Đọc sách thời bận rộn

06:46 SA @ Thứ Ba - 20 Tháng Sáu, 2006

Nhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường. Và với anh, đọc sách thời bận rộn chính là giành lấy từng mảnh thời gian rảnh hiếm hoi.

Trong một cuộc nói chuyện với trại sáng tác văn học Phật giáo TP.HCM, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng chia sẻ cách đọc sách hiệu quả là đọc theo từng chủ đề. Đây là cách tận dụng thời gian và sắp xếp các loại kiến thức trở nên “ngăn nắp” hơn trong hành trình đọc sách của một người.

Tuy nhiên, thế giới thông tin ngày nay đang nhấn chìm người đọc trong sự thụ động, khi việc đọc là không thể thiếu đối với doanh nhân, nhà báo hay bất cứ ai đang sống và làm việc trong môi trường giao tiếp hiện đại.

Do vậy, xu hướng tích lũy kiến thức bằng nhiều cách đọc là tất yếu. Nhà văn hiện đại người Anh Geraldine Collinge cho rằng đọc truyện trước công chúng sẽ là một cách chia sẻ hiệu quả nhờ vào số đông, trong khi nhiều người cho rằng tự mình nghiền ngẫm các loại sách thuộc đề tài mình quan tâm sẽ hiệu quả hơn.

Thời gian dành cho sách là yếu tố quyết định khi lịch làm việc ngày càng dày đặc. Nhiều người đã xếp việc đọc sách vào loại “kỷ luật bản thân”, như cây bút trẻ Thiên Ngân tự dành cho mình mỗi ngày ba tiếng đồng hồ để đọc và trao đổi thông tin trên mạng. Hoặc như nhà văn kiêm nhà báo Nguyễn Danh Lam dành thời gian nửa đêm về sáng mỗi ngày để đọc và viết.

Đọc sách để tích lũy kiến thức cho công việc phải kể đến nhà báo Công Khanh. Tủ sách nhà anh được “cơi nới” liên tục theo quá trình hệ thống kiến thức của anh. Từ lĩnh vực dinh dưỡng, kiến trúc, khoa học hiện đại, nghiệp vụ báo chí… anh nghiên cứu sâu rộng nhờ tranh thủ tối đa thời gian.

Đọc sách hiệu quả còn phụ thuộc khả năng biết chọn lựa các sách tin cậy. Điều này càng cần thiết hơn khi thế giới sách ngày một đa dạng, trùng lặp và chất lượng các ấn phẩm đang chênh lệch nhau rất lớn.

Dịch giả Phạm Viêm Phương có lần than phiền rằng ngay trong các tác phẩm của Kafka được dịch ở Việt Nam chất lượng cũng khác nhau. Và nếu không cẩn thận xem xét chất lượng bản dịch, có khi niềm yêu thích một tác giả quen thuộc lại khiến ta mất tiền mua một quyển sách tồi.

Với thế giới kỹ thuật số, khái niệm “đọc sách” không chỉ là đọc từ trang giấy. Một lượng lớn bạn đọc hiện đại đang hướng đến cách cập nhật kiến thức từ mạng Internet và sách điện tử. Anh bạn làm cán bộ viện văn hóa thông tin cho biết hiện nay số sách điện tử bao gồm từ điển, sách nghiên cứu, tra cứu, sách nghiệp vụ… của anh đã có hơn 4 Gb trong máy tính.

Tương tự thế, Phạm Lanh - chuyên gia về marketing - cho biết nơi cung cấp kiến thức hiệu quả cho công việc của anh là Internet. “Mạng Internet là quyển sách khổng lồ hiện nay, ta có thể tìm đọc rất nhiều điều từ đó” - Lanh nhấn mạnh.

Ông Lý Trường Chiến - trưởng đại diện tạp chí Trí Tri - cũng lý giải cho chọn lựa của mình: “Tôi đọc sách bất cứ lúc nào và ở đâu. Trong thời gian biểu mỗi ngày tôi đọc sách vào lúc chiều tối. Với tôi, đọc sách không chỉ là tiếp thu kiến thức của người đi trước, tôi còn có thể từ đó tạo khả năng tự phản biện mình và phản biện tác giả.

Khi đọc sách, người ta có khả năng tư duy tốt hơn khi nghe nhìn. Vì đọc sách có thể dừng lại và suy nghĩ, nghe nhìn phim ảnh thì không thể bởi nội dung cứ trôi qua trôi qua. Tôi để ý và lấy làm thú vị khi biết trong những lần nói chuyện, Bill Gates luôn nói đến việc đọc sách, đề cập đến việc đọc sách như một cách bổ sung kiến thức”.

Nếu hiểu đọc sách theo nghĩa tích lũy kiến thức một cách trực tiếp thì thầy giáo Nguyễn Đức Thạch ở Phan Rang có cách “lấy” kiến thức từ việc theo dõi các chương trình game show có tính chất trí tuệ trên truyền hình. Nhiều học trò của thầy bắt đầu từ tinh thần học tập đó mà có thói quen tích lũy kiến thức từ mọi tình huống trong cuộc sống.

Một số địa chỉ website đọc sách online:
http://www.nxbtre.com.vn/;
http://www.fahasasg.com.vn/;
www.chungta.com;
http://www.vnthuquan.net/;
http://www.docsach.net/;
www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/; www.nhanvan.com/docsach.htm; www.thanglongdl.com/vbb/archive/index.php/f-34.htm
(đây là câu lạc bộ đọc sách của cựu học sinh Trường chuyên Thăng Long)

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • Ba người thầy vĩ đại

    19/11/2019Minh BùiNgười thầy là người thông qua đó ta bắt đầu học cách học hỏi. Người thầy cũng như một hồ nước nơi chúng ta đang học bơi. Một khi chúng ta đã học được cách bơi, cả đại dương mênh mông là của chúng ta...
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • Giáo dục văn hoá cho con cái

    16/09/2013Quế PhươngNgày nay trong rất nhiều gia đình, nếu các nếu các vấn đề học tập, ăn mặc, vui chơi, giải trí của con cái đều được chú trọng thì hầu như việc giáo dục văn hoá chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù co khi nó vẫn diễn ra một cách tự phát. Thậm chí có những bậc cha mẹ cho rằng chính nhà trường và xã hội chịu trách nhiệm về giáo dục văn hoá còn gia đình hoàn toàn không làm gì được trong lĩnh vực này. Nhận định này không chính xác vì thật ra gia đình là môi trường tốt nhất cho việc giáo dục văn hoá và cần phải bắt đầu áp dụng càng sớm càng tốt một cách có ý thức.
  • Việc làm có ý nghĩa quan trọng với thế hệ trẻ

    03/06/2006Vũ Đình Khôi ([email protected])Trước tiên, tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến GS Chu Hảo về việc thành lập NXB Tri Thức. Thật tình, thế hệ trẻ chúng tôi bị thiếu thốn về các tri thức kinh điển của thế giới vì nhiều lý do khách quan và chủ quan. Nhưng theo tôi chủ yếu là chủ quan...
  • "Mọt sách" ét-vê

    21/02/2006Hoàng Quỳnh - Thanh KiềuThà nhịn một bữa cơm, bớt đi một ly cà phê để “tậu” về cuốn sách mà mình thích, đó là phương châm sống của những sinh viên “nghiện sách”.
  • Ai có lỗi trong chuyện (văn chương buồn tẻ) này

    15/01/2006Người Việt mình không có thói quen đọc sách, chỉ thích đọc báo. Đọc báo dễ, lớt phớt. Trong khi đọc sách là một quá trình nghĩ cùng tác phẩm, một kiểu sáng tạo cho riêng mình, động não thật sự...
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ

    24/08/2005Hiền ChươngĐó là lời mở đầu của Tiến Sỹ Nguyễn Tiến Dũng – Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội với tạp chí Sách & Đời sống xung quanh đề tài sách và cuộc sống hôm nay...
  • “(Thượng Đế) đã ban cho tôi sách vở cùng lúc với bóng tối.”

    03/08/2005Lâm Văn SangGiữa thời đại cách mạng tin học, trong chúng ta không ít người, chưa (không) mù, đứng giữa khối lượng khổng lồ của các nguồn thông tin, tài liệu, sách vở... như một người mù. Không như Borges, họ không than thở gì cả. Cũng giữa thời đại cách mạng tin học, một số người khác đã thật sự than thở. Họ không còn có đủ thì giờ để đọc.

  • Công nghệ thay đổi cách xem tin của độc giả Internet

    27/07/2005P.K. (theo AP)J.D. Lasica trước đây hay truy cập từ 20 đến 30 website để đọc tin. Hiện nay, số địa chỉ mà anh tìm đến chỉ còn 3 nhưng lượng tin tức mà biên tập viên của tờ The Sacramento Bee này “tiêu thụ” lại tăng lên nhiều lần.
  • Về sự cần thiết xây dựng tủ sách kinh điển

    22/07/2005Nguyễn Cảnh BìnhKhông phải ngẫu nhiên mà gần đây, rất nhiều người thể hiện mối quan tâm đặc biệt đến dịch thuật như Nguyên Ngọc, Ngô Tự Lập và mới đây nhất là Nguyễn Quang A khi muốn phát triển tủ sách SOS2 nhằm góp phần xây dựng một “hệ điều hành” cho xã hội Việt Nam. Hiện nay, thị trường sách dịch ở Việt Nam đang bùng nổ với vô số các sách dịch được xuất bản ồ ạt nhưng chất lượng và nội dung đều có những vấn đề cần phải xem xét. Vì vậy, chúng ta cần thảo luận kỹ càng về hệ thống sách dịch ở Việt Nam: cần dịch những cuốn sách nào với những nội dung nào và có lộ trình, phương hướng đúng đắn mới tránh khỏi sự lãng phí và lệch lạc không đáng có.
  • Tạo thói quen đọc sách cho trẻ

    16/07/2005Lê NgânĐọc sách là một việc làm có mối liên quan mật thiết đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ có thói quen đọc sách sẽ rèn luyện nhiều kỹ năng. Các bậc cha mẹ nên là người làm gương trước và nếu có thể, nên tạo thói quen kể chuyện vào buổi tối cho trẻ. Dưới đây có vài gợi ý trong việc tạo thói quen đọc sách cho trẻ
  • Xin lỗi, nếu 8X chúng tôi không đọc!

    09/07/2005Theo HHT2Trong suốt thời gian qua, nhiều tờ báo không ngừng rung chuông báo động: văn hóa đọc của giới trẻ ngày càng xuống cấp. Nhưng thế nào là văn hoá đọc của người trẻ?
  • Doanh nhân với thú đọc sách

    06/07/2005Hoàng Lê VănỞ thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin thí sách là một trong những sản phẩm hàng hoá được sản xuất nhiều nhất và cũng được tiêu thụ nhiếu nhất.
    Vậy loại hàng hoá đặc biệt này đến với doanh nhân như thế nào? Doanh nhân không phải là những nhà nghiên cứu nhưng họ cũng chẳng phải là những người thờ ơ với sách vở...
  • xem toàn bộ