Thư viện thời Ebook

08:43 CH @ Thứ Năm - 30 Tháng Ba, 2006

“Ngày nay ít người còn chịu đọc sách”, “Sách giờ ai đọc mấy đâu”, “Văn hóa nghe nhìn đang lấn lướt văn hóa đọc”, vân vân và vân vân, những tiếng thốt lên như một cám cảnh, và như một báo động. Đành rồi, các phương tiện nghe nhìn bây giờ ngày càng nhiều và càng tinh xảo. Đành rồi, thời đại bùng nổ thông tin với các phương tiện truyền tin mau lẹ và cập nhật.

Nhưng có thật chăng văn hóa đọc đang đi xuống? Ngày nay, với công nghệ tin học, văn hóa có thêm một phương tiện tồn tại khác - tồn tại ảo trên mạng. Trên mạng có những thông tin từ sách chuyển vào và những thông tin chỉ riêng có trên mạng. Vào mạng thì người ta vẫn phải đọc, chứ có phải chỉ nhìn và nghe thôi đâu. Như vậy, hành động đọc để tiếp thu văn hóa là không bị loại trừ.

Nhưng sẽ có người cãi: vấn đề của văn hóa đọc là đọc cái gì, chứ không phải đọc sách hay đọc mạng. Vâng, với sự tiến bộ ngày càng vượt bậc của tin học, với nhu cầu liên giao tiếp của con người khắp các quốc gia và trên cả hành tinh, mạng Internet đang và sẽ là một dạng sách. Ở đó, mỗi người lên mạng sẽ tiếp thu được nhiều chiều và đa chiều văn hóa. Như vậy văn hóa đọc đâu chỉ phụ thuộc vào việc có mua sách và đọc sách hay không, mà là còn có kết nối mạng hay không, có vào mạng hay không. Tương lai, sách in sẽ bị thay thế bằng sách mạng, và như vậy văn hóa đọc vốn từng đồng nhất với văn hóa từ sách sẽ được thay bằng văn hóa đọc qua mạng.

Ở đây có một khái niệm quan trọng cần thảo luận: sách điện tử (eBook). Chỉ cần một thiết bị điện tử gọn nhẹ là đã có thể có cả một thư viện trong túi, theo ta đi đến tận chân trời góc bể. Sách điện tử là sách của sách. Theo nhà nghiên cứu văn học Nga sống tại Mỹ Alexandr Genis, “Sách điện tử - đó là khâu tiếp theo trong chuỗi các thành tựu nghệ thuật biến văn minh công nghiệp thành văn minh hậu công nghiệp. Sự xuất hiện sách điện tử hoàn tất quá trình vi tính hóa văn học. Với sự xuất hiện của sách điện tử, một loạt vấn đề quan trọng liên quan đến sách từ trước đến nay bị thách thức và thay đổi. Vẫn theo A. Genis, ít nhất có ba chuyện. Thứ nhất là chuyện pháp lý. Mỗi cuốn sách thông thường in ra có tác giả của nó, và gắn vào đó là vấn đề tác quyền (copyright), bảo đảm sở hữu trí tuệ của người viết. Nhưng với sách điện tử thì khác. “Để sách điện tử thực sự có hiệu quả, nó cần phải không bị lệ thuộc vào các trở ngại “copyright”. Điều đó có nghĩa các quyền tác giả sẽ thường xuyên bị đe dọa. Tìm sự thỏa hiệp giữa quyền lợi của tác giả và của độc giả. Đây là các vấn đề cực kỳ phức tạp.

Thứ hai là chuyện xuất bản. Sách điện tử một khi đã lên mạng là từ tác giả đến thẳng độc giả, không qua trung gian một cơ sở xuất bản in ấn nào cả. Vấn đề số lượng bản in sách (tirage) ở đây bị xóa bỏ. Có bao nhiêu người đọc sách điện tử thì có bấy nhiêu bản in. Thế cũng tức là ở đây diễn ra quá trình dân chủ hóa triệt để ngành xuất bản. Với sách giấy, người ta phải cân nhắc in cái nào có thể bán chạy nhất, thu được lợi nhuận nhiều nhất. Với sách điện tử, bất kỳ loại sách nào cũng có thể đưa lên mạng, và người đọc được tha hồ lựa chọn.

Thứ ba là chuyện đọc, nhất là đọc sách văn học. Sách giấy bắt người đọc phải đọc theo tuyến tính vì kiểu viết của nó là kiểu tuyến tính, đi từ trước ra sau, từ đầu đến cuối. Sự xuất hiện của sách điện tử cho phép tạo ra một cách viết khác, phi tuyến tính. Và những cuốn sách, những tác phẩm phi tuyến tính như vậy, thực chất, chỉ có thể đọc được qua bản điện tử mà thôi. Toàn bộ nền văn hoá hiện nay đã vận động theo hướng “tương tác”. Những tác giả thính nhạy nhất với tiếng gọi thời đại đã thấy sự cần thiết phải lôi kéo độc giả vào các trò chơi của mình. Thứ văn học như thế đem lại nghĩa đen cho câu nói nổi tiếng, mà hoá ra là có tính tiên tri, của Nabokov: “Kiệt tác của mọi nhà văn là độc giả của hắn”, A.Genis viết:

Thư viện là nơi chứa sách để mọi người đến đọc. Trước đây là sách giấy. Nhưng bây giờ là sách điện tử thì phải là thư viện eBook. Hãy thử tưởng tượng, một ngày ta đến thư viện đọc sách, nhưng thay cho các giá sách đồ sộ là những chiếc máy tính nối mạng. Điều này nghe ra phi lý và điên rồ, nhưng xin nhắc lại, trong lịch sử nhân loại, sách chỉ là một trong những hình thức tồn tại của văn học, của tri thức. Nói theo cách tư duy của V. Hugo thì là sách điện tử sẽ giết chết sách giấy, giống như sách giấy đã giết chết cuốn sách bằng đá là kiến trúc trên hành trình con người ghi lại lịch sử của mình. Và ta hoàn toàn hình dung vững chắc một ngày, các hiệu sách thay vì bán sách sẽ chỉ có bán đĩa đọc và máy đọc. Mọi người đọc trên máy, qua đĩa, thích thì in ra giấy một bản chơi, còn không thì cứ lưu giữ ở dạng file.

Nói riêng về văn học, lối viết phi tuyến tính trên mạng sẽ phát triển, và để đọc nó không cách nào khác hơn là cách đọc phi tuyến tính bằng một thiết bị điện tử. Văn học Việt Nam cũng đã bắt đầu xuất hiện lối viết này, thí dụ những truyện kiểu “chat”. Xin nói lại một lần nữa là những văn bản phi tuyến tính đó một khi in ra bản giấy thì sẽ mất hết tính chất phi tuyến tính. Một ưu thế khác của thư viện eBook là tính dân chủ triệt để và trực tiếp của nó. Người đọc có thể thoải mái giao lưu trực tuyến với tác giả, với các độc giả khác xuyên thời gian và không gian để phát biểu ý kiến của mình về cái vừa đọc, thậm chí còn có thể đồng tham dự việc đọc và việc viết.

Sự thay đổi cách tồn tại của tri thức từ sách giấy sang sách điện tử như vậy kéo theo sự thay đổi cách đọc và cách tiếp nhận tri thức, tất yếu làm thay đổi cách tổ chức thư viện. Chúng ta đã làm gì để đón nhận và đón đầu sự thay đổi đó? Số hóa thư mục chỉ mới là bước đầu. Thay vì mở máy tìm ký hiệu tra sách rồi viết phiếu đưa thủ thư vào kho lấy sách ra, tôi chỉ cần nói: cho tôi một máy tính nối mạng, thế là nếu cần tham khảo mười bộ sử quan trọng nhất của nước Việt từ xưa đến nay tôi chỉ cần nhấp chuột. Và chỉ cần “cóp” mười bộ sử ấy vào một đĩa CD hay một ổ USB thế là tôi có thể mang chúng theo bên mình để phòng cần dùng ở những nơi chưa nối mạng.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sách và Internet ai thông thái hơn

    01/10/2015Cuối tháng 10/2002, Hội thảo “Đọc sách và xuất bản sách ở các nước Đông Á ngày nay” do tạp chí The books and the Computer tổ chức đã diễn ra ở Yonago và Tokyo (Nhật bản), với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản ở các nước Đông Á (Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc). Một trong các câu hỏi được đặt ra tại hội thảo này là: Phải chăng ngày nay giới trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách? Câu trả lời của các đại biểu về trường hợp của đất nước mình có thể khiến chúng ta liên tưởng đến Việt Nam.
  • Ước mơ về một thư viện online khổng lồ

    05/02/2006GS. Ngô Quang HưngThành lập một nguồn tài nguyên phong phú cho nền học thuật nước nhà, từ cấp vỡ lòng đến chuyên sâu. Từ đó, làm cho Internet hữu ích hơn là một cỗ máy game và chat. Dưới đây là một ước mơ của GS Ngô Quang Hưng (khoa Khoa học máy tính, Đại học bang New York ở Buffalo - Mỹ)...
  • 35 tỉ đồng cho 1.000 cuốn sách

    25/12/2005Thu Hà thực hiệnNgay trong buổi ra mắt, Nhà xuất bản Tri Thức mới toanh đã có một bộ sách dịch thật ấn tượng để giới thiệu với các bạn đọc tiềm năng của mình - các trí thức VN...
  • Sách trên mạng “Sạch” và “đen”

    27/11/2005Minh HạnhĐọc sách trên mạng đang là một thú giải trí của giới trí thức trẻ. Thế nhưng, việc tìm chọn những trang web… “Sạch” cũng là một khó khăn với bạn đọc...
  • Google đăng trực tuyến những cuốn sách đầu tiên

    05/11/2005Những nội dung được quét và đăng tải online, trong dự án quy mô Google Print gây nhiều tranh cãi, là các tác phẩm văn học, lịch sử Mỹ thế kỷ thứ 19.
  • Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ

    24/08/2005Hiền ChươngĐó là lời mở đầu của Tiến Sỹ Nguyễn Tiến Dũng – Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội với tạp chí Sách & Đời sống xung quanh đề tài sách và cuộc sống hôm nay...
  • Kế hoạch 500 cuốn sách

    22/08/2005Ngô Tự LậpCó một việc vô cùng quan trọng mà theo tôi chúng ta cần phải và có thể làm ngay, đó là tạo điều kiện để người Việt tiếp cận với những tác phẩm quan trọng nhất của nhân loại...
  • Về sự cần thiết xây dựng tủ sách kinh điển

    22/07/2005Nguyễn Cảnh BìnhKhông phải ngẫu nhiên mà gần đây, rất nhiều người thể hiện mối quan tâm đặc biệt đến dịch thuật như Nguyên Ngọc, Ngô Tự Lập và mới đây nhất là Nguyễn Quang A khi muốn phát triển tủ sách SOS2 nhằm góp phần xây dựng một “hệ điều hành” cho xã hội Việt Nam. Hiện nay, thị trường sách dịch ở Việt Nam đang bùng nổ với vô số các sách dịch được xuất bản ồ ạt nhưng chất lượng và nội dung đều có những vấn đề cần phải xem xét. Vì vậy, chúng ta cần thảo luận kỹ càng về hệ thống sách dịch ở Việt Nam: cần dịch những cuốn sách nào với những nội dung nào và có lộ trình, phương hướng đúng đắn mới tránh khỏi sự lãng phí và lệch lạc không đáng có.
  • Văn chương điện tử và những trò biến thái

    09/07/2005Đinh Ninh BìnhCó thể nói, văn chương điện tử đang dần chiềm ưu thế trong văn hoá đọc của những người trẻ tuổi. Vừa qua, NXB Văn hoá – Thông tin cho xuất bản cuốn truyện “Tạm biệt Vi An” gồm những truyện ngắn được sáng tác trên internet của các tác giả Trung Quốc. Cuốn sách ấy cuốn hút bạn đọc bởi không gian ảo và cách suy nghĩ của những người trẻ tuổi hôm nay. Và nó lập tức tạo được thiện cảm với những ai thích có sự thông minh trên từng trang sách.
  • Đọc sách trên mạng: Nhu cầu và cảnh báo

    09/07/2005Cùng với sự phát triển nhảy vọt của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các hình thức thưởng thức văn hóa nhất là văn hóa đọc cũng thay đổi theo một cách nhanh chóng.
  • Sách Việt Nam và con đường hội nhập

    05/07/2005Hội sách TP.HCM lần 3 đang diễn ra tưng bừng tại TP.HCM. Đi hội và tự hỏi, chừng nào sách Việt hội nhập thị trường quốc tế? Có thể nói thị trường sách năm nay đang khởi động, hứa hẹn nhiều đổi mới. Trong đó vấn đề hội nhập là nỗi ưu tư của nhiều đơn vị xuất bản, phát hành sách cả tư nhân lẫn quốc doanh.
  • Làm sách điện tử Microsoft ebook

    15/03/2005Khi sử dụng máy tính, có lẽ bạn cũng biết rằng ngoài định dạng e-book (sách điện tử) PDF của Adobe ra thì còn có một số dạng e-book khác, mà điển hình là định dạng Microsoft eBook...
  • Đưa sách giấy vào thiết bị điện tử

    25/08/2003Các kỹ sư của HP vừa phát triển loại sách điện tử: có khả năng lưu được lượng thông tin của cả thư viện vào một thiết bị có kích thước bằng quyển sách bình thường, dày khoảng 1 cm. Liệu điều này có thể đặt dấu chấm hết cho những cuốn sách giấy mà chúng ta vẫn dùng hiện nay?
  • xem toàn bộ

Nội dung khác