Doanh nhân với thú đọc sách
Ở thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin thí sách là một trong những sản phẩm hàng hoá được sản xuất nhiều nhất và cũng được tiêu thụ nhiếu nhất.
Vậy loại hàng hoá đặc biệt này đến với doanh nhân như thế nào? Doanh nhân không phải là những nhà nghiên cứu nhưng họ cũng chẳng phải là những người thờ ơ với sách vở. Để thực hiện bài viết này, chúng tôi làm một cuộc phỏng vấn “bỏ túi” khoảng 30 doanh nhân, đa số người được hỏi trả lời rằng “chừng một, hai tháng mới đọc được một cuốn sách”. Tuy nhiên có tới gần một phần ba số họ chỉ…cười trừ: “Đọc báo, xem T. V cũng đã nắm bắt được khá đầy đủ thông tin, còn thời gian để đọc sách hầu như không có”.
Một doanh nhân đã khá đứng tuổi mê sách và đã có một tủ sách khá phong phú. Ai bảo chỉ có các học giả mới yêu sách, mới “tích trữ” nhiêu sách? Sách của anh xếp đầy nhà, hết tủ này sang kệ khác song rất ngăn nắp và dễ kiếm, trong “kho tàng” cách của anh ta có nhiều cuốn được xuất bản từ những năm 60- 70 thế kỷ trước, giấy đã quávàng nhưng rất ít cuốn bị rách. Anh dõng dạc tuyên bố rằng, có những quyển cả nước chỉ còn một vài ba bản là nhiêu. Để giữ gìn sách anh cất công bọc lại các cuốn đã cũ bằng giấy couché trắng rồi cẩn thận ghi lại tên sách trên cả gáy và trên mặt giấy bọc. Có những quyển quá “cổ” đã được anh đóng lại nên sách vẫn cứng cáp và dễ mở. Mua sách, lưu trữ sách đã là thú chơi đến say mê cua anh nhiều năm. Anh có thể kể khá tường tận về lạilịch sử của từng cuốn sách. Do tính cẩn thận, lại mê say với vô vàn con chữ và hình ảnh trong kho tàng quý hiếm của mình, anh ít khi cho mượn sách, loại trừ những trường hợp “cực chẳng đã”. Khi đó, người mượn phải ghi vào sổ với lời hứa nghiêm chỉnh trả sách đúng hạn. Vợ anh cũng luôn sãn lòng giúp anh xếp đặt vệ sinh các tủ sách, kệ sách và mau chóng “chỉ điểm” cho anh quyển sách cần tìm nằm ở vị trí nào.
Trong giới doanh nhân chúng ta, người yêu sách như vị tổng giám đốc mà tôi vừa kể không nhiều. Cuộc thăm dò bỏ túi còn cho thấy rằng giám đốc các doanh nghiệp lớn thướng quan tâm tới sách và dành cho sách nhiều thời gian hơn các nhà quản lý doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc vừa.
Chúng tôi đã cố gắng liệt kê một số loại sách doanhnhân thường quan tâm như sau: Trước tiên là sách về công nghệ, kỹ thuật ngành nghề chuyên môn, tư điểm và sách viết về các chính khách. Kế tiếp là sách về nghệ thuật quản trị kinh doanh, về pháp luật và sách giới thiệu kiến thức tổng hợp, sách dạy “thuật làm người”. Đứng thứ ba mới là sách truyện (cả truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, trong đó truyện tình cảm và truyện mạo hiểm, kinh di chiếm tỷ lệ khá cao). Cuối cùng là sách hướng dẫn thiết kế, trang trí nhà cửa, sách ý học thưởng thức và sách về lịch sử, tôn giáo. Cũng xin nói thêm rằng có tới 40% doanh nhân được hỏi cho biết khoái đọc truyện ngắn, thơ cũng như sách về tử vi, tướng số và tôn giáo!
Vậy doanh nhân mua sách như thế nào? Hơn một nửa trong số gần 30 người được hỏi trả lời rằng họ đi nhà sách với vợ con. Một số doanh nhân có thú mua sách khi đi công tác, nhất là những khi ra Hà Nội. Lại có người sau khi tham khảo ý kiến của bạn hữu mới nhờ nhân viên đi mua sách giùm. Có người cả tháng không ghé hiệu sách nhưng đã đi thì mua mỗi lần cả chục cuốn để…đọc dần!
Việc đi tìm các tác giả được yêu thích nhất quả là hơi khó vì các doanh nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chỉ xét riêng loại sách mà nhiều người cùng quan tâm là quản lý kinh tế, kinh doanh thì có thể kể ra các tên tuổi như Lester Thurow, Lee Iacoca, Bill Gates (Mỹ), Janos Kornai (Hungary), Ngô Quý Tùng (Trung Quốc), Nguyên Hiến Lê (Việt Nam). Còn các tác giả được ngưỡng mộ trong lĩnh vực văn chương thì lại quá nhiều.
Hiện nay, sách hay thật nhiều nhưng tiếc rằng quỹ thời gian của chúng ta lại eo hẹp. Dù sao đi nữa cũng rất tin rằng giới doanh nhân sẽ đọc sách nhiều hơn bởi chính cuộc cạnh tranh ngày một gay gắt trên thương trường buộc các doanh nhân phải không ngừng nâng cao trình độ nhận thức và khả năng nhạy bén, sắc sảo về chuyên môn. Đòi hỏi đó có thể được đáp ứng hoặc một phần, hoặc tương đối đầy đủ một khi chúng ta có người đồng hành tin cậy là sách.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtProtagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam Sơn