Phải "lập trình" việc đọc sách
Cuối tháng 11.2003, trong buổi tiếp kiến với Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin Lê Tiến Thọ, nhà văn Romania Ghixulescu - Thư ký Hội Nhà văn Romania đã lưu ý Bộ Văn hoá - Thông tin một thực trạng đáng lo ngại tại Romania: Một bộ phận trong giới trẻ Romania hiện nay rất giỏi ngoại ngữ, giỏi vi tính, thành thạo sử dụng Internet nhưng lại rất dốt tiếng mẹ đẻ. Họ gần như rất ít đọc văn học, trở nên vô cảm với văn chương. Các phương tiện nghe nhìn tiện lợi đã gần như hút hồn, thời gian và tâm trí của giới trẻ, biến họ trở thành một thứ nô lệ, một thứ "linh kiện" trong cái mạng mạch của guồng máy computer hiện đại. Guồng computer này đầy cám dỗ và cũng đầy cạm bẫy đang thâm nhập bằng những con đường hợp pháp và bất hợp pháp vào các hang cùng ngõ hẻm của thế giới. Theo ông Ghixulescu thì phương tiện nghe nhìn đã làm cho giới trẻ trở nên thụ động và ngày càng trở nên vô cảm, tê liệt các chức năng cảm giác, nhạy bén thế giới hành vi; thế giới nghe nhìn làm cho giới trẻ rất dễ trở nên què quặt về mặt tâm hồn, một thứ mù chữ cao cấp. Theo ông Ghixulescu, đó chính là mặt trái của các phương tiện nghe nhìn hiện đại.
Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, rõ ràng việc khơi dậy, phục hồi thói quen đọc sách không chỉ là công việc tự phát của các nhà văn, giới văn học, là công việc mang tính chất hành chính của nhà nước mà là công việc thiết yếu của từng gia đình. Phải thấy văn học, văn hoá đọc gắn bó mật thiết với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Bên cạnh những trò chơi điện tử, những trò chat, những cuộc giao lưu triền miên qua mạng đang cột chặt không ít thanh niên, đang trở thành một thứ "ma tuý" về mặt tinh thần thì việc "lập trình" để mỗi em học sinh mỗi tuần phải đọc một, hai quyển sách là việc làm, theo chúng tôi, mỗi gia đình cần phải tính đến.
Về phía Nhà nước, theo tôi, phải làm sao cho sách rẻ hơn. Các nhà xuất bản, các nhà văn suy nghĩ làm sao cho ra đời những cuốn sách có ích hơn, vui hơn, đẹp hơn và nhân văn hơn. Văn học là nhân học. Nếu thiếu nó thì con người khó trở nên hoàn thiện.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015