Thiền - trong khi đọc sách
Phần I :
A - Khi đọc sách ta cần phải đọc trên đúng nội dung của nó,và hiểu đúng những gì ta đang đọc.
Ví dụ:
1- Khi đọc câu: “không sống trong chỗ “ta biết..”, “ta hiểu..”, thì chỉ hiểu đúng ý nghĩa của nó là: “không sống trong chỗ “ta biết..”, “ta hiểu..”, thế thôi, chứ không nên hiểu là: “sống trong chỗ “ta không biết..”, “ ta không hiểu..”
2- Khi đọc câu: “Sao anh biết tôi không phải Bồ tát?”, thì chỉ hiểu đúng ý nghĩa của nó là: “Sao anh biết tôi không phải Bồ tát?”, thế thôi, chứ không nên hiểu nó thành: “tôi là Bồ tát đây!”
B - Khi đọc sách ta cần phải tuyệt đối không nên đọc trong sự so sánh, phán xét, đánh giá, bình phẩm, khen chê,vvv..
Cụ thể là ta không nên đọc trong tâm niệm như: “Điều này ta biết rồi”, “Điều này ta chưa biết”; “Điều này ta đã nghe ông A nói”, “điều này ta chưa nghe ai nói tới”; “Ông A cũng nói (viết) giống như thế”, “ Ông A nói không giống như thế”; “Điều này hợp với ý của ta”, “Điều này không hợp với ý của ta”,.. (Không phải là ta tuyệt đối không được khởi lên những nhận xét, nhận biết này,mà là ta cần phải làm đúng lúc đúng chỗ. Trong khi đang đọc mà lại để khởi lên những ý niệm như vậy là không phù hợp,vì nó làm cho ta không chú ý quan tâm về những gì đang đọc, mà chỉ chú ý quan tâm đến những sự so sánh không cần thiết. Việc so sánh này có thể được thực hiện sau khi ta đã đọc xong, đã nắm bắt được vấn đề mà ta đang đọc. Cụ thể nó nằm vào: trường hợp thứ nhất của bước 3, Phần II trong bài viết này). Ngoài ra ta cũng không nên đọc trong sự nhận xét, đánh giá, bình phẩm, khen chê hay dở vvv.. về tác giả cuốn sách, về toàn bộ cuốn sách, và về những gì mình đang đọc trong cuốn sách.
C - Khi đọc sách ta cần phải đọc trong sự tỉnh táo, tuyệt đối không nên đọc trong cảm xúc.
Cụ thể ta hay bị rơi vào hai cực đoan khi đọc sách:
- Thấy nội dung hấp dẫn, cho nên hứng thú say mê đọc;
- Thấy nội dung không hấp dẫn, cho nên chán nản không buồn đọc.
Đây là những cực đoan cần phải cảnh giác, và phòng tránh thật kỹ.
Phần II
Khi đọc sách ta phải thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Xem khái quát để nắm được bố cục, và những ý chính được trình bày trong cuốn sách.
Bước 2: Đọc kỹ, nhưng chỉ đọc lướt qua toàn bộ cuốn sách (gần giống như khi ta đọc tiểu thuyết). Trong khi đọc phải nhận rõ chỗ nào mình đã hiểu, đã thông suốt. Chỗ nào mình chưa hiểu, chưa thông suốt, còn mơ hồ. Đánh dấu lại những chỗ còn mơ hồ, chưa hiểu, chưa thông suốt.
(Lưu ý: tránh lối học theo kiểu tiếp nhận kiến thức mà bản thân chưa hiểu, chưa thông- còn gọi là học vẹt)
Bước 3: có hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất: Với những chỗ đã hiểu rồi, thì hãy so sánh, đối chiếu với những nhận thức hiện tại của mình về vấn đề đó, xem có thống nhất, phù hợp với nhau không?
- Trường hợp thứ hai: Với những chỗ còn mơ hồ, chưa hiểu, chưa thông thì hãy đọc kỹ lại và suy gẫm, suy nghĩ, tìm tòi,... để hiểu và thông suốt vấn đề.
Bước 4:
a) Với trường hợp thứ nhất: có hai khả năng xảy ra:
- Khả năng thứ nhất: Thấy nhận thức giữa hai bên là tương đồng, thì cần phải nghiên cứu, tìm hiểu thêm có thật là tương đồng không? Và còn có nghĩa lý nào khác cao hơn, hay hơn nữa không?
- Khả năng thứ hai: Thấy nhận thức giữa hai bên là không tương đồng, thì cần phải nghiên cứu, tìm hiểu xem chính xác là không tương đồng, mâu thuẫn ở những điểm cụ thể nào? Nhận thức theo cách nào thì hợp lý hơn?
b) Với trường hợp thứ hai: cũng có hai khả năng xảy ra:
- Khả năng thứ nhất: Sau khi đọc kỹ, suy gẫm, suy nghĩ,.. thì hiểu ra, thông suốt được vấn đề, thì sau đó làm tiếp theo như trường hợp thứ nhất của bước 3, và tiếp theo... bước 4 của nó.
- Khả năng thứ hai: Sau khi đọc kỹ, suy gẫm, suy nghĩ,.. mà vẫn không hiểu ra, thông suốt được vấn đề, thì đánh dấu lại, ghi vào một cuốn sổ (nên có một cuốn sổ để ghi chép lại những khúc mắc như thế này), chờ dịp tìm hiểu sau, như đọc lại, tra cứu Kinh điển, hay học hỏi từ thày bạn,.. để thông suốt vấn đề. (Lưu ý: Khi vấn đề đã thông suốt thì chưa phải là xong mà còn phải tiếp tục thực hiên giống như trường hợp thứ nhất của bước 3, và tiếp theo... bước 4 của nó.)
Bước 5: Tìm hiểu về cấu trúc cuốn sách, cách hành văn, cách thức diễn đạt, hình thức trình bày,.. của tác giả cuốn sách.
nguyenducquyzen
đa phần trong mọi chuyện bác viết thì là những kinh nghiệm của bác , ko có gì để bàn , nhưng cũng có vài cái là nhận định , mình cũng ba hoa vài câu :
1---về phần A , bác lấy ví dụ cục bộ quá , nhiều khi câu hỏi như vậy lại nói hẳn ra một ý nghĩa khác(ko phải là nghĩa bóng do mình suy diễn) , và còn phụ thuộc ngữ cảnh nữa chứ
2---về phần B , mỗi người đọc mỗi quyển sách khác nhau vì lý do khác nhau , mục đích khác nhau , đây là bác đọc sách trên mục đích của bác thì bác nói vậy , nếu thực là vậy thì bác phải nói cái mục đích tổng quát để cho anh em hiểu chứ , đúng ko?
nếu đọc sách vì mục địch chỉ để phê bình tác gia thôi thì sao?
nếu đọc sách vì mục đích đánh giá một vấn đề gì trong sách thôi thì sao?
còn nhiều cái nữa , tự mọi người hiểu
3---phần C : sao nó lại là những cái cực đoan chứ , có thể dùng vô tâm để dọc , cũng có thể dùng hữu tâm để đọc , hữu tâm chia làm nhiều loại
loại tốt nhất là tâm theo ý mình phục vụ cho mình
bác có thể khẳng định cái nào tốt hơn sao , cái nào hiệu quả hơn , cái nào để đạt tới nhanh hơn?
4---bước 1: cái bác nói là định nghĩa muôn đời rồi , nhưng nó là hữu chiêu đó
còn vô chiêu thì sao , đọc một mạch hết quyển sách , ko quan trọng cấu trúc mà quan trọng những thông tin truyền tải trong nó , dùng hưu chiêu hay vô chiêu là tuỳ mục đích đọc sách của mỗi người
5---bước 2 : bác rỗi hơi thì làm vậy , em ko rỗi đâu , em ko hiểu cái thời gian bác đọc 1 cuốn và tìm hiểu còn em đọc được nhiều cuốn rồi tổng hợp kiến thức và suy luận bản thân , tìm ra chân lý thì cái nào hiệu quả hơn , bác và em ko trả lời được phải ko? mỗi người mỗi đường , mà em xen vào phần kinh nghiệm của bác nhiều rồi , nhưng có sao đâu , đời vẫn ko ngừng trôi mà
6---bước 4 cái a: nếu nhận thức 2 bên ko tương đồng và ko tìm hiểu nổi nhận thức theo cái nào hợp lý hơn thì sao, chúng ta phải đi theo quá trình nào đây, bác chưa nói đó
vả lại nhận thức tương đồng cũng chỉ là tương đối , nhỡ cả hai cùng sai thì sao , bác có thể hỏi em là cả hai đều nhận thức chung về một vấn đề thì làm sao nhận ra cái sai , em xin dùng một chữ ngộ , trong cái tương đối về tương đồng nhận thức(tuyệt đối hiếm lắm) bạn có thể cảm nhận ra một sự mới lạ , cảm nhận thôi , và từ đó ngộ ra , đi tìm hiểu càng sâu thì càng thấy đúng , đây ko phải ba hoa mà là thức tế
7---bước 4 cái b và bước 5: làm thế này thì đủ quá rồi , nhưng có tốn thời gian quá ko , bác thử tìm cách rút gọn lại cho hiệu quả cái , tời gian là tiền bạc mà, mà nó có mua được đâu
8---em cũng định viết một cái giống bác , nhưng đọc xong sợ ko ai áp dụng được , cách thức này hơi giống một thằng mù cắm đầu đi lên phái trước , đi đúng đường hay ko ko quan trọng , quan trọng là đã đi , rồi một ngày cũng tới được nơi cần tới
Xin chào bác kenetic!
Trích từ bài của kenetic viết lúc 22:12 ngày 21/04/2003:
đầu tiên là trả lời những cái của bạn :
1--- ở đây có hai vấn đề mà chúng ta quan niệm khác nhau , tôi quan niệm là quan sát và tìm hiểu thế giới xung quanh cũng là tự học,
Đúng vậy! những câu hỏi của em ở phần trên cũng là muón hướng bác LuuThuy đến vấn đề này! quan sát và tìm hiểu thế giới xung quanh cũng là học, và đó là tự học.
Trích từ:
tôi hỏi lại bạn mấy quyển sách đó đạt tới mức như sách giáo khoa chưa để ai đọc cũng hiểu?
Không có mọt cuốn sách nào mà ai đọc cũng hiểu đâu bác ạ!
Và cũng chẳng có một cuốn sách giáo khoa nào mà ai đọc cũng hiểu đâu! Em dám khẳng định với bác một cách tuyệt đốinhư vậy!
Nếu không tin bác hãy cứ lấy một dẫn chứng ra đây, em sẽ chỉ ra những người không hiểu được cuốn sách đó cho bác xem!
Trích từ:
đến cha quyzen
có cái nào hoàn toàn đúng mà bác nói ra câu đó , mọi cái chỉ là tương đối , tuyệt đối ít lắm , ở đây ko ai viết nổi tuyệt đối đâu
Tất nhiên là có cái hoàn toàn đúng chứ! mà còn nhiều là đằng khác bác ạ!
Tiện đây em xin hỏi bác: cái nhận thức mà bác viết: "mọi cái chỉ là tương đối" nó có hoàn toàn đúng không vậy?
Vả lại bác viết: "mọi cái chỉ là tương đối , tuyệt đối ít lắm" là bác tự mình mâu thuẫn với chính mình rồi.
"ở đây ko ai viết nổi tuyệt đối đâu" cái câu mà bác viết đó nó có tuyệt đối không vậy? Nếu nó là tuyệt đối thì tức là bác đã viết nổi tuyệt đối đó. Còn nếu nó không phải là tuyệt đối thì có nghĩa là nó có thể khong đúng phải không bác? Và như vậy, bác khẳng định về một điều mà bác cũng không chắc là nó đúng hay không thì có hợp lý không?
Tiện đây em xin nói với bác là em có thể viết được nhiều điều tuyệt đối đấy!
Trích từ:
1---về phần A , bác lấy ví dụ cục bộ quá , nhiều khi câu hỏi như vậy lại nói hẳn ra một ý nghĩa khác(ko phải là nghĩa bóng do mình suy diễn) , và còn phụ thuộc ngữ cảnh nữa chứ
Ngữ cảnh là gì vậy hả bác?
Đã nói là ví dụ, thì đó chỉ là ví dụ mà thôi, cot để thuyết minh cho người đọc hiểu được ý của mình viết là đủ rồi. Với lại bài viết này là em viết về Thiền mà, bác quên cái tựa đề của nó rồi à?
Trích từ:
2---về phần B , mỗi người đọc mỗi quyển sách khác nhau vì lý do khác nhau , mục đích khác nhau , đây là bác đọc sách trên mục đích của bác thì bác nói vậy , nếu thực là vậy thì bác phải nói cái mục đích tổng quát để cho anh em hiểu chứ , đúng ko?
Mục đích tổng quát em đã nói rất rõ rồi mà! chỉ tại bác không nhận ra thôi. Bác xem lại nhé: "THIỀN - trong khi đọc sách"
Còn nếu liên quan đến vấn đề học tập, thì mục đích của nó là: Hiểu được đúng những gì mà tác giả đang trình bày trong cuón sách đó.
Bác lưu ý: dù bác có vì mục đích gì đi nữa, thì điều kiện tiên quyết là bác phải hiểu cho đúng những gì bác đang đọc trong cuôn sách đó. Sau khi đã hiểu được đúng ý của tác giả rồi, sau đó bác muón làm gì thì làm, bác hiểu chứ. Em khong đí vào cái mục đích đàng sau như các bác, Mà em chỉ dừng lại ở mức độ hiểu cho được đúng nội dung mà tác giả đã trình bày trong một cuón sách mà thôi.
Trích từ:
nếu đọc sách vì mục địch chỉ để phê bình tác gia thôi thì sao?
nếu đọc sách vì mục đích đánh giá một vấn đề gì trong sách thôi thì sao?
còn nhiều cái nữa , tự mọi người hiểu
Dù là vì mục đích gì đi nữ thì bác cũng phải hiểu cho đúng ý của tác giả cái đã, tránh việc lấy ý của mình, áp đặt ý của mình làm ý của tác giả. Ví dụ như ngay bài viết đó của em bác đã hiểu sai rồi đấy. Mà mọi việc như phê bình tác giả, đánh giá vấn đề gì đó trong sách,... mà dựa trên nền tảng là sự nhận biết sai lầm về nọi dung của cuốn sách, hiểu biết sai lầm về ý của tác giả thì có thể nói là đánh giá, phê bình chính xác được không?
Trích từ:
3---phần C : sao nó lại là những cái cực đoan chứ , có thể dùng vô tâm để dọc , cũng có thể dùng hữu tâm để đọc , hữu tâm chia làm nhiều loại
loại tốt nhất là tâm theo ý mình phục vụ cho mình
bác có thể khẳng định cái nào tốt hơn sao , cái nào hiệu quả hơn , cái nào để đạt tới nhanh hơn?
Tất nhiên là em khẳng định được! vì việc đầu tiên là phải hiểu được đúng những gì mình đang đọc cái đã nếu bác đã hiểu sai nó thì mọi cái còn lại đều vứt đi hết!
Trích từ:
4---bước 1: cái bác nói là định nghĩa muôn đời rồi , nhưng nó là hữu chiêu đó
còn vô chiêu thì sao , đọc một mạch hết quyển sách , ko quan trọng cấu trúc mà quan trọng những thông tin truyền tải trong nó , dùng hưu chiêu hay vô chiêu là tuỳ mục đích đọc sách của mỗi người
Tại vì cái mục đích của bác tác động vào quá trình đọc của bác cho nên bác đã khong thấy được nội dung đích thực của cuốn sách này là:Hướng dãn thực hành THIỀN trong khi đọc sách đó!
Trích từ:
5---bước 2 : bác rỗi hơi thì làm vậy , em ko rỗi đâu , em ko hiểu cái thời gian bác đọc 1 cuốn và tìm hiểu còn em đọc được nhiều cuốn rồi tổng hợp kiến thức và suy luận bản thân , tìm ra chân lý thì cái nào hiệu quả hơn , bác và em ko trả lời được phải ko? mỗi người mỗi đường , mà em xen vào phần kinh nghiệm của bác nhiều rồi , nhưng có sao đâu , đời vẫn ko ngừng trôi mà
Bác nhầm chính là ở chõ đó!
Trích từ:
6---bước 4 cái a: nếu nhận thức 2 bên ko tương đồng và ko tìm hiểu nổi nhận thức theo cái nào hợp lý hơn thì sao, chúng ta phải đi theo quá trình nào đây, bác chưa nói đó
Tiếp tục tìm hiểu cho đến khi ra kết quả mới thôi.
Điều này nhằm tránh cho ta bị chấp kẹt vào những nhận thức chỉ quan của mình, tuyệt đối hoá nó mà thôi.
Trích từ:
vả lại nhận thức tương đồng cũng chỉ là tương đối , nhỡ cả hai cùng sai thì sao , bác có thể hỏi em là cả hai đều nhận thức chung về một vấn đề thì làm sao nhận ra cái sai , em xin dùng một chữ ngộ , trong cái tương đối về tương đồng nhận thức(tuyệt đối hiếm lắm) bạn có thể cảm nhận ra một sự mới lạ , cảm nhận thôi , và từ đó ngộ ra , đi tìm hiểu càng sâu thì càng thấy đúng , đây ko phải ba hoa mà là thức tế
Bác nói đúng! nhưng bác quên mất một đoạn em viết trong đó nhằm giải quyết vấn đề mà bác đặt ra này rồi. Hay là tại bác không để ý vì bị cái đánh giá này nó xem vào, thành ra bác có đọc nhưng không nắm bắt được. Bác hãy xem lại bài đó của em cho kỹ đi nhé! nếu vẫn không thấy hãy cho em biết em sẽ chỉ cho.
Trích từ:
7---bước 4 cái b và bước 5: làm thế này thì đủ quá rồi , nhưng có tốn thời gian quá ko , bác thử tìm cách rút gọn lại cho hiệu quả cái , tời gian là tiền bạc mà, mà nó có mua được đâu
Đối với người tu Thiền thì tiền bạc là vô nghĩa!
Với lại việc hoàn thiện nhận thức của mình mà bác lại cho là một việc làm vô nghĩa à?
chào zen , rỗi hơi ghê , sáng sớm đã làm một bài rồi , lúc đó mình đang đọc báo xem thời sự
---------------
Không có mọt cuốn sách nào mà ai đọc cũng hiểu đâu bác ạ!
Và cũng chẳng có một cuốn sách giáo khoa nào mà ai đọc cũng hiểu đâu! Em dám khẳng định với bác một cách tuyệt đối như vậy!
Nếu không tin bác hãy cứ lấy một dẫn chứng ra đây, em sẽ chỉ ra những người không hiểu được cuốn sách đó cho bác xem!
---------------
đúng rồi , mọi cái em nói chỉ là tương đối , bác định sài câu chữ hay ý nghĩa hả ?
---------------
Tất nhiên là có cái hoàn toàn đúng chứ! mà còn nhiều là đằng khác bác ạ!
Tiện đây em xin hỏi bác: cái nhận thức mà bác viết: "mọi cái chỉ là tương đối" nó có hoàn toàn đúng không vậy?
Vả lại bác viết: "mọi cái chỉ là tương đối , tuyệt đối ít lắm" là bác tự mình mâu thuẫn với chính mình rồi.
"ở đây ko ai viết nổi tuyệt đối đâu" cái câu mà bác viết đó nó có tuyệt đối không vậy? Nếu nó là tuyệt đối thì tức là bác đã viết nổi tuyệt đối đó. Còn nếu nó không phải là tuyệt đối thì có nghĩa là nó có thể khong đúng phải không bác? Và như vậy, bác khẳng định về một điều mà bác cũng không chắc là nó đúng hay không thì có hợp lý không?
Tiện đây em xin nói với bác là em có thể viết được nhiều điều tuyệt đối đấy!
---------------
ừ mấy cái hoàn toàn đúng thì nhiều đó , nhưng so với cái ko hoàn toàn đúng xem , tỷ lệ ra sao hả bác
câu bác hỏi em , thì em trả lời là "mọi cái chỉ là tương đối" kể cả những cái em viết ra
về cái phần một loạt câu hỏi , chính bác cũng dùng từ "có thể" thì có thể thôi mà
em khẳng định một điều tương đối , thì có sao đâu , sao lại liên quan tới hợp lý hay ko chứ
bác có thể viết nhiều điều tuyệt đối thì bác cứ viết đi , em cứ làm việc của em
---------------------
Ngữ cảnh là gì vậy hả bác?
Đã nói là ví dụ, thì đó chỉ là ví dụ mà thôi, cot để thuyết minh cho người đọc hiểu được ý của mình viết là đủ rồi. Với lại bài viết này là em viết về Thiền mà, bác quên cái tựa đề của nó rồi à?
---------------------
ngữ cảng là cảnh trong thiền đó , còn bác thích hiểu sao thì tuỳ bác
thiền cũng có nhiều loại , bác nói loại nào vậy, sài chung chung thì ai biết được
đừng bắt người khác phải tìm hiểu về thiền , để rồi lại bị nó tác động chứ , khổ quá , mình đây rồi
---------------------
Mục đích tổng quát em đã nói rất rõ rồi mà! chỉ tại bác không nhận ra thôi. Bác xem lại nhé: "THIỀN - trong khi đọc sách"
Còn nếu liên quan đến vấn đề học tập, thì mục đích của nó là: Hiểu được đúng những gì mà tác giả đang trình bày trong cuón sách đó.
Bác lưu ý: dù bác có vì mục đích gì đi nữa, thì điều kiện tiên quyết là bác phải hiểu cho đúng những gì bác đang đọc trong cuôn sách đó. Sau khi đã hiểu được đúng ý của tác giả rồi, sau đó bác muón làm gì thì làm, bác hiểu chứ. Em khong đí vào cái mục đích đàng sau như các bác, Mà em chỉ dừng lại ở mức độ hiểu cho được đúng nội dung mà tác giả đã trình bày trong một cuón sách mà thôi.
-----------------
chúng ta hiểu cho đúng cái gì tác giả trình bày
thế thì hiểu ngôn từ của quyển sách hay ý nghĩa của tác giả hả bác?
em thấy bác trả lời ở đâu đó nhưng quên rồi
-----------------
Dù là vì mục đích gì đi nữ thì bác cũng phải hiểu cho đúng ý của tác giả cái đã, tránh việc lấy ý của mình, áp đặt ý của mình làm ý của tác giả. Ví dụ như ngay bài viết đó của em bác đã hiểu sai rồi đấy. Mà mọi việc như phê bình tác giả, đánh giá vấn đề gì đó trong sách,... mà dựa trên nền tảng là sự nhận biết sai lầm về nọi dung của cuốn sách, hiểu biết sai lầm về ý của tác giả thì có thể nói là đánh giá, phê bình chính xác được không?
-----------------
em hiểu sai hay đúng thì có sao đâu
tại sao phải hiểu ý của tác gia chứ , hả bác , em hỏi lại tại sao phải hiểu ý của tác giả
nói thế với hiểu ngôn từ của quyển sách có khác biệt gì , bác trả lời được ko
mà em cần quái gì phải hiểu ý bác , bác cũng vậy đâu cần hiểu ý em
-------------------
Tất nhiên là em khẳng định được! vì việc đầu tiên là phải hiểu được đúng những gì mình đang đọc cái đã nếu bác đã hiểu sai nó thì mọi cái còn lại đều vứt đi hết!
-------------------
sao hiểu sai lại vất đi hết hả?
sai sai là đúng , vạn vật biết đổi đâu biết cái nào là đúng chứ
vậy ta đọc sách để lấy cái đúng của bản chất hay cái đúng của tác giả? bác trả lời xem
-------------------
Tại vì cái mục đích của bác tác động vào quá trình đọc của bác cho nên bác đã khong thấy được nội dung đích thực của cuốn sách này là:Hướng dãn thực hành THIỀN trong khi đọc sách đó!
-------------------
em sao ko thấy chứ bác , viết to lù lù , nhìn cái gì cũng thấy zen mà
em hỏi bác , bác đọc sách có mục đích ko ?
dù là mục đích thực hành thiền trong khi đọc sách thì cũng là có rồi , vì thế bác cũng ko thấy được nội dung đích thực trong các quyển sách bác đọc đâu
em nói có đúng ko? chắc sai rồi
------------------
Bác nhầm chính là ở chõ đó!
------------------
sao em lại nhầm hả bác , nhầm gì thế
luyện zen trong khi đọc sách cũng có nhiều loại chứ
đọc một mạch để hỗn loạn trong tri thức ko được sao , để trong hỗn loạn ngộ ra vô tận
đường nào mà ko tới được chứ hả
mỗi người một kiểu bác có kiểu của bác , em có kiểu của em
sao bác lại lấy cái tâm của bác nghĩ về em mà bảo em nhầm hả , bác nhầm hay em nhầm thì sao chứ , tâm bác ko tĩnh thì đừng nói ra
-------------------
Tiếp tục tìm hiểu cho đến khi ra kết quả mới thôi.
Điều này nhằm tránh cho ta bị chấp kẹt vào những nhận thức chỉ quan của mình, tuyệt đối hoá nó mà thôi.
-------------------
chỉ quan là gì thế , có phải chủ quan ko , nếu là vậy em lại hỏi , cái này trùng với topic này , ai rỗi thì sang đọc cho vui :
http://www.ttvnnet.com/forum/t_179921
anh nhận thức đúng rồi , có kết quả rồi thì có thể tranh khỏi sự chủ quan , sự tuyệt đối hoá hay sao
mọi ý nghĩ của anh vẫn là của anh , sao ko chủ quan được , phải ko , dù khách quan cũng chỉ là tương đối
---------------------
Bác nói đúng! nhưng bác quên mất một đoạn em viết trong đó nhằm giải quyết vấn đề mà bác đặt ra này rồi. Hay là tại bác không để ý vì bị cái đánh giá này nó xem vào, thành ra bác có đọc nhưng không nắm bắt được. Bác hãy xem lại bài đó của em cho kỹ đi nhé! nếu vẫn không thấy hãy cho em biết em sẽ chỉ cho.
----------------------
cái gì đã qua thì đã qua , quay lại làm chi , cố chấp làm chi , để biết về một cái cỏn con chứ , dù là to tát cũng vậy thôi
nếu bác bảo em thế thì em bảo , bác thử đọc lại cái bác viết cho em , xem bác viết đã đúng chưa , bác nghĩ là đúng là đủ thì người khác chắc đâu có nghĩ là đúng là đủ chứ
đó là chuyện của mỗi người sao bác lại bắt ép chứ , còn em thì ép ai ko ép ai cũng ko quan trọng , em đâu có sài zen
----------------------
Đối với người tu Thiền thì tiền bạc là vô nghĩa!
Với lại việc hoàn thiện nhận thức của mình mà bác lại cho là một việc làm vô nghĩa à?
----------------------
lý thuyết xuông quá , cái bác nói có phải là tuyệt đối ko , nếu là tương đối thì em ko có gì phê bình
trả lời dùm cái
trời biển mênh mông
đâu là bờ bến
vụ trụ rộng lớn
âm dương vô cùng
rỗi hơi quá ta , a em hỏi bác , bác bảo em đọc bài bác có mục đích , em ko phủ nhận , thế bác có thể suy bụng ta ra bụng người xem mục đích em là gì ko? nếu ko trả lời thì thôi
đời dài , dài lắm
vực sâu , sâu thẳm
Chào bác kenetic!
Trích từ bài của kenetic viết lúc 10:58 ngày 22/04/2003:
đúng rồi , mọi cái em nói chỉ là tương đối , bác định sài câu chữ hay ý nghĩa hả ?
Bác đem tách rời hai vấn dề đó ra thì có hợp lý không?
Nếu không có câu chữ thì cái gì chuyển tải ý nghĩa hả bác?
Trích từ:
ừ mấy cái hoàn toàn đúng thì nhiều đó , nhưng so với cái ko hoàn toàn đúng xem , tỷ lệ ra sao hả bác
Vậy bác so thử xem?
Trích từ:
câu bác hỏi em , thì em trả lời là "mọi cái chỉ là tương đối" kể cả những cái em viết ra
Nghĩa là nó có thể sai?
Trích từ:
về cái phần một loạt câu hỏi , chính bác cũng dùng từ "có thể" thì có thể thôi mà
Đó là em đặt cho bác mà!
em khẳng định một điều tương đối , thì có sao đâu , sao lại liên quan tới hợp lý hay ko chứ
Tất nhiên là có liên quan chứ! còn có sao hay không có sao? thì tất nhiên là phụ thuộc động cơ mục đích của mỗi người. Đây là vì bác viết vậy, nên em hỏi vậy mà thôi.
Trích từ:
bác có thể viết nhiều điều tuyệt đối thì bác cứ viết đi , em cứ làm việc của em
Tại sao em lại phải viét ra khi mà bác không yêu cầu?
Trích từ:
ngữ cảng là cảnh trong thiền đó , còn bác thích hiểu sao thì tuỳ bác
Vấn đề là bác nói ra mà!
Trích từ:
thiền cũng có nhiều loại , bác nói loại nào vậy, sài chung chung thì ai biết được
Vậy Thiền là gì hả bác? Theo bác có những loại Thiền nào?
Trích từ:
đừng bắt người khác phải tìm hiểu về thiền , để rồi lại bị nó tác động chứ , khổ quá , mình đây rồi
Em bắt bác và người khác tìm hiểu về Thiền lúc nào vậy?
Trích từ:
chúng ta hiểu cho đúng cái gì tác giả trình bày
thế thì hiểu ngôn từ của quyển sách hay ý nghĩa của tác giả hả bác?
Nếu không có ngôn từ thì bác có thẻ hiểu được ý nghĩa cuả tác giả không?
Trích từ:
em hiểu sai hay đúng thì có sao đâu
Vấn đề không phải là sao hay không sao? mà vấn đề là vì bác viết như vậy, nên em viết như vậy!
Trích từ:
tại sao phải hiểu ý của tác gia chứ , hả bác , em hỏi lại tại sao phải hiểu ý của tác giả
em có bắt bác phải hiểu ý tác giả đâu! chỉ có đièu đi phê bình về một vấn đề mà mình hiểu sai thì.......
Trích từ:
nói thế với hiểu ngôn từ của quyển sách có khác biệt gì , bác trả lời được ko
Chưa rõ nghĩa! bác giai thích thêm đi nhé!
Trích từ:
mà em cần quái gì phải hiểu ý bác,
Đó là việc của bác!
Trích từ:
bác cũng vậy đâu cần hiểu ý em
Tại sao vậy?
Trích từ:
sao hiểu sai lại vất đi hết hả?
sai sai là đúng , vạn vật biết đổi đâu biết cái nào là đúng chứ
Thế mà có cái vẫn biết được đó!
Còn đã sai thì đương nhiên là vất đi rồi!
Trích từ:
vậy ta đọc sách để lấy cái đúng của bản chất hay cái đúng của tác giả? bác trả lời xem
Việc hiểu được cái đúng của Tác giả không giúp đỡ được gì thêm cho ta trong việc lấy cái đúng của bản chất à?
Trích từ:
em sao ko thấy chứ bác , viết to lù lù , nhìn cái gì cũng thấy zen mà
Đã thấy như vậy mà lại còn viết ra những điều không liên quan đến nó!
Trích từ:
em hỏi bác , bác đọc sách có mục đích ko ?
Thế nào là đọc sách có mục đích? thế nào là đọc sách không mục đích?
Trích từ:
dù là mục đích thực hành thiền trong khi đọc sách thì cũng là có rồi,
Đó là Thiền chứ không phải là đọc sách!
Trích từ:
vì thế bác cũng ko thấy được nội dung đích thực trong các quyển sách bác đọc đâu
Sao bác biết?
Trích từ:
em nói có đúng ko? chắc sai rồi
Bác tự nghĩ xem nhé!
Trích từ:
------------------
Bác nhầm chính là ở chõ đó!
------------------
sao em lại nhầm hả bác , nhầm gì thế
Bác có muốn biết không?
Trích từ:
luyện zen trong khi đọc sách cũng có nhiều loại chứ
đọc một mạch để hỗn loạn trong tri thức ko được sao , để trong hỗn loạn ngộ ra vô tận
Thế bác hiểu ZEN là gì?
Trích từ:
đường nào mà ko tới được chứ hả
Tới đâu cơ?
Trích từ:
mỗi người một kiểu bác có kiểu của bác , em có kiểu của em
sao bác lại lấy cái tâm của bác nghĩ về em mà bảo em nhầm hả ,
Em đâu có dùng cái tâm của em để nghĩ về bác đâu! em thấy sao thì nói vậy mà!
Trích từ:
bác nhầm hay em nhầm thì sao chứ ,
Sao hay không là tuy theo mục đích của mỗi người!
Trích từ:
tâm bác ko tĩnh thì đừng nói ra
Thế nào là tâm tĩnh và thế nào là tâm không tĩnh?
Trích từ:
chỉ quan là gì thế , có phải chủ quan ko , nếu là vậy em lại hỏi , cái này trùng với topic này , ai rỗi thì sang đọc cho vui :
http://www.ttvnnet.com/forum/t_179921
Chính là chủ quan đấy bác ạ!
Trích từ:
anh nhận thức đúng rồi , có kết quả rồi thì có thể tranh khỏi sự chủ quan , sự tuyệt đối hoá hay sao
mọi ý nghĩ của anh vẫn là của anh , sao ko chủ quan được , phải ko , dù khách quan cũng chỉ là tương đối
Bác xem trong đó có chỗ nào em, bảo là đạt đến nhận thức khách quan một cách tuyệt đối hay không?
Trích từ:
---------------------
Bác nói đúng! nhưng bác quên mất một đoạn em viết trong đó nhằm giải quyết vấn đề mà bác đặt ra này rồi. Hay là tại bác không để ý vì bị cái đánh giá này nó xem vào, thành ra bác có đọc nhưng không nắm bắt được. Bác hãy xem lại bài đó của em cho kỹ đi nhé! nếu vẫn không thấy hãy cho em biết em sẽ chỉ cho.
----------------------
cái gì đã qua thì đã qua , quay lại làm chi , cố chấp làm chi , để biết về một cái cỏn con chứ , dù là to tát cũng vậy thôi
Tức là đi tìm hiểu xem mình đúng hay sai là cố chấp hả bác?
Trích từ:
nếu bác bảo em thế thì em bảo , bác thử đọc lại cái bác viết cho em , xem bác viết đã đúng chưa , bác nghĩ là đúng là đủ thì người khác chắc đâu có nghĩ là đúng là đủ chứ
Em có bảo là em đúng hồi nào đâu! Nhưng có điều là bác thấy em viết không hợp lý chỗ nào thì mong bac hãy cứ chỉ ra cho em nhờ! thế nhé!
Trích từ:
đó là chuyện của mỗi người sao bác lại bắt ép chứ , còn em thì ép ai ko ép ai cũng ko quan trọng , em đâu có sài zen
Em bắt ép bác lúc nào vậy?
để em trả lời mấy câu hỏi của bác trước :
1.em viết thế chưa đủ , vì tốc ký mà , em muốn hỏi là bác muốn nói về câu chữ hay ý nghĩa của người nói ? bác đã hiểu em hỏi gì chưa
2.em hiểu biết nông cạn , cho cái tỷ lệ tượng trưng 1/1000
3.ừ , có thể sai , em ko phủ nhận , vì bác bảo "có thể "
4.em dùng từ "có thể" để trả lời , nếu bác ko hiểu thì thôi
5.bác viết vậy , do bác nghĩ vậy , do mục đích bác vậy , em khẳng định điều đó là ko sai , do em nghĩ vậy ,thấy vậy và viết vậy , còn bác hiểu sao , nghĩ sao , làm sao , hỏi sao , thì bác tiếp tục
6.em hiểu câu nói này sao đây là
---"tại sao em phải viết khi bác ko yêu cầu?" , ko có mô tê gì cả , mà em bảo bác cứ viết, chứ em có yêu cầu bác viết đâu
---"bác sẽ viết khi em yêu cầu" thì em cũng ko cần yêu cầu , vì em ko có nhu cầu
7.bác nói thế thì cái , phần này chấm dút nhé
8.em chỉ biết thiền là zen , còn ai muốn biết zen là gì thì cha từ điển
em ko biết nhiều về cái này , nhưng có thể nói , thiền có hai loại chính khi luyệt tập là tĩnh tâm va loạn tâm , ai cũng đi theo con đường tĩnh , còn đường loạn thì chẳng có mấy người , toàn ma quỷ thôi
9.bác bắt người khác tìm hiểu về thiền khi bac nói về nó mà ko đủ ý đó , còn do cố tình hay vô tình đâu có quan trọng
10. cái này khá giống cái một , bác lại nói thế rồi , nếu bác ko hiểu thì em nói rõ hơn , là ngôn từ thôi ko có gì cả , và là ngôn từ nhưng kèm với sự đánh giá của mình về suy nghĩ tác giả , bác hiểu chưa , hiểu thì trả lời nhé
11.vấn đề này là anh viết vậy nên em viết vậy thôi , bye
12.thì sao chứ , có sao đâu , đúng sai chỉ là tương đối , bác hiểu đúng thì cũng chỉ đúng trong ý nghĩ của bác thôi , mà bác hiểu đúng để phê bình hả ? có phải vậy ko , trả lời coi
13.em bảo là bác hiểu ngôn từ của quyển sách ko thôi , thì cần gì biết tác giả , phê bình làm gì , cùng ý tưởng làm gì , hiểu ko ? nếu ko thì nói tiếp
14.là việc của em , mọi việc đều là của em , bác nói làm gì ? vì là gì đó
15.tại sao vậy ? bác hỏi hả , hỏi thì em nói , bac hiểu được mấy lớp ý nghĩa , hiểu được mấy loại nhân cách trong cùng một câu chữ mà để hiểu , có hiểu ko? ko hiểu thì tiếp tục
16.sai ở ý nghĩa nào thế , nếu là tuyệt đối thì còn gì để bàn , là tương đối sao vất đi được
17. bác chưa trả lời đó , cuối cùng thì là tác giả hay bản chất
còn câu hỏi của bác thì em trả lời :"tương đối là ko"
18.thấy là một chuyện , nghĩ là chuyện khác , viết là chuyện khác nữa , mực đích lại còn khác hơn , sao phải liên quan , kỳ ghê
19.bác trả lời câu hỏi em coi ? còn dọc sách có mục đích là khi đọc do suy nghĩ bản thân , con ko mục đích là do bản năng , hoặc bị thôi miên , mông du , cầm quyển sách lên , trang 1 bắt đầu
20. sao lại là thiền mà ko là đọc sách , vì bạn nghĩ vậy phải ko? trả lời đi
21. em biết vì em suy luận biết , thế thôi mà , suy luận của em chỉ là tương đối thôi , em nói ra cái tương đối đó
22.thế huynh nghĩ rồi phải ko , ra chưa , cố lên , bao giờ ra thì cùng viết lên chán cho mọi người xem
23.em muốn những điều ko muốn
24.trong từ điển có đó , tự tra đi
25.tới chỗ cần tới chứ sao
26.em cũng thấy sao nói vậy "bác dùng cái tâm của bác nghĩ về em bảo em nhầm"
27.lại mục đích , còn gì để bàn ở đây ko?
28.tâm tĩnh là tâm bị khống chế , còn tâm ko tĩnh là ko bị khống chế
29.thế là chủ quan hả? chủ quan là do một người tự nhìn nhận hay do người khác nhìn nhận vậy , bác nói thế cũng là chủ quan đấy
30.em thấy vậy nên nói vậy
31.cố chấp tương đối hay tuyệt đối thế , sao bác chém cái đoạn của em làm 2 khúc thế
32.có đầy đó , bác nên tự tìm hiểu , em chỉ có một câu "đúng mà chưa đủ"
33.cha này toàn cắt đoạn văn của người khác ra , đau sót cho đứa con tôi quá , lúc mà em nói chứ lúc nào , thấy sao em nói vậy thôi
34.hết rồi , đang định viết tiếp thì đoạn cuối của bài zen sao thế
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh BùiSách và doanh nghiệp: Đọc để phát triển
01/01/1900Tố Tâm