Không thích đọc vì nhiều lý do
Chúng tôi đã có những cuộc trao đổi ngắn với một số học sinh, sinh viên tại Hà Nội. Đa phần, các bạn không thích đọc sách và đưa ra cả 1.001 lý do để lý giải. Còn với những người ham mê đọc sách, họ luôn làm mọi cách để duy trì thói quen này...
Phùng Trung Dũng (SV năm thứ nhất, Trường Đại học Bách khoa, HN):
Ít đọc vì quỹ thời gian không nhiều!
Tôi thích đọc những truyện viết về giới học trò của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như "Bồ câu không đưa thư", "Hạ đỏ", "Mắt biếc"... vì dung lượng ngắn, nội dung hợp với lứa tuổi chúng tôi. Từ khi vào ĐH, quỹ thời gian của tôi cũng không có nhiều để đọc sách văn học. Một ngày tôi phải học buổi sáng trên trường, chiều đi thực hành. Chúng tôi chỉ còn đọc các sách phục vụ cho mục đích học tập như sách tin học, sách kinh tế...
Nguyễn Quốc Lợi (K6 - C8, Trường Cao đẳng Du lịch, HN):
Đọc truyện tranh mới là thư dãn
Đọc các loại truyện tranh như "Thần đồng đất Việt", "Bảy viên ngọc rồng", "Cônan"... thì đọc lúc nào cũng được, thậm chí trong xe buýt, hay xem trộm dưới gầm bàn trong lớp học. Tôi chưa có dịp được tiếp cận nhiều với các tác phẩm văn học kinh điển vì thấy sách dày quá, mất nhiều thời gian, lại không có tranh minh hoạ, đọc nhiều rất mệt. Quả thực tôi thích đọc sách với mục đích giải trí, trong khi những tác phẩm cổ điển lại đòi hỏi phải suy ngẫm, tìm tòi...
Đỗ Thanh Huyền (Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp I):
Có quá nhiều điều hấp dẫn khác ngoài đọc sách
Khác với ngày xưa, giờ đây, giới trẻ chúng tôi còn nhiều sự lựa chọn để giải trí như chơi game, chat, đi picnic. Hơn nữa, giờ đây chúng tôi có thể đọc các tiểu thuyết văn học ở trên mạng nên cũng ngại mua sách. Tiền mua một quyển sách (dù là sách cũ) thì cũng bằng tiền ăn mì tôm cả tuần. Thôi thì chịu khó mượn của bạn bè hay đọc những phần tóm tắt để nắm được nội dung của nó. Kẻo ai hỏi tới các tác phẩm văn học kinh điển lại chỉ biết cười trừ...
Lê Hoàng Linh (12A4, Trường THPT Nhân Chính):
Thói quen của em là lùng sách cũ
Bố em là hoạ sĩ, nên tủ sách nhà em có nhiều sách văn học kinh điển như: "Những người khốn khổ", "Chiến tranh và hoà bình", "Sông Đông êm đềm"... nhưng em chưa có thời gian để đọc hết chúng. Nhờ đọc sách, em biết thêm nhiều điều trong cuộc sống, cách ứng xử với người xung quanh. Thói quen của em là "săn lùng" sách cũ. Đôi khi đọc trên những trang giấy đen in nhoè lại đem lại cho em cảm giác thú vị hơn, bởi đó là những trang sách có sức bền thời gian.
Nguyễn Thị Thu Thuỷ (khoa Văn K46, ĐH KHXH&NV):
Đọc sách phải kiên nhẫn
Vì học chuyên văn từ sớm nên đọc sách là thói quen khó bỏ của em trong nhiều năm. Bây giờ, dù bận rộn nhưng em vẫn thu xếp mỗi ngày dành ra nửa tiếng ban đêm để đọc sách. Kinh nghiệm đọc sách văn chương cho thấy, không nên nản khi đọc những dòng đầu tiên, vì không phải tác phẩm vĩ đại nào cũng hấp dẫn ngay từ những dòng đầu. Đọc sách rất cần sự kiên nhẫn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam Sơn