Nghịch lý sách - có không?
Chuyện viết sách, xuất bản sách, phát hành sách thì nhiều. Vui có, buồn có và cũng lắm nghịch lý.
1. Sách ghi chú thích là “tham khảo nội bộ” mà trên thực tế lại phát hành rộng rãi.
Thì các mặt hàng tiêu dùng khác cũng thế đấy thôi! Tham khảo nội bộ thì quảng bá làm gì?
2. Tuyển bài tùy tiện.
Tác giả bỗng nhiên thấy bài mình ở một vài cuốn sách nào đó mà vui ít, buồn nhiều. Nxb và người biên soạn không hỏi han gì trước khi tuyển bài. Bài của anh in ra rồi, anh hãy bỏ ra dăm bảy chục nghìn đồng hoặc tiền trăm mà mua cả cuốn! Đấy, thấy bài của mình chưa chắc đã mừng mà ngược lại, có thể còn phải mua lấy nỗi bực bội (nói mua theo nghĩa đen) vì bài vở của mình bị người ta cắt xén, thêm thắt, hoặc lắp ghép vào bài tác giả khác, ghi sai têntuổi, ngày sinh tháng đẻ.
3. Nhiều cuốn sách là một tập hợp cẩu thả của một số bài đã đăng bào hoặc đã được tuyển vào những cuốn sách ra trước đó, có khi chỉ ra trước mấy tháng.
Nếu ai ham đọc, ham lưu trữ do có đủ tiền mua sách báo hoặc do đang theo đuổi một công việc gì đó, sẽ thấy cá chồng sách hàng chục cuốn xoay quanh một vấn đề, nhưng khi rà soát kỹ, lọc ra, họ chỉ dùng được một vài bài ở cuốn này, cuốn kia vì có nhiều bài trùng nhau. Trùng mà y nguyên bản chínhcòn tốt, đằng này, nhiều khi “tam sao thất bản" không biết đâu là thật, đâu là đùa.
4. Sách ra nhiều mà nội dung trùng lặp, tỉ lệ sách có chất lượng cao quá ít, gây ra nhiều phiền hà.
- Gây lãng phí vật chất của Nhà nước và nhân dân.
- Gây quá tải cho cơ quan lưu trữ (thư viện).
- Làm mất thời gian, tiền của, tâm sức của bạn đọc.
Sự cung cấp hiểu biết qua sách vở một cách giả tạo không những không làm cho người ta trưởng thành mà ngược lại, chỉ làm cho người ta ngu muội đi. Có những người chỉ chơi sách, có những người đọc sách nhiều nhưng đọc không sâu. Cũng có những người rất muốn sáng tạo, có khả năng hẳn hoi, nhưng thấy sách báo ra nhiều quá, thấy bài nào, cuốn nào cũng có vẻ như mới mẻ, có giá trị, thành thử cứ đuổi theo mà tham khảo, ghi ghi chép chép suốt năm suốt tháng, bỗng một hôm soi gương thấy tóc mình bạc xóa từ khi nào.
5. Nhan đề sách nhiều khi lộn xộn cả về ý nghĩa và mỹ thuật, nhằm phô trương.
Xét về mặt ý nghĩa, tên sách bóng bẩy, to tát chưa chắc đã hay, thậm chí có thể cuốn sách chẳng ra gì. Xét về mặt mỹ thuật, có cuốn ở ngoài bìa in tên tác giả to hơn tên sách, mà chỉ là sách sưu tầm, biên soạn.
6. Về tên tác giả
Đó là loại sách có một vài bài chính, lại "ăn theo" chục bài xoay quanh các bài chính đã nêu.Những cuốn sách ấy có thể nặng tay cầm, dày ba bốn trăm trang, tác giả thường chỉ là một, nhưng tác giả ấy chỉ có một vài bài, kiểu dẫn luậnvài ba chục trang hoặc hơn, tiếp đó là nhiều bài sưu tầm góp vào, theo hướng vấn đề mà dẫn luận đã nêu. Lẽ ra, tác giả nên công bố nhiều tác giảhoặc công bố mình là chủ biên. Ở bản thống kê tác phẩm của mình, tác giả của loại sách này ghi đây là một đầu sách của riêng mình, như vậy là gian lận, xâm phạm bản quyềntác giả.
7. Lạm phát lời giới thiệu, lời bạt
Nhũng dòng chữ hầu hết được viết một cách chung chung, lười biếng, qua quýt, chiếu lệ, lấy lòng, ban ơn, do người viết nểnang tác giả, chúng không phản ánh đúng trình độ và chất lượng cuốn sách, khiến bạn đọc, nhất là những người có hiểu biết về tác giả và lĩnh vực mà cuốn sách bàn đến, rất khó chịu. Có một số trường hợp tác giả cuốn sách cũng biết như thế, nhưng họ cốt mượn tên, nương danh người viết Lời giới thiệu,Lời bạtđể làm sang cho mình.
8. Nhà nhà ra sách, nhà nhà bán sách gây lộn xộn
Vì “trăm hoa đua nở” như vậy cho nêncó "hoa" kém chất lượng là phải. Ai cũng có thể dễ dàng ra sách. Các nhà xuất bản thực hiện chồng chéo chức năng: sách văn học mang tính phổ thông, mang tính đại chúng thì nhiều Nxb cùng in đã đành, đằng này sách chuyên ngành rất hẹp mà nhiều nhà xuất bản cũng đều cấp giấy phép cả.
Còn việc phát hành sách thì rõ rồi. Cơ quan phát hành sách chỉ làm một phần. Nxb hoặc dịch vụ tư nhân, cá nhân tác giả cũng phát hành với số lượng lớn. Thị trường sách hoạt động nhiều khi tự phát, lộn xộn, mạnh ai nấylàm. Có tác giả ra sách dễ dàng, lãi lớn do họ biết cách tiếp thị khi phát hành. Lại có tác giả chất sách đầy tủ, không biết chào mời ở đâu, chỉ để tặng dần.
9. Đô thị thừa sách, nông thôn và vùng xa lại không có mà đọc.
Hiện trạng này quá rõ, đã tồn tại nhiều năm. Ở nông thôn và vùng xa, sách ít đến và đến ít vì tiêu thụ không được nhiều, lãi đem lại cho người phát hành không đáng bao nhiêu. Những nơi ấy không phái là nơi tập trung nhiều người có học vấn cao, có nhu cầu đọc nhiều, tuy nhiên như thế không có nghĩa là không có bạn đọc, thậm chí vẫn có bạn đọc rất cần loại sách của riêng họ. Người mua đã ít, giá sách cao khiến sách càng khó bán được nhiều. Người phát hành luôn luôn muốn bán nhiều bán thì mới bù được chi phí đi xa.Nghịch lý xảy ra là: sách không bán được nhiều thì không bán nữa hoặc chủng loại rất sơ sài, một số sách cần mua thì không mua được. Không lẽ bạn đọc cất công cả ngày đường ra tỉnh hoặc về tận thủ đô để mua vài cuốn sách?
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh