ăn bột: bên ngoài quá nóng! Và dĩ nhiên nhiều bé đi đá bóng về tranh thủ vào uống nước và ngồi cho mát trước khi về nhà ăn tối.

Người đến đọc ngày ngày vẫn thưa thớt. Giờ đóng cửa bây giờ là 19h00 thay vì 21h00. Và cứ đà này, lời “tiên tri” của nhà văn nọ có lẽ đúng: Cho thuê bán thời trang, hay ít nhất bán cafe là tốt nhất!

Phòng đọc đẹp đẽ và sang trọng. Nhiều sách hay và đa dạng. Tất cả miễn phí. Nhưng không có bạn đọc. Nỗi buồn trong tôi thật lớn. Nỗi buồn sâu lắng. Nỗi buồn khó tả. Nỗi buồn không biết sẻ chia cùng ai. Thôi thì tâm sự với bàn phím và những con chữ!

Tôi gõ những dòng chữ này ngay sau khi vừa diễn ra hội thảo “Kỹ năng quản lý thời gian” kết thúc tại showroom Thái Hà Books do tôi là diễn giả. Toàn bộ diện tích phòng đọc chật kín người tham dự. Kết thúc chương trình lúc 17h00 nhưng tận 19h hơn tôi mới ra về. Chưa bao giờ showroom đông khách đến vậy. Chưa bao giờ các bạn mua sách nhiều đến thế. Tôi rất vui mừng. Hội thảo chiều nay rất thành công. Bạn đọc ở lại để cám ơn, để xin chữ ký, để hỏi han. Tôi mừng vô hạn. Cũng có thể chương trình mua 200.00 tặng 100.00 vào thứ 7 hàng tuần của công ty giúp các bạn mua sách nhiều hơn, góp phần nâng cao văn hoá đọc. Biết đâu sau khi bài báo này lên trang sẽ có bước đột phá tại showroom kiêm phòng đọc sách miễn phí của chúng tôi.

Niềm vui nhỏ đêm nay vẫn xen lẫn nổi buồn lớn và trăn trở khôn nguôi:Bao giờ văn hoá đọc của Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ lớn mạnh. Liệu Tết Sách - ý tưởng ấp ủ biết bao năm nay của tôi và đã lần đầu tiên được Thái Hà Books tổ chức vào ngày 23/04/2009 sẽ có trở thành truyền thống? Và văn hoá đọc của chúng ta đi về đâu?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để trẻ em “điếc” với sách là tội ác!

    01/06/2020Nhà văn Nguyên NgọcCần vận động khôi phục, xây dựng các tủ sách gia đình, chống lại kiểu văn hóa trọc phú, nhà giàu nào cũng có một tủ rượu rất sang mà tuyệt đối không có tủ sách, đem khoe với mọi người bao giờ cũng là khoe tủ rượu chứ không hề khoe tủ sách...
  • Vì sao người Việt không mê đọc sách?

    19/04/2019Vương Trí NhànĐối tượng chúng tôi muốn nói tới trong bài này, không phải là một vài người Việt đặc tuyển, mà là người Việt nhìn bao quát, người Việt nói chung; Hành động “đọc” không đơn giản là việc ngồi vào bàn, mà là cả văn hóa đọc với cơ cấu phức tạp của nó...
  • Tản mạn về cái sự đọc của người Việt

    12/03/2019Ngân BìnhMồng 9-12 vừa qua, nhìn người Hà Nội nô nức đến Văn Miếu tham gia lễ hội Thơ lần thứ 7, nhiều người lạc quan đã gật gù: hóa ra dân ta vẫn còn yêu văn chương - nói rộng ra là yêu cái sự đọc lắm lắm. Có thật vậy chăng?
  • Phải "lập trình" việc đọc sách

    01/11/2018Bộ phận trong giới trẻ Romania hiện nay rất giỏi ngoại ngữ, giỏi vi tính, thành thạo sử dụng Internet nhưng lại rất dốt tiếng mẹ đẻ. Họ gần như rất ít đọc văn học, trở nên vô cảm với văn chương. Các phương tiện nghe nhìn tiện lợi đã gần như hút hồn, thời gian và tâm trí của giới trẻ, biến họ trở thành một thứ nô lệ, một thứ "linh kiện" trong cái mạng mạch của guồng máy computer hiện đại...
  • "Bệnh lười đọc" của sinh viên

    03/07/2018Hà Ánh ghiLười đọc... " là lời tự thú của nhiều sinh viên thời hiện đại. Khảo sát ngẫu nhiên một số sinh viên các trường ĐH, CĐ tại TP.HCM về việc đọc sách báo của họ, số đông đều ngắc ngứ rằng "có đọc", nhưng chỉ đọc một số cuốn theo phong trào, và chỉ xem sách chuyên ngành khi bị thúc bách về mặt bài vở, có sinh viên... sắp ra trường vẫn chưa một lần ghé thăm thư viện...
  • Lười đọc - căn bệnh của giới trẻ

    23/11/2017“Những bài văn kinh hoàng” hay “áng văn bất hủ” là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong mùa tuyển sinh. Mặc dùchưa đến mức báo động, bởi những bài văn này chỉ chiếm số ít trong số hàng trăm ngàn bài thi mỗi năm, nhưng nó cũng khiến người ta băn khoăn. Phải chăng, tình trạng trên bắt nguồn từ việc giới trẻ mắc “căn bệnh” lười đọc tác phẩm văn học?
  • Sách & Sex

    16/11/2017Phan AnKhi nghe phong phanh rằng người viết bài này sắp đi Hội chợ, ông bạn nằng nặc xin đi theo. Người viết bài này rất ngạc nhiên vì ông bạn vốn không bao giờ quan tâm đến đối tượng của Hội chợ mà nay lại cứ đòi đi. Hóa ra ông bạn nghe nhầm Hội chợ sách thành Hội chơi... sex....
  • Đọc sách giá rẻ!

    25/07/2017Giá cả của mỗi cuốn sách lại là vấn đề phải bàn. Rất nhiều người say mê đọc sách không dám bước chân vào các hiệu sách sang trọng. Vậy là các hiệu sách cũ, sách bán trên vỉa hè được dịp bung ra, phục vụ số độc giả ham đọc sách nhưng “hầu bao” hạn hẹp...
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Về nhu cầu sách

    27/09/2016Phạm Thị Thanh TâmTrong cuộc sống đấu tranh để sinh tồn và phát triển, con người luôn luôn có mong muốn, đòi hỏi về nhiều lĩnh vực. Đó là mong muốn được thoả mãn về vật chất, tinh thần, trí tuệ và giao lưu tình cảm, trong đó có mong muốn được sử dụng về sách - loại nhu cầu tinh thần, trí tuệ..
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Cách đọc sách hiệu quả

    27/05/2016Là sinh viên bậc đại học và cao học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian thì eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình, nhanh và hiệu quả...
  • Đọc để sống

    24/02/2016Quách Tuấn KhanhMột cuốn sách có giá trị luôn được tác giả, có khi không phải là một mà là nhiều người "vắt tim, vắt óc" viết ra. Vì vậy, có thể nói không quá là những điều đúc kết từ sách là cả một đời người, hoặc cả thế hệ của nhiều người đã sống và chiêm nghiệm...
  • Đọc sách

    17/10/2014Trần Đồng MinhThời nay, hằng ngày hằng giờ sách xuất hiện rất nhiều, rất đẹp. Lắm cuốn sách in trang trọng bắt mắt. Trong thế giới kỹ thuật và doanh thương sôi động, thực dụng này, vẫn còn nhiều người ham mê, chịu khó đọc sách, học từ sách...
  • Bạn có biết đọc sách không?

    16/05/2014TS. Trịnh Quang TừẤy, các bạn đừng vội nói: "Đọc sách thì có gì mà không biết! Vậy cũng đi hỏi!". Thì đúng là như vậy, mình và các bạn đều biết đọc sách cả. Nhưng đọc sách có phương pháp, có hiệu quả thì có lẽ chúng ta còn chưa biết rõ lắm. Thật vậy, bất kì công việc nào, để đạt được kết quả tốt, đỡ tốn công sức và thời gian thì cần phải có phương pháp khoa học. Đối với lứa tuổi mực tím chúng mình, đọc sách nhằm mục đích tự học càng cần có phương pháp. Đọc không có phương pháp sẽ phí thời gian và công sức vô ích, đôi khi còn có hại như trì trệ tư duy, giảm trí nhớ...
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • Thiếu nhi đọc sách - cần có sự hướng dẫn khoa học

    04/03/2014Tương lai đất nước ở trong tay thế hệ đang lớn lên. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Thế hệ đang lớn lên sẽ ra sao tuỳ thuộc phần lớn vào công tác giáo dục. Những phẩm chất gì xã hội muốn đòi hỏi ở người lớn sau này thì hiện tại chúng ta phải giáo dục cho trẻ em. Đối với giáo dục trẻ em, sách báo luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bà Krupskaia đã nhấn mạnh: “Sách thiếu nhi là yếu tố quan trọng bậc nhất”. Cũng giống như trong học tập hay vui chơi, trẻ em đọc sách cần phải có sự hướng dẫn.
  • Đọc sách thời... công nghiệp

    16/08/2009Huỳnh Bửu SơnMột nhà doanh nghiệp, bạn tôi tâm sự: “Hồi nhỏ tôi là một con mọt sách. Tôi đọc ngấu nghiến mọi quyển sách tôi vớ được. Anh có tin không? Có khi mỗi ngày tôi nuốt trọn một quyển sách dày 200 trang. Tôi đọc đủ thứ, từ chuyện cổ tích, truyện Tàu đến tiểu thuyết ta, tiểu thuyết Tây, cả đến kinh Phật và kinh Thánh. Còn bây giờ thú thật với anh, tôi không còn thì giờ để đọc sách. Nói xin lỗi anh đừng cười, tôi chỉ còn thời gian đọc lơ mơ vài trang sách trước khi đi ngủ. Có khi chưa đọc được một trang sách đã ngủ thiếp đi rồi....” Và anh than thở :”Hồi trẻ, trong đầu mình còn có tư tưởng, chứ bây giờ ... nó chỉ còn có những con số thôi, anh ạ!”...
  • “Tôi vẫn thích đọc sách in…”

    03/08/2009PGS-TS. Phạm Văn TìnhChúng ta thường tin rằng, sách in là sản phẩm trí tuệ tuyệt vời nhất của nhân loại và nó giữ một vị trí xứng đáng trong mọi nền văn hóa đọc trên khắp thế giới nhưng hiện nay, với sự phát triển nhanh, tiện lợi của mạng Internet thì sách in có còn là sự lựa chọn của đại đa số độc giả…?
  • Dù chỉ là một dấu phẩy

    06/05/2009Hoàng Sơn CườngTrên báo Nhân dân ngày 14-3-1962, Bác Hồ viết bài "Làm thế nào cho lạc thêm vui". Hơn một tháng sau, đọc lại bài viết của mình, Bác phát hiện trong bài ấy thiếu một dấu phẩy (,) cần phải có, và Người đã viết bài xin lỗi nhân dân...
  • Mạn đàm về sách và thế hệ trẻ

    07/04/2008Đầu tiên tôi phải xin các bạn bỏ qua cho sự vơ đũa cả nắm của tôi. Nhưng thật sự nhiều lúc tôi giật mình nhận ra thế hệ trẻ và thế hệ nhi đồng thời nay lười đọc sách chứ không nói là không thèm đọc.
  • Thế giới kỳ diệu của sách

    11/03/2008Tuệ ThưNgười ta đang e ngại, rung lên hồi chuông báo động về văn hóa đọc trong thời của super @. Hãy chú trọng đến góc đọc sách, đó chính là nơi bạn sẽ tìm thấy tâm hồn mình...
  • Biên tập viên thợ hay nghệ sĩ?

    19/06/2007Nguyễn Văn ToạiĐặt vấn đề như vậy liệu có thoả đáng không? Bởi lẽ, thợ, biên tập, kể cả sách lẫn báo, Tạp chí khi đã đạt đến độ tài hoa thì cũng đã mang dấu ấn nghệ sĩ, còn nghệ sĩ, biên tập đích thực thì càng cần phải có tố chất của một người thợ cần cù, hiểu theo nghĩa là sự tinh thông nghề nghiệp.
  • Soi vào sách để sống không sai lầm

    05/06/2007Vương Mông - Nhuệ Anh dịch từ Nhân dân nhật báo hải ngoại bản, 15/05/2007Một vòng hội chợ sách toàn quốc ở Trùng Khánh, ấn tượng còn lại trong tôi, ấy là địa điểm rộng, người ghé thăm cực kỳ đông, không chỉ là một hội chợ sách mà còn là một ngày hội đọc sách, ngày tết văn hóa. Điều này cũng nói lên rằng, trong thời đại Internet, không ít người vẫn giữ được cảm tình với sách.
  • Tản mạn về sách

    17/01/2007Vũ Anh TuấnNhững cuốn sách mà chúng ta đọc đã thực sự xoá bỏ, triệt tiêu khoảng cách giữa chúng ta và quá khứ, cũng như khoảng cách của chúng ta với tương lai. Sách đã cho chúng ta được gặp gỡ với tất cả các thánh nhân, các hiền nhân quân tử, nam cũng như nữ, kể từ khi có sự hiện diện của con ngườitrên mặt đất này đồng thời sách cũng cho chúng ta được tiếp xúc với tất cả mọi tình huống, mọi ngành nghề, mọi định mệnh khắt khe, cao cả.
  • Văn hóa đọc, một vài cảm nhận

    16/01/2007Mỹ LinhVăn hóa có nội hàm rộng lớn mênh mông - một khái niệm phức hợp, thế nhưng nó được thể hiện hàng ngày, rất gần gũi với mọi người chúng ta như văn hóa dân tộc, văn hoá lễ hội, văn hoá đô thị, văn hóa lối sống,văn hoá giáo dục...đã được mọi người thừa nhận. Thuật ngữ "Văn hoá đọc" là khái niệm mới được dư luận xây dựng lên, chưa có định nghĩa cũng như khái niệm nào nói văn hoá đọc là gì và nó như thế nào? Mặc dù vậy, theo thời gian cũng như sự phát triển của xã hội, thuật ngữ văn hoá đọc ngày càng được nóinhiềuhơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và trở thành đề tài khoa học để nghiên cứu.
  • Vấn đề chưa khép lại

    16/01/2007Đan SơnThực trạng văn hóa đọc của người Việt Nam hiện nay là vấn đềcó ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với việc định hướng phát triển của ngành xuất bản, phát hành, thư viện, cũng như việc xây dựng nước ta thành một xã hội đọc sách, một xã hội học tập...
  • Đọc sách thời hội nhập

    20/12/2006Ngọc Diệp (thực hiện)Giản Tư Trung (chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE) bằng kinh nghiệm của mình sẽ chia sẻ với bạn đọc về một “chuỗi sách” về toàn cầu hóa. Nghệ thuật đọc sách cũng là câu chuyện anh muốn gửi gắm trong cuộc trò chuyện của mình...
  • Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông

    11/09/2006Nguyễn Hữu Giới
    Trong nửa sau của thế kỷ 20, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?
  • Bàn về cái đọc của thanh niên

    01/08/2006Ths. Bùi Văn TiếngGunter Grass, nhà văn đoạt giải thưởng Nobel văn chương năm 2004 với tác phẩm nổi tiếng Cái trống thiếc rất có lý khi cho rằng không gì có thể thay thế văn hóa đọc. Ấy vậy mà ở nước ta, cái "không gì có thể thay thế" đó đang trở thành mối bận tâm của các nhà văn hóa cũng như những ai hay ngẫm nghĩ về văn hóa. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được lạm bàn về một phạm vi nhỏ của văn hóa đọc: vấn đề cái đọc của thanh niên. ..
  • Nghịch lý sách - có không?

    11/07/2006Phạm Thọ XuânChuyện viết sách, xuất bản sách, phát hành sách thì nhiều. Vui có, buồn có và cũng lắm nghịch lý. Sách ghi chú thích là “tham khảo nội bộ” mà trên thực tế lại phát hành rộng rãi...
  • Đọc sách thời bận rộn

    20/06/2006Lam ĐiềnNhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường...
  • Thư viện thời Ebook

    30/03/2006Phạm Xuân Nguyên“Ngày nay ít người còn chịu đọc sách”, “Sách giờ ai đọc mấy đâu”, “Văn hóa nghe nhìn đang lấn lướt văn hóa đọc”, vân vân và vân vân, những tiếng thốt lên như một cám cảnh, và như một báo động. Nhưng có thật chăng văn hóa đọc đang đi xuống?
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • Chương 3. Phong cách khoa học trong học tập

    14/07/2005
  • Doanh nhân với thú đọc sách

    06/07/2005Hoàng Lê VănỞ thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin thí sách là một trong những sản phẩm hàng hoá được sản xuất nhiều nhất và cũng được tiêu thụ nhiếu nhất.
    Vậy loại hàng hoá đặc biệt này đến với doanh nhân như thế nào? Doanh nhân không phải là những nhà nghiên cứu nhưng họ cũng chẳng phải là những người thờ ơ với sách vở...
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Không thích đọc vì nhiều lý do

    05/07/2005Chúng tôi đã có những cuộc trao đổi ngắn với một số học sinh, sinh viên tại Hà Nội. Đa phần, các bạn không thích đọc sách và đưa ra cả 1.001 lý do để lý giải. Còn với những người ham mê đọc sách, họ luôn làm mọi cách để duy trì thói quen này...
  • Thói quen đọc bị nhiều thú vui lấn át

    05/07/2005Bùi Vũ Minh, Hải PhòngĐọc bài viết của tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái (báo Lao Động số ra ngày 24.5.2005), chúng ta thấy được một phần thực trạng văn hoá đọc hiện nay. Song, dường như cái sự "lạnh lòng" với văn chương ấy không chỉ có ở giới trẻ và cũng không chỉ bó hẹp trong phạm vi các sách văn học.
  • Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"

    05/07/2005TS Phạm Văn Tình (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam)Không ai mới đọc sách mà đã cảm hết cái hay, cái đẹp của sách. Phải đọc nhiều, đọc lâu mới có thể hình thành cho mình một "phông" tri thức và một gu thẩm mỹ thích hợp. Đọc sách cũng như ẩm thực vậy. Muốn trở thành một người sành ăn phải thích ăn và biết ăn đúng lúc, đúng cách.
  • Đọc là để vịn tựa và hy vọng

    05/07/2005Nhà văn Trần Thị TrườngChúng tôi đã thử mở cuộc "điều tra" nhỏ ở một trường THPT với 50 học sinh (HS) và 50 phụ huynh (PH). Câu hỏi đưa ra là bạn biết gì về Einstein và Cervantes thì thấy, hầu hết các vị PH và HS đều biết Einstein là một nhà khoa học.
  • Cần tìm lại niềm tin nơi công chúng đọc

    05/07/2005Bình Nguyên Trang“Không gì giúp con người phát huy trí tưởng tượng bằng việc đọc. Sách mở ra cho ta một thế giới mới lạ mà không phụ thuộc vào bất cứ điều gì ngoài trí tưởng tượng của ta. Đọc sách còn làm chúng ta giàu có hơn về ngôn ngữ, vốn từ, mở rộng trường liên tưởng.”, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nói.
  • Đọc sách "Kinh doanh theo tốc độ của tư duy"

    21/04/2004Cuốn sách "Business @ the Speed of Thought" của Bill Gates giúp những người lãnh đạo hiểu rõ hơn hiệu quả và cách thức tận dụng, những sự thay đổi lớn lao đang diễn ra trong lĩnh vực công nghệ thông tin. ...
  • Thiền - trong khi đọc sách

    14/08/2003Thiên hạ ai mà vào TTVNonline ai cũng biết đến những con người và cuộc chiến tinh thần đặc sắc. Thiền và Đọc sách tại sao không phối hợp nhau? Trả lời của 1 chuyên gia thiền về vấn đề này như sau...
  • Đi nhà sách...đọc sách

    07/08/2003Một người bạn rủ tôi đi nhà sách để... đọc sách. Tôi ngạc nhiên: đi nhà sách để mua sách, chứ ai lại đến đó để đọc sách. Anh bạn kéo tôi: thì cứ đi rồi biết...
  • Bao giờ công chúng thôi đọc trộm?

    11/06/2003Muốn đọc sách? Bạn có tiền không?... Khoảng một thập niên trở lại đây, giá sách ghi trên bìa tăng đột biến, năm nào cũng tăng, đến nay mức giá bình quân đã tăng gấp 2-3 lần. Điều này khiến người dân đang dần "quay lưng" lại với sách, mặc dù nhu cầu đọc sách vẫn rất cao.
  • xem toàn bộ