Đọc sách thời hội nhập
* Anh có thể kể gì về cuốn sách anh đang đọc?
- Making globalization work, tạm dịch là “Điều chỉnh toàn cầu hóa” của Joseph E. Stiglitz (Nobel kinh tế năm 2001). VN đang hội nhập sâu rộng với thế giới, xã hội đang từng bước chuyển từ “đóng” sang “mở”. Mọi mặt của đời sống đang thay đổi và thay đổi với tốc độ rất nhanh, từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa... Điều này dễ làm chúng ta bị sốc, nhất là “sốc văn hóa” ngay trong chính “ngôi nhà” của mình. Chính vì vậy, tầm hiểu biết về sự vận hành của thế giới trở thành vấn đề vô cùng quan trọng. Có rất nhiều cách thức khác nhau để hiểu biết về thế giới và toàn cầu hóa (TCH) như sách, báo, tivi, Internet, hay tham gia các lớp học... Tuy nhiên khi hiểu về TCH phải hiểu đúng và hiểu đủ. Và để hiểu một cách sâu sắc, có hệ thống thì sách là một công cụ không thể thiếu trong quá trình đó.
* Cuốn sách này có điều gì khiến anh thú vị?
- Sống chung với thế giới cần hiểu biết về thế giới và TCH. Tôi thích quyển Thế giới phẳng của Thomas Friedman. Nhưng liệu có thể hiểu về TCH nếu chỉ dựa vào một cuốn sách? Tôi nghĩ mình cần thêm nhiều góc nhìn khác nhau về một vấn đề quá lớn và rất phức tạp của thế giới đương đại. Và tôi tìm được những kiến giải thú vị cũng như những đối chiếu quan trọng khi đặt vấn đề TCH dưới góc nhìn của một kinh tế gia lỗi lạc nằm cạnh một nhà báo tài năng.
Making globalization work đã đưa ra một góc nhìn sắc sảo bằng lối viết chắc chắn của một nhà khoa học lớn với nhiều chương mục về những vấn đề nóng bỏng mà cả nhân loại đang quan tâm: TCH cần phải được điều chỉnh để vận hành một cách có chủ đích. Và điều chỉnh TCH là để hạn chế bớt những mặt trái của nó. Trước hết cần vạch ra một viễn cảnh mong muốn về TCH. Sau đó, làm cho TCH có thể mang lại nhiều lợi ích cho nhiều nhóm xã hội khác nhau trong phạm vi toàn cầu, từ các nước giàu cho đến các nước nghèo, từ các tập đoàn lớn cho đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tóm lại, Joseph Stiglitz nhìn nhận quá trình TCH là tất yếu và cần thiết tuy có những mặt trái của nó, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp giúp các quốc gia và các doanh nghiệp tham gia TCH một cách chủ động và tích cực, nhằm kiến tạo một sân chơi TCH công bằng hơn.
* Anh có thể giới thiệu thêm một vài cuốn sách khác về TCH?
Giản Tư Trung (chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE) |
Bên cạnh đó, theo tôi, để có thêm những góc nhìn khác, ta có thể lật qua Martin Wolf với cuốn Why globalization works? (Căn nguyên của TCH?), cuốn In defense of globalization (Để bảo vệ TCH) của Jagdish Bhagwati và cuốn TCH và sự tồn vong của nhà nước của GS Nguyễn Vân Nam, cũng rất đáng đọc, vì các tác giả đã đưa ra các góc nhìn khác nhau về thế giới và TCH qua những lập luận đánh giá xác đáng của mình. Cuốn Thế giới phẳng và cuốn TCH và sự tồn vong của nhà nước đang được giới thiệu rộng rãi ở các hiệu sách trên cả nước, và tôi tin rằng những quyển sách còn lại về TCH nói trên cũng sẽ sớm được xuất bản tại VN.
* Để hiểu thấu đáo và nhớ lâu những chủ đề có vẻ khô cứng và phức tạp này, anh có cách đọc riêng của mình?
- Theo tôi, học hay đọc cũng cần một triết lý. Tại sao có nhiều người không thích đọc sách? Tại sao có những người muốn đọc nhưng lại ngại đọc? Tại sao có người học rất nhiều, đọc rất nhiều nhưng rồi kiến thức lại rơi rụng hết? Hoặc bị “tẩu hỏa nhập ma”, cái gì cũng biết nhưng mọi thứ cứ “loạn cào cào” cả lên?...
Tôi nghĩ người ta không thích đọc là vì chưa tìm ra “lý do đọc”, chưa có “động cơ đọc”. Có những người muốn đọc nhưng ngại đọc là vì chưa hình thành được một phương pháp đọc của riêng mình. Còn những người thích đọc và đọc nhiều nhưng rồi lại quên hết hoặc nhớ lung tung là vì trước khi đọc sách họ chưa tạo ra một cái “kệ sách trong đầu” của mình.
Hãy hình dung chúng ta đang xây dựng một “ngôi nhà kiến thức”. Bản vẽ chính là bước đầu tiên giúp ta xác định ý tưởng: đọc gì, đọc để làm gì, đọc sách gì trước, đọc sách gì sau và đọc sách gì tiếp theo... nhằm phác thảo ngôi nhà tương lai. Phần làm móng chính là giai đoạn đóng cái “kệ sách trong đầu”. Kiến trúc phải khoa học và móng phải chắc thì nhà mới vững. Khi đã có móng rồi thì lúc nào cũng khát khao kiếm được gạch để xây nhà. Và quá trình tiến hành xây nhà chính là quá trình thực hiện việc học và đọc trong suốt cuộc đời. Mỗi quyển sách ví như một viên gạch, gạch càng nhiều thì ngôi nhà kiến thức càng cao.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành