Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

10:36 SA @ Thứ Sáu - 21 Tháng Tư, 2017

Nhà văn NgaGhécxen từng viết: "Sách, đó là di huấn về tinh thần của thế hệ này đối với thế hệ khác. Đó là lời khuyên của người già sắp từ giã cõi đời đối với người trẻ mới bước vào cuộc sống, đó là mệnh lệnh của người đứng gác sắp đến giờ nghỉ truyền lại cho người đứng gác thay. Nhưng trang sách không chỉ có quá khứ. Sách còn là văn kiện giúp ta làm chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi chân lý và sức mạnh được tìm ra qua nhiều đau khổ đôi khi còn nhuốm đầy mồ hôi hoà với máu. Sách báo còn là cương lĩnh của tương lai".

Lịch sử của sách cũng gắn liền với lịch sử của nhân loại. Những phát minh của con người về lửa, về ngôn ngữ nói, đặc biệt là ngôn ngữ viết là những bước nhảy vọt đưa con người từ cuộc sống mông muội bước sang thế giới văn minh. Đồng hành với việc phát minh ra chữ viết, văn tự dùng để ghi chép lại những thành quả lao động sáng tạo trong lịch sử, con người đã tạo ra các phương tiện để lưu giữ, nhân bản tài liệu Ngày nay, nhiều thư viện lớn trên thế giới vẫn còn lưu giữ được những cuốn sách cổ được viết trên các mảnh đất nung, da thú, đá, thẻ tre. Khi nghề làm giấy, nghề khắc ván in và đặc biệt là khi máy in công nghiệp ra đời thì sách đã trở thành một sản phẩm văn hoá được phổ cập rộng rãi trong đời sống.

Ngày nay, với công nghệ thông tin phát triển vượt bậc thì một dạng sách mới đã ra đời, đó là sách điện tử được phát hành và chuyển tải qua các phương tiện hiện đại (đĩa CD-ROM, mạng internet...). Như vậy, khái niệm về hình thức thể hiện của sách cũng cần được mở rộng hơn. Nó có thể là những bản chép tay (trên các vật liệu khác nhau), các tài liệu in ấn (dưới dạng sách, báo, Tạp chí...) và các loại tài liệu khác. Điều quan trọng hàng đầu trong bản chất của sách: đó chính là phương tiện chứa đựng và truyền tải kho tàng tri thức nhân loại tứ đời này sang đời khác. Ở bất cứ thời đại nào, sách luôn là công cụ đắc lực và hữu hiệu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Lênin từng viết: "Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Mặc dù sách chứa đựng kho tri thức nhân loại, song nó sẽ trở thành một vật "vô tri vô giác", một vật "vô bổn nếu như không được con người sử dụng. Vì thế sách và người đọc sách luôn có mối quan hệ gắn kết hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ ấy cần đặt trong một sự tương quan thích hợp và hữu ích cho người đọc, cho xã hội và cho chính bản thân sách, tài liệu. Trên thực tế, bên cạnh những cuốn sách hay, sách tốt, sách làm giàu cho trí tuệ và thẩm mỹ của con người, không phải không có những cuốn sách có nội dung thiếu lành mạnh, thậm chí suy đồi, phản động, gây tác hại khó lường. Vì vậy, vấn đề đọc sách cũng cần nhìn nhận, đánh giá ở góc độ văn hóa tức văn hóa đọc (cũng như các lĩnh vực văn hoá khác: văn hoá ứng xử, văn hoá du lịch, văn hoá học đường, văn hoá làng...). Thuật ngữ "văn hoá đọc" gần đây đã được nhiều người đề cập với ý nghĩa là một hoạt động văn hoá của con người thông qua việc đọc sách báo, tài liệu để tiếp nhận và xử lý thông tin, tri thức một cách khoa học và bổ ích. Văn hoá đọc bao gồm những chức năng chủ yếu như: Chức năng cung cấp thông tin, cung cấp tri thức, chức năng giáo dục, chức năng giải trí, chức năng giao tiếp. Với các chức năng trên, văn hoá đọc góp phần to lớn vào việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, hình thành và phát triển nhân cách con người. Tri thức mà con người tiếp nhận thông qua văn hoá đọc còn là phương tiện, điều kiện sản sinh ra của cải, vật chất cho xã hội. Hiện nay sách và văn hoá đọc đã trở thành một cặp phạm trù mang tính tích cực và không thể thiếu trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc tiếp cận, nhận thức và thực thi văn hoá đọc ở mỗi con người chúng ta là một quá trình, không phải ngày một ngày hai, thậm chí để hiểu một cuốn sách có khi phải cần đến cả một đời người. Lâm Ngữ Đường, nhà văn hoá nổi tiếng của TrungQuốc đã nói một câu rất hay: "Đọc sách khi còn trẻ như nhìn trăng qua khe cửa, đọc sách lúc đứng tuổi như nhìn trăng ở ngoài sân, đọc sách lúc về già như nhìn trăng trên sân thượng".

Xuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới". Quyết định của UNESCO về "NgàySách và bản quyền thế giới” đã được nhiều quốc gia trên thế giới hưởng ứng và thực hiện. Theo đề nghị của Vụ Thư viện và Thư viện Quốc gia Việt Nam, mới đây Bộ Văn hoá - Thông tin cũng đã đồng ý chọn ngày 23/4 là "Ngày hội sách Việt Nam", giao cho các thư viện thuộc hệ thống thư viện công cộng toàn quốc tồ chức tốt dịp kỷ niệm này. Đây là một chủ trương đúng đắn và kịp thời vì thư viện chính là nơi tàng trữ và luân chuyển sách báo, tài liệu, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng bạn đọc có nhu cầu, là tác nhân tích cực trong xây dựng và phát triển văn hoá đọc hiện nay.

Thực hiện kế hoạch phục vụ Chương trình “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam và Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2007 của Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Phú Thọ và hướng dẫn của Vụ Thư viện - Bộ VHTT, ngày 23/4/2007, Thư viện tỉnh Phú Thọ đã tổ chức thành công Triển lãm tư liệu, sách báo với chủ đề "Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới". Chương trình bao gồm nhiều hoạt động như: Triển lãm sách, Giới thiệu tác giả, tác phẩm, Tâm sự người yêu sách, Hái hoa đọc sách, Vẽ tranh theo sách, Bán sách giá ưu đãi, Cấp thẻ bạn đọc... với sự tham gia của trên 500 đại biểu lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành Trung ương và địa phương, các nhà văn, nhà thơ, thành viên các câu lạc bộ trung, cao cấp, câu lạc bộ thơ, bạn đọc của Thư viện tỉnh, Thư viện thành phố Việt Trì, sinh viên, học sinh và tất cả những người yêu sách. Ngày hội sách đã góp phần vào việc phổ biến, nâng cao nhận thức về sách, về văn hoá đọc, sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá nói chung và thư viện nói riêng trong đời sống xã hội hôm nay.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • 9 sai lầm của văn hóa đọc

    19/04/2019Thiên MinhChữ là thứ có thể thờ, chơi, xin, cho, ăn cắp, mua bán, khoe khoang, khinh rẻ, nát (chữ dùng của nhà văn Nguyễn Việt Hà) hay đơn giản là dùng - tất cả phụ thuộc vào thái độ của người đọc...
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

    20/07/2014Tường Vân - Yên NgọcVăn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt. Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu...
  • Người Việt có “văn hóa đọc”?

    14/05/2014Yên HàNhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • Văn hóa đọc, một vài cảm nhận

    16/01/2007Mỹ LinhVăn hóa có nội hàm rộng lớn mênh mông - một khái niệm phức hợp, thế nhưng nó được thể hiện hàng ngày, rất gần gũi với mọi người chúng ta như văn hóa dân tộc, văn hoá lễ hội, văn hoá đô thị, văn hóa lối sống,văn hoá giáo dục...đã được mọi người thừa nhận. Thuật ngữ "Văn hoá đọc" là khái niệm mới được dư luận xây dựng lên, chưa có định nghĩa cũng như khái niệm nào nói văn hoá đọc là gì và nó như thế nào? Mặc dù vậy, theo thời gian cũng như sự phát triển của xã hội, thuật ngữ văn hoá đọc ngày càng được nóinhiềuhơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và trở thành đề tài khoa học để nghiên cứu.
  • Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông

    11/09/2006Nguyễn Hữu Giới
    Trong nửa sau của thế kỷ 20, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?
  • Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay

    27/08/2006Như Bìnhd“Muốn có văn hóa thì phải được giáo dục, định hướng, bồi dưỡng nhưng bạn đọc của ta hiện nay phần nhiều bối rối, bất lực và lạc lối giữa biển sách đủ loại, đủ màu sắc, hay-dở, tốt-xấu, thật -giả lẫn lộn”, dịch giả Đoàn Tử Huyến nói...
  • xem toàn bộ